1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Bài giảng về Yoga Tantra

Chủ đề trong 'Yoga - Khí công - Nhân điện - Thiền' bởi phunglam, 02/07/2015.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. phunglam

    phunglam Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    01/07/2015
    Bài viết:
    93
    Đã được thích:
    38
    Các bài giảng về Tantra - Tập 1
    (Một tuyển tập các bài giảng từ nhiều cuốn sách)


    Tác giả: Shri Shri Anandamurti (Guru Sarkar)

    Việt dịch: Nhật Tú



    Mục lục & Chú thích của Nhà xuất bản về nguồn gốc các bài giảng

    (Viết tắt đạo hiệu của những người dịch tiếng Anh)
    ÁVA = Ácharya Vijayánanda Avadhuta
    ÁAA = Ácharya Acyutánanda Avadhuta


    Phần 1. Triết học của Tantra

    “Người mộ đạo và Thượng đế”. Bài thuyết trình bằng tiếng Hindi. Ấn bản gốc tiếng Hindi trong Ánanda Dúta, năm thứ 5, số 4, tháng 5 1963. Ấn bản tiếng Bengal đầu tiên “Bhakta ár Bhagaván” trong cuốn Subháśita Saḿgraha 8, 1980. Dịch từ tiếng Bengal bởi ÁVA và Ác. Vishvarúpánanda Avt. trong Ananda Marga Ideology and Way of Life in a Nutshell 9, 1990. Dịch lại từ tiếng Bengal bởi ÁVA and ÁAA.

    “Táraka Brahma”. Bài giảng bằng tiếng Anh và Hindi. Ấn bản gốc tiếng Anh như một phần của “Átman, Paramátman và Sádhaná” (Tiểu Ngã, Đại Ngã và Phương pháp thực hành), trong “Idea and Ideology” (Tư tưởng và Hệ tư tưởng), 1959. Bản chỉnh sửa năm 1994 dựa vào bản này.

    “Sự sáng tạo của vũ trụ”. Bài giảng tiếng Anh và Hindi. Ấn bản gốc tiếng Anh trong “Idea and Ideology” (Tư tưởng và Hệ tư tưởng), 1959. Sửa lại bởi tác giả năm 1978. Bản chỉnh sửa năm 1994 dựa vào bản này.

    “Tư tưởng của Tantra về sự Sáng thế”. Bài giảng bằng tiếng Bengal. Ấn bản gốc tiếng Bengal trong Chương 4 của Ánanda Sútram, 1962. Lần đầu xuất bản tiếng Anh trong Ánanda Sútram, 1967, dịch bởi Manohar Gupta. Dịch lại cho bản chỉnh sửa năm 1990 bởi ÁVA và Ác. Vishvarúpánanda Avt.

    “Sambhúti và Mahásambhúti”. Bài giảng tiếng Hindi. Ấn bản gốc tiếng Hindi trong một tạp chí. Ấn bản gốc tiếng Anh trong cuốn Supreme Expression I, 1978. Lần đầu xuất bản bằng tiếng Bengal là “Sambhúti o Mahásambhúti” trong Subháśita Samgraha 9, 1982. Dịch lại từ tiếng Bengal bởi ÁVA và ÁAA.

    “Tam giác đều của các lực”. Bài giảng tiếng Bengal. Ấn bản gốc tiếng Bengal là một phần của chương “Guńamaya” trong Shabda Cayaniká 24, 1990, trang 150-152. Dịch từ nguyên bản tiếng Bengal bởi ÁVA và ÁAA.

    Phần 2. Khoa học Tantra: Đánh thức Kundalini

    “Mantra Caetanya”. Bài giảng tiếng Hindi. Lần đầu xuất bản tiếng Anh trong Cosmic Society, Tập. III, số 7, tháng 7 năm 1967. Chỉnh sửa tiếng Anh bởi ÁAA.

    “Các giai đoạn của Samádhi”. Bài giảng tiếng Anh. Ấn bản gốc là “Virtue and Vice” (Đức hạnh và Tội lỗi) trong một tạp chí. Bản này đã được chỉnh sửa.

    “Mantra và Thần chú”. Bài giảng tiếng Anh. Ấn bản gốc tiếng Anh trong Ánanda Vacanámrtam 5, 1982.

    “Nguồn gốc âm thanh”. Bài giảng tiếng Anh. Ấn bản gốc là “Certain Acoustic Roots in Tantra” (Nguồn gốc đích thực của âm thanh trong Tantra) trong Supreme Guide, tập I, số 5, tháng 11 năm 1979. Bản này đã được chỉnh sửa.

