1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Bài toán "người lớn": Đưa vật vào lỗ

Chủ đề trong 'Vật lý học' bởi werty98, 16/04/2007.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. dangiaothong

    dangiaothong Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    10/09/2005
    Bài viết:
    4.854
    Đã được thích:
    7
    Xin góp vài lời với Stars: Đúng là đúng theo nick name, bạn "Từ trên trời rơi xuống.
    1. Sức bền vật liệu là môn "CƠ HỌC VẬT RẮN BIẾN DẠNG". Với nó chỉ có nội lực, ứng suất, biến dạng, có thế năng biến dạng đàn hồi... Với trường hợp va chạm (động), nó cũng quy về bài toán tĩnh. Vì thế đừng đen SBVL ra đây doạ nhau nhé! Nếu bạn cao siêu về lĩnh vực này, tôi xin được lĩnh giáo vài chiêu!
    2. Bạn luôn nhầm lẫn giữa 2 hệ quy chiếu quán tính và phi quán tính. Với hệ quy chiếu quán tính, vật chuyển động tròn thì lực xuất hiện chỉ là lực hướng tâm chứ không có cái gì gọi là li tâm nhé! Xét sang hệ quy chiếu phi quán tính, lúc này chẳng có chú nào là hướng tâm mà chỉ có thể gọi là lực căng dây (vì vật coi như đứng yên). Khi đó để "tưởng nhớ" đến chuyển động tròn của vật, người ta mới thêm vào lực li tâm. Bạn nên thống nhất một hệ quy chiếu trong quá trình giải, để tránh "Râu ông nọ cắm cằm bà kia" nhé!
    3. "Nếu không đúng, tôi thề sẽ không bao giờ vào Box Vật lý học này." Câu nayf khiến tôi (xin lỗi) xem thường bạn. Thế bạn định vào đây dạy dỗ người khác à? Chúng tôi, có lẽ kể cả werty, đều vào đây để học hỏi cái hay, cái kiến thức của các bạn khác. Nếu bạn nói câu ngược lại, tức là nếu sai bạn sẽ cầu tiến hơn, sẽ chăm vào box hơn, tôi thực sự nể phục bạn, đằng này bạn đang tỏ ra là người bảo thủ và ngông nghênh về kiến thức!
    Vài lời nói thẳng, mong bạn đọc kĩ.
  2. FromtheStars

    FromtheStars Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    08/06/2007
    Bài viết:
    3.034
    Đã được thích:
    195
    Ờ, bạn nói đúng. Tôi đã không được đúng lắm.
    Ở đây, chúng ta cùng bàn bạc và tìm vấn đề để giải quyết. Bạn có câu hỏi, tôi có câu trả lời và ngược lại. Chúng ta sẽ sàng lọc và lựa chọn cách giải quyết vấn đề.
    Đôi lúc có nóng giận, song không phải là vấn đề lớn.
    Trở lại bài toán. Ta đã có một phương trình tổng hợp các ngoại lực theo phương tiếp tuyến bằng 0. ( Không liên quan tới quán tính). Và có tồn tại một lực theo phương pháp tuyến.
    Vậy để cân bằng, ta đã có một phương trình theo phương pháp tuyến nữa. Xét hệ gồm ngoại lực sau: Lực kéo dây chiếu lên phương bán kính: N.cos(fi), trọng lực m.g.sin(theta).sin(2fi) và một thành phần quán tính m.vo^2/R.
    Ta có N.cos(fi)-m.g.sin(theta).sin(2fi)=m.vo^2/R = Const
    <==> cos(fi)[ N-2.mg.sin(theta).sin(fi)]=m.vo^2/R = A
    Đặt 2.mg.sin(theta)=B, ta có N = A/cos(fi) + B.sin(fi)
    Không biết ngần ấy lực đã đủ chưa nhỉ, theo bạn còn thành phần ma sát theo phương pháp tuyến nữa không? Không có ma sát theo phương này vì không có chuyển động vào tâm.
    Nếu có thì phải viết lại.
    N = A/cos(fi)+B.sin(fi) (2)
    Với N: lực căng trên dây
    A = m.vo^2/R
    B=2.m.g.sin(theta) = const
    Mặt khác, theo định luật bảo toàn mo men động lượng , ta có một phương trình nữa theo phương tiếp tuyến.
    N.sin(fi) - k.m.g.cos(theta) + m.g.sin(theta).cos(2fi) = 0 (1)
    N.sin(fi) = m.g.[k.cos(theta) + sin(theta).cos(2fi)]
    N = m.g.[k.cos(theta) + sin(theta).cos(2fi)]/sin(fi) (3)
    (2) và (3) ==>
    A/cos(fi) + B.sin(fi) = m.g .[k.cos(theta) + sin(theta).cos(2fi)]/sin(fi). (4)
    Từ phương trình này. Ta nhận thấy, khi vật chuyển động thật chậm. Thật "từ từ'''' tương đương với vo thật bé và đủ xa (R lớn), đại lượng vo^2/R rât bé. Gần đúng có thể xem bỏ qua thành phần A. ==>
    Sẽ tìm ra được k từ phương trình.
    Được FromtheStars sửa chữa / chuyển vào 08:43 ngày 28/06/2007
    Được FromtheStars sửa chữa / chuyển vào 08:59 ngày 28/06/2007
    Được FromtheStars sửa chữa / chuyển vào 09:05 ngày 28/06/2007
  3. werty98

