1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Bài phỏng vấn Raoul Imbach trên An Ninh Thủ Đô cuối tuần

Chủ đề trong 'Dancing' bởi pink_21_10, 26/09/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. pink_21_10

    pink_21_10 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/09/2006
    Bài viết:
    175
    Đã được thích:
    0
    Bài phỏng vấn Raoul Imbach trên An Ninh Thủ Đô cuối tuần

    [​IMG]

    Ngày 28 Raoul về nước rùi, buồn wá. Chẳng thấy ai có thể thay Raoul cả.

    RAOUL IMBACH, phó đại sứ Thuỵ Sỹ
    Truyền bá lối sống cũng là một phần của văn hoá

    Raoul Imbach là phó đại sứ ÐSQ Thụy Sỹ tại Việt Nam, người đầu tiên truyền bá điệu nhảy Salsa tại Việt Nam và là một ca sĩ chuyên nghiệp. Tối 22/9 ông vừa tổ chức một đêm nhạc chia tay mang tên In time biểu diễn cùng ban nhạc Wild Tortillas tại L''espace. Báo ANTÐ đã có cuộc trò chuyện thân mật cùng nhà ngoại giao-nghệ sỹ đa tài này.



    Ông bắt đầu sự nghiệp âm nhạc từ khi nào?
    Năm 5 tuổi. Lúc đó cha tôi là giám đốc công ty và ông có rất nhiều khách, nên tôi đã lên sân khấu hát trước vài trăm người. Tôi có năng khiếu ca hát bẩm sinh và lúc nào cũng thích biểu diễn. Kỷ niệm ấn tượng nhất trong thời thơ ấu là một liveshow của riêng tôi năm 9 tuổi. Cả một máy bay trực thăng đã rải giấy mời và poster khắp thành phố. Một cảm giác tuyệt vời. Tên của tôi có mặt trên khắp bầu trời và mặt đất. Tôi hát liên tục cho đến năm 15 tuổi thì ngừng lại vì giọng của tôi đã chuyển từ trẻ con sang người lớn. Tôi có cảm giác nó không được như ý. Tuy nhiên năm 19 tuổi tôi cũng thành lập một ban nhạc. Tôi cho rằng mình sáng tác tốt hơn là ca hát.

    Nhiều thính giả dự đêm nhạc In time hôm 22/9 cho rằng chỉ cần nhìn ca từ thôi chứ chưa cần nghe đã thấy hay lắm rồi, đặc biệt là To be free (Hãy tự do) và Elle m''a oublie (Nàng đã quên tôi) với giai điệu rất đẹp.
    Các ca khúc tôi sáng tác là những câu chuyện của chính mình nên dễ đi vào trái tim người nghe. Ca khúc ấy tôi sáng tác khi đang ngồi bên đàn piano, cô ấy đến, một sinh viên Việt Nam còn rất trẻ, tôi nhìn thấy nước mắt cô ấy rơi và đã vô cùng xúc động. Nhưng có lẽ cô ấy còn quá trẻ, quá kiêu sa và rời bỏ tôi sau những cảm xúc mà tôi có.

    Nghĩa là tất cả các ca khúc đều là những câu chuyện thật. Còn về "Người con trai tôi không bao giờ biết mặt", một bài hát đầy xúc động về đứa con trai ra đời sau một cuộc tình chóng vánh với lời kết "Tình yêu đâu phải trò đùa"?
    Tôi luôn có những linh cảm và những cảm giác này vận vào âm nhạc. Tôi viết Monsieur le President (Ngài tổng thống) trước thảm họa ngày 11/9 và quả nhiên những dự cảm của tôi đã xảy ra. Ðối với bài hát kia cũng vậy, không biết tại sao, tôi chỉ sáng tác theo trí tưởng tượng và một ngày sau đó không lâu? Tôi không mong điều đó xảy ra.