    “Nguồn gốc âm thanh trong bảng chữ cái Indo-Aryan”. Bài giảng tiếng Bengal. Ấn bản gốc tiếng Bengal trong Varńa Vicitrá 1-8, 1984-1985. (Tất cả các bải giảng trong Varńa Vicitrá đã được tuyển chọn vào phần này, ấn bản gốc tiếng Bengal là “Báḿlá Varńamáláy Biija Mantra” trong Kańikáy Ananda Marga Darshan 8, 1988.) Lần đầu xuất bản tiếng Anh trong Ananda Marga Philosophy in a Nutshell 8 (Tóm tắt triết học AM tập 8), 1988, dịch từ nguyên bản tiếng Bengal bởi ÁVA và Ácárya Vishvarúpánanda Avt. Dịch lại bởi ÁVA và ÁAA.

    “Ý nghĩa của Krishna trong Rája Yoga”. Bài giảng tiếng Bengal. Ấn bản gốc tiếng Bengal là “Krśńa Shabder Rájayaogika Vyáthyá” trong Ánanda Vacanámrtam 17, 1980. Dịch từ nguyên bản tiếng Bengal bởi ÁVA và ÁAA.

    “Krśńa vô song”. Bài giảng tiếng Bengal. Ấn bản gốc tiếng Bengal là “Krśńastu Bhagaván Svayaḿ” trong Ánanda Vacanámrtam 17, 1981. Lần đầu xuất bản tiếng Anh trong Prajiṋá Bháratii. Dịch lại từ nguyên gốc tiếng Bengal bởi ÁVA và ÁAA.

    Phần 3. Lịch sử Tantra

    “Tantra và nền văn minh Indo-Aryan”. Bài giảng tiếng Hindi. Ấn bản gốc tiếng Hindi là “Tantra aor Áryyabháratiiya Sabhyatá” trong Ánanda Dúta Year 4, các số 1-3, tháng 4 và tháng 7 năm 1960. Lần đầu xuất bản tiếng Anh trong Our Universe, các số 1-3, tháng 1- 3 năm 1960. Lần đầu xuất bản tiếng Bengal là “Tantra o Áryyabháratiiya Sabhyatá” ở Abhimata 1, 1966. Dịch lại từ bản tiếng Bengal bởi ÁVA và ÁAA.

    “Tantra hỗn hợp”. Bài giảng tiếng Bengal. Ấn bản gốc tiếng Bengal như một phần của “Kiirttaniiyah Sadáharih” trong Ánanda Vacanámrtam 7, 1980. Lần đầu xuất bản tiếng Anh như một phần của “The Lord Should Always Be Praised” (Hãy luôn cầu nguyện Thượng đế) trong Ánanda Vacanámrtam 8, 1987, dịch từ nguyên bản tiếng Bengal bởi ÁVA và Ác. Vishvarúpánanda Avt. Băng ghi âm.

    “Tâm lý học đằng sau nguồn gốc của các Hóa thần Tantra”. Bài giảng tiếng Bengal. Ấn bản gốc tiếng Bengal là “Tántrik Devadeviir Udbhaver pechane Manasatattva” trong Ánanda Vacanámrtam 11, 1980. dịch từ nguyên bản tiếng Bengal bởi ÁVA and ÁAA. Băng ghi âm.

    “Tantra ở Bengal”. Bài giảng ở Bengal. Bản gốc tiếng Bengal là một phần của “Báḿlár Itihása – 1” và “Báḿlár Itihása – 2” trong Abhimata 3 và 5, 1984 và 1985. Lần đầu xuất bản tiếng Anh là một phần của “The History of Bengal – 1” và “The History of Bengal – 2” (Lịch sử Bengal 1 & 2) trong A Few Problems Solved 3 và 5, 1988, dịch từ nguyên bản tiếng Bengal bởi ÁVA và Avtk. Ánanda Mitrá Ác. Sử lại tiếng Anh bởi ÁAA.

    “Shiva Tantra ở Ráŕh”. Discourse in Bengali. Originally published in Sabhyatár Ádibindu Ráŕh, 1981, pp. 33-34. Tr. from the original Bengali by ÁVA and ÁAA.

