1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Bài quyền Tứ Hải của Sa Long Cương

Chủ đề trong 'Võ thuật' bởi ca_xuong_rong, 22/03/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. ca_xuong_rong

    ca_xuong_rong Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/03/2006
    Bài viết:
    178
    Đã được thích:
    0
    Bài quyền Tứ Hải của Sa Long Cương

    Trước giờ tôi nghe nói bài Tứ Hải của SLC cũng đặc sắc lắm mà không biết lời thiệu + đánh đám ra sao . Tiện đây có bác Cường, không biết bác có thể nói một chút chi tiết về bài này không ? Cám ơn bác .
  2. cuonglhvt

    cuonglhvt Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    26/10/2003
    Bài viết:
    5.262
    Đã được thích:
    0
    Bác này chơi sang quá. Chỉ có một bài quyền mà bác làm nguyên cái tô-pích. Bác chưa thấy thì đừng nói là đặc sắc. Trừ phi là khen đểu.
    Vậy em xin diễn giải vài thế đầu thôi nhé. Còn Thiệu thì em không nhớ hết. Em không phải là HLV nên diễn giải theo kiểu VS của bản môn, bác không hiểu thì hỏi lại.
    Tả mê vân thiết tảo
    Từ Lập Tấn xoạc ra Trung Bình Tấn.
    Bái tổ.
    Hai tay thu về bên hông.
    Tay phải lòn qua đầu rồi qua gáy thành một vòng rồi đặt ở hạ đan điền để ngửa.
    Tay trái cũng làm vậy nhưng để xấp thành âm dương. Lúc này hay tay để mở.
    Chân trái kéo về gần chân phải thành Chảo mã (?). Tay trái đấm xuống thành bộ Thổ. Tay phải che trên đầu.
    Luồn tay trái vào trong ngực. Từ đó đẩy cả cánh tay trái tới trước (nghĩa là phía hữu) đồng thời chân trái sấn tới thành Trung Bình Tấn. Tay phải che ở khuỷu tay trái.
    Hữu mê vân thiết tảo.
    Chân phải kéo về gần chân trái thành Chảo mã (?). Tay phải đấm xuống thành bộ Thổ. Tay trái che trên đầu.
    Luồn tay phải vào trong ngực. Từ đó đẩy cả cánh tay phải tới trước (nghĩa là phía hữu) đồng thời chân sấn tới thành Trung Bình Tấn. Tay trái che ở khuỷu tay phải.
    Đồng tử phản âm.
    Chân trái bước lên hướng Tiền. Tay trái đấm tới, tay phải thu về theo thế giống như giương cung tên. Chân ở thế Trung Bình Tấn. ngực ở hướng Hữu.
    Ngũ thôn kim khước..
    Chân trái lui về thành Tả mã bộ. Tay phải đấm xuống bộ thổ, tay trái che cổ. Chỏ phải giật tới thành bộ Hoả. Lúc này giữ tấn Trung Bình.
    Xoay ngực tới đằng trước thành Đinh tấn Hữu. Khoát tay đá Thăng Long Cước bằng chân trái.
    (thế này chưa hết nhưng mệt quá phải tạm dừng)
    .....
    Nghe bác Võta nói là giống của dòng họ Đinh, em không dám chắc. Nếu bác nào có biết về bài của dòng họ Đinh thì cho vài lời bình luận. Thực ra cách viết của em ở đây không dễ gì hiểu. Nhưng khả năng của em chỉ có vậy. Mong các bác thông cảm.
  3. ca_xuong_rong

    ca_xuong_rong Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/03/2006
    Bài viết:
    178
    Đã được thích:
    0
    Tôi vào quép SLC ở bên Texas thì thấy bài này và bài Yến Phi được dạy cho môn sinh ở hàng sơ cấp . Nhưng theo tôi biết hai bài này là bài hay, nhất là bài Tứ Hải có nhiều tính thực dụng . Không biết việc sắp xếp chương trình là do Sư Trưởng làm hay là do các võ sư đời sau ???? Bác Cường có biết ??
    Đồng Tử phản âm mà sao tôi không thấy phản âm ??
    Theo bác diễn tả vài lời thiệu đầu, có vài thế rời rạc . Có dịp bác tiếp thêm cho vui nhé .
    Được ca_xuong_rong sửa chữa / chuyển vào 01:00 ngày 23/03/2006
  4. cuonglhvt

