1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Bài tập HÓA ĐẠI CƯƠNG. GIÚP VỚI !

Chủ đề trong 'Hoá học' bởi THMILK, 11/04/2007.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. THMILK

    THMILK Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/09/2005
    Bài viết:
    59
    Đã được thích:
    0
    Bài tập HÓA ĐẠI CƯƠNG. GIÚP VỚI !

    Tôi không thể giải thích được các bài tập sau, nhờ các bạn giúp giải nhé.

    Bài 1. Carbon và Silic đều thuộc nhóm IVA, cả hai đều tạo thành Oxide có công thức tổng quát AB[sub]2[/sub] (CO[sub]2[/sub] và SiO[sub]2[/sub]). Tuy vậy, SiO2 có ĐỘ CỨNG và NHIỆT ĐỘ NÓNG CHẢY lớn hơn nhiều so với CO2 (Tnc SiO2 = 1680oC; Tnc CO2 = -74,48oC).
    Giải thích hiện tượng này như thế nào ? Biết rằng khi ở trạng thái rắn số phối trí của Si là 4 và của C là 2.

    Bài 2: Khi làm lạnh CO[sub]2 [/sub] sẽ kết tinh ở mạng tinh thể gì ?
    Trong mạng tinh thể CO[sub]2[/sub] có những loại liên kết nào ? Phạm vi ảnh hưởng của các liên kết ?
    Tại sao CO2 có nhiệt độ thăng hoa rất thấp (Tth = -78.5oC).

    Bài 3: Trong 2 bình có hơi HCl và NaCl. Khi làm lạnh 2 bình đến nhiệt độ cần thiết sẽ tách ra tinh thể HCl và NaCl.
    - Mô tả sự khác nhau trong quá trình tạo thành tinh thể HCl và NaCl.
    - Các tinh thể HCl và NaCl có tính chất gì giống nhau và khác nhau ?

    Xin cám ơn!
  2. motsach88

    motsach88 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/04/2007
    Bài viết:
    1
    Đã được thích:
    0
  3. haidelft

    haidelft Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/06/2006
    Bài viết:
    516
    Đã được thích:
    0
    Bài tập hóa đại cương khó thế này á?
    Mình quên hết mấy cái tinh thể rồi, để xem làm tạm câu 1 và phần 2 câu 2.
    1. So sánh SiO2 và CO2: vì Si có phối trí 4 nên 2 oxy trong phân tử đính vào 2 đỉnh của một tứ diện đều với Si là trung tâm (lai hóa sp3). Do vậy khi kết tinh, các O của phân tử này sẽ liên kết với phối trí dư của phân tử kia tạo thành mạng tinh thể bền vững. Vấn đề ở đây là các liên kết giữa Si-O trong mạng là các liên kết hóa học và tương đương nhau.
    Trường hợp CO2, phân tử có hình thẳng hàng O=C=O, không có phối trí dư. Hơn nữa phân tử CO2 đối xứng, nên không bị phân cực. Khi kêt tinh, liên kết giữa các phân tử CO2 với nhau chỉ là liên kết VanderVan nên yếu. Liên kết hóa học mạnh gấp cả chục tới trăm lần liên kết vandevan. Điều này giải thích tại sao SiO2 lại rất cứng và có t nóng chảy cao so với CO2. Trường hợp CO2 phải phân biệt liên kết C-O trong phân tử (mạnh) và liên kết giữa các phân tử CO2 với nhau (yếu)
    2b : Nhiệt thăng hoa thấp : cũng giải thích dựa trên liên kết giữa các phân tử CO2 trong mạng tinh thể là các liên kết yếu (vandevan) .
    (Tinh thể I2 cũng rất dễ thăng hoa và có thể giải thích như trên)
  4. THMILK

    THMILK Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/09/2005
    Bài viết:
    59
    Đã được thích:
    0
    Chào bạn Haidelft !
    Cám ơn bạn đã trả lời giúp bài trên! Và đồng ý với bạn về cách giải thích trên.
    Bài 3 mình nghĩ có lẽ NaCl có liên kết ion --> tinh thể của nó sẽ là tinh thể ion. Còn HCl không phải là tinh thể ion, mà chỉ có liên kết Van der Waal thôi. Các bạn thấy sao?
    Còn các bài tiếp:
    Bài 4: Tại sao người ta thường dùng H2SO4 làm môi trường cho pư oxy hóa-khử ? Có thể thay thế nó bằng HCl hay H2SeO4 được không ?
    Bài 5: So sánh nhiệt độ Nóng chảy (Tnc) của các dãy hợp chất, giải thích:
    a- HF HCl HBr HI
    b- H20 H2S H2Se H2Te
    c- NH3 PH3 As3H3 SbH3
    Bài 6: So sánh tính acid-base của dãy:
    a- H3PO4 H2SO4 HClO4
    b- NaOH Ca(OH)2 Al(OH)3 Si(OH)4
    Bài 7: Dựa vào đặc điểm cấu trúc của amoniac (NH3) hãy cho biết tính chất của nó:
    a- Độ hòa tan
    b- Tính phân cực
    c- Khả năng tham gia phản ứng cho-nhận
    d- Tính acid-baz
  5. trietgia2006

