1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Bài toán ra mắt của thành viên mới !

Chủ đề trong 'Toán học' bởi ktrungtv, 18/11/2002.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. ktrungtv

    ktrungtv Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/11/2002
    Bài viết:
    85
    Đã được thích:
    0
    Mọi người nè , bài 3 thì sao , dạng này có lẽ hơi lạ với học sinh phổ thông nhỉ! Hay tui post lời giải lên rồi làm bài khác cho vui nhé ? Cho ý kiến đi nào !
    Hoàng Kiên Trung
  2. chiparty

    chiparty Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    28/10/2002
    Bài viết:
    875
    Đã được thích:
    0
    :) fạt 5* thì đúng hơn. mấy hôm nay em bị ốm, cũng ko lên mạng được, nên ko thể đính chính lại lời giải được. mà anh biết ko, hôm nay thầy Hùng kiểm tra 1 tiết, nên vẫn chưa chữa bài kia, mà em cũng chưa giải được. -> giải hộ đi mà :)).có 1 chỗ em viết nhầm, thế mà anh cũng ko phát hiện ra được, fải là: các hàng các cột cùng tính chẵn lẻ. cứ 1 cặp chẵn hay lẻ thì cho ta 1 ô trắng, còn 1 cặp chẵn, lẻ thì cho ta 1 ô đen. cách tô màu hoàn toán xác định.
    hay là anh ko thèm đọc cả bài giải của em? hic... bực mình quá. Dỗi rồi, ko thèm giải bài nữa.
  3. FFVIII

    FFVIII Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    19/11/2002
    Bài viết:
    819
    Đã được thích:
    0
    to ktrungtv: ông ra bài cứ như là đánh đố ấy. Định nghĩa trù mật? Học sinh phổ thông làm sao mà làm được. Post bài khác đi.
    SoS
  4. barcahollandfan

    barcahollandfan Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    20/05/2002
    Bài viết:
    100
    Đã được thích:
    0
  5. ktrungtv

    ktrungtv Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/11/2002
    Bài viết:
    85
    Đã được thích:
    0
    BÀI 3 : Bài toán cần c/m đưa về c/m:
    Với 0<a<b<1 tuỳ ý thì luôn tồn tại cặp (k;m) để a(k)/a(m)thuộc khoảng (a;b) với k<m.
    Thật vậy , cần c/m : a < a(k)/a(m) <b <=> B< a(m)/ a(k) < A
    với B=1/b ; A=1/a và 1<B<A.
    Có a(n) thuộc N , 0<a(n+1) - a(n)< căn a(n).
    => +) a(n+1) > a(n) <=> a(n+1)/a(n) >1
    +) a(n+1) < a(n) + căn a(n) <=> a(n+1)/a(n) < 1 + 1/(căn a(n))
    Vì khi n -> +vô cùng, a(n) -> +vô cùng => 1/(căn a(n)) -> 0
    => a(n+1)/a(n) -> 1.
    Vì A/B > 1 và lim ( 1+1/(căn a(n)) ) , n -> +vôcùng bằng 1, nên tồn tại n0 để với mọi n >=n0 thì [ 1+1/(căn a(n))] < A/B
    Vì B>1 => tồn tại i để a(n0+i)/a(n0) <=B.
    Do a(n) -> +vô cùng khi n ->+vô cùng nên a(n0+i)/a(n0) -> +vô cùng khi i ->+vô cùng, suy ra đoạn [ a(n0+i)/a(n0) ; + vô cùng ) sẽ được lấp đầy bởi các tập [ a(n0+k-1)/a(n0) ; a(n0+k) ).
    => tồn tại 1 tập chứa B hay tồn tại No để :
    a(n0+No-1)/a(n0) <= B < a(n0+No)/a(n0).
    Ta sẽ c/m : A > a(n0+No)/a(n0).
    Thật vậy , giả sử A<= a(n0+No)/a(n0)
    Từ trên suy ra 1/B <= a(n0)/ a(n0+No-1) dẫn tới A/B <= a(n0+N0)/ a(n0+No-1) = 1 + 1/ ( căn a (n0+No-1)) <=
    <=1 + 1/ (căn a(n0)) < A/B ( mâu thuẫn ) => giả sử sai.
    Suy ra B< a(n0+No)/a(n0) <A
    dẫn tới đfcm .
    Hoàng Kiên Trung
  6. ktrungtv

