1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

bài trên Gió - O

Chủ đề trong 'Văn học' bởi aoxanhaovang, 23/01/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. aoxanhaovang

    aoxanhaovang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/03/2004
    Bài viết:
    61
    Đã được thích:
    0
    bài trên Gió - O

    http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/ImageView.aspx?ImageID=111598
    ảnh :tuoitreonline.com

    Người Và Việc Ảo Ngôn 2005

    5 biến cố nội vụ Gió nhất:
    1. Nổ Tan Xác và Tan Hàng: Vụ Nguyễn Trần Khuyên
    2. Phỏng Vấn Lịch Sự Nhất Trong Năm: Lê Thị Huệ phỏng vấn Trần Mạnh Hảo
    3. Đường Nối Sém Làm Nổ Đường Truyền Gió O: "Người Mua Bán 1000 Bài Thơ Trên Net", giới thiệu Nguyễn Thế Hoàng Linh trên vietnam.net
    4. "Nỗi Niềm" nhất Gió O: trang Tuyển Thơ Gió O
    5. Bài phỏng vấn "vô duyên" nhất: Gió O phỏng vấn Nguyễn Cao Kỳ Duyên (hai bên liên lạc và đồng ý, nhưng rồi câu hỏi gửi đi, không 1 câu trả lời gửi lại)

    5 Ghi Nhận Ảo Ngôn Nhất:
    1. Quê mùa nhất: (vì cái tội chuyên cắt & bệt chuyện của các mắt xanh mũi lõ một cách rất ... nhược tiểu): VNexpress, NgoiSao. ThanhNien,
    2. Đi cùng thời đại nhất: các trang nhạc tiếng Việt ( nhiều qúa đếm không xuể)
    3. Độc tài nhất: các forum tiếng Việt trong nước
    4. Độc tài hạng nhì: các forum tiếng Việt ngoài nước
    5. Diễn đàn tiếng Việt tự do nhất thế giới: diễn đàn soc.culture.vietnamese của google.com

    5 Con Gà Nổi Nhất Của Văn Xã Việt Nam 2005
    Hạng Nhất: Gà Mái Béo Công Nghiệp: Nữ Kê Đỗ Hoàng Diệu
    Hạng Nhì : Gà Mả Đặng Thùy Trâm
    Hạng Nhất Gà Nòi (với sự trợ giúp của Vi a ga Pháp Quốc): bầu sô Trần Vũ (Hợp Lưu)
    Hạng Nhì : Gà Tra (với sự trợ giúp của Vi a ga An Nam): bầu sô Trịnh Cung (Văn Chưởng Vỉa Hè Sài Gòn )
    Đồng hạng Ba: Bầy Gà Qué thiếu Viagra tranh dành cần kiểm soát từ xa: các phê bình gia văn xã Việt Nam vây quanh các tiệc gà




    Được aoxanhaovang sửa chữa / chuyển vào 22:45 ngày 23/01/2006
  2. aoxanhaovang

    aoxanhaovang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/03/2004
    Bài viết:
    61
    Đã được thích:
    0
    [​IMG]

    phỏng vấn nhà văn

    T Ú Y H Ồ N G

    P H Ụ N Ữ và V Ă N C H Ư Ơ N G

    Hoài Nam: Trước khi vào chuyện, xin chị cho biết vài nhận định về văn chương. Như Jean Paul Sartre từng thảo luận ?o Qu?Test-ce-que la littérature ? ?o Văn chương là gì ?

    Túy Hồng : Xin mượn lời Phan Kế Bính : Văn chương là tất cả vẻ đẹp trong trời đất.? Trong dịp nói chuyện này, văn chương là văn và thơ.
    Hoài Nam: Nói về phụ nữ, xưa cổ nhân dạy : ?ocái nết đánh chết cái đẹp.? Bây giờ, người ta nói :?cái đẹp đè bẹp cái nết,? nên vô số các bà các cô chăm chút sửa sang trau dồi nhan sắc, tìm đủ mọi cách quyến rũ qua lời ăn tiếng nói, cử chỉ hành động ? hoặc ăn mặc bắt mắt khêu gợi ? mà không chú trọng đến việc trau dồi trí óc bằng sách vở chứ đừng hòng nói đến làm văn chương. Chị nghĩ sao về vấn đề này ?

    Túy Hồng : Lúc còn học trường Quốc học Huế, anh bạn Nguyễn Loan ngồi bàn cuối kể rằng những ngày chúa nhật anh cùng mấy anh khác leo lên thượng thành cửa Thượng Tứ, đặt cái ống nhòm dòm vào hầu hết các nhà con gái loanh quanh. Các vua Triều Nguyễn cho xây Thành nội gồm các Cửa Ngọ Môn, Cửa Ngăn, Cửa Thượng Tứ v.v. ? là để có những địa điểm cao nhìn xuống kiểm soát toàn diện thành phố. Nhà cửa Huế thường có một miếng vườn và cái bếp đằng sau gió lùa gió lọt. Anh thợ nhòm Nguyễn Loan nhận xét tận mắt từng mỗi hoạt cảnh từ cái bếp và khu vườn nhà các người đẹp : người ngồi giặt áo quần cạnh bể cạn là bà mẹ; người quét rác là mẹ; người đem áo quần đã phơiõ khô vô nhà xếp lại là me;ï người chẻ củi là mẹ, người lãnh hết việc nấu ăn là mẹï. Anh Nguyễn Loan kêu lên : ?o Gái Huế thiệt là đoảng, bao nhiêu việc nhà mẹ làm hết !?
    Sau đó nhiều năm, tôi vào Saigon và lập gia đình. Cái bếp của giới trung lưu Saigon quả là cái hầm. Trờ Saigon nóng mà ướt. Trời cay và nắng chói loá. Cái bếp là chỗ hầm hơi nhất trong nhà. Người nội trợ mỗi ngày đi chợ về nấu ăn với cái bếp dầu hôi lợm giọng. Dầu hôi là dầu không thơm lửa phựt khét lẹt nên phải canh chừng. Thứ bếp sắt đó có tám cái bấc (wick) ?" người Huế gọi là tim ?" vặn lên vặn xuống nhiều lần là kẹt. Mỗi buổi chiều, người nội trợ phải vào bếp sớm, dùng kéo cắt bỏ phần cháy của tám cái bấc, vứt đi, lau chùi cho sạch và đổ thêm dầu. Đã là đàn ông Việt Nam thì không phải cho ăn gì cúi đầu ăn nấy, mà, mỗi bữa cơm, trưa cũng như chiều, đều đòi hỏi món canh, món xào, và món mặn.
    Qua hình ảnh người mẹ của cố đô Huế và người vợ của giới trung lưu thủ đô Saigon, thì cái nết đã đánh chết cái đẹp, cái sửa sắc đẹp, cái son phấn áo quần; nhưng trên thực tế - trên sự thật và không gì ngoài sự thật - cái nết đã thua cái đẹp bao nhiêu keo ? Cái đẹp không những đè bẹp cái nết mà còn đập dẹp luôn cả cái tài, nói chi tới văn chương ! Ngày xưa Trương Chi, vì đâu anh không lấy được con gái quan thừa tướng, và vì đâu anh đã chết tương tư ?

    nét chữ của nhà văn Túy Hồng



    Hoài Nam: Chị có nghĩ rằng phụ nữ làm văn chương cũng là một cách ?olàm đẹp,? đặc biệt là làm đẹp đầu óc ?

    Túy Hồng: Văn chương là phô bày những gì người cầm bút đã chứng kiến từ đời sống bên ngoài và những gì người cầm bút cảm nghĩ. Hai nhà, văn và thơ, cùng tả cảnh gia đình, phơi bày bất công xã hội, phản đối đàn áp, ca ngợi hoà bình ? Với nhiệm vụ đó, người làm văn chương thật rất có công và có ích. Làm văn chương không phải là đi những bước nhàn du trên con đường vui mà phải khổ công tìm kiếm chất liệu để sáng tác. Trong hoàn cảnh người đọc không mua sách và báo chí bám vào quảng cáo, người cầm bút có nên nản lòng hay nên phải nhân tình yêu văn chương lên nhiều lần ?

    Nhiều người tự hỏi tại sao các nhà văn âu Mỹ lúc về già vẫn viết nhiều và viết hay. Tại sao các văn thi sĩ Việt Nam ta cứ càng ngày càng đuối sức sáng tác, viết yếu đi ? Và tại sao lại có những người cầm bút cứ nhẩy vào viết lách một vài tác phẩm rồi lại nhẩy ra, như ông tướng Tàu Trình Giảo Kim vung lên ba búa rồi bỏ chạy vậy ? Các nhà văn của các cường quốc thế giới học cao, đọc nhiều và đi du lịch khắp nơi nên tài năng thiên phú của họ kéo dài cho đến già không hết thời. Văn thi sĩ của quê hương nhược tiểu chúng ta nói chung không có được một trình độ trí thức cao như họ, tuy chúng ta cũng cố gắng làm đẹp đầu óc như họ?.

    Viết là tự trói mình vào một cái nghiệp, đòi hỏi người cầm bút cần phải bền lòng dù công việc này nó ăn tươi nuốt sống tất cả thì giờ, mà cuộc đời vốn ngắn ngủi.


    Hoài Nam: Chị là người phụ nữ lấy văn chương làm sự nghiệp. Những động lực nào đã thúc đẩy chị chọn văn nghiệp ?

    Túy Hồng: Ngày còn học Đồng Khánh Huế, thầy cô thường lấy những bài luận văn được chấm điểm cao nhất của Bùi Bích Hà đọc cho cả lớp nghe. Hết năm đệ tứ sang trường Quốc học, giáo sư tài hoa Lê Hữu Mục khuyên học trò mỗi khi đọc sách gặp một câu văn hay, nên ghi vào sổ tay.
    Tôi còn nhớ một vài câu đã ghi khi cuối tuần họp Gia đình Phật tử : ?oCó ngón tay thật cần thiết để chỉ vào vầng trăng. Nhưng khi đã thấy được ánh sáng, ta còn nhớ chi đến ngón tay nữa!? Hoặc : ?o Trời mưa xuống hoài. Lá rụng đè lên lá. Mưa rơi đạp lên mưa. Gió xô gió ập vào lưng tôi. Có bao nhiêu khúc xương của tôi đã nhão ra như vôi ??
    Đó là trung tâm điểm nỗi buồn thân phận muộn màng. Đó là đề tài tối cao tôi dùng để viết văn, Khi mưa rơi và gió thổi, tôi thấy lá đàn áp lá và giọt mưa này đập tan những giọt mưa kia. Khả năng tả cảnh của tôi chỉ đạt được nhiêu đó thôi.

    Gia đình tôi ai nấy cùng mê đọc truyện Tàu và truyện kiếm hiệp. Thuỷ Hử, Tam Quốc Chí, Thần Điêu Đại hiệp, Tiêu Thập Nhất Lang ?. Chị em tôi sống theo nhịp tay đong đưa mềm mại của vũ điệu T?Tai Chi Ch?Tuan, tức Tài Chí, thế võ cao siêu nhất của người chinh nhân trong giáo phái Lão Trang, điệu múa của người cầm kiếm ôm gươm theo đuổi nghiệp binh đao, môn võ công hàng đầu của người đấu kiếm trên thượng đài và của người chiến sĩ mê theo tiếng gọi của sa trường ngày xưa. Chúng tôi có căn nhà xây trên một vị trí đẹp nhất nhì thành phố Huế là con đường Phan Chu Trinh trông xuống dòng sông An Cựu.

    Tôi thương nghệ thuật và yêu quý tiền nhân đến độ khi Nhất Linh chết, tôi để tang ba tháng. Dấu hiệu để tang là miếng vải đen nhỏ bằng ngón tay út gắn dưới vai áo dài trắng mặïc đi dạy học.
    Mấy điều vừa kể không biết có phải là động lực thúc đẩy tôi chọn nghề viết ?

    Hoài Nam: Xin chị kể vài chuyện vui nhỏ trong thời bắt đầu làm văn chương.

