1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Bài toán "người lớn": Đưa vật vào lỗ

Chủ đề trong 'Vật lý học' bởi werty98, 16/04/2007.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. FromtheStars

    FromtheStars Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    08/06/2007
    Bài viết:
    3.034
    Đã được thích:
    195
    Tương tự như thế năng đàn hồi của lò xo : ? = k x2/2
    k: hệ số đàn hồi. |F| = k x
    x: biến dạng lò xo
    Ed = c.(dl)^2/2 = c.dl.dl/2 = T.dl/2
    Còn bài gì hay hay post lên nghiên cứu nhỉ?
    Được FromtheStars sửa chữa / chuyển vào 11:29 ngày 29/06/2007
  2. NITARID

    NITARID Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/11/2006
    Bài viết:
    767
    Đã được thích:
    1
    Có cái lỗ cho mãi không vào...sao gọi là "người lớn"...
    Bây giờ lại chuyển sang hệ số đàn hồi (chắc sẽ có tiếp bài toán giường lò xo đây)...???..
    Bà con tẩu hoả nhập ma hết mất rồi...
    Được NITARID sửa chữa / chuyển vào 15:29 ngày 30/06/2007
  3. werty98

    werty98 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    17/06/2003
    Bài viết:
    8.178
    Đã được thích:
    5.572
    Với bài trên làm sao để đo được lực ma sát nghỉ bằng phương pháp thực nghiệm nhỉ?
    Nhân tiện hỏi luôn các bác dân công trình về các bài toán siêu tĩnh: Đối với các bài toán siêu tĩnh, chỉ dùng phương trình cân bằng lực là không đủ mà cần phải đặt thêm một số giả thiết (VD như cân bằng năng lượng như bài giải của dangiaothong). Vấn đề đặt ra là làm sao để kiểm chứng được những giả thiết đó là đúng (bằng thực nghiệm) ?
  4. FromtheStars

    FromtheStars Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    08/06/2007
    Bài viết:
    3.034
    Đã được thích:
    195

    Mình giải thế này:
    Gọi "độ cứng" của dây là c
    Phương trình cân bằng lực:
    T + Fms = P.sin@
    N = P.cos@
    Phương trình cân bằng năng lượng:
    Dây dãn một đoạn dl => vật di chuyển một đoạn dl = T/c
    Coi trên đoạn dịch chuyển lực ma sát bằng k.N
    Công của P: Ap = P.dl.sin@
    Công của Fms: Af = -k.N.dl = -k.P.dl.cos@
    Thế năng biến dạng đàn hồi của dây:
    Ed = T^2/(2.c) = T.dl/2
    => T.dl/2 = P.dl(sin@ - k.cos@)
    <=> T = 2.P.(sin@ - k.cos@)
    Rút ra Fms = Psin@ - 2.P.(sin@ - k.cos@) = P.(2k.cos@ - sin@)
    Kiểm tra được chứ: Biết c, biết P, biết @.
    Fms=P.(2kcos@-sin@)=k.Pcos@ ==> k = tg@.
    Với dây cho trước, vật P, mặt phẳng nghiêng. Bạn hoàn toàn có thể kiểm tra được dl. Hoặc nếu dùng sensor đo lực T, đo độ dãn dài, vận tốc di chuyển, áp dụng dluật Newton xem có đúng không. (Fms có thể tính trước được).
    Trong công trình, để giải bài toán siêu tĩnh có nhiều phương phap như phương pháp lực, phương pháp chuyển vị..., hiện nay hay dùng phần tử hữu hạn chạy trên máy tính. Để kiểm tra bằng thực nghiệm, người ta hay dùng các dụng cụ đo, ví dụ đo độ dãn, chuyển vị kết cấu sẽ biết được ứng suất do đó biết được lực trong thanh phần tử(modul đàn hồi của vật liệu đã biết bằng cách thí nghiệm trước). v,,v,,

Chia sẻ trang này