    ktrungtv Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/11/2002
    Bài viết:
    85
    Đã được thích:
    0
    Eo ui , post mỗi cái bài 3 mà mệt lè lưỡi . Nhờ các bác xem và góp ý , tui ko sành dạng này tí nào cả .
    +++
    To chiparty : đừng dỗi chứ em , để về làm bài của em xem sao nếu được sáng mai anh post lên cho . ( Nếu ko post lên là anh cũng móm ...hì ).
    +++
    Các bác nè , có bài nào các bác cũng đưa lên đi , mấy hôm nay hơi bận chắc tuần tới ít lên được rồi nếu vắng mặt hơi lâu thì các bác thông cảm !
    Hoàng Kiên Trung
  7. chiparty

    chiparty Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    28/10/2002
    Bài viết:
    875
    Đã được thích:
    0
    hmmm, vẫn ko ai giải được bài ấy ah??? huhuhuh...
  8. ktrungtv

    ktrungtv Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/11/2002
    Bài viết:
    85
    Đã được thích:
    0
    Từ sinx+siny+sinz=0=> (sinx)^2+sinx. siny+sinx. sinz=0.
    cosx+cosy+cosz=0 => (cosx)^2 +cosx.cosy+cosx.cosz=0.
    Cộng lại => 1+ cos(x-y) + cos(x-z) = 0.
    Tương tự với các ẩn còn lại ta được hệ 3 pt 3 ẩn . giải ra
    => cos(x-y)= cos(y-z)= cos(z-x)= - 1/2.
    Không mất tính tổng quát giả sử 0<=x<=y<=z<=2pi.
    Suy ra y=x+120độ ; z=x+240độ .
    NHẬN XÉT: với mọi t thì:
    sint+sin(t+120độ)+sin(t+240độ)
    =sin(t+120độ)+2sin(t+120độ). cos120độ=0.
    TT, cost+cos(t+120độ)+cos(t+240độ)=0.
    THAY y=x+120độ ; z=x+240độ vào biểu thức cần tính , kết hợp với nhận xét =>giá trị các biểu thức cần tính bằng 0.
    +++
    Thế nào , 5* chứ hả chiparty.
    Hoàng Kiên Trung
  9. ktrungtv

    ktrungtv Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/11/2002
    Bài viết:
    85
    Đã được thích:
    0
    Hôm nay thật là đại xui cho tui à ! Sáng nay lên thì mạng bị trục trặc , bây giờ vừa mới post bài cho chiparty thì mới thấy barca...giải bên topic của cậu ấy rùi ...chán !!!!!
    Chiparty từ nay đừng có mang bài đi rao cả 2 topic 1 lúc đó nghe !
    Hoàng Kiên Trung
  10. ktrungtv

    ktrungtv Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/11/2002
    Bài viết:
    85
    Đã được thích:
    0
    Các bác giải mấy bài về bất biến nhé , mấy cái dạng tô màu , bất biến tui hơi bị phê đấy ( nhưng tui ko bảo là tui giỏi đâu ấy nhé).
    BÀI 6 : Cho ngũ giác đều , mỗi đỉnh ta viết 1 số nguyên sao cho tổng của chúng dương .Cho phép thay đổi các số ở đỉnh như sau:
    Nếu có 3 số x, y, z, nằm ở 3 điỉnh liên tiếp mà y<0 thì thay chúng bởi 3 số x+y;-y;y+z .
    CMR với phép toán trên từ ngũ giác ban đâu ta có thể nhận được ngũ giác mà tất cả các đỉnh là các số không âm
    BÀI 7:tại n điiểm phân biệt trên đường tròn người ta ghi n số tự nhiên (mỗi điểm ghi 1 số).Cho phép thay đổi các số theo nguyên tắc;nếu có 4 số a,b,c,d ở 4 điểm liên tiếp theo chiều kim đồng hồ mà (a-d).(b-c)>0 thì đổi chỗ b và c cho nhau .CM phép thay đổi trên là hữu hạn.
    BÀI 8:Từ dãy các số tự nhiên a(1),a(2)......a(n) ta lập dãy số [a(1)+a(2)] /2 ; [a(2) +a(3)]/2 ;.........; [a(n) +a(1)]/2 .
    Từ các số của dãy trên ta lại lập dãy mới theo nguyên tắc như trên. Biết rằng tất cả các số lập được đều là các số tự nhiên , và các bước trên xảy ra được vô hạn lần. CM a(1)=a(2)=........a(n).
    Hoàng Kiên Trung

Chia sẻ trang này