    Túy Hồng: Thuở ban đầu, tôi gửi đăng báo Phổ Thông hai mẩu chuyện khôi hài. Nhà thơ Nguyễn Vỹ cho lên báo liền. Báo phát hành ra tới Huế, một chàng đi xe đạp ngang nhà, ném qua hàng rào cái thư ngắn :
    Cô Tuý Hồng,
    Tui đã đọc hai mẩu chuyện khôi hài của cô đăng trên báo Phổ Thông của nhà thơ Sương Rơi Nguyễn Vỹ. Tui đã cạy miệng ra cười mà không nổi. Tui xin cảm phục lòng can đảm cô đã dám đem hai mẩu vụn khôi hài vô duyên, buồn thiu, thiếu muối đó lên mặt báo. Tui xấu hổ đã ở cùng xóm với cô trên con đường Phan Chu Trinh trông xuống dòng sông An Cựu.
    Ký tên: Vô danh

    Chị em tôi ai cũng đọc Phạm Cao Củng, Đoan Hùng - Lệ Hằng với trí phục thù ? nên người nào cũng có ít nhiều óc trinh thám, nhưng cái thư này thì bị dấu nhẹm. Sau đó, tôi gửi đăng truyện ngắn ?o Bát Nước Đầy? và không bị gửi thư nặc danh.

    Hoài Nam: Khi viết văn, chị thường chọn đề tài như thế nào, và có ý chuyển đạt một vấn đề nào ?

    Túy Hồng: Một nhà văn nữ dễ thương không nên lạm dụng ngòi bút viết về cái tôi nhiều quá. Trong quá khứ, nhóm nhà văn chống cộng Sáng Tạo đã bị chỉ trích ?otự đặt mình lên trang mà thờ,? bị bắt bẻ ?olấy cái tôi làm đề tài.? Chọn đề tài, chọn đề thì dễ, nhưng có sức để viết cái đề ấy mới khó. Nhà văn Việt Nam, từ thời ?ohậu Genève? 1954 đến thời kỳ ?ohậu mất Saigon? 1975, nói theo nhà văn Mai Thảo ?o đã đem ngọn lửa văn hoá loé sáng vượt biên vào Nam và vượt biển sang Mỹ,? thật sự chưa ai có đủ sự dồi dào về đề tài, và sự thật thì ngọn lửa văn hoá họ đốt lên ở Mỹ mỗi ngày một leo lét. Nhìn chung, chỉ có sự làm mới từ ngữ thôi, và nhìn riêng về phái nữ thì các nhà văn trẻ viết bạo quá !


    Hoài Nam: Còn về các nhân vật, thường là hư cấu hay có dựa vào kinh nghiệm bản thân hoặc theo nhân vật có thật ngoài đời ?

    Tuý Hồng: Theo nhà phê bình Vũ Ngọc Phan, tâm lý nhân vật là phần quan trọng

    Trước năm 1975, nguyệt san Bách Khoa có một toà soạn với ghế xa-lông bọc nệm lót và trong phòng trị sự còn kê thêm một máy may Singer. Nhà phê bình Lê Châu tức chủ bút Lê Ngộ Châu, theo Lê Tất Điều, là người đọc bài vở để chọn đăng, kỹ hơn các báo khác.

    Các tác giả đến toà soạn đưa bài nghe được những câu như : ?o Về phía các tác giả nữ, Nguyễn Thị Vinh viết ?otới?, gần sự thật hơn, các nhân vật, nhất là các vai đàn bà trong truyện được ghi đậm nét hơn, nói lên được lòng tốt và đức tính hiền lành của họ.? ? ?oCác nhà văn nữ tiếp theo ? có lối viết mới hơn, kêu hơn, vào sâu hơn trong vấn đề ********, nhưng vấp phải cái hỏng ở phần xây dựng nhân vật : họ không vẽ được cái mặt và cái chân tướng của người đàn ông, nghĩa là không hiểu tâm lý đàn ông. Trùng Dương khá nhất trong đám, tả người đàn ông ra đàn ông khi đi đứng, lúc nói cười, lúc đưa điếu thuốc lên môi ? Trong cách mô tả này, Trùng Dương làm được việc hơn Nguyễn thị Hoàng, Nguyễn thị Thuỵ Vũ ?Những người này đã chỉ cố nặn ra những hình người với những đường nét mờ, những chân dung xa lạ ngay cả với chính họ. Nguyễn thị Hoàng, Nguyễn thị Thuỵ Vũ và v.v. ? đã tự thuật, đã ca tụng cái ?ota? nhiều quá nên trong tác phẩm của họ âm thịnh dương suy.

    Lê Châu nói thêm : ?o Đổi đề tài đi chứ ! Tại sao nhân vật của Tuý Hồng cứ phải là cô giáo ? Tại sao Thuỵ Vũ cứ chuyên viết về những cô gái bán snack bar ??

    Cổ nhân có nói tả người khó, tả ma quỷ dễ. Trong những tác phẩm xưa, ta nhận thấy có sự hoà hợp âm dương, có người có ta, có đàn ông và có đàn bà.

    Đọc văn đàn bà ngày nay, ta nhận thấy đàn ông trong các tác phẩm hình như phải nhận một hình phạt nho nhỏ nào đó. Phải chăng trên cõi đời này đàn bà đã yêu đàn ông nhiều hơn họ được yêu lại ? Phải chăng khi đọc họ, ta nghe được tiếng kêu buồn của tình yêu không được thoả mãn ?

    Qua những nhận xét của Lê Châu, ta có nên nghĩ rằng viết về ******** đòi hỏi một ngòi bút am hiểu, kinh nghiệm; không nên vô tội và ngây thơ, không hiểu đàn ông. Ông là ai ?

    Mới đây, năm ngoái, Thuỵ Vũ đã trả lời trong bài phỏng vấn Thuỵ Vũ Chăn Dê :? Người nào vô văn chương mà ghê gớm, đó là vì trong đời sống hằng ngày người ta hiền quá, nên mới nhảy vô văn chương mà phá .?

    Vậy, qua cả hai Lê Châu và Thuỵ Vũ, chúng ta có nên tạm nghĩ rằng trong tác phẩm của một số nhà văn nữ, đoạn văn nào họ lếu láo viết về ******** là những đoạn văn không thật, không giá trị ?

    Được aoxanhaovang sửa chữa / chuyển vào 19:24 ngày 29/01/2006
    Được aoxanhaovang sửa chữa / chuyển vào 19:47 ngày 29/01/2006
  3. aoxanhaovang

    aoxanhaovang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/03/2004
    Bài viết:
    61
    Đã được thích:
    0
    Hoài Nam: Trong văn chương, xưa nay đặt nặng tinh thần trong nghĩa ?ovăn dĩ tải đạo,? nhưng nay đặt nặng về thể xác, nhất là văn chương phụ nữ. Chị quan niệm đàn bà viết văn phải như thế nào để thành công ?

    Túy Hồng: Mảnh đời thơ ấu của chúng ta đã mở ra với trang sách ?oQuốc văn Giáo Khoa Thư.? Bài học đầu tiên dạy ?ođi học phải đúng giờ? là bài thơ song thất lục bát ?o Xuân đi học coi người hớn hở ? ?o Tiếp theo là những bài thuộc lòng khác ?oAi bảo chăn trâu là khổ; Nhà ga là nơi xe lửa đậu; Cảnh quê hương đẹp hơn cả ?? Đó là văn chương dạy đạo lý. Ngoài ra, sách Quốc văn Giáo Khoa Thư còn dạy chúng ta tập viết những câu văn không thiếu không thừa một chữ, những câu văn chữ ít nhưng nghĩa nhiều, đã ấn sâu chữ tâm đầu tiên, một chữ tâm non nớt vào đầu óc tiểu học chúng ta.

    Rồi giã từ tuổi thơ, chúng ta vụt lớn lên với hai chương trình quốc văn và Pháp văn bậc trung học dạy ta ba tác phẩm chính yếu : Cung Oán Ngâm Khúc, Chinh Phụ Ngâm, vaø Truyện Kiều, tức trái tim Nguyễn Du. (Cũng vẫn là văn dĩ tải đạo và chúng ta đã yêu thương Nguyễn Du của chúng ta vì người thầy đó đã dạy ta chữ tâm của đất nước và chữ tâm ở cửa địa ngục : luân lý đẹp nhất khi luân lý là lòng hy sinh hỉ xả).

    Về phía chương trình Pháp văn, sự có mặt của tác phẩm Madame Bovary của Gustave Flaubert đã gây nhiều tai tiếng cho học đường vì đó là một cuốn dâm thư : cô Emma, con gái một điền chủ, được đưa vào tu viện học lúc 13 tuổi. Sau khi xuất viện, về quê sống với cha trông coi một trang trại và lấy chồng, bác sĩ Bovary. Chàng này con của một bợm nghiện. Về y học là một bác sĩ thơm tay chữa bệnh cho dân quê, nhưng trên tất cả mọi phương diện khác ở đời, Charles Bovary là một chàng ngốc, ngốc đặc và khờ dại. (Con của bợm nghiện chăng ?) Emma lười biếng, chán sống với chồng, không thương yêu con, mà mơ ngủ và nghĩ hoài tới những người đàn ông khác. Emma ngoại tình, tiêu tiền. Cuối cùng, Charles Bovary mang công nợ. Emma hối hận, mua một nắm thuốc bột giết chuột về nhà ăn để tự tử. Một thời gian sau, đứa con gái nhỏ lớn lên, Charles Bovary chết. Chàng chết lãng mạn, trái tim chàng rách một nét bi thương. Charles ngồi chết dưới bóng im lá nho non màu ngọc thạch, hương hoa nhài nhẹ nổi trong trời không, những con ruồi Spanish bu quanh hoa li-li. Và trong tay chàng, Charles nắm chặt một lọn tóc trăm năm của người vợ.

    Cuốn tiểu thuyết nổi tiếng này năm 1856 đã đưa Gustave Flaubert và nhà xuất bản ra tòa về tội xúc phạm luân lý. Cái chết của Charles Bovary có lãng mạn hay không ? Cái kết cục câu chuyện gây một chút buồn, một chút đau, nhưng vẫn có một chút ngọt ngào. Văn chương lãng mạn thời Pháp thuộc đã làm mềm yếu tuổi trẻ thồi đó.

    Nhạc Tây phương và văn chương lãng mạn Pháp cùng du nhập vào quê hương chúng ta một lúc: nhạc tình được đón nhận đến tận các chiến khu xa để trở thành nhạc tiền chiến, khí giới tinh thần của đoàn quân *********; văn xuôi và văn vần được đưa vào chương trình trung học, ở thành thị dạy dỗ con em chuyện tình.

    Ở Huế, Linh mục Nguyễn Hy Thích thuộc dòng tu khổ hạnh cực lực phản đối lối giáo dục ẻo lả này, một chương trình đồi trụy làm khô héo nhựa sống của thanh niên, lão hoá tuổi thanh xuân của đất nước. Cha Thích nói : ?oĐây là một lối giáo dục tình tính tang. Kim Vân Kiều là chuyện tình, Chinh phụ Ngâm và Cung oán Ngâm khúc là chuyện tình ? Đàn ông chớ đọc Phan Trần, đàn bà chớ đọc Thuý Vân Thuý Kiều. Chinh phụ Ngâm phản chiến, Cung oán Ngâm Khúc là chuyện ghen tuông thường tình của đàn bà.

    Nhà cách mạng Huỳnh Thúc Kháng kêu lên rằng Kiều là một con điếm. ?oSách dạy ngày nay đĩ đứng đầu !? Và phải chăng bởi đường lối giáo dục thuộc địa này, một đường lối giáo dục già nua héo úa, nên hơn 70 năm về trước, nhà cách mạng Nguyễn Aùi Quốc cũng đã thốâng thiết than : ?oHỡi Đông Dương đáng thương hại ! Người sẽ đi về đâu nếu đàm thanh niên sớm già này không sớm hồi sinh ??

    Tóm lại, chúng ta biết ái tình từ cái tuổi hãy còn thơ ngây, cho nên bây giờ, những tác phẩm văn chương ******** cũng có thể là một trong những hậu quả do những chuyện tình trong chương trình giáo dục. Vì là phản ảnh của đời sống, một tác phẩm văn chương cần có sự cân bằng của luân lý và tình yêu, cao cả hoặc tội lỗi.


    Hoài Nam: Trong một câu trả lời trên, chị nói rằng : ?o Nhìn riêng về phái nữ thì các nhà văn trẻ viết bạo quá.? Mới đây, tập san Hợp Lưu số 85 tháng 10 và 11-2005, trong bài Phụ nữ và Vấn đề ********, Nguyễn Văn Lục viết ?o Trước đây, thập niên 60-70, đã có Tuý Hồng viết rất bạo dạn dữ dội. Gái Huế đa tình, nay đã có nhà văn như Tuý Hồng buông thả, phóng khoáng, mở toang ? ? Chị nghĩ thế nào ?