    cuonglhvt Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    26/10/2003
    Bài viết:
    5.262
    Đã được thích:
    0
    Dám cá rằng bác không phải là dân SLC. Vì bài tôi diễn giải ở trên tôi cố ý để một vài sai sót.
    Hồi xưa tôi học thì Bài Yến Phi được học ở trình độ sơ cấp (khoảng gần 1 năm) chứ không phải là nhập môn.
    Bài Tứ Hải được dạy ở trình độ Hồng Đai I có nghĩa là khoảng 2-3 năm.
    Tôi cũng không rõ ai sắp xếp chương trình. Vì theo lời "Anh Mười" (trong quyển SLC chính bản tập I, xuất bản năm 1992) thì thời chưa sắp xếp đai đẳng. Võ Sinh học theo 4 cấp.
    - Yến Phi.
    - Thần Đồng.
    - Lão Mai.
    - Ngọc Trản.
    Thay vì 4 màu đai theo Ngũ hành như hiện nay. Theo tôi biết. Trước 1975 các võ sinh học đến bài Ngọc Trản là cao lắm.
    Nhưng theo tập II của quyển sách này xuất bản năm 1994. Thì Yến Phi và Hùng Kê quyền là 2 bài quyền của Võ Tây Sơn. Trước 1975 Cụ Đăng không dạy cho học trò mà chỉ dạy cho con cháu trong nhà. Điều này làm cho 2 bài quyền này trở thành một trong những bài quyền không ai biết là tồn tại trong SLC.
    Thực ra vấn đề trên cũng không phải là mâu thuẫn lớn lắm. Vì thực tế học đã chứng minh. Theo bản giáo trình đánh máy của "Anh Mười" phổ biến cho các chi nhánh trong nước (được phát hành vào khoảng thập niên 80 thì không có bài Yến Phi). Ở cấp Lục đai sau khi học bài Thiền Sư, sẽ học bài Tài Nữ Quyền. Nhưng thực tế học của tôi (cuối thập niên 80) thì vị trí của bài Tài Nữ Quyền được thay bằng bài Yến Phi và bài Tài Nữ Quyền được đẩy lên ở trình độ Lục Đai I.
    Theo tất cả các cuốn giáo trình mà tôi biết, bài Tứ Hải luôn luôn là bài được dạy ở cấp độ Hồng Đai I (Trung cấp) chung với các bài của Thiếu Lâm như La Hán Quyền, Hồng Gia Côn.
    Thực chất việc thay đổi thứ tự giáo trình tuỳ theo chi nhánh luôn được võ đường trung tâm chấp nhận. Nhất là ở trình độ Trung và cao cấp.
  5. ca_xuong_rong

    ca_xuong_rong Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/03/2006
    Bài viết:
    178
    Đã được thích:
    0
    Dĩ nhiên tôi không phải dân SLC
    Sau đây là giáo trình của SLC bên Texas:
    CẤP 1 : HUYỀN ÐAI ( 3 tháng - 34 giờ )
    1/ BÁT BỘ CHÂN QUYỀN (Phần 1)
    1 - Trung bình Tấn
    2 - Ðinh Tấn (Tả - Hữu)
    3 - Hổ lập Bình Dương
    4 - Xà Tự Hạc Tấn
    5 - Xà Tự Ðinh Tấn
    6 - Ngũ Hành ( Kim - Mộc - Thủy - Hỏa - Thổ )
    2/ Bài quyền : THẦN ÐỒNG
    3/ Bài quyền : THIỀN SƯ
    Cấp 2: LỤC ÐAI ( 3 tháng - 48 giờ )

    1/ BÁT BỘ CHÂN QUYỀN ( phần 2 )
    7 - Mài Thiền Sư
    8 - Tả - Hữu Mã Bộ
    9 - Hổ Tấn
    10 - Bạch Hạc Tầm Giang
    11 - Thần Thông Bữu Bối
    12 - Gạt Âm Dương
    13 - Nhảy Thập Tự
    14 - Trão Mã Truyền
    15 - Xà Tấn
    16 - Ðộc Hành Thiên Lý
    2/ Bài THÁI SƠN CÔN
    4/ Bài YẾN PHI QUYỀN PHÁP
    5/ Thực hành bộ pháp :
    - Bộ Pháp Tay Không

    Cấp 3 : LỤC ÐAI NHẤT ÐẲNG ( 6 tháng - 108 giờ )
    1/ Bài Roi TRUNG BÌNH TIÊN
    2/ Bài PHƯỢNG HOÀNG QUYỀN PHÁP
    3/ Bài BÁT BỘ LIÊN HOA QUYỀN PHÁP
    4/ Thực hành bộ pháp :
    1. Tay không chống côn : 3 Thế : 1,2,3.
    2. Song đấu Côn.
    CẤP 4 : LỤC ÐAI NHỊ ÐẲNG ( 6 tháng - 108 giờ )
    1/ Bài LONG HỔ HỘI QUYỀN PHÁP
    2/ Bài TÀI NỮ QUYỀN PHÁP
    3/ Bài LÃO MAI QUYỀN PHÁP
    4/ Thực hành bộ pháp :
    - Tay không chống côn : 3 Thế : 4,5,6. :. - Song đấu Roi.