    Dù sao cũng không thể tưởng tượng được rằng một chính khách luôn làm việc theo nguyên tắc lại rất nóng bỏng trong vũ điệu Salsa và như hôm 22/9, người xem lại đối diện với một Raoul hoàn toàn khác, lãng mạn và trí tuệ trong những bản ballad bằng tiếng Pháp.
    (Cười) Nhiều chính khách rất tài năng, họ là nhà thơ, nhà văn và họa sỹ, vì vậy tôi đâu có gì đặc biệt. Có thể vì văn hoá rất khác nhau và chính phủ Việt Nam cũng không cho phép các chính khách xuất hiện trên sân khấu theo kiểu của tôi nên mọi người thấy hơi lạ chăng. Tôi chỉ linh hoạt thôi, và coi đó là hình thức giải trí sau một ngày làm việc căng thẳng.

    Ông nghĩ sao khi các salsero và salsera Việt Nam luôn tỏ lòng biết ơn vì ông là người đặt viên gạch đầu tiên cho "ngôi nhà Salsa" Việt Nam?
    Tôi đến với Salsa được 15 năm, tôi học điệu nhảy Latin này khi công tác tại Costa Rica. Lúc đó tôi đã mất kiên nhẫn với tiếng Tây Ban Nha cũng như khi tôi phải học piano từng nốt từng nốt một ấy. Tôi nghĩ ra một cách là sẽ tìm đến lớp học khiêu vũ và khi nghe thầy dạy, ngôn ngữ của họ sẽ ngấm dần. Lúc mới đến Việt Nam, tôi nhớ tiếng nhạc Latin đến phát điên vì không có nơi nào trong thành phố dành cho Salsa. Từ những bữa tiệc Salsa tại gia tôi được mời tham gia một lớp dạy khiêu vũ. Trước đây tôi cũng đã dạy Salsa ở Nga và Bolivia nhưng những buổi đầu ở đây thật khó khăn vì vô ích khi thuyết phục người Việt Nam theo đuổi Salsa. Họ thấy đây là một điệu nhảy ***y, bốc lửa, luôn phải va chạm cơ thể, mà người Việt thì hay xấu hổ. Rồi họ cũng quen dần, nhưng phụ nữ thì dễ thuyết phục hơn (cười), đàn ông Việt Nam mãi hai năm trở lại đây mới bắt đầu thích Salsa. Bây giờ Việt Nam có rất nhiều người dạy Salsa chuyên nghiệp rồi nhưng tôi cho rằng điều quan trọng nhất là phải truyền cảm xúc và thắp lửa cho người học. Các điệu nhảy khác đều có nguyên tắc, cứ học đúng bài bản là xong, nhưng Salsa thì cần sáng tạo và lòng nhiệt tình.

    Ông theo trường phái L.A Salsa và salsero Fabien trong Sài Gòn lại truyền bá Cuban Salsa, vậy theo ông cái nào thì hay hơn?

    Ðừng bao giờ đánh giá ca sỹ nào hát hay hơn ca sỹ nào, cũng như nhận xét tiếng Anh - Anh hay tiếng Anh - Mỹ cái nào tốt hơn. Tôi nói rồi, Salsa hấp dẫn vì chính người nhảy có thể sáng tạo ra những phong cách cá nhân cho riêng mình.

    Một trong những sứ mệnh quan trọng của một cán bộ ngoại giao là truyền bá văn hoá dân tộc mình. Tại sao ông lại say mê quảng bá một điệu nhảy Latin và những bản ballad Pháp ngữ thay vì nét văn hoá đặc thù Thuỵ Sỹ?

    Truyền bá lối sống của con người đã bao gồm trong văn hoá. Thuỵ Sỹ là một quốc gia đa văn hoá. Trải dài khắp đất nước Thuỵ Sỹ có những khu vực nói tiếng Ðức, tiếng Pháp và tiếng Italia, nghĩa là con người cũng sẽ có những tính cách và đời sống tinh thần khác biệt: trầm tĩnh, nguyên tắc và kín đáo là người Ðức-Thuỵ Sỹ, phóng khoáng, cởi mở, trung thực và lãng mạn là người Pháp-Thuỵ Sỹ và vui nhộn, bốc lửa là NGƯỜI Ý-Thuỵ Sỹ. Tuy nhiên chúng tôi lại không phải là người Ðức, người Pháp hay người Italia và lại cùng chung sống trên một lãnh thổ nên sẽ có những nét pha trộn đặc thù Thuỵ Sỹ. Ðiều đó giải thích vì sao mặc dù theo đuổi một nghề nghiệp rất nghiêm túc, tôi vẫn có thể linh hoạt thay đổi mình theo những sở thích trái ngược.

    Sau bốn năm lưu lại Việt Nam, ông thấy gì ở đất nước chúng tôi?

    Hãy nhìn xem, cô đang thấy gì ở xung quanh. Một đất nước tuyệt vời mà tôi không muốn rời. Lần đầu tiên đến Việt Nam, tôi không quen tí nào, rất khác với không khí ở châu Mỹ Latin, nhưng càng ngày tôi càng yêu đất nước này. Những cô gái Việt Nam xinh đẹp không hề trang điểm, lại hay xấu hổ và cảm giác lạ lẫm ngày đầu đặt chân đến một nơi mới mẻ chính là cảm hứng cho tôi sáng tác bài hát vui nhộn Em ơi em, là hit của đêm nhạc tối 22 vừa qua. Tôi cũng sáng tác rất nhiều ca khúc tặng phụ nữ Việt Nam. Họ rất đẹp, chung thuỷ, dịu dàng, biết chịu đựng và hy sinh. Họ thật quý giá nhưng tôi thấy đàn ông Việt Nam hầu hết không nhận ra điều đó. Phụ nữ cũng chưa thực sự bình đẳng với nam giới. Họ cũng đi làm, cũng sáng tạo và làm mọi việc trong gia đình nhưng hễ đàn ông nói gì là họ nghe theo, không có chủ kiến cho riêng mình, không tự do hành động. Tôi nói điều này là đàn ông Việt Nam ghét lắm đấy (cười).

    Ðược biết vị phu thê của ông là một phụ nữ Việt Nam và sang tuần cũng sẽ theo ông về Thuỵ Sỹ. Ông đã có kế hoạch cho cả hai chứ?
    Lần đầu tiên tôi về sống ở Thuỵ Sỹ sau 20 năm. Chúng tôi sẽ kết hôn nếu như cô ấy muốn. Tuy nhiên, tôi luôn suy nghĩ kỹ càng trước khi quyết định vì tôi không muốn lại thêm một lần đổ vỡ nữa.

    Nhưng thật dũng cảm khi có người phụ nữ tự nguyện kết hôn với một người đàn ông suốt hai thập kỷ công tác từ nước này sang nước khác, lại sở hữu một điệu nhảy nóng bỏng và các các bài hát lãng mạn.
    Ðúng vậy. Phụ nữ luôn có tính sở hữu và không chấp nhận người mình yêu ngắm nhìn các cô gái khác. Các nghệ sỹ lại luôn cần những chuyến đi và các cô gái đẹp là nguồn cảm hứng dồi dào cho họ trong sáng tác. Biết làm sao được. Khi ta yêu quý một người nào đó thì ta luôn sợ mất họ và tôi cũng vậy mà.



    Di Li (thực hiện)





    Raoul Imbach (1958) bắt đầu nhiệm kỳ tại Việt Nam từ năm 2002 và kết thúc vào tháng 9/2006. Tốt nghiệp ngành Kinh tế học, Raoul bắt đầu sự nghiệp ngoại giao từ năm 1986 tại các nước Áo, Hoa Kỳ, Nigieria, Costa Rica, Nga, Bolivia. Ngoài ra ông còn là vũ sư dạy Salsa tại Nutz Bar, Hà Nội. (Năm 17 tuổi, Raoul từng đạt giải nhì cuộc thi nhảy Rock ?n Roll 24 tiếng) Là một nhạc sỹ - ca sỹ chuyên nghiệp, Raoul đã cho ra đời 6 album bằng tiếng Pháp, Anh, Tây Ban Nha? trong đó 2 album sáng tác tại Việt Nam: Urban Gypsy, Viajero, Voyageur, A night of the opera, Faut pas rêver, Hello Vietnam (Bài hát nằm trong album cùng tên được viết nhân Lễ kỷ niệm 35 năm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao song phương Việt Nam ? Thuỵ Sỹ, 1971-2006). Là người có nhiều đóng góp cho quan hệ hợp tác văn hoá giữa hai nước, Raoul đã sáng tác nhiều bài hát cho làng trẻ SOS, tổ chức những buổi hoà nhạc từ thiện nhằm giúp đỡ trẻ em có hoàn cảnh khó khăn.

    ?

Chia sẻ trang này