    werty98 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    17/06/2003
    Bài viết:
    8.178
    Đã được thích:
    5.572
    Xem ra bản trường ca lực ly tâm vẫn còn lâu mới chấm dứt được nhỉ?
    Tóm lại trong bài này có 2 sự lựa chọn đây, bạn chọn cái nào:
    - Tổng hợp lực tác dụng lên vật, kể cả lực quán tính (mà bạn gọi là lực ly tâm), luôn luôn bằng 0.
    - Tổng hợp lực tác dụng lên vật, không kể lực quán tính, luôn luôn bằng 0.
  4. FromtheStars

    FromtheStars Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    08/06/2007
    Bài viết:
    3.034
    Đã được thích:
    195
    Tôi biết rồi. Nhưng lập luận từ phần trước Đầu bài ra là kéo "từ từ" để momen động lượng không đổi ==> phải tròn đều.
    Vấn đề có lẽ ở dịch thuật. Có thể người dịch không làm toát hết được ý của tác giả.
    Tôi thích kiểu người như bạn đấy. luôn hỏi, luôn hỏi, suy nghĩ và hỏi làm người khác suy nghĩ và trả lời, và lại hỏi.
    Được FromtheStars sửa chữa / chuyển vào 09:10 ngày 28/06/2007
  5. werty98

    werty98 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    17/06/2003
    Bài viết:
    8.178
    Đã được thích:
    5.572
    Đối với chuyển động tròn không đều thì hình chiếu hợp lực lên phương tiếp tuyến cũng khác 0 đấy bạn à.
  6. FromtheStars

    FromtheStars Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    08/06/2007
    Bài viết:
    3.034
    Đã được thích:
    195
    Đúng vậy. trong các phép tính tích phân, vi phân ta cũng thường bỏ qua đại lượng vi phân bậc cao là gì. Cái phương trình trên cũng chỉ đúng tuyệt đối khi thời gian vật di chuyển từ A đến B là vô cùng.
    Mục đích của bài này chỉ là tìm k thôi.
    Được FromtheStars sửa chữa / chuyển vào 09:55 ngày 28/06/2007
  7. werty98

    werty98 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    17/06/2003
    Bài viết:
    8.178
    Đã được thích:
    5.572
    E hèm, cuối cùng thì cũng lại quay về chỗ xuất phát
    Nếu hợp lực bằng 0 cả thì làm gì có chuyển động tròn đều?
  8. dangiaothong

    dangiaothong Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    10/09/2005
    Bài viết:
    4.854
    Đã được thích:
    7
    Bạn star chưa đọc kĩ bài mình viết.
    Tóm lại là bạn chọn hệ quy chiếu quán tính hay không quán tính???
    @ werty: Một bài đơn giản, bác nghĩ xem nhé: Một vật được treo bằng 1 sợi dây cân bằng trên mp nghiêng. Hỏi lực ma sát tác dụng lên vật?
  9. FromtheStars

    FromtheStars Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    08/06/2007
    Bài viết:
    3.034
    Đã được thích:
    195
    Tôi xét ở hệ quy chiếu phi quán tính cho phương trình (2). Còn phương trình (1) là rút ra từ định luật cho tất cả các ngoại lực.
    Vật không chuyển động thì không có masát. Lực ma sát có hướng luôn ngược chiều với v. Nếu v=0 ==> masát =0
  10. werty98

    werty98 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    17/06/2003
    Bài viết:
    8.178
    Đã được thích:
    5.572
    Treo như thế nào nhỉ?

Chia sẻ trang này