    “Một giới thiệu về Shiva”. Bài giảng tiếng Bengal. Ấn bản gốc tiếng Bengal là “Nám Pariciti” trong Namah Shiváya Shántáya, 1982. Lần đâu xuất bản tiếng Anh trong Namah Shiváya Shántáya, 1982, dịch từ nguyên bản tiếng Bengal bởi ÁVA, Avtk. Ánanda Mitrá Ác., và Ác. Amitábha Brc. Dịch lại bởi ÁVA and ÁAA. Băng ghi âm.

    “Pháp tinh yếu”. Bài giảng tiếng Bengal. Ấn bản gốc tiếng Bengal là một phần của “Komale-Kat́hore” trong Namah Shiváya Shántáya, 1982. Lần đầu xuất bản tiếng Anh là một phần của “Shiva – Both Severe and Tender” (Shiva – Vừa Dữ dội vừa Dịu dàng) trong Namah Shiváya Shántáya, 1982, dịch từ nguyên bản tiếng Bengal bởi ÁVA, Avtk. Ánanda Mitrá Ác., và Ác. Amitábha Brc. Dịch lại bởi ÁVA and ÁAA. Băng ghi âm.

    “Ảnh hưởng toàn khắp”. Bài giảng tiếng Bengal. Ấn bản gốc tiếng Bengal là một phần của “Bahu-Pallavita Shiva” trong Namah Shiváya Shántáya, 1982. Lần đầu xuất bản tiếng Anh là một phần của “The Pervasive Influence of Shiva” (Ảnh hưởng toàn khắp của Shiva) trong Namah Shiváya Shántáya, 1982, dịch từ tiếng Bengal bởi ÁVA, Avtk. Ánanda Mitrá Ác., và Ác. Amitábha Brc. Dịch lại bởi ÁVA và ÁAA. Băng ghi âm.

    “Xuyên suốt các thời đại”. Bài giảng tiếng Bengal. Ấn bản gốc tiếng Bengal là một phần của “Shiva Yuge Yuge” trong Namah Shiváya Shántáya, 1982. Lần đầu xuất bản tiếng Anh là một phần của “Shiva throughout the Ages” (Shiva qua nhiều thời đại) trong Namah Shiváya Shántáya, 1982, dịch từ tiếng Bengal bởi ÁVA, Avtk. Ánanda Mitrá Ác., và Ác. Amitábha Brc. Dịch lại bởi ÁVA và ÁAA. Băng ghi âm.

    “Sự huy hoàng của Shiva”. Bài giảng tiếng Bengal. Ấn bản gốc tiếng Bengal là một phần của “Shiver Sammánei Sabár Sammána – 1”, “– 2”, “– 3” trong Namah Shiváya Shántáya, 1982. Lần đầu xuất bản tiếng Anh là một phần của “All Bask in the Glory of Shiva – 1”, “– 2”, “– 3”, trong Namah Shiváya Shántáya, 1982, dịch từ tiếng Bengal bởi ÁVA, Avtk. Ánanda Mitrá Ác., và Ác. Amitábha Brc. Dịch lại bởi ÁVA và ÁAA. Băng ghi âm.

    “Tantra của đạo Phật, Jain và Hindu”. Bài giảng tiếng Bengal. Ấn bản gốc tiếng Bengal là một phần của “Guhyakeshvara” trong Shabda Cayaniká 26, 1990, trang 31-33. Dịch từ nguyên bản tiếng Bengal bởi ÁVA và ÁAA.

    “Lễ hội Shiva-Gájan”. Bài giảng tiếng Bengal. Ấn bản gốc tiếng Bengal là một phần của “Grj Dhátu” trong Shabda Cayaniká 26, 1990, trang 119-120. Dịch từ nguyên bản tiếng Bengal bởi ÁVA và ÁAA.
    Lần cập nhật cuối: 02/07/2015
  2. phunglam

    phunglam Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    01/07/2015
    Bài viết:
    93
    Đã được thích:
    38
    Chương 1: Người sùng đạo và Thượng đế

    Đã được xuất bản trong các cuốn:
    Tóm lược Tư tưởng và Lối sống của Ananda Marga Phần 9 [một tuyển tập]
    Bài giảng về Tantra Tập 1 [một tuyển tập]
    Subháśita Saḿgraha Phần 8 [chưa xuất bản tiếng Anh]

    Mỗi giai đoạn biểu hiện của Đại vũ trụ – từ thô thiển đến tinh tế hoặc từ nhân đến quả – đều được soi sáng bởi nguồn phúc lạc thiêng liêng. Mỗi phần tử của vũ trụ đều đang chuyển động trong dòng chảy thiêng liêng đó, dòng chảy của nhịp điệu hài hòa bất tận. Dường như toàn thể vũ trụ là sân khấu cho điệu nhảy thần thánh của Puruśottama với trung tâm là nguồn hạnh phúc vô hạn cho quá trình sáng tạo đầy hân hoan.