    CẤP 5 : HỒNG ÐAI ( 6 tháng - 108 giờ )
    1/ Bài LÊ HOA KIẾM PHÁP
    2/ Bài ROI LÂM
    3/ Bài TỨ HẢI QUYỀN PHÁP
    4/ Bài tập TẤN NỘI CÔNG I
    5/ Thực hành bộ pháp :
    - Phân thế kiếm

    CẤP 6 : HỒNG ÐAI NHẤT ÐẲNG ( 6 tháng - 108 giờ )
    1/ Bài ÐỒ LONG ÐAO PHÁP
    2/ Bài LA HÁN QUYỀN PHÁP
    3/ Bài HỒNG GIA CÔN PHÁP
    4/ Bài tập TẤN NỘi CÔNG II
    5/ Thực hành bộ pháp :
    - Tay không chống đao

    CẤP 7 : HỒNG ÐAI NHỊ ÐẲNG ( 2 tháng - 216 giờ )
    1/ Bài NGỌC TRẢNG QUYỀN PHÁP
    2/ Bài ÐỘC GIẢN
    3/ Bài SONG ÐẦU TRIỆU GIA CÔN PHÁP
    4/ Bài ROI PHƯỢNG HOÀNG
    5/ Bài tập TẤN NỘI CÔNG III
    6/ Thực hành bộ pháp :
    - Song đấu Ðao - Kiếm
    - Thế chiến đấu ( 1 - 10 )
    Cấp 8: HOÀNG ÐAI NHẤT ÐẲNG ( 24 tháng - 430 giờ )
    " HUẤN LUYỆN VIÊN CẤP I "
    1/ Bài BẢO CANG QUYỀN PHÁP ( Thiếu Lâm quyền pháp )
    2/ Bài TỨ MÔN CHƯƠNG QUYỀN PHÁP
    3/ Bài MAI HOA QUYỀN PHÁP I
    4/ Bài ROI TẤN NHẤT
    5/ Bài SONG TÔ ( nam )
    SONG KIẾM TUYẾT HOA ( nữ )
    6/ Bài tập LUYỆN GÂN SỐ I
    7/ Thực hành bộ pháp :
    - Song đấu : Song Tô - Ðao
    Cấp 9 : HOÀNG ÐAI NHỊ ÐẲNG ( 24 tháng - 430 giờ )
    " HUẤN LUYỆN VIÊN CẤP 2 "
    1/ Bài BÁT QUÁI SIÊU PHÁP
    2/ Bài MIÊU TẨY DIỆN QUYỀN PHÁP
    3/ Bài LỤC HỢP QUYỀN PHÁP
    4/ Bài SONG KIẾM TUYẾT HOA (nam)
    SONG TÔ (nữ)
    5/ Bài LẠC ÐịA MAI HOA ÐAO
    6/ Bài tập LUYỆN GÂN SỐ 2
    7/ Thực hành bộ pháp:
    - Tay không chống 2, 3
    Cấp 10 : HOÀNG ÐAI TAM ÐẲNG ( 24 tháng - 430 giờ )
    " HUẤN LUYỆN VIÊN CẤP 3 "
    1/ Bài Roi NHẤP TỐNG
    2/ Bài LÊ HOA THƯƠNG PHÁP
    3/ Bài LA HÁN QUYỀN PHÁP II
    4/ Bài CAM PHƯỢNG TRÌ QUYỀN PHÁP
    5/ Bài THÁI CỰC KIẾM
    6/ Bài LỤC HỢP ÐAO PHÁP
    7/ Thực hành bộ pháp :
    - Binh khí chống 2, 3


    Cấp 11 : HOÀNG ÐAI TỨ ÐẲNG ( 36 tháng - 650 giờ )
    " VÕ SƯ "
    1/ Bài LÂM XUNG QUYỀN PHÁP
    2/ Bài Roi TAM BỘ BÌNH TIÊN
    3/ Bài KIẾM SƯ
    4/ Bài SONG SĨ
    5/ Bài THANH LONG YỄM NGUYỆT ÐAO
    6/ Bài PHƯƠNG THIÊN HOẠT KÍCH
    7/ Bài tập Nội công : BÁT ÐOẠN CẪM

