1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Bài toán "người lớn": Đưa vật vào lỗ

Chủ đề trong 'Vật lý học' bởi werty98, 16/04/2007.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. FromtheStars

    FromtheStars Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    08/06/2007
    Bài viết:
    3.034
    Đã được thích:
    195
    Bạn nhầm rồi, chiều momen động lượng không giống chiều của vận tốc hoặc động lượng. Nó là chiều ngược hoặc cùng chiều kim đồng hồ thôi.
    L=p.R = I.omega
    I: Momen quán tính của vật rắn.
    Omega là vận tốc góc.
    L=const ==> Omega=const. Nó quay đấy chứ.
    L là mộ đại lượng đo mức độ và phương hướng quay của vật so với một tâm quay nhất định.
    Được Fromthestars sửa chữa / chuyển vào 23:40 ngày 27/06/2007
  2. werty98

    werty98 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    17/06/2003
    Bài viết:
    8.178
    Đã được thích:
    5.572
    Moment động lượng cũng là đại lượng vector, vào đây xem nhé:
    http://scienceworld.wolfram.com/physics/AngularMomentum.html
    Trong trường hợp đặc biệt là chuyển động tròn đều, moment động lượng (xét theo tâm quỹ đạo) đúng là không đổi theo thời gian, tức là moment hợp lực (xét theo tâm qũy đạo) bằng 0. Nhưng điều này không có nghĩa là hợp lực cũng bằng 0 (bởi vì lực có phương trùng với phương bán kính luôn cho moment lực bằng 0).
  3. werty98

    werty98 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    17/06/2003
    Bài viết:
    8.178
    Đã được thích:
    5.572
    Bạn cần lưu ý thêm là phương trình quan hệ moment lực - đạo hàm moment động lượng chỉ là 1 hệ quả của phương trình chuyển động tổng quát: lực - đạo hàm động lượng. Nếu chỉ dùng một mình phương trình moment thì không đủ để giải ra tất cả các đại lượng chuyển động.
  4. FromtheStars

    FromtheStars Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    08/06/2007
    Bài viết:
    3.034
    Đã được thích:
    195
    Tôi cam đoan với bạn là bằng không. Chiếu lên hệ toạ độ nào cũng vậy thôi. Tổng mo men bằng không thì tương đương với hình chiếu lên các trục toạ độ của các lực đều bằng 0. Cái đó bạn thừa chứng minh được. Bạn lấy giấy bút ra đi. Nếu không đúng, tôi thề sẽ không bao giờ vào Box Vật lý học này.
  5. FromtheStars

    FromtheStars Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    08/06/2007
    Bài viết:
    3.034
    Đã được thích:
    195
    Nếu nó không bằng không, cả hai trục x,y đều có dư 1 hoặc 2 lực đúng không bạn. Hai lực đó sẽ tổng hợp lại thành một véc tơ lực. Thế là lại có Tổng momen khác không đấy. Không được.
    Còn véc tơ lực đấy có hướng vào tâm O thì càng sai, vật không thể chuyển động tròn được mà lại chạy vào tâm o với gia tốc a=F/m
    Được FromtheStars sửa chữa / chuyển vào 23:55 ngày 27/06/2007
  6. FromtheStars

    FromtheStars Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    08/06/2007
    Bài viết:
    3.034
    Đã được thích:
    195
    Vâng, dùng hệ quả hay dùng chính phương trình của nó thì cũng như nhau vậy thôi. Chỉ là một dấu "==>" thôi mà. Ở đây tôi dùng hệ quả thôi. Dùng định luật ấy mà.
    dL/dt = " =0
    " : Tổng hợp momen ngoại lực.
  7. werty98

    werty98 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    17/06/2003
    Bài viết:
    8.178
    Đã được thích:
    5.572
    Hơ hơ, gàn như đồng chí này thì VLV phải gọi bằng cụ chứ chả đùa
    Nói tới moment là phải nói đến cái điểm mốc tính moment nhé bạn, không có khái niệm moment chung chung à. Nếu mà đường thẳng nối điểm đặt lực và điểm mốc tính moment đó cùng phương với vector lực thì cái lực đó có to đến mấy thì moment lực tương ứng với nó cũng bằng 0 à.
    Hôm nay giở trời, mình kiên nhẫn quá mức bình thường rồi thì phải
  8. werty98

    werty98 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    17/06/2003
    Bài viết:
    8.178
    Đã được thích:
    5.572
    Về lật lại sách lớp 10 mà xem nhé, chuyển động tròn đều là chuyển động biến đổi có gia tốc a = v^2 / R luôn hướng vào tâm đấy.
  9. FromtheStars

    FromtheStars Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    08/06/2007
    Bài viết:
    3.034
    Đã được thích:
    195
    Bạn bình tĩnh. Vâng momen bằng 0, tức là hợp lực phải qua O đúng không bạn. Phương của nó thôi nhé. Nhưng ngược lại. Ta biết rằng để có quỹ đạo tròn quanh tâm O thì luôn tồn tại hai lực hướng tâm và ly tâm. Tổng hai lực này bằng O. Vậy để thoả mãn hai điều kiện đó hợp lực của bạn có phương đi qua O và phải có giá trị bằng O là gì. Nếu bạn lấy gốc toạ độ là tại điểm vật cứng đang xét. Lấy hai trục toạ độ là một pháp tuyến, một tiếp tuyến. Tổng momen chỉ xét tới giá trị lực tiếp tuyến và khi ta cho bằng 0 thì có phải các lực đó triệt tiêu ko?(thành phần theo phương pháp tuyến ko xét vì nó đi vào tâm O gây ra momen bằng 0)
    Ở đây bàn bạc là có tính xây dựng và thiện chí. Hơn gì nhau đâu.
  10. FromtheStars

    FromtheStars Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    08/06/2007
    Bài viết:
    3.034
    Đã được thích:
    195
    Cái này tôi biết. Nhưng cái gì giữ nó lại trên quỹ đạo vậy? Có phải lực ly tâm ko? Hai cái lực đó cân bằng và triệt tiêu nhau rồi còn đâu?
    Ở đây ko xét cái "nội tại" của nó. Tôi chỉ xét cái gọi là "ngoại lực " thôi. Vì đang dùng định luật bảo toàn momen động lượng.
    Được FromtheStars sửa chữa / chuyển vào 00:31 ngày 28/06/2007

Chia sẻ trang này