    Khi Prakrti mất cân bằng, sự thay đổi tiến hóa theo các hướng khác nhau bắt đầu. Prakti và các thuộc tính được đặt cho nhiều tên ở mỗi giai đoạn khác nhau của quá trình tiến hóa trong dòng chảy sáng tạo.

    Ở giai đoạn đầu, khi chưa có sự mất cân bằng trong tam giác của các lực, Prakti được gọi là Kaośikii Shakti (Shivánii Shakti). Nó được đặt tên này vì có trách nhiệm trong sự sáng tạo các kośas [các lớp của tâm trí]. Trong giai đoạn tối cao đó, Kaośikii còn chưa biểu lộ, chỉ là căn nguyên ban đầu của mọi biểu hiện sau này.

    Ở giai đoạn thứ hai, Prakti xuất hiện khi tam giác của các lực mất đi sự cân bằng. Đây là giai đoạn mà Prakti lần đầu thể hiện như một đường thẳng nổi lên từ một trong các trục của tam giác mất cân bằng. Đây là Bhaeravii hoặc giai đoạn trung gian. Giai đoạn này của sự biểu hiện không có làn sóng rung động nào, và do đó sự sáng tạo vượt ngoài phạm vi nhận thức. Chỉ khi Nada (dòng chảy phẳng lặng) được chuyển hóa thành Kala (dòng chảy có bước sóng) thì sự sáng tạo đi vào phạm vi của nhận thức.

    Khi Bhaeravii Shakti có được hình thể của Kalá, nó được gọi là Bhavánii Shakti, bắt đầu giai đoạn thứ ba trong sự biểu hiện của Prakrti. Bhavánii Shakti hoạt động trong không khí, ánh sáng, năng lượng sống, trong nhiều thực thể khác và có nhiệm vụ duy trì mối liên hệ giữa phần thô và phần tinh.
  3. phunglam

    phunglam Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    01/07/2015
    Bài viết:
    93
    Đã được thích:
    38
    Trong sự thực hành thiền định, quá trình này đảo ngược lại: người sùng đạo nâng cao bản thân từ Bhavánii Shakti thành Bhaeravii Shakti, từ Bhaeravii Shakti thành Kaośikii Shakti, và cuối cùng trở thành một với Đấng Tuyệt Đối. Ai theo đuổi con đường thánh hóa này được gọi là người sùng đạo. Những người sùng đạo suy tưởng về ai? Hiển nhiên là Puruśottama. Những người coi vật chất là đối tượng suy tưởng sẽ không bao giờ đạt đến Puruśottama, mà sẽ luôn thoái hóa về trạng thái tĩnh của Bhavánii Shakti. Toàn thể các tầng bậc tồn tại của họ cuối cùng sẽ chuyển hóa về vật chất trơ ỳ. Suy tưởng về Puruśottama đồng nghĩa với việc chuyển hóa Bhavánii thành Bhaeravii và Bhaeravii thành Kaośikii, do đó thiết lập sự thống nhất giữa người sùng đạo và Thượng đế. Trong quá trình biến đổi các làn sóng thô trở nên tinh tế , người sùng đạo trở thành một với mục đích cuối cùng của họ. Nếu hành động của một người hướng về trạng thái thô, các làn sóng thể chất – tinh thần của người đó sẽ trở nên ngày càng thô hơn. Nhưng nếu người ta hành động hướng về Đấng Tối Thượng, nếu Bhavánii Shakti được biến đổi thành Bhaeravii Shakti, thì những làn sóng của họ sẽ dần dần mạnh hơn. Những làn sóng sáng ngời sẽ trở nên phẳng lặng. Do đó chuyển động của người mộ đạo hướng tới Đấng Tối Thượng là một nỗ lực chuyển hóa năng lượng thô thành năng lượng tinh tế. Để chuyển hóa Bhavánii Shakti thành Bhaeravii Shakti, cả shraddhá [khát vọng tiến tới mục đích] và viirya [tính kiên định] đều quan trọng. Nếu không rèn luyện tinh thần thường xuyên thì sự chuyển hóa này không thể xảy ra.