    Túy Hồng: Phụ nữ và văn chương ! Đàn bà viết gì thì chỉ có ông Freud và chính họ tự hiểu họ mà thôi. Nhà phân tâm học Aùo Sigmund Freud và các nhà văn nữ đương đại của chúng ta cùng định nghĩa female hormone là những giọt dầu dâm dục trong cơ thể đàn bà, những giọt mỡ màu xám chì trong máu, những giọt nhớt từ các phần mềm của phái yếu nhễu ra, và cũng là những giọt nước mắt béo từ ngọn nến ******** muộn màng.

    Ngày nay, tại Mỹ, chúng ta có Lê thị Thấm Vân, Trịnh Thanh Thuỷ, Nguyễn thị Thanh Bình, Nguyễn thị Ngọc Nhung v.v. ? và cách ba phần tư quả địa cầu từ Mỹ đến Việt Nam, chúng ta có Vi Thuỳ Linh, Đỗ Hoàng Diệu v.v. ?

    Sau đây là trích đăng vài đoạn văn của Lê thị Thấm Vân : ?o Tôi nằm đây, đưa tay phải nhẹ đặt vào nơi đó. Cửa mình của trần gian, cử mở ra sự sống. Nơi chồng tôi bao lần vục mật, mân mê chùm lông man dại như rừng rậm hoang dã ? Henry Miller đã có lần viết : ?~tôi dấu chim tôi trong đám lông hoang dại của nàng.?T ? ?oMúc từng gáo, dội từ đỉnh đầu. Nước ào ào tuôn dọc theo cơ thể. Da loáng nước. Cái thau nhựa xanh đặt ở góc phải tràn nước. Khua tay ấm áp như da thịt mình, ở phần dưới ? Tôi ngâm mình trong thau nước đầy. Những sợi lông bồng bềnh, khẽ vuốt ve, mân mê, màu ngô non, mướt nước ? ? (Xứ Nắng)

    Một trích đoạn khác trong Âm vọng, cũng của Lê thị Thấm Vân : ?o Vú mình con không bú mà chỉ toàn đàn ông con trai bú, mút, ngậm, nút, mò, bóp, đè, ngấu, nhai. Ngồi đếm lại, tổng cộng lại cũng hơn mười đầu ngón tay. Thằng nào cũng thích , từ già đến trẻ, từ Mễ tới AnÁ, mà mình cũng thấy đã đía mới chết cha nhứ ! Cái vú bên trái mình thích được bú hơn vú bên phải. Cứ mỗi lần thằng cha nào bú là nước l.. mình ứ ra, rồi nước dãi cũng tươm đầy họng, quặn cả bụng, chỉ muốn đ.. liền tức khắc.?
    ?o Tôi chịu hết nổi, tuột gấp quần, chỉ kịp qua khỏi đầu gối. Tôi ngồi bẹt xuống sàn xi-măng ẩm nước, góc tường lạnh thấm qua lưng, hất cái ghế đẩu nhựa sang một bên, ngón tay tôi run run đút sâu ? luốn lách qua từng thớ thịt khe rãnh nhấy nhụa ấm nóng. Sóng cuồn cuộn trên vũng bụng. Ngón tay hút chặt. Đầu môi con bạch tuột. Tôi biết tôi muốn gì, làm gì, ngay trong giây phút này. Tôi hoàn toàn thuộc về tôi.?

    Sau đây là hai đoạn văn của nhà văn nữ son trẻ Đỗ Hoàng Diệu, kể chuyện một cô dâu trẻ bị ông nội chồng (đã chết) và bố chồng (đã chết) hãm hiếp rồi về nhà ******** với chồng và sinh ra một đứa con : ?o Chồng tôi, tôi biết gọi anh là gì ? ? Tôi nằm im lẩm nhẩm bao điều vô nghĩa ? Như một con thú, chồng tôi vật tôi như một con mồi. Đôi mắt chỉ còn là hai vệt đỏ lục lọi da thịt tôi tan nát. Không cởi tất , cứ thế Công chồng lên tôi, chọc sâu tàn nhẫn. Tôi càng đẩy Công ra, Công càng cứa như dao đâm. Không phải đâm mà anh chích vào người tôi những con trùng làm công tác huỷ hoại bộ nhớ. Tôi nín lặng mặc cho Công quay lộn, mài dũa ??

    ?o Tôi muốn cởi phăng áo, dướn ngực vào mặt Công. Tôi muốn tri hô : ?~Tinh trùng anh loãng như nước máy. Linh hồn anh là linh hồn của một tên hủi ??T Tôi thấy rõ trí nhớ tôi tan vữa dần sau mỗi cú thọc sâu của Công, chỉ có Buôn Hủi, làng Hủi, và người đàn ông Thượng tồn tại ? Khi Công chấm dứt, tôi không còn nhớ gì hết, kể cả 10 ngón tay vừa cấu nát lưng Công. Tôi nhìn chúng xa lạ không hiểu đã xảy ra chuyện gì ban nãy. Ngoài kia, ánh trăng đại ngàn vẫn ngời ngợi lung linh bên trên những con người thành phố thơm nức, sạch sẽ nhưng không trí nhớ.? ( Đỗ Hoàng Diệu, Dòng Sông Hủi)

    Và sau đây là một đoạn văn ngắn trích từ bài phê bình văn chương của nhà phê bình Nguyễn Văn Lục, đăng trên Hợp Lưu số 81 :
    1/ Âm hộ như một giải phóng phụ nữ
    2/ Âm hộ như một bản cáo trạng
    a) về kinh nguyệt
    b) về **********
    c) về mòng đóc
    d) về chuyện sinh đẻ
    Phải chăng đó là những câu kinh để tụng khi bắt tay ******** ? Nhà văn viết bạo bao nhiêu, nhà phê bình phê bạo bấy nhiêu. Văn chương kiểu này thì ái quốc Hồ Chí Minh, cách mạng Huỳnh Thúc Kháng và khổ hạnh Nguyễn Hy Thích chắc nằm chết không yên !

    Trước hết, ******** có phải xấu không ? Nhà văn Irving Stone nói rằng tín đồ giáo phái Puritan phải kết hôn để sinh đẻ và có thể sinh ra những vị thánh.

    Sau hết, ******** có phải tốt không ? Có bao nhiêu phần trăm sự thật trong văn chương ******** qua ngòi bút các nhà văn nữ lớp mới, và ********, quả thật có sướng như họ đã tả không ?

    Viết là tưởng tượng ?" fiction ?" căn cứ trên thực tại ?" fact. Tôi yêu fiction dựa trên fact.. Nghệ thuật có giá trị khi nó là sự thật, không phải của giả. ******** không cho ta một nắm to của cái cảm xúc gọi là ?osướng?, và không gây cho ta một chỗ đau nào đó trên thân thể. Sự thật, giây phút tuỵệt đỉnh lúc ân ái chỉ diễn ra chừng năm bảy tích tắc kim đồng hồ, và cái lượng đam mê cũng nhỏ thôi chứ đâu có bự như những nhà văn nữ lớp mới đã tả. Sự thật thì ít nhưng chúng ta đã xít ra cho nhiều. Sự thật thì bé nhưng chúng ta đã xé ra cho to.

    Tiền nhân chúng ta đã rượu vào lời ra ?oTứ khoái trên đời là ăn, ngủ, ******** và đại tiện.? Còn gì thích hơn ăn ngon ngủ kỹ. Cái dâm đâu bằng cái khoái khẩu. Trước màn ảnh TV mỗi đêm, đầu bếp thượng thặng Emeril , như một võ sĩ Tàu múa kiếm dưới trăng, đã đi những đường dao đẹp mắt trên cá thịt rau quả thật mềm mại và ngon lành. Đầu bếp Trung Quốc Gary Lee, cũng một đêm nào ngồi trên tảng đá ăn trái lệ chi ?" trái vải ?" với vợ, đã nói : ?oĐức Khổng Tử là người sành ăn nhất nước Tàu.?

    Ngoài ra, theo ý kiến của các bác sĩ, lạm dụng ******** rất có hại cho sức khoẻ. Các nhà văn nữ lớp mới thật không để tâm gì đến vấn đề healthcare các ông bồ của mình gì hết, nhất là các ông bồ Việt Nam. Đàn ông Việt Nam không phải là thứ dềnh dàng cao to như hải tặc Thái Lan, cũng không phải là quỷ tháng mười vampire, mà đúng như nhạc sĩ Lam Phương đã đàn hát tưng bừng ?o Nhìn vào khe song trông anh ốm yếu ho hen ? ?

    Một điều đáng tiếc nữa là trong tác phẩm các nhà văn nữ lớp mới, phần tả cảnh và phân tích tâm lý đã bị phần tả ******** chiếm chỗ. Điều này chúng ta cũng nhận thấy khi dọc một số tác phẩm các nhà văn Mỹ. Các nhà văn nữ Việt Nam đã tỏ ra thiếu kinh nghiệm và không thực tế về tâm lý : con ngựa bà trời tức là con bọ ngựa cái, sau khi thoả mãn ******** rồi thì cưa đứt đầu bọ ngựa đực ra mà ăn. Có phải trong khi ********, người đàn bà cứ nằm mà nguyền rủa người đàn ông ? Có phải sau khi ******** xong, ngưòi đàn bà không nằm nghỉ xả hơi cho khoẻ mà phải mỉa mai kép độc của mình là tinh trùng anh loãng như nước máy !

    Về thơ, Trần Mộng Tú ?" nhà thơ trữ tình, người mang trong tâm hồn những tư tưởng vô bờ về cái đẹp nhưng vẫn đẩy được dòng thi ca dào dạt của mình vào những ngõ ngách đạo đức trong thi phẩm Ngọn Nến Muộn Màng, đã nói ?oSao bây giờ người ta đổ xô viết bạo? Đâu có phải là thời kỳ thịnh hành nhất của văn chương ******** ? Đề tài này bao nhiêu người đã viết rồi, các nhà văn bây giờ chỉ làm mới cách dùng chữ mà chữ nghĩa bạo hơn nhưng ý nghĩa chẳng có gì. Với cái đà này thì văn chương sẽ không đi về đâu hết.?

    Xin lưu ý điểm này, chúng tôi đã trích ra những đọan văn viết bạo để làm dẫn chứng cho phần trả lời.
    Trong những sáng tác ngắn hoặc dài, có những đoạn văn các nhà văn nữ lớp mới không viết bạo. Họ viết tốt với những tư tưởng mới và lập trường suy luận riêng, chịu ảnh hưởng phương Tây, tôn trọng tự do cá nhân. Họ là lớp trí thức trẻ, căn bản học vấn và tuy Âu hoá nhưng tình yêu lớn nhất của họ vẫn là tình đất nước. Họ sẽ không ngừng lại sau vài ba sáng tác, họ sẽ tiến lên trên đường xa, ôm sứ mạng văn chương, vì đã đến lúc những trào lưu đã cạn dòng phải rút thoát để cho những ngọn triều trẻ dâng lên thay thế.
  4. aoxanhaovang

    aoxanhaovang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/03/2004
    Bài viết:
    61
    Đã được thích:
    0
    Hoài Nam: Với cương vị là một nhà văn nữ, chị nghĩ thế nào về nhận xét của Dương Thu Hương : ?o Nghề văn, nói chung là một nghề nguy hiểm. Nghề văn, đối với đàn bà, một trăm lần nguy hiểm hơn.?

    Túy Hồng: Năm 1954, Hiệp định Genève chia đôi đất nước, trong lúc ngót một triệu đồng bào di cư vào Nam tìm tự do, thì nhạc sĩ Hoàng Giác đang làm việc tại Đài phát thanh Saigon , vội vã ?otung cánh chim tìm về tổ ấm? trở lại miền Bắc. Cộng sản Việt Nam, nhân đạo hơn Cộng sản Bolshevik Nga sô và cộng sản Khờ-me- đỏ Pol Pot, đã tỏ ra ưu đãi các nhạc sĩ tiền chiến và bạc đãi văn thi sĩ vì nhà văn thường phản đối chính quyền và ưa viết sách chống cộng. Dương Thu Hương là một cây bút phản kháng, bất khuất ? Nhưng tại sao nghề văn đối với những người đàn bà nguy hiểm một trăm lần hơn đối với những người đàn ông ? Điều này tôi không hiểu.