    trietgia2006 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/11/2006
    Bài viết:
    1.052
    Đã được thích:
    0
    Theo tớ thì H2SO4 loãng có thể dùng làm môi trường cho pứ cho pứ OXH-Khử vì nó phân ly cho ion H+
    Ví dụ Cho Cu vào dd chứa H2SO4loãng và NaNO3
    sẽ xảy ra pứ : 3Cu + 8H(+) + 2NO3(-) = 3Cu(2+) + 2NO + 4H2O
    (lấy H+ của H2SO4 và NO3- của NaNO3)
    trong khi Cu không thể tác dụng với dd H2SO4 loãng hay dd NaNO3 riêng biệt được
    Tương tự như vậy với pứ : FeSO4 + KMnO4 + H2SO4 = Fe2(SO4)3 + K2SO4 + MnSO4 + H2O (bạn tự cân bằng theo pp electron)
  6. trietgia2006

    trietgia2006 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/11/2006
    Bài viết:
    1.052
    Đã được thích:
    0
    Như vậy cũng có thể thay HCl cho H2SO4 loãng (vì nó cũng cho H+ và ion Cl- không có tính OXH
  7. trietgia2006

    trietgia2006 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/11/2006
    Bài viết:
    1.052
    Đã được thích:
    0
    Bài 5 a) Do độ âm điện giảm dần theo dãy F; Cl ; Br; I nên khả năng hút H+ của nó giảm do đó độ dài liên kết trong dãy HF; HCl ; HBr; HI tăng dần (Hút H+ mạnh thì càng làm H lại gần halogen nên liên kết ngắn lại) làm cho độ bền nhiệt của nó giảm
    Vậy nhiệt độ nóng chảy giảm theo dãy HF, HCl ,HBr, HI .
  8. trietgia2006

    trietgia2006 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/11/2006
    Bài viết:
    1.052
    Đã được thích:
    0
    Bài 6: a) H3PO4 là axit trung bình ;H2SO4 là axit mạnh còn HClO4 (axit pecloric) là axit mạnh nhất trong các axit !
    b- Tính bazơ NaOH > Ca(OH)2 > Al(OH)3 > Si(OH)4
    Tính bazơ giảm dần theo dãy trên do Na+ là kim loại kiềm nên hút ion âm OH- yếu nhất nên dễ phân ly ra OH- nhất rồi đến Ca(OH)2 ; tiếp đến Al(OH)3 thì là lưỡng tính rồi tức là có cả tính axit nữa ; Si(OH)4 lại càng thiên về tính axit hơn !
  9. PDPNTT

    PDPNTT Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/05/2006
    Bài viết:
    35
    Đã được thích:
    0
    chán bạn này quá.Mấy câu này cũng đi hỏi nhau.
    4.Trong pứ oxi hóa khử, điều quyết định để pứ là thế oxi hóa.Trong môi trường acid, thế của 1 số chất Oxi hóa tăng lên vì thế có 1 số pứ cần fải tạo môi trg acid.
    Ngta hay dung H2SO4 vì nó vừa có thể cung cấp H+ mà ion (SO4)2- lại trơ về mặt oxi hoa khử.Nếu dùng HCl thi ko ổn vì Cl- có tính khử mà.OK?
    5. Khi so sánh nhiệt độ nóng chảy bạn cần chú ý 2 điều là độ phân cực của phân tử và liên kêt Hidro.
    a) HF>HCL>HBr>HI
    b, H2O>H2S>H2Se>H2Te
    c. NH3>PH3>AsH3>SbH3
    6.
    a. Các acid này đêu có dạng X-O-H.Vì các nguyen tử trung tam X có độ dương điện khác nhau( Cl là +7, S la +6, P là +5) nên độ phân cực của các nhom O-H là khác nhau.Độ dương điện của ngtử X cang lớn, liên kết O-H cang fân cực, tính acid cng mạnh.
    HClO4>H2SO4>H3PO4
    b. Về tính bazo, bạn có thể giải thích theo đinh luật tuần hoàn: sự biện đổi tính bazo theo chu kỳ va nhóm.Tham chí là câu a cugn co the giải thích bằng ĐL tuần hoàn.
    7.cau này bạn nên dọc lai SGK.Ko nên hỏi ở đây kẻo ng khác cười cho đấy.Nhớ là cấu trúc của NH3 là tháp tam giác.Mỗi liên kêt N-H fân cực về fía N.vẽ ra rồi sẽ thấy phân tử NH3 fân cực thế nào.
  10. energy06

    energy06 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/03/2007
    Bài viết:
    1.323
    Đã được thích:
    0
    Xét nhiệt độ nóng chảy của dãy HF, HCl, HBr và HI:
    HI>HF>HBr>HCl
    Từ HCl đến HI : kích thước phân tử lớn dần => tăng độ phân cực của phân tử dẫn tới lực liên kết dipole-dipole tăng nên nhiệt độ nóng chảy của HI là lớn nhất.
    Riêng HF : đáng nhẽ nhiệt độ nóng chảy thấp nhất, nhưng do có tác dụng của liên kết hydrro nên chở thành ngoại lệ, cao hơn HBr và HCl.

Chia sẻ trang này