    Đối với người sùng đạo, hành động là tuyệt đối cần thiết. Sádhaná (phương pháp thực hành để đạt đến giải thoát) là một dạng hành động. Nếu một người chỉ ngồi yên lặng như một thứ vật chất trơ ì, sádhaná là bất khả thi; sự chuyển hóa từ thô đến tinh sẽ không bao giờ xảy ra. Mối quan hệ giữa người sùng đạo và Đấng Tối Thượng được củng cố thông qua hành động. Ở điểm này một câu hỏi có thể nảy sinh: trên con đường của sádhaná, ai ưu việt hơn - một bhakta [người sùng đạo] hay karmi [người hành động]? Câu trả lời đơn giản và rõ ràng: đối với bhaktas, tất cả các hành động là một phần trong thực hành tinh thần của họ, trong khi đối với karmiis, hành động chỉ đơn giản được xem là hành động. Những người mà hành động không tách rời lòng sùng kính chính là kẻ mộ đạo thực sự. Do đó trong quá trình chuyển hóa từ Bhavánii Shakti thành Bhaeravii Shakti, lòng sùng mộ đóng vai trò quan trong hơn hành động đơn thuần.
  4. phunglam

    phunglam Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    01/07/2015
    Bài viết:
    93
    Đã được thích:
    38
    Nguồn cảm hứng để các nỗ lực cá nhân chuyển hóa năng lượng thô thành năng lượng tinh là gì? Trong trường hợp này Trí tuệ Toàn thể chính là nguồn cảm hứng. Bhaeravii Shakti được ngăn ngừa để không bị chuyển hóa thành Bhavánii Shakti với sự giúp sức của Trí Tuệ, và với sự giúp sức của Trí Tuệ, Bhaeravii Shakti được hòa nhập vào dòng chảy nhận thức.

    Trong nỗ lực chuyển hóa Bhaeravii Shakti thành Kaośikii Shakti, Citishakti [Sức mạnh Nhận thức] đóng một vai trò quan trọng, bởi vì Bhaeravii Shakti là giai đoạn thứ nhì của Citishakti trong dòng chảy sáng tạo. Sức mạnh Nhận thức tự biểu lộ nó như là Bhaeravii Shakti để thực hiện cuộc tiến hóa về tâm trí. Ý muốn tiến hóa khởi đầu phụ thuộc vào vai trò tích cực của Bhaeravii Shakti. Trong thực tế Bhaeravii Shakti chính là cái Tôi của mỗi người. Với sự giúp sức của nàng mà người ta buộc phải thực hiện sádhaná để đạt được Citishakti. Việc này giống như thờ cúng sông Hằng bằng nước của sông Hằng.

    Việc hành trì giáo pháp là một quá trình tương tự. Người ta đạt đến Parama Puruśa với sự áp dụng đúng đắn lòng sùng kính, tri thức và hành động, đó là các khả năng mà Ngài đã chọn để ban tặng cho những người khao khát tầm đạo.

    Quá trình ngược lại xảy ra trong trường hợp của những người sống thiên về vật chất, kiêu căng với những thứ phù hoa: Bhaeravii Shakti của họ dần chuyển hóa thành Bhavánii Shakti. Chỉ có những người sùng đạo mới có thể mở rộng Bhaeravii Shakti bởi vì chỉ có họ mới ấp ủ nỗi khao khát về sự hợp nhất tối thượng với Trí Tuệ Vô hạn. Họ không cầu xin Đấng Tối Thượng sự giàu sang, danh vọng hoặc đông con nhiều cháu, mà cầu nguyện: “Hỡi Đấng Vô Cùng, xin hãy biểu lộ trọn vẹn chính Ngài trong con. Hãy giúp con hội nhập với Ngài.” Họ duy trì cầu nguyện như vậy đến khi họ thực sự hòa nhập với Đấng Tối Cao.

    Họ tiếp tục mọi cố gắng để hội nhập với Đấng Tối Cao bằng sức mạnh thể chất và tinh thần mà Thực Thể Tối Thượng đã ban tặng cho họ. Đòi hỏi thêm nhiều sức mạnh mà chưa tận dụng triệt để sức mạnh đã được ban cho sẽ là biểu hiện của sự thiếu tôn trọng Parama Puruśa. Chỉ sau khi toàn bộ sức lực đã bị cạn kiệt, người ta mới nên yêu cầu Parama Puruśa cho thêm cái gì đó. Nếu người ta quá khao khát, Parama Puruśa có thể đáp ứng yêu cầu đó thông qua đối tượng thứ ba. Trong khi đang sử dụng năng lượng của mình, người ta nên cầu nguyện tới Parama Puruśa: “Hỡi Chúa tể, con đang lao động với sức lực mà Ngài ban tặng. Đừng để con phạm sai lầm bằng cách sử dụng nó như năng lượng của riêng con. Đừng để con quên Ngài.”
  5. phunglam