    Hoài Nam: Chị nghĩ là những nhà văn nữ hiện đại cần viết về thảm cảnh thân phận đàn bà, thay vì viết về ********, hay có một đường lối nào khác để thành công ?

    Túy Hồng: Sống dưới chế độ Cộng sản, Dương Thu Hương bất khuất phản kháng, lòng can đảm vượt xa những anh hùng nam nữ xuống đường đả đảo Mỹ và Thiệu- Kỳ trước 75. Từ 15 năm nay, tôi vẫn nghĩ Dương Thu Hương là nhà văn nữ viết hay nhất về thực trạng xã hội, về cảnh đẹp quê hương, về tài nấu cháo cá, và tình thương dành cho số kiếp đàn bà. ?oThân phận người phụ nữ Việt Nam hiện nay vẫn ở tầng thứ nhất, nghĩa là vẫn ở cuộc tranh đấu quyết liệt cho sinh tồn ? Muôn đời, người đàn bà vẫn mơ ước được trở thành người đàn bà thực sự.? (Lời Dương Thu Hương)

    Nguyễn thị Vinh viết đằm hơn với tám tác phẩm : Hai Chị Em (1953), Thương Yêu
    (1954), Xóm Nghèo (1958), Cô Mai (1972) v.v. ? Và mới đây, trong một bài nói chuyện dài ở Na-Uy, chị Vinh vẫn luôn ca ngợi danh dự của người đàn bà khác, chứ không phải chính ?ocái tôi? của chị. Nguyễn thị Vinh thành công với lối viết hiền và nhẹ như văn chương Tự Lực Văn Đoàn.


    Hoài Nam: Sức mạnh vũ lực của Napoléon từng được Victor Hugo so sánh với sức mạnh của ngòi bút nhà văn, khi nói ?o Napoléon có một quốc gia, một quân đội hùng mạnh. Nhà văn chỉ có một ngòi bút, nhưng đằng sau ngòi bút là lương tri.? Chị có cùng quan niệm với Victor Hugo không ?

    Túy Hồng: Cách đây 15 năm, hàng hàng lớp lớp Việt Kiều hải ngoại hướng về quê hương hoan hô Dương Thu Hương, nhà văn nữ lớn nhất đang ở giữa chúng ta, đang đến và đã đến rồi. Cờ đã phất, chất nổ phải được ném, và Dương Thu Hương sẵn sàng tranh đấu. Một ông chủ báo trẻ ở Seattle tiểu bang Washington sau khi đi lễ chùa đã nói ?o Dương Thu Hương, tôi xin bầu làm nữ Tổng thống của Việt Nam.?

    Rồi từ quốc nội có tin nhà văn ********* Dương Thu Hương bị nhà nước bắt giữ. Rồi báo Người Việt Cali loan tin Bác sĩ Bùi Duy Tâm đáp máy bay về quê hương phản đối nhà cầm quyền và giải cứu Dương Thu Hương.

    Một thời gian ngắn sau, ở Seattle, tất cả đồng hương cùng đứng lên chào mừng Nguyễn Huy Thiệp sang thăm. Giảng đường Đại học Washington được mượn dùng để Nguyễn Huy Thiệp được hỏi ý kiến. Người phỏng vấn ?" Mỹ gốc cây Mít ?" đặt câu hỏi bằng tiếng Anh, người thông dịch chuyển sang tiếng Việt, Nguyễn Huy Thiệp trả lời bằng tiếng mẹ, phát ngôn viên đẩy qua tiếng Anh. Phần hội đàm thân mật, nữ sinh viên khuyến khích, mọi người đặt câu hỏi. Thắc mắc viên lên tiếng muốn biết về hiện tình sinh hoạt văn học quê nhà. Giải đáp viên ro ro tiếng Việt, chuyển ngữ viên đưa sang tiếng Anh. Báo Người Việt Tây Bắc đăng một câu hỏi quan trọng của một số người ái mộ ?o Thưa nhà văn Nguyễn Huy Thiệp, sau hai tập truyện ngắn vừa xuất bản, chừng nào ông sẽ gửi truyện dài dự thi và đoạt giải Nobel văn chương ?? Nguyễn Huy Thiệp có lẽ quá cảm động về sự đón tiếp quá nồng hậu, đã trả lời : ?oTôi luôn luôn cố gắng hoạt động. Với tất cả mọi công việc, tôi đều cố gắng và mãi mãi cố gắng hết cả sức lực.?

    Nhà văn Mỹ ăn khách John Jakes trong Love and War nói một câu mà nếu không nói thì người Việt Nam cũng biết : ?o Đối với người làm nghệ thuật, có ba cánh cửa giúp họ đi tới thành đạt. Cánh của thứ nhất : được đám đông hoan nghênh; cánh cửa thứ hai : bị đám đông tẩy chay; cánh cửa thứ ba : tự sức mình.?

    Mười lăm năm trước, một ai nào đó đã nghĩ rằng sự tôn vinh quá độ của quần chúng đôi khi cũng có thể làm nhà văn lo âu và nhà văn vốn nhiều tự trọng sẽ trở nên dè dặt không dám viết những tác phẩm cho tương lai của mình, sợ không đáp ứng được lòng mong đợi của đám đông?

    Về nhận xét của Victor Hugo, tôi không nghĩ rằng sức mạnh của một ngòi bút có thể so sánh được với vũ lực ?ogrande armée? của Nã-Phá-Luân trên chiến trường Borodino quân Nga-sô đại bại năm 1812.

    Hoài Nam: Xin cảm ơn chị Tuý Hồng đã bỏ thì giờ nói chuyện với chúng tôi về Phụ nữ và Văn chương. Xin chúc chị một năm mới an bình.

    Hoài Nam phỏng vấn
  5. aoxanhaovang

    aoxanhaovang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/03/2004
    Bài viết:
    61
    Đã được thích:
    0
    http://www.gio-o.com/Tet2006LeThiHueNgoiMotMinh.html
    Có Những Khi Ngồi Một Mình ...

    tản mạn
    Tôi lại tìm cách đi chơi xa một mình.
    Người đàn bà vừa vào tuổi năm mươi đi ăn chơi xa một mình.
    Để chồng con ở lại nhà.
    Tôi đi một mình một vòng nửa quả địa cầu.
    Từ Cali tôi bay sang Tokyo, xuống Kyoto, rồi đi thăm cổ địa Nara.
    Trước ngày đi cũng có hơi gây nhau. Tôi thường nói với bè bạn gái rằng từ ngày sống hôn nhân với một người đàn ông, thỉnh thoảng muốn đi chơi xa một mình, tôi phải gây sự với chồng. Có khi tôi phải nhờ người chở ra phi trường. Nhưng sau đấy trở về nhà, làm hoà, huề vốn, đâu lại vào đấỵ Gây với chồng để đi chơi xa cũng như thuở còn con gái, trốn cha mẹ, đi chơi với trai. Tối về bị la tơi bời hoa lá: Con ơi là con, đi chơi đêm có ngày mất quần. Thế rồi sáng hôm sau đâu lại hoàn đấy. Còn bây giờ chồng giận đã có những lần cửa kiếng phòng ăn bể tan tành hoa lá. Cuộc đời vợ chồng đàn ông sống chung với đàn bà không biết bao nhiêu lần từ ngữ ly dị bay vèo vèo chớp nhóa qua cửa miệng nhau.
    Tôi cần cái sự một mình.
    Có những lúc cần một mình.
    Ai cũng có lúc nên ở mình ên.
    Trước ngày đi chơi xa, tôi bị nhiều áp lực. Cái bao tử xọt xẹt làm reo. Bệnh của những bộ não phát ra quá nhiều a xịt trong người. Tôi biết tôi cần những ngày xa thật xa môi trường làm việc lẫn sinh sống hiện tạị Tôi biết tôi cần nghỉ ngơi một mình.
    Tôi lướt Net tìm khách sạn, tìm bản đồ, tìm khí hậu, tìm thành phố, tìm đường tàu điện, tìm đường xe buýt, tìm phi trường, tìm vé. Mua vé máy bay không cần vé. Chỉ cần in ra tờ giấy "Chứng Minh Thư I Meo", đến phi trường trao Chứng Minh Thư I Meo Yahoo cho quầy bán vé. Rồi leo lên máy bay đi êm ru bà rù. Chồng cưng. Chồng lên chương trình cho mười ngày đi ăn chơi trên xứ Japan. Yêu chồng chứ. Chồng để cho đi giải toả căng thẳng trí óc một mình mà.
    Đi nghỉ tháng Giêng đầy mưa đưa tuyết ở xứ Nhật Bổn.
    Không chồng không con bên cạnh.
    Thương chồng.
    Cám ơn con.
    À phút cuối, tôi rủ một người bạn trẻ đi chung.
    Cô ta là một trí thức trẻ UC Berkeley.
    Nguyễn Vũ Khuyên chỉ vừa gần cuối tuổi hâm mí.
    Thuở tôi bằng tuổi Khuyên, tôi cũng đi chơi bạt mạng.
    Lúc chưa chồng chưa con. Đi còn bạo hung. Hứng lên là đi
    [​IMG]
    nguyễn vũ khuyên trong qúan cà phê kyoto
    Nhưng bây giờ hứng lên mà vẫn còn đi được như tôi thật là hiếm hoi
    Mình tôi vô địch lê thị huệ.
    Nhờ công việc cho phép tôi đi chơi ba tháng hè và một tháng đông
    Bây giờ tôi có tí tiền rủng rỉnh nên đi chơi thoải mái.
    Tiền tươi của tôi tự kiếm đấy nhé.
    Bây giờ những người đàn bà bằng tuổi tôi đi đâu cũng nghĩ đến chồng con. Sợ chồng như sợ cọp đi gì nổi. Chồng buồn, chồng nhớ, tội nghiệp chồng. Hoặc nhớ chồng đi không nổi, nhớ con đi không được. Đang ly dị ở với con đi rồi ai lo cho con. Đi rồi ai coi tiệm. Đi là mất job à. Đi rồi ai lo cho ông bà già. Những người đàn bà đảm đang.
    Tôi không phải là người đàn bà đảm đang.
    Đủ sống thôi.
    Nhờ vậy tôi không bị lương tâm chấu cắn
    Nhờ vậy tôi mới ra đi không vương chuyện chồng con bếp núc.
    Chỉ lo nhất mỗi con trai tên Tôm Hùm.
    Được aoxanhaovang sửa chữa / chuyển vào 19:51 ngày 29/01/2006
  6. aoxanhaovang