  6. MSGvovit

    MSGvovit Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/05/2004
    Bài viết:
    735
    Đã được thích:
    0
    Học nhanh quá !
    Tui có anh bạn ngày xưa học (võ VN) 3 năm mà chưa được học bài quyền nào . Anh ta nói bị thày chê là còn "thô" wá, chưa học quyền được, sợ làm xấu hổ các tiên Tổ .
    "nghe nói" tay này dữ lắm, ít đứa nào cùng lứa tuổi chịu nổi hơn 2 phút .
    Tui chưa thử nên chưa biết thật hư ra sao.
  7. chao_dong_chi

    chao_dong_chi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/02/2006
    Bài viết:
    256
    Đã được thích:
    0
    Quá xá nhanh luôn, tôi hồi nhỏ cũng học mà, bốn năm trời tôi cũng đánh mấy đòn căn bản, vốn liếng bây giờ không được một bài quyền. Có lần tôi hỏi sao ông anh tôi không chỉ quyền như mấy người khác, ông còn la, mày nắm nắm đấm còn chưa xong, học ba cái quyền làm gì . SLC huấn luyện đệ tử nhanh thiệt, chắc sư trưởng có phương pháp đặc biệt nên học trò thông thạo được nhiều quá.
    Quá hay, cần phải thâu nạp, " Thái dụng" , các phương pháp mới này.
  8. banabinhdinh

    banabinhdinh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/10/2004
    Bài viết:
    352
    Đã được thích:
    0

    Theo giáo trình trên , nên lấy Thiếu lâm SLC tại sao bình định SLC ,
    1. Căn bản thiếu lâm
    2. Trung cấp Bình đinh
    3. Cao cấp thiêu lâm
    Trong bài quyền én bay (yến phi) SLC câu 4
    Hồi về yến bải chực phòng song phi .
    Hồi về yến bải = toạ , ngồi
    Chực phòng song phi = biết chắc đối thủ sẻ đa song phi, nếu đối thủ đánh đòn khác là minh tiêu .
    nhưng trong bài diễn thì bay đa song phi , nếu các hlv và võ sư SLC quan tâm đến võ Việt , thì đế ý từng câu, từng chử có hợp với động tác mình tập hay không (đây là điểm hay của võ Việt ).

    Hồi về én bãi chực phần song phi
    Khi bị tấn công , có thể nhảy lui về toạ , hay té ngồi .để đưa vô thế mọc lên đá song phi .
  9. cuonglhvt

    cuonglhvt Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    26/10/2003
    Bài viết:
    5.262
    Đã được thích:
    0
    Ừ, ngày xưa tôi có kỷ niệm với VS Đương (Sư phó). Đó là cái câu DỤC TỐC BẤT ĐẠT mà ông tặng cho tôi ngay sau khi đánh rớt tôi lúc thi lên Hồng Đai II. Ông cũng có đề tài này viết trên tạp chí Võ Thuật.
    Tôi nhập môn năm 1988 thời điểm tôi thi lên Hồng đai II là 1993. Nghĩa là được 5 năm. Chưa kể tôi đã từng học ở các VS khác từ 1984. Mà còn bị đánh rớt vì Dục tốc bất đạt.
    Theo giáo trình trên thì Hồng Đai II theo thời gian cộng dồn là 2 năm. Như vậy là quá nhanh. Thực tế là chậm hơn nhiều. Hình như bác Ca_xuong_rong cóp sai rồi. Cấp Hồng Đai II học trong 12 tháng để thi lên Hoàng Đai thì hợp lý hơn là 2 tháng. Chả biết bác vô tình hay cố ý nữa.
    K/g anh Bana,
    Thiếu Lâm SLC hay Bình Định SLC thì nói ra còn dài lắm.
    Chực phòng người ta song phi.
    hay là
    Chực phòng để song phi.
    Việc này tuỳ thuộc vào sự thực khách quan. Đó chính là bài YẾN PHI của Nguyễn Huê (?) thực tế là như thế nào. Chứ còn từ câu thiệu mà suy ra thế đánh thì em chẳng dám làm liều.
    Hôm nay cuối tuần, mai phải đưa con đi SG khám bệnh rồi. Các bác ở lại thảo luận vui nhé.
    Được cuonglhvt sửa chữa / chuyển vào 09:36 ngày 24/03/2006
  10. ca_xuong_rong

    ca_xuong_rong Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/03/2006
    Bài viết:
    178
    Đã được thích:
    0
    Gởi luôn bác cái link để ngâm cứu
    http://www.salongcuong.org/bd/bdv/chtrs.html
    Rãnh rỗi tôi sẽ lên hỏi bác chơi, vì thấy bác hiểu nhiều về SLC nên hỏi về SLC đó thôi .

Chia sẻ trang này