    phunglam Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    01/07/2015
    Bài viết:
    93
    Đã được thích:
    38
    Người sùng đạo cần làm cho các làn sóng của Bhavánii Shakti trở nên phẳng lặng. Các làn sóng càng phẳng, Bhavánii sẽ càng được chuyển hóa thành Bhaeravii Shakti. Quá trình làm phẳng các làn sóng này là giai đoạn đầu của sádhaná. Chừng nào sádhakas vẫn còn trong phạm vi của Bhavánii Shakti, họ vẫn thấy các thực thể hữu hạn trong vũ trụ là tách biệt nhau. Nhưng khi họ thâm nhập vào địa hạt của Bhaeravii Shakti sau khi làm phẳng các làn sóng của Bhavánii Shakti, họ khám phá ra rằng những sự tách biệt trước đó biến mất vào hư không. Ảnh hưởng của Bhavánii Shakti càng nhiều, cảm quan về sự tách biệt càng lớn; và ảnh hưởng của Bhaeravii Shakti càng nhiều, cảm quan về sự thống nhất càng chiếm ưu thế.

    Nhiều người nghĩ rằng chỉ riêng phục vụ xã hội đã là cách thực hành sádhaná tốt nhất, nhưng họ đã sai. Thông qua quá trình thực hành phát triển trực giác, một sádhaka thành công trong việc nâng tầm Bhaeravii và Bhavánii Shaktis trong đời sống cá nhân. Khi người ta phát triển khả năng nhận thức theo lối này, họ sẽ phục vụ xã hội một cách tự nhiên. Phục vụ là con đường và cuộc sống của những người khao khát tâm linh như vậy.

    Khi khả năng nhận thức trở nên rất vi tế, người ta thấy Brahma trong mọi đối tượng, và lúc đó họ có thể đóng một vai trò đúng đắn trong thế giới thực. Chỉ ở giai đoạn này người ta mới nhận ra rằng chẳng ai trong vũ trụ này là thấp kém, tất cả là những đứa con của cùng một Đấng Tối Thượng. Anh chị em trong một gia đình không thể thuộc về những đẳng cấp tách biệt. Những ai ủng hộ phân chia đẳng cấp xã hội [ở Ấn Độ trong quá khứ – Người dịch] là người không tôn sùng Thượng đế.

    Con người nên phát triển cá nhân mình bằng cách mở rộng khả năng nhận thức thông qua thực hành thiền định, tăng cường phục vụ xã hội và từ bỏ tích lũy lợi nhuận cho bản thân. Những người chỉ phục vụ xã hội nhưng không thực hành sadhana, cho dù thành đạt với quyền lực và danh vọng, hầu hết sẽ thoái hóa sau đó.

    Điều gì xảy ra trước khi Bhavánii Shakti được biến chuyển thành Bhaeravii Shakti? Bhavánii Shakti khởi nguồn từ Puruśa trong rất nhiều làn sóng. Sự đa dạng của những làn sóng này là nguyên nhân khác biệt của vô số hiện tượng trong vũ trụ. Bhavánii, Bhaeravii và Kaośikii Shaktis được sáng tạo ra theo ba nguyên lý hoạt động của Trí tuệ Vũ trụ. Khi những thay đổi quan trọng xảy ra trong Bhavánii Shakti, ete, khí, lửa, nước và các đối tượng thô khác có thể được nhận biết. Những thực thể này có được các hình thể khác nhau vì các làn sóng đa dạng được tạo ra bởi ba nguyên lý. Do đó chúng ta quan sát thấy Puruśa biểu lộ dưới nhiều dạng khác nhau.

    Do một rung động riêng biệt của Bhavánii Shakti mà chúng ta nhận biết Puruśa như một miếng sắt, và do một rung động khác, chúng ta thấy Puruśa như một miếng vàng. Bởi vậy không có sự khác biệt giữa các bước sóng của Bhavánii Shakti, và không có sự khác biệt giữa các đối tượng được biểu hiện. Khi những người sùng đạo vẫn còn trong phạm vi của Bhavánii Shakti và quan sát thấy những khác biệt giữa các đối tượng, họ có thể nhận ra Tính Nhất Thể Tối Cao đằng sau sự phong phú của vô số biểu hiện.

    Tất cả các đối tượng là các hình dạng khác nhau của Puruśa. Khi người ta nhận ra tất cả các đối tượng đa dạng này cuối cùng cũng sẽ hòa nhập trở lại trạng thái Nhất Thể của Ngài, việc phục vụ xã hội trở nên quan trọng hơn mọi việc khác, bởi vì phục vụ mọi người có nghĩa là phục vụ Brahma.

    Do vậy trong giai đoạn đầu của sádhaná, do không ngừng thiền định về Ý tưởng Vũ trụ, Bhavánii Shakti được chuyển hóa thành Bhaeravii Shakti. Sau đó toàn thể thế giới hiện tượng được nhìn như biểu hiện của Brahma. Sự chứng ngộ này không thể đến từ việc nghiên cứu sách vở. Kiến thức sách vở chỉ là kiến thức khái niệm, chúng không thể đưa người ta vượt qua giới hạn của khái niệm. Nếu người ta không ngừng trau dồi kiến thức mà lại chẳng đi kèm việc thực hành sádhaná, mối tương quan giữa tinh thần – thể xác sẽ khiến họ trở thành những kẻ hão huyền và tự cao tự đại.

    Mathitvácatváro vedán sarvashástrańi caeva hi
    Sáraḿ tu yogibhih piitaḿ takraḿ pivanti pańd́itáh.


    [Khi Veda và các kinh điển bị nhào trộn lẫn lộn, tinh hoa của kiến thức sẽ được các yogi tiêu thụ, và những thứ vô bổ sẽ được hấp thu bởi các học giả]

    Mục tiêu của một sádhaka không phải để trở thành con mọt sách, mà thành một người sùng đạo.
    Lần cập nhật cuối: 02/07/2015
  6. phunglam

    phunglam Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    01/07/2015
    Bài viết:
    93
    Đã được thích:
    38
    Cho đến khi hội nhập với Trí tuệ vũ trụ, người ta vẫn phải tiếp tục hoạt động. Thông qua karma sádhaná [yoga của hành động] họ sẽ tiến lên giai đoạn thứ hai của tiến trình, nhận ra tất cả mọi thứ là Brahma. Quan điểm về sự phân biệt là quan điểm không hoàn chỉnh.

    Trong giai đoạn thứ ba, câu hỏi về sự phân biệt thậm chí không xuất hiện: sự khác nhau giữa người nhìn và cái được nhìn hoàn toàn bị xóa bỏ. Người thực hiện, hành động và chứng nhân quan sát hòa nhập vào một Nhận thức chung. Tất cả cùng hiện diện trong Thực tại tối hậu vô phân biệt.

    Lực vũ trụ hoạt động trong lĩnh vực tinh thần của hệ vi mô là Bhaeravii Shakti. Vì Bhaeravii là lực khởi đầu lay động trên đỉnh của tam giác mất cân bằng, người ta sẽ phải tập trung tâm trí của mình trên một điểm cụ thể trong quá trình thực hành sádhaná. Do đó khi thực hiện asana shuddhi (là một giai đoạn của bài thiền, kéo rút tâm trí vào bindu của một trong số các luân xa, rồi tập trung nhất điểm tại đó trong khi niệm mantra – người dịch), Bhaeravii Shakti được gom lại tại một điểm trung tâm, và sau đó được chuyển hóa thành Kaośikii Shakti. Khi sự chuyển hóa này xuất hiện, tâm trí cá thể dần dần hòa nhập vào Tâm trí Vũ trụ. Ba nguyên lý của Prakrti được duy trì cân bằng tuyệt đối trong Kaośikii Shakti, và do đó nằm im không biểu lộ.

    Người sùng đạo vươn tới Kaośikii Shakti với sự giúp sức của Bhavánii và Bhaeravii Shaktis. Bởi vậy người sùng đạo phải là Sháktas, luôn sẵn sàng chiến đấu chống lại các lực đối nghịch gây trở ngại cho tiến trình tâm linh. Họ không được khuyến khích tính hèn nhát. Nếu tâm trí họ hướng tới Bhavánii Shakti, Bhaeravii Shakti sẽ trở nên thô thiển. Vì vậy sádhakas phải không ngừng chống lại tất cả các lực hướng tới trạng thái thô, họ phải chiến thắng nỗi sợ hãi và vượt qua sự yếu đuối tinh thần. Họ phải không ngừng nghĩ về Parama Puruśa, và dần dần chuyển hóa Bhaeravii Shakti thành Kaośikii Shakti. Nhưng hành giả hãy nhớ Kaośikii Shakti không phải là mục đích cuối cùng. Ngay cả sau khi hợp nhất tâm trí với Kaośikii Shakti, người ta vẫn bị trói buộc và sẽ tái sinh sau đó.
  7. phunglam

    phunglam Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    01/07/2015
    Bài viết:
    93
    Đã được thích:
    38
    Trong tất cả các dạng trói buộc, Bhavánii được cảm nhận mạnh mẽ nhất, nhưng bản thân Bhavánii không phải là thực tại nền tảng. Trong khi sử dụng các đồ vật thế gian, yogi nên thường nghĩ về Trí tuệ Vũ trụ đang hoạt động đằng sau thế giới thiên hình vạn trạng của hình thể và màu sắc này. Chuyển động hướng thô của tâm trí khi tiếp xúc và nghĩ tới vật chất được ngăn ngừa bởi Ý tưởng Vũ trụ hay là Brahmacarya sádhaná.

    Ai thường nghĩ về Thực tại Tối hậu trong khi thực hành sádhaná cá nhân và tập thể sẽ thiết lập một mối tương quan tốt đẹp giữa Bhaeravii Shakti và khả năng nhận thức của bản thân. Người đó sẽ không bao giờ thoái hóa, cho dù mục tiêu cao nhất mà người đó thường ấp ủ vẫn chưa đạt được. Điều quan trọng là nhận thức rõ ràng về mục đích. Sự hoàn hảo của bạn tùy thuộc vào mức độ hoàn hảo của mục đích mà bạn muốn đạt đến. Việc xây một chiếc cầu vượt sông Hằng không phải là mục đích. Mục đích thực sự là kết nối hai bở bắc và nam Bihar. Dĩ nhiên mục đích đó đạt được nhờ xây chiếc cầu.

    Việc đạt đến trạng thái của Brahma cho thấy chiến thắng trong khả năng làm chủ tư tưởng của một người, đầu tiên là chiến thắng Bhaeravii Shakti và sau đó chiến thắng Kaośikii Shakti. Hoặc theo một thứ tự khác, đầu tiên đánh bại Bhavánii Shakti, sau đó đánh bại Bhaeravii và Kaośikii Shaktis trong tay Puruśa. Khi trở thành bậc thầy làm chủ được Bhavánii, Bhaeravii và Kaośikii Shaktis, người ta đạt được quyền năng to lớn để khuất phục các ảnh hưởng nguy hiểm và bảo vệ các ảnh hưởng có ích ở thế giới bên ngoài.

    Ai không thực hành bất cứ sádhaná tích cực nào để kiểm soát ba shaktis này và mở rộng khả năng nhận thức sẽ không thể chống lại được các ảnh hưởng xấu từ xã hội. Quá trình đưa ba shaktis này vào tầm kiểm soát của hành giả gọi là sádhanásamara [cuộc chiến của việc rèn luyện trực giác]. Cuộc chiến này sẽ kết thúc bằng một trong hai cách: chiến thắng hoặc là chết. Yogi không bao giờ được cam chịu thất bại. Nếu anh ta chết trong khi đang tìm kiếm Thượng đế, anh ta chắc chắn sẽ hòa nhập Thượng đế sau khi chết. Một người người hoàn toàn chìm đắm trong suy tưởng về Thượng đế sẽ trở thành một với Thượng đế vào lúc chết. Điều này nhất định đúng với những người sùng đạo. Sự phân biệt giữa người phụng sự và đấng được phụng sự không còn tồn tại. Cuối cùng người phụng sự, đấng được phụng sự và hành động phụng sự đều tan chảy vào làm một. Nếu mục đích của một người là đúng đắn, người đó chắc chắn sẽ đạt được quan kiến tối hậu và sẽ không bao giờ phạm sai lầm trong sự phân biệt giai cấp giữa cao và thấp, có học và vô học, cao quý và không cao quý.

    Shmasháne vá grhe, hirańye vá trńe,
    Tanuje vá ripao, hutáshe vá jale.
    Svakiiye vá pare samatvena buddhyá,
    Viráje avadhúto dvitiiyo Maheshah.


    [Một Sádhaka quan niệm mọi thứ bình đẳng, dù ở nhà hay bãi hỏa táng, vàng hay cỏ, con của anh ta hay của kẻ thù, lửa hay nước, tài sản của mình hay của người, sống trên thế gian như một avadhúta, như thể là hóa thân thứ hai của Shiva.]

    24 March 1959 DMC, Saharsa

Chia sẻ trang này