    aoxanhaovang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/03/2004
    Bài viết:
    61
    Đã được thích:
    0
    Tôi trở lại Kyoto.
    Tôi yêu những lối đi êm đềm ở Kyoto. Tôi yêu sự an bình của đường phố này. Chỉ ở Kyoto tôi đi ra đường 2 giờ sáng, băng ngang, vào một tiệm internet trên lầu ba, mở email, có cà phê, khăn mặt trắng trong bọc ni lông ướp sạch, cầu tiêu bồn mầu hồng ướp nệm mút âm ấm ngồi xuống êm đít, đi xong máy nước xoè vào hai lỗ mình rửa sạch ấm áp, 5 phút tự sướng thì cứ ngồi yên trên bồn cầu có nước trợ giúp đắc lực, xong ra bàn com muốn chat muốn đọc muốn email cái gì cũng được, đường truyền nhanh như chớp. Bốn giờ sáng tôi mở cửa quán ra đường. Tuyết rơi. Đi bộ băng qua đường về khách sạn. Đi giữa những con hẻm Kyoto sạch như thiên đường nửa đêm về sáng. An bình. Thở hít tuyết lạnh ngắt. Lòng êm ả bình yên. Chui về khách sạn. Leo vào phòng chăn mền lò sưởi ấm cúng. Đi ngủ trở lại. Nằm một mình. Ngủ ngay, ngủ ngay. Vì lòng vô cùng thảnh thản reo vui. Đời sống ở đây cho tôi một sự bình an. Tôi không sợ bị hiếp dâm. Tôi không sợ bị cướp giật. Tôi không sợ homeless xì ke ngáng đường. Tôi không nghe chó sủa dã man. Tôi không thấy con mắt kẻ lạ nhìn soi mói khi tôi đi một mình. Cám ơn sự tử tế của người Nhật đối với du khách. Cám ơn sự sạch sẽ của nước Nhật. Cám ơn sự an toàn của những đường phố Nhật. Tôi cần mấy thứ này. Đàn bà đi chơi một mình cần nhiêu đó. Kyoto là thành phố có những phương tiện và thời trang mới mẻ nhì thế giới nhưng lại là một thành phố an toàn nhất trái đất. Nên tôi đã đi đi lại lại với Kyoto những khi tôi muốn đi du lịch một mình để xả sì trét.
    Đàn bà có một kho vô tận những áp lực. Mẹ tôi sanh hơn một chục con. Nuôi sống bảy đứa. Thật là một điều kinh khủng. Áp lực vô tận. Nên mẹ tôi chết sớm. Lúc bà chưa đến tuổi năm mươi.
    Tôi thăng trầm di chuyển chỗ ở hơn mẹ. Tôi đi ta bà trên thế giới nhiều hơn mẹ. Không biết giữa tôi và mẹ ai chịu áp lực trong ngoài nhiều hơn ai. Nhưng khi cảm thấy đời sống căng thẳng qúa, tôi có nhu cầu thay đổi khung cảnh sống để giảm bớt căng thẳng. Có khi tôi lôi kéo cả gia đình đi cùng. Có khi tôi muốn đi một mình. Tôi may mắn có thể thực hiện được điều này
    Đàn ông đi ăn chơi vợ bé vợ nhỏ đĩ điếm rầm trời. Tôi đi chơi xa chẳng mong gặp chồng lớn chồng bé rượng trai rượng đực, chỉ mong được ở một mình xả sì trét, thèm lang thang trên những đường phố sạch và yên. Sáng ngủ dậy giường có người thay chăn chiếu. Cơm nước có cửa tiệm. Mệt thì nằm. Vui thì đi shóp. Tìm hiệu ngon ăn. Mua quần áo giày dép diện kẻng. Kiếm sách đọc. Nghe nhạc nhiếc. Thăm viện bảo tàng. Đi xem tranh. Ra bãi biển nằm. Hứng thì trèo non lội suối. Nếu có thêm bạn ít ít cãi cọ nữa thì tuyệt vời!
    [​IMG]
    giày thời trang năm nay, sắm ở Kyoto
    Sự tách bạch ra để có thể đi đứng một mình đối với người đàn bà là một điều khó khăn. Vì người đàn bà thường bị dính cứng với tha nhân. Không nỡ đi chơi một mình. Không đủ khả năng tự đi chơi một mình. Không có nhu cầu đi chơi một mình. Cả cuộc đời người đàn bà nhất là sau khi lập gia đình, sau khi có con, là dính liền với bầu đoàn phu tử. Lâu dần, người đàn bà sống trong khung gia đình ấy đã bị điều kiện hoá. Lấy nỗi buồn niềm vui của chồng con làm niềm vui của mình.
    Có những ngày chúng tôi chia tay.
    Nguyễn Vũ Khuyên ở một nơi riêng.
    Lê Thị Huệ đi một nơi riêng.
    Từ Kyoto tôi đón chuyến xe lửa đi Nara một mình. Tiếng Nhật dàn trời. Người Nhật không nói Tiếng Anh. Tôi vận dụng hết mấy quyển sách hướng dẫn du lịch và lời hướng dẫn của chồng về đường xuống Nara. Thế mà xém tí nữa là cũng lạc tàu điện ở ga Saidaiji.
    Nhìn nước Nhật dọc hai bên đường nhà cửa khang trang. Nước Nhật chỉ sơn nhà vài màu, như màu nâu hay màu lục đáy. Tôi nhìn suốt từ Tokyo xuống đến Nara. Người Nhật khác người Việt trong cách chơi màu nhà cửa và kiến trúc. Việt Nam chơi màu sặc sỡ bảy màu cầu vòng hết biết. Trong khi người Nhật dùng rất ít màu, và thường dùng gam chìm. Về điểm này thấy rõ người Nhật lý trí người Việt tình cảm.
    Ngôi chùa Todaiji ở Nara lam tôi muốn đi tìm hiểu là vì nó có một tượng Phật bằng gỗ cao và to nhất thế giới. Nhưng điểm thú vị là tôi so sánh và thấy chùa Nhật và Chùa Việt Nam ở thế kỷ thứ 8 rất gần nhau. Cũng thờ Phật Ấn Độ truyền theo ngả người Hoa Kiều: Còn hai ông thần đứng canh chùa tại đây. Cũng có ngáng cửa như chùa cổ Tàu và Việt Nam. Chỉ khác là chùa Nhật to thiên thu vĩ đại, còn chùa Việt Nam bé nhỏ mát mẻ. Thiên niên kỷ thứ 8 còn giống nhau thế thì cái ngả rẽ của Nhật và Việt ở khúc quành nào, để hậu sinh đương đại liếc nhìn về đất nước Việt Nam mà tiếc thương cho một xứ sở đứng hạng bét thế giới, so với một nước Nhật hiện nay biết lo cho phúc lợi của người dân còn hơn cả Đế Quốc Mỹ !
    Chỉ là câu phúc lợi của người dân nằm ở đâu mà tôi và Nguyễn Vũ Khuyên tranh luận liên tiếp trong những chuyến đi xe bus, xe lửa, đi dạo bộ ...
    Chúng tôi cầm theo mấy quyển sách để "cãi". Trong đó cỏ quyển Three Steps On The Ladder Of Writing (Ba Bước Trên Bậc Thang Viết) của Helene Cixous và quyển "Female Chauvinist Pigs, Women and the Rise of Raunch Culture"(Con Heo Cái Vũ Phụ: Phụ Nữ Và Đợt Trỗi Dậy Của Nền Văn Hóa Thô Tục) của Ariel Levỵ Nguyễn Vũ Khuyên nói gốc của Ariel Levy là dân làm báo, không phải là dân nghiên cứu, nên đọc cho biết. Tôi nói mỗi lần đọc sách của Helene Cixous là tôi bực mình. Tốt. Vì nó làm mình bực là thúc đẩy mình làm việc. Ariel Levy gióng lên tiếng chuông về cái mốt ngôn ngữ thô tục đang bị các anh lớn và các em nhỏ Hollywood xử dụng tận tình. Sao mà bà ta bị ám ảnh bởi văn hoá Hollywood quá. Cái gì cũng mang Hollywood ra làm bàn đạp để so dâỵ
    Tôi và Nguyễn Vũ Khuyên tán về trí thức Mỹ trí thức Pháp. Cứ nhìn sách của Helene Cixous và Ariel Levy thì thấy. Bọn Pháp ưa lý sự triết lý mơ màng như sách của Cixous viết. Trong khi Mỹ thì trọc lóc thực tế. Đọc sách Levy là kê toa rõ ràng, nói đâu hiện thực đó
    Female Chauvinist Pigs, Women and the Rise of Raunch Culture" của Ariel Levy và Talk To The Hand: The Utter Blooddy Rudeness Of The World Today, or Six Good Reasons to Stay Home and Bold the Door" của Lynne Truss ((Nói Chuyện Với Đầu Gối:Sự Tàn Nhẫn Cực Kỳ Đẫm Máu Của Thế Giới Ngày Nay, Hay Sáu Cái Lý Do Tốt Để Ở Nhà Và Khoá Chặt Cửa Lại), được viết bởi 2 nữ tác giả, là những quyển sách Gió O nên điểm. Nhưng ai điểm đây. Người này đùn qua cho người khác. Văn hóa thô tục đang ngoi lên rần rần ở Mỹ mười mấy năm nay (và các anh chị em Việt Nam trong lẫn ngoài nước, dưới sự chỉ đạo của những đàn anh đầu nậu văn chưởng trong và ngoài nước, cũng đang loe ngoe vùng lên đòi ... bắt chước mốt này) .
    Chúng tôi chán cái sự bắt chước, nên chả ai muốn bàn.
    Có trí thức đi chơi chung tranh luận những câu chuyện trí thức há không khoái sao !
    Thưa bạn đọc Gió O, thời đại tơ net (chữ của Nguyễn Thế Hoàng Linh) con người đối mặt với một cái máy. Thế giới thu nhỏ lại giữa cá nhân với màn ảnh com. Cuộc đời chung của mọi người và cuộc sống riêng của cá nhân dễ bị xóa nhoà ranh giới. Con người giao tiếp với thế giới bằng màn ảnh com. Và con người đã đổ thốc đổ tháo tim gan phèo phổi thân xác lẫn linh hồn mình xuống màn com trên những trang blog, những trang web, những forum, những room chít chát, những palktalk, những game, những email ... và còn những gì nữa đây .... Không ai biết tơ net sẽ dẫn đưa thế giới này đi về đâu kể từ ngày nó túm lấy được linh hồn và thân xác của chúng ta, và đẩy nhân loại vào ngôi nhà mồ khổng lồ khốc liệt của nó.
    Tôi đang làm công việc của một công dân mạng. Tôi đang đổ chút tôi xuống màn ảnh com, làm một chút con người đương đại, gọi là diễn thử vài trò nữ chủ bút của một trang web Tiếng Việt đi cùng thời đại.
    @???!!!&*%$#):-)";'''''''',./?***
    chẳng biết nó là cái gì
    nhưng là thơ
    ly cà phê trong quán vắng tím
    tôi cùng tím suốt buổi chiều tháng chạp
    những bài thơ bay lên không gian lơ
    nhớ người đàn ông nũng nịu trên tóc
    hôn tôi đi tháng giêng sắp đi mất
    giấy mực đã bay lên khỏi bàn net
    không tìm ra một cây viết tím
    tháng giêng thơ mềm chảy những mắt nắng
    lục bát tía như bàn tay anh vờn quanh cổ
    trừu tượng treo từng muỗng nước mắm reo xa
    lòng buổi sáng vàng úa bài thơ tình chay
    thời gian ướt tiếng thở dài
    đốt trái pháo thơ đẹt hậu hiện đại
    có phải anh vừa bước qua hè phố
    bóng người lướt nhanh hơn lịch sử
    để lại những bài thơ sầu lên thành quách
    tôi ngồi tím thơ bay lên từ ly cà phê trắng
    nhuộm khuôn mặt tôi đen ngầu
    thèm chết theo những câu thơ già
    vừa nhâm nhi một mình trong Kyoto qúan vắng
    [​IMG]
    lê thị huệ
    chủ biên
    Gió O
    Được aoxanhaovang sửa chữa / chuyển vào 20:04 ngày 29/01/2006
  7. aoxanhaovang

    aoxanhaovang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/03/2004
    Bài viết:
    61
    Đã được thích:
    0
    [​IMG]
    ảnh: nguyễn thị lệ-liễu
    Nguyễn Thị Lệ-Liễu
    houston
    NHỮNG Ô CỬA CỦA TÔI
    Trái tim tôi là căn nhà có nhiều ô cửa.
    Khi ngồi một mình tôi hay lẩn thẩn mở ra xem
    Có ô màu hồng, màu xanh vui tươi, hy vọng.
    Có ô màu tím, màu lam buồn bã, âm u.
    Trong ô cửa thời thơ ấu
    Có căn nhà với giàn nho xanh
    Có mẹ tôi tóc búi, rất gần
    Có buổi sáng theo anh lên núi hái sim,
    Buổi chiều theo chị ra bờ sông bắt ****.
    Con bé có hai má phúng phính,
    Là tôi.
    Suốt ngày lang thang chơi dưới gốc cây xoài, cây khế.
    Chủ Nhật đợi mẹ thắt bím mặc áo đầm hồng đi dự lễ.
    Ô cửa chứa đầy mộng mơ ngày mới lớn
    Tập tểnh biết buồn,
    Tập tểnh làm thơ
    Lời thầy giảng trôi theo mây ngoài cửa lớp
    Những con số, những mệnh đề theo gió thổi ngoài hiên
    Lung linh trong nắng
    Một tình yêu chưa kịp thành hình.
    Ô cửa thời thiếu nữ
    Vội yêu, vội học
    Giảng đường những chiều gió lộng
    Thư Viện Quốc Gia những buổi trời mưa
    Anh và café bít-tất
    Nhỏ từng giọt đắng
    Đen cả khoảng đời.
    Ô cửa có tiếng cười thơ trẻ
    Những đứa con bụ bẫm
    Tập lẫy, tập bò, tập đi, tập nói.
    Hương nồng của tình yêu,
    Sữa ngọt của cuộc đời.
    *
    Ô cửa có màu đen, màu trắng
    Ô cửa nhuộm đầy nắng, phủ đầy mưa
    Tôi hoài mở ra, đóng lại
    Những ô cửa của tim tôi
    Rồi thấy mình buồn bã
    Tự hỏi
    Khi tôi qua đời
    Ai sẽ đóng mở những ô cửa cho tôi?

    Linh Phương
    kiên giang
    S À I G Ò N 2 0 0 5
    Sài Gòn
    không còn rộng như trước năm 75
    Thuở ta bắt đầu lang bạt
    Hương cà phê Hầm Gió đêm nào
    đãtừ lâu rơi mất
    Ba mươi năm lục tìm ngăn ký ức
    Em của ngày xưa
    giờ cũng rất xưa
    Sài Gòn
    trong ta chỉ có hai mùa
    Nắng bụi
    ngồi công viên nhìn cây cỏ
    Mưa nhòa
    ngồi đâu đó làm thơ
    Sài Gòn ba mươi năm lòng vẫn nhớ
    Ô ngói hồng lúc tiễn ta đi
    Quán sách cũ
    Em bán hàng đưa khăn vẫy
    Giấu trong mắt mình giọt lệ bâng khuâng
    Sài Gòn trước năm 75
    Bầy chim trên hàng sao thường xuyên dậy trễ
    vực dậy bình minh trong trẻo buổi sớm mai
    Người công chức già thong thả đạp xe vào nhiệm sở
    Cô sinh viên ung dung đến giảng đường
    Em gái học trò thản nhiên cắp sách
    Chị bán hàng rong tất tả qua từng ngõ hẻm
    Gã hành khất mù khảy đàn- bắt chước giọng đệ nhất danh ca Út Trà Ôn xuống xề sáu câu vọng cổ ?oTình anh bán chiếu" nghe buồn đứt ruột ?"đứt gan
    Sài Gòn
    không còn rộng như trước năm 75
    Hoa duôn đỏ không còn đỏ chỗ ta- em- hẹn hò- thề thốt
    Khi thành phố ngày càng thêm chật chội
    Với những ngôi nhà cao tầng hiện đại che khuất tầm nhìn
    Với những bảng quảng cáo rực rỡ ánh đèn đêm
    và những cột ăng-ten chọc thủng bầu trời xanh thăm thẳm
    Sài Gòn 2005
    Ta trở về
    Góc phố không còn ai đứng đợi
    Em của ngày xưa
    giờ cũng rất xưa
    Sài Gòn 2005

    Quế Hương
    đà nẵng
    NGÀY ĐI LẠC


    Tôi lại về tắm trong xanh và tĩnh lặng
    Dạo phố huyên náo khẽ khàng
    Làm người - giàu - không - khóc
    Hoa nắng trên tay là những đồng tiền vàng không đánh đổi
    Ngọc hứng dưới hiên mưa cũng là ngọc ảo
    Niềm vui lóng lánh, long lanh.

    Tôi đi qua căn nhà cổ bình yên
    Tự tại cũ như ngày tôi chưa có mặt
    Bầy chim sẻ chí chát đánh chuyền trên mái bằng âm thanh
    Thẻ ngọc chạm nhau thức hoa rêu dậy
    Cười an nhiên?

    Đường - Phượng - Bay
    Có kẻ thiêu mình trong ánh lửa kỳ ảo
    Người đàn bà chết còn con bé xửa xừa xưa sống lại
    Lang thang tìm...Quán - Búp - Bê !

    Buổi trưa hoa sứ trắng như trăng thơm trên thành cổ
    Gặp Ngu mỹ nhân thảo ( 1 )
    Nàng vẫn ngóng Hạng vương
    Mắt lá như dáng thuyền ứa lệ máu.

    Dội xuống lòng tôi hương thơm sen Tịnh (2)
    Mặt hồ như bức tranh thêu hoa và lá
    Thật hạnh phúc khi không còn chỗ in bóng tôi
    Trên bờ hồ chỉ có con bé đội nón lá sen, đeo chuỗi hạt sen
    Chơi một mình.

    Ngày hôm đó
    Có người đàn bà lạc trong thành phố ấu thơ của mình
    Thời gian không hề
    Có thực !

    (1)Tên 1 loài cỏ trong Thành nội Huế. Lá dài, thân mỏng, nhựa đỏ thắm
    (2 ) Sen hồ Tịnh Tâm

    Nguyễn Trọng Tạo
    hà nội
    BỨC TRANH GIÊNG
    Giêng vừa động cửa cỏ mở chân trời
    lay phay mưa bụi hiện nét em cười
    anh đóng khung tranh mạ vàng treo chơi
    tranh treo mồng tư ngất ngư mồng bảy
    đôi môi em cười thành hoa hồng cháy
    thân cành mọc gai cứa lòng đau mãi
    có một đêm rằm chợt lạnh vầng trăng
    bay vào khung tranh soi giấc anh nằm
    lay anh tỉnh dậy ngậm ngùi xa xăm
    thì ra tháng Giêng nhớ em quá thể
    anh thấy em về giữa miền mộng mị
    và cái khung tranh chính là khung cửa
    từ bấy đến giờ anh có tháng Giêng
    ngọt ngào mòng mọng ảo mờ chung chiêng
    tháng Giêng ngà ngọc cứa và niềm riêng...
    Nguyễn Trọng Tạo
    NHỮNG BÀI THƠ BỊ LỖI
    mơ thoát khỏi dòng sông những con cá cố nhảy lên bờ
    tôi không mơ trời cao tôi ở trọ trời cao
    căn hộ khép kín ép chặt dần tháng ngày
    chiếc computer trong xó tối mở ra thế giới
    lách cách lách cách lách cách lách cách
    không chịu nổi à ơi
    không chịu nổi chuẩn mực
    lách cách lách cách cạch
    computer lỗi
    đôi khi lỗi lầm mở ra tư duy mới
    đôi khi không thể làm thơ lại tốt hơn làm thơ
    trở lại giấc mơ đập vỡ bức tường
    thấy hiện ra người quả phụ trẻ
    mắt đắm đuối quở trách
    lách cách lách cạch lách cách cách
    một bóng người đè nặng một bóng hoa
    những con cá đói khát trên đất khô
    quẫy nát bóng người bóng hoa
    quẫy nát computer
    quẫy nát bức tường vỡ
    quẫy nát trời xanh
    tôi thoát khỏi có vần không vần à ơi không à ơi hũ nút không hũ nút
    tôi tự do lơ lửng trời cao.
    25.2.2005
    Được aoxanhaovang sửa chữa / chuyển vào 20:11 ngày 29/01/2006
  8. aoxanhaovang

    aoxanhaovang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/03/2004
    Bài viết:
    61
    Đã được thích:
    0
    Đặng Thân
    hà nội
    PHỐ ÂM U NGÀY ĐÔNG

    nhợt lạnh
    ngược xuôi đời tẻ nhạt
    kìa bên hiên
    ai đó quạt than
    lửa hồng ấm nóng
    sinh sôi
    đưa đẩy
    trôi
    ai ngồi đứng
    ai bay bơi
    ai rối bời tâm sự
    tự nhiên
    lòng hiền
    như tiên
    như điên
    người phiền
    người nghiện
    người chập cheng
    leng keng xe rác
    xúc hết đi những dơ lụy dáy ai trần
    lại đầy tắc cống
    chó rống chào xuân
    nhịp lòng xuẩn động ngày cuối đông
    sặc sỡ phố trần nhân tông
    muôn mầu áo phủ náo nức
    mẹ chen
    em chen
    con chen
    nó chen
    lục tìm những mảng mầu rực rỡ
    để che lên
    thân xác hạ nhiệt/tâm/tầm
    trầm ngâm
    thâm

    10.1.06



    Hoàng Xuân Sơn
    montreal
    H Á T T H Ề
    còm cõi đêm thụy . trói
    áo trời nẫu sương thu
    Tiếng hát chắn đầu gió
    reo ca ở độ thùy âm
    suối mộng mơ rù rì chân khép
    không vơi tự trời cao giọt chép buồn mắt xuyên
    đắm chơi vơi lòng trẻ
    đêm áo rắn trườn bay tóc
    lả ngọn xanh . chiều
    chiều bao giờ ơi
    có khi mịt tối thang âm góc khuất
    sóng mơn man vành tửu rưng hoe
    lệ đằm đằm kéo
    thời dung tưởng mi bạc ngoài trời
    không sương
    chân cổ cao ngôi thủy tinh dài
    hồng đượm thắm
    tâm sự tâm sự ngấu nghiến cơn môi thèm
    khát rệu mềm bọt ứa
    rượu nhòe tiếng bấc rao trên bục điếng người
    khuỵu dần bóng . xuống
    cứ giả vờ xót xa lòng mụ mị khôn cùng
    nhỏ nhẹ cầm tay đếm ngón
    dị ảnh người thất tung
    người đi mất tháng mười một thơ không về
    tháng chạp vời vời đâu giêng hai nỡ ?
    che mặt đi
    đừng bắt nhớ câu thơ dịu hiền đừng bắt viết
    mảnh giấy vo tròn ném lên gai góc
    cứa bào u minh
    lưỡi mỏng lúa biện tình
    nói hộ trăng thuyên
    cơn bệnh thản hương tăm sùi sụt
    giữ rịt con mắt cười
    giọt hôn treo
    tiếng hát kín rào dây ngạt rùng tâm thất
    mối buộc đầu cơn rung có khi quay về hoa đã chạnh
    hát thề long lanh .
    Dallas/Montreal
    Novembre 2005



    Trần thị LaiHồng
    florida
    B Ố N M Ù A

    X U ÂN
    theo mùi hương hoa Mai
    chèo bẻo cao giọng gọi mặt trời
    a ! Mùa Xuân đây rồi !

    H Ạ
    sóng bạc vỡ trên ghềnh
    bồng bềnh buồm biển trắng lênh đênh
    Hè cười tươi đoá Sen

    T H U
    vớt một nắm sương mù
    rưng rức mùa Thu khóc trong tay
    từng đợt giọt vàng bay

    Đ Ô N G
    với cửa khép cài then
    nhốt bon chen chung với bụi đường
    vườn thầm lặng toả hương

    Hoa bang
    2005



    Nguyễn Lương Ba
    dallas
    LĂN BƯỚC TỰ DƯNG

    Đột nhiên lòng không ngừng lột tả
    Tự tương lai rũ lòng khát vọng
    Đi về trên con đường đã nhẵn
    Tự dưng và vô hình toàn vẹn.

    Sự thật cạn mù mờ, tương lai
    Một nơi nào khi tôi đính hẹn
    Đeo trong lòng một tiếng chuông rung
    Bổng đâm mình giữa cõi viễn vông.

    Hãy bình yên dọc theo điểm tựa
    Nổi hân hoan từ đâu ghì chặt
    Có ai chăng? Người tôi hằng muốn
    Gặp. Thật không sai, tôi bước vội.

    Như kẻ sống vô tâm , ôm mình
    Như tảng đá . Tôi dậm chân đổ
    Từng xúc động . Đứng bên ngoài cỏ
    Ướt vườn hoang, ngữa mặt hát rong.

    Gõ cửa nhà ai, chợt thấy mình
    Ôi sự sống trăm đường giác ngộ
    Nhắc tôi một lối biết ơn người
    Lăn hồ đồ trí não không quen.

    Hãy giựt phăng bao điều rêu mốc
    Thả xuống vùng nước đọng xanh xao
    Nhưng thật không bao giờ hiểu được
    Tôi nên giữ lấy kề bên (trên).

    Hồn ai vui vừa hát trong ta
    Gieo lệ ngọc mừng vui in sẵn
    Chân tay mở một vòng trói buộc
    Tự dưng đời sâu kín miên man.

    Hãy đứng trong đời ta biến động
    Mãi rong mình ngoài xúc động tử
    Sinh. Như một chiêm bao. Dật dờ
    Cơn biển lặng. Vô cùng trắng xóa.

    01-2006.



    Nguyễn Ngọc Hải
    hà nội
    BÀ GIÀ ĂN MÀY TRONG THÀNH PHỐ

    Bà già ăn mày vào ăn xin trong khu ở dành cho các diễn viên hàng sao của một hãng phim truyền hình
    Bà chìa tay cúi rạp mình xin sự bố thí của cô diễn viên thường hoá thân trong một nhân vật giàu lòng trắc ẩn và vô cùng tốt bụng
    Hai tay chống nạnh cô gào lên như mụ hàng cá:
    "Có biến ngay đi không! Đây để của thiu của thối cũng không cho đâu nhé!"

    Bà già ăn mày vào ăn xin trong khu ở của các văn sĩ nổi tiếng
    Bà chìa tay cúi rạp mình xin sự bố thí của ông nhà văn chuyên viết về số phận những người nghèo hèn với sự đồng cảm sẻ chia và tấm lòng thương người mà hiếm nhà văn nào có được
    Ném mạnh cây bút đang viết vào mặt bà văn sĩ hầm hè như thằng du côn:
    "Này mụ già! Lượn đi không ông thả chó cho nó cắn rụng răng mụ bây giờ!"

    Bà già ăn mày vào ăn xin trong ngôi nhà của một doanh nhân thành đạt nổi tiếng khắp cả nước trong việc làm từ thiện
    Bà chìa tay cúi rạp mình xin chút cơm thừa canh cặn của gia đình vì cả ngày chưa có gì vào bụng
    Ngài doanh nhân sai con người ở đuổi bà đi bằng cách ném những miếng xương mà lũ chó Tây đã xơi xong vào khắp người bà
    Bà cố hết sức chạy đi bỏ lại sau lưng tiếng cười hô hố của ngài từ thiện

    Bà già ăn mày vào ăn xin trong khu ổ chuột dành cho những người bần cùng của thành phố
    Bà chưa kịp chìa tay cúi rạp mình thì cô chủ nhà là một cô "ve chai đồng nát sắt vụn hỏng bán đê" đã nhẹ nhàng dắt tay bà ngồi lên cái giường tre ọp ẹp rồi dịu dàng:
    "Con mời bà xơi tạm chén nước
    Rồi rước bà xuống ăn bữa cơm đạm bạc cùng gia đình con"

    Nguyễn Ngọc Hải
    CẮN VÀ CHỬI

    nhe nanh
    giơ vuốt
    gầm gừ
    những con chó lao vào cắn nhau

    phồng mồm
    trợn má
    hầm hè
    những thằng thanh niên lao vào chửi nhau

    chửi và cắn đều là động từ
    đều phát xuất từ cái ống đựng cơm và tạp chất
    nếu khi cắn chó có thể truyền virus dại
    thì khi chửi người có thể truyền trực khuẩn gây thối

    chửi
    mấy thằng thanh niên có học ném trực khuẩn thối vào
    miệng nhau
    cắn
    mấy con chó vô học cắm virus dại vào mõm nhau

    cắn
    virus dại chỉ tác động cục bộ vào hệ thần kinh
    chửi
    trực khuẩn gây thối tác động toàn thân

    nhiều khi chó và người có thể chỉ là một
    nhiều khi chửi và cắn có thể chỉ là một
    nhiều khi người hoá thành chó mà không biết
    nhiều khi chó hoá thành người mà không biết

    Huỳnh Lê Nhật Tấn
    đà nẵng
    KHOẢNG SÂU CỦA ĐÁY
    1.Vòm của mái
    Tôi được nhìn lỗ hỏng bởi đáy
    tận cùng là những hạt đậu vươn mầm
    một chút sáng
    một chút long lanh lăn qua víu ngã linh hồn chết
    trong chiếc hố...
    người ta sẽ thở dài phun ra khói và gió ngang
    mọi phiền muộn dành đi trên quả sầu
    tưởng chừng tình yêu sẽ lọt hũm
    Tôi?
    Chính bản năng hóa thành câu thánh lượt lật
    Từng hạt cát
    Từng lưỡi cắt biến vào vụng đáy là hố sâu
    Và con người sợ mình nằm trên thập tự
    Em sẽ chui sâu theo mòn lối dục tính
    Nẩy sinh ra tôi?
    Sầu chết trên hố rác dơ bẩn lấp đầy tanh hôi
    Tôi có giấc mơ bằng xác hôn nhau
    Múa
    Múa trong miệng để thức cầu nguyện những khung tròn
    Buột chặt cây cột xanh màu ma quái
    Dường như tôi đi vào
    Vực thẩm vẽ lên
    Nàng tiên thánh thiện
    Hữu thực ý nghĩ khởi thủy về một giống nòi
    Hết...chấm dứt lời tận đáy vang lên dáng chữ
    Dậy vào lòng người sâ ngoằm cái tôi tăm bỗng hiện
    Tôi tội lỗi nghẹn thở ôm những quả mầm vươn lên cao trào
    Bật lên âm lượng vờ của gió biển cuộn hồn
    Và tôi lang thang suốt đêm để được mơ
    Thấy con quỷ
    Đi
    Bị chiếc bẫy ăn vào ngục dục
    Thân cây trội chói xiêng
    Xiêng...nghiêng
    Vụi tan giấc mơ đi mênh mông
    2.không khí rơi vào đáy
    Bắt đầu tôi trở lại ngày
    Đi trên điểm đậu của hạt nhân từ giống
    Của quả địa cầu đa sắc cuộn ổ rắn già
    Tởn xoa đầu lè lưỡi
    Aâm nồng của tinh yêu chớp
    Sự tâm hương bật người em nhảy múa
    Khoảng thân trần truồng tắm
    Tôi rờ linh hồn chết?
    Tôi khóa đi những suy nghĩ tìm bàn ngón tay thon
    Dài rẫy lên bài ca hùng vĩ của thiên nhiên
    Lũ chó tru ca và đánh mùi kẻ trốn chạy
    Có cả bóng ma bên cạch rừng già
    Tôi uống bóng cao lên mộng mê
    Bãi cát biển cuộn tất cả xoáy vào hố đen
    Lấp đầy vang tiếng vang đổi ngày
    Tôi nói rằng:
    Cây cối bỗng hàm hở già nua linh nghiêm
    Lời van xin
    Tôi sống lại những ngày không nhìn ra ánh sáng
    Qua đi.
    Lướt trên núi thành tâm hồn
    Tôi họa ra những gam màu nóng rợn
    Thảo mộc là chiếc hôn vào thân thể
    3.tiếng nỗ vang
    Tôi muốn đi tìm sự run sợ
    Nỗ vào bí ẩn
    Khí lượng bao chùm vào con người lòng tự trọng
    Một sinh khí đất trời
    Tôi yêu những con cá lội lượm những côn trùng đêm
    Hỡi phù thủy phép nhuộm
    Tôi đang đứng khi không gian chao đảo chiều sâu
    Tôi tràn đày sinh lực trong châu bấu lấp lánh
    Hỡi những lỗ sẽ lấp đấy vào tan tiếng
    Tôi hóa khiếp căng tròn hóa lữa
    Tôi sinh nở được lấp đầy vào hang ổ đá vọng dài
    Vọng sâu chiếu mệnh loài động vật bốn chân
    Hỡi mũi tên độc dược
    Tôi nằm trên đồi mơ giấc tan vào hố sâu
    Tôi còn ở lại trần gian nghe tiếng dội
    Và bản giao hưởng còn lại trong thơ
    Tôi biến thành hạt_ quả trong thai nghén.

    Huỳnh Lê Nhật Tấn
    BÀI CA ÁNH XUÂN
    Trên bức tường cao
    Tấm ảnh hồng hoa treo
    Múa nhảy những âm lượng trầm bỏng
    Vòng mắt sáng lên chuyện tình xuân.
    In thành vết
    Câu chúc rỗi mỗi con số tự biết đi
    Trước tiếng cười từng ngày
    Lùa tâm hồn mênh mông lắm
    Những đứa bạn dang tay lao vào tổ ấm
    Đêm-ngày vận vào đất
    Và gió hôn môi đem giọng hát tuổi thơ
    Mang màu áo in sặc sở dòng chữ
    Xuân.
    Nở lên ban mai dịu ngọt thước phim kỷ niệm
    Mang lửa vào mắt
    Chở hồn xuân đi
    muôn loài sao không nghe xuân đã về rồi
    hương mai vàng ca tình yêu xưa tỏa ngát
    cây cối sần vết tham lam
    đã tan vào màu xanh lạnh
    lo.
    đêm
    tôi sẽ rớt câu nói hồng hoa sắc mặt
    tôi rót cạn men rượu hồng đào
    rưng lung lay vào mặt tôi màn biển lặng
    Bầu trời với vì sao dài căng tia sáng
    Thức sáng tung cánh câu thơ
    Bay trên tóc phai
    Tình nghề nghiệp long đong
    Hòa sóng thấm nhành lan người yêu tôi
    Hấp hối tháng năm
    Đợi
    Và ngoài vườn thoảng hương
    Kịp nở em mừng cười múa ý niệm
    Âm điệu tuyệt vời của tiếng nói xuân ca
    Tròn như hoa mười giờ
    Nở theo thời điểm từ ngọn nguồn
    Mang hòa lẫn đủ hương hoa muôn loài
    Và chúng tôi yêu tiếng nói trong cách nhìn
    Mùa xuân riêng cho mình
    Mùa xuân mang lòng không kịp trôi...
    Của con người quanh ta mãi khốn khó
    Yêu thương
    Lo chẳng tìm được mùa xuân?
    Gọi không trong bao cô gái mắt buồn
    Không nhảy
    Thỏa dáng điệu nhảy tự do
    Trên câu nói ngữ âm
    Tôi trở lại nụ cười.

    [​IMG]
    Gió O. Tết 2006 . Gió O. Thơ . Gió O. Tết 2006 . Gió O. Tết 2006

  9. aoxanhaovang

    aoxanhaovang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/03/2004
    Bài viết:
    61
    Đã được thích:
    0

    [​IMG]
    Hà Cẩm Tâm
    THÂN PHẬN CHÓ
    THỜI TIÊU THỔ KHÁNG CHIẾN

    tản mạn
    Tháng 8 năm 1945 là khởi đầu của phong trào tiêu thổ kháng chiến. Thanh niên tiền phong tầm vông vạt nhọn, "Mùa thu rồi ngày 23 ta đi theo tiếng ca sơn hà nguy biến". Rền khắp trời lời hoan hô dân quân nam nhịp chân tiến tới trận tiên... Nóp với giáo mang ngang vai nhưng thân trai nào kém oai hùng !" (ca khúc Nam Bộ kháng chiến" của Tạ thanh Sơn). Du kích quân, cảm tử quân với dao găm gươm giáo lựu đạn chụp đồn giết Tây, ám sát Việt gian tay sai giặc Pháp như các tên thông ngôn , các tên theo Tây bố ráp, hôi của , đốt nhà dân chúng, những tên điềm chỉ viên đầu đội bao bố khoét hai lỗ tròn chỉ mặt các người bị Tây bắt ai là ********* trong các cuộc ruồng bố. Phá cầu gỗ cầu sắt, đốt nhà những điền chủ ác ôn, các nhà giàu cho vay cắt cổ, liệng lựu đạn trong các rạp hát bóng... Máu lửa tràn lan. Bạo tàn khắp chỗ.

    Đáng thương nhất là các con chó ngây thơ vô tội. Phong trào tiêu thổ kháng chiến ra lịnh phải khẩn trương thủ tiêu tất cả loài chó. Lý do là tiếng chó sủa làm lộ tông tích các du kích quân đang hoạt động ban đêm. Chợt nhớ bài hát "Đoàn Quân Ma" : Vì nước suốt canh thâu trong đêm tàn chân lần đi. Khuất sâu trong bóng mờ ta xông pha . Lướt qua sông qua suối, qua giông tố mưa gió ầm ỉ ... Hình như tác giả ca khúc Đoàn Quân Ma là Lưu hữu Phước, quý bạn nào biết xin vui lòng bổ khuyết, cám ơn .

    Con chó Cỏ (1) nhỏ xíu và 2 con chó Mực (2) và con chó Cò (3), thuộc loại lớn con, đương nhiên nằm trong danh sách bị tử hình. Tôi có ý định lấy mấy cái lon thiếc chụp miệng chúng và lấy dây buộc lại để chúng đừng sủa mà phải bỏ mạng. Nhưng tôi đã đánh giá sai lầm về sư thông minh, về bản năng sinh tồn, về sự " siêu du kích " của Cỏ, Cò và Mực. Từ ngày có lịnh sát cẩu là 3 chàng ta thủ khẩu như bình, biến dạng biệt tích suốt ngày đêm, đến khuya lắc khuya lơ mới âm thầm mò về nhà, lách nhẹ nhàng vô cái phên tre cửa sau nhà, chui vô đống giẻ bùi nhùi và rơm, nằm êm ru bà rù không nghe tiếng thở . Tôi kêu ra vuốt lưng vò đầu an ủi, cho chúng cơm nguội và mấy miếng xương cá khô . Ăn xong chúng chớp chớp mắt cảm động nhìn tôi cám ơn và cụp đuôi lặng lẽ tìm nơi bí mật chém vè. Ôi ! chó mà không cho sủa !

    Chiến tranh có nhiều cái lịnh điên khùng tàn bạo, phi lý, khôi hài không thể tả !

    Con chó Phèn (4) khoẻ như chó bẹc -dê của chú tư Ngao ngoài vàm sông và con chó Vện (5) của bà sáu Thum trong ngọn rạch đã bị du kích quân giết chết không kịp ngáp và quăng vô các bụi tre gai. Chỉ có con Đốm (6) của bác Ba bên cạnh nhà tôi và ba con Cỏ , Mực và Cò còn sống sót trong sự tảo thanh ráo riết ghê gớm nầy.

    Thói quen của những người dân quê miền nam, dù là dân nhậu, cũng không bao giờ ăn thịt chó vì họ nói chó là người bạn tốt mà cũng là người đầy tớ siêng năng, trung tín. Suốt ngày đêm chó giữ nhà, bắt chuột, bắt rắn, bắt kẻ trộm, hù nạt quân gian, chủ nhà chỉ cho chúng ăn toàn cơm thừa canh cặn xương cá xương heo. Đôi khi nhậu xỉn xỉn lại đá nó mấy cái hết ga hay khi bà xã làm bực bội, lại lấy gậy đập nó rớm máu đau điếng mà hễ trong năm ba phút sau mình kêu nó lại là nó vẩy đuôi chạy đến mừng rỡ đứng chờ mạng lịnh. Như vậy sao mình lại nỡ lòng nào ăn thịt nó cho đành !

    Các món mồi nhậu của dân quê Nam bộ thường là ếch nhái,ga` hấp hèm, bù tọt, cóc, suông, dế cơm lăn bột, cua đồng, lươn um, rắn hổ lửa, hổ đất, ri voi, ri cá, chim các thứ lớn nhỏ, chuột đồng nướng xã ớt, các loại cá như cá lóc nướng trui, cá bông, cá bóng mú chưng tương hột, cá rô mén chiên cuốn bánh trán, khô cá sặc, khô cá nhái, khô cá đuối, cá trèn bầu xối mở, cá lưỡi trâu, cá he nghệ, cá trê vàng nướng vĩ, cá Trà Vinh.. và còn rất nhiều thứ mồi hấp dẫn và các loại cá khác mà tôi không thế nào nhớ hết..

    Năm 1945 gia đình tôi ở nhà quê, thuộc vùng xôi đậu, ban ngày lính quốc gia ban đêm du kích quân nên thường bị lính Tây bố ráp, đốt nhà, bắt bớ. Ba Má tôi dẫn bầy con 8 đứa chạy tản cư về quê Ông Bà ngoại tôi thuộc làng Mỹ tho, quận Cao Lãnh (bây giờ là tỉnh Đồng Tháp), cách làng tôi ở là làng An Bình hơn 50 km đường sông . Phương tiện di chuyển xa cho cả gia đình duy nhất là xuồng, ghe cà dom, tam bảng, ghe chài. Bơi xuồng, chèo ghe ngoài sông, chống ghe trong rạch nhỏ. Cả nhà ai cũng muốn chở 3 con chó theo nhưng tìm hoài mà chẳng thấy đâu nên đành phải ra đi vì trời chạng vạng tối. Sông ngòi chằng chịt, vượt qua không biết bao nhiêu là kinh, rạch, sông nhỏ sông cái suốt 5 ngày đêm mới đến nơi.

    Ông Bà ngoại tôi đã mướn người cất một căn nhà mái tranh vách lá cột tràm vừa đủ rộng cho gia đình chúng tôi tạm trú, nằm giữa khu rừng tràm xanh um mát mẻ. Sinh hoạt hằng ngày thường thường là mẹ con bơi xuồng sâu vô rừng tràm tìm những cây tràm to lột lốt tràm về nấu cơm kho cá luộc khoai. Có lần bất thình lình đụng phải ố ong vò vẽ, loại ong vàng đít, chích rất đau và độc, túa ra đánh má tôi túi bụi tùng bùng. Má tôi quýnh quán quơ dầm vừa đuổi lũ ong vừa bảo tôi bơi xuồng lẹ tránh nơi khác. Tôi nhào lặn xuống nước và trồi lên nhảy vô xuồng nhìn bầy ong đánh má tôi tới tấp, má tôi quơ hai tay lia lịa, quạt phủi lung tung như đang múa, tự nhiên tôi ngã ra cười bò lăn chớ không hề cứu giúp má tôi đuổi đàn ong đi. Tôi coi má tôi bị đàn ong dữ đánh như coi một một màn hài kịch. Không hiểu tại sao tôi lại vô tâm đến thế mà lại được Ba tôi đặt tên là Cẩm Tâm. Đến ngay phút nầy tôi cảm thấy vô cùng ăn năn và hối hận. Xin má tha thứ cho con nhen ! Nếu còn sống, má tôi năm nay (2005) được 105 tuổi.

    Từ nhỏ đến lớn, má tôi chưa hề nói lớn tiếng với tôi lần nào chớ đừng nói chi giận hay la rầy. Đây là lần đầu tiên, má tôi có vẽ bất bình, nhẹ nhàng khiển trách :thấy má bị ong đánh mà sao con cười dữ vậy, bộ con vui lắm hả ? Nhìn má tôi, tôi cố nín nhưng cũng lại cười. Má tôi mắng yêu : chắc thằng nầy nó điên rồi ! Má tôi lại cười với tôi. Hai mẹ con cùng bơi xuồng về nhà. Ôi tình mẹ con ! Thấy mặt mũi má tôi bị những vết ong chích, các chị tôi hích hà đau xót, xúm lại chăm sóc mẹ già. Ba tôi bảo má tôi từ đây về sau để anh tôi và người em trai út tôi đi lột lốt tràm, tự hậu má tôi phải ở nhà, chỉ lo công việc nhà là quá đủ rồi.

    Thỉnh thoảng Ba Má và các con bơi xuồng ra thăm viếng Ông Bà ngoại tôi. Các dì và cậu cũng thường ghé thăm ba má tôi và mua quà bánh cho anh chị em chúng tôi. Tình gia đình thật ấm áp. Thấm thoát gia đình tôi đã xa nhà gần một năm trời. Tình hình đã lắng dịu và yên tĩnh hơn trước. Mỗi đầu làng đều có đồn bót của lính quốc gia canh gác, giữ gìn an ninh nghiêm nhặt. Du kich quân và các lực lượng kháng chiến đã rút vô bưng biền ĐồngTháp Mười. Ba Má tôi có ý định vào tháng sau sẽ trở về nhà làng An Bình. Mọi người nôn nao. Mướn một ghe chài lớn và 4 lực điền lo cho chuyến hồi cư. Nhờ nước xuôi nên sau 3 ngày chúng tôi về đến nhà thì trời đã nhá nhem tối. Ai cũng ngơ ngác tự hỏi không biết 3 con chó Cỏ , Mực và Cò đã trôi dạt nơi đâu hay đã bị các du kích quan xử trảm rồi...

    Bất ngờ hai con Mực và Cỏ đột ngột xuất hiện trước mặt chúng tôi, vẩy vẩy đuôi sủa mừng ríu rít. Cả nhà ngồi xuống ôm Mực và Cỏ như ôm con vào lòng mà không cầm được nước mắt. Má tôi và các chị tôi khóc nức nở, đôi mắt Ba tôi đỏ hoe, tôi cũng không ngăn được dòng lệ vì biết con chó Cò đã chết vì bị giết hay vì đói và nhìn thấy hai con Mực và Cỏ chỉ còn như hai bộ xương khô, thân hình rút nhỏ ốm nhom nằm trên mấy cái chân khẳng khiu, xương sống xương sườn lòi ra như nhũng khúc gỗ khô đét ...

    Má và các chị tôi lấy cơm nguội và cá kho rạ. Mực và Cỏ vồ lấy, ăn không kịp nhai, nuốt trọng mắt nghẹn trợn mắt mấy lần. Ăn xong hai chàng ta xuống mé sông thè lưỡi "chóc chóc chóc" uống nước một cách ngon lành như uống sữa tươi.

    Con chó là loài thú vật nhà dễ thương đầy ơn ích nhất. Thế mà con người lại cho loài chó là loài tồi tệ nhất, hề ai lừa thầy phản bạn thì gói là đồ chó má, ai hư hèn mánh mung là cái thứ chó đẻ, kẻ nào gian dâm lường gạt là quân ********. Người phụ nữ nào có nhiều bồ bịch, ăn chơi, lang bang thì được các nhà tiền bối gọi là đĩ chó.

    Hễ muốn doạ kẻ trộm cắp là đóng cái bảng trước cửa nhà : Coi chừng chó dữ, phía dưới vẽ hình đầu chó nanh vuốt gớm ghê như quỷ sứ. Có một tên trộm lẻn vô tóm hết vòng vàng nữ trang và các món quý giá rồi ra đi một cách an toàn êm ả trong một ngôi biệt thự trước cửa có bảng coi chừng chó dữ. Tên trộm để một cái note trên mảnh giấy nhỏ dán chồng lên cái bảng "Coi chừng chó dữ" rằng : Con chó hiền khô, đừng nói oan cho nó.

    Bò, trâu kéo cày, kéo bừa, kéo trục, kéo xe, vất vả nhọc nhằn trong công việc đồng án nặng nề, không hề ngơi nghỉ, tánh tình hiền từ, vâng lời chủ lại ăn trường chay như một tu sĩ thứ thiệt ( chỉ ăn các loại rau cỏ) và uống nước lả, khi vãng sanh cúng dường toàn bộ thịt, da, sừng, xương cho chúng sanh tuỳ nghi xủ dụng. Xí quách (xương bò) là món các tay nhậu chuyên nghiêp rất hảo, vừa rẻ" lại vừa ngon. Thế mà hễ ai ngu si đần độn, nặng tai chậm hiểu thì lại bị mắng : cái thứ đồ ngu như bò hay cái loại đờn khảy tay trâu, mẹc xà lù !
  10. aoxanhaovang

    aoxanhaovang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/03/2004
    Bài viết:
    61
    Đã được thích:
    0
    Ngựa là loài thú có nhiều nhân tính nhất. Trong lịch sứ của đông tây kim cổ, trong các chuyện thần thoai, ngựa là những chiến sĩ vô danh, là nhừng anh hùng dân tộc, coi mạng sống nhẹ tựa lông hồng, lưu danh muôn thuở. Trong lãnh vực nghệ thuật thứ bảy ngựa đóng vai chánh cùng các tài tử thượng thặng Holywood của mọi thời kỳ trong các cuốn phim lẫy lừng bất diệt. Trong lãnh vực nghệ thuật tạo hình và điêu khắc, ngựa là mẫu mã siêu việt, tuyệt vời với đường nét vóc dáng, tính khí vừa oai hùng Tiêu Sơn tráng sĩ lại vừa lẳng lơ con gái dậy thi óng ả tóc mung, vừa là đàn bà một con trông mòn con mắt.

    Thế mà các nhà đạo đức rỡm hễ gặp cô nào tính nết lăng loàn, bà nào bạo dâm thường trực, chị nào xà khúc mời ông xơi, ả nào không chài chồng bạn cũng chôm chồng người thì chửi là đồ đĩ ngựa. Lại có khi dùng chữ "ngựa" như động từ : Ngựa vừa vừa chớ ngựa quá thì mang bầu nghe con ! Có khi dùng như một túc từ : Con út Hí ngoài đầu xóm bề ngoài coi nhu mì nhủ mỉ vậy chớ nó rất là ngựa ...Ô hô ! Thế là thế nào ? Oan ức thay cho loài ngựa yêu quý của tôi. Thật là giận đời nào ai mắt xanh !

    Trâu bị khinh khi, bò bị hành hạ, ngựa bị ô danh, chó bị sĩ nhục và bạc đãi. Chính mắt tôi thấy có nhũng con chó hoang bị xà mâu lở lói tanh hôi lang thang khắp xóm, liếm từng hạt cơm rơi, ăn từng cái lá cỏ để được sống lây lất qua ngày đoạn tháng rồi cuối cùng cũng phải bị chết đói bên đống rác. Nghĩ đến thân phận hẩm hiu của con Mực, con Cỏ con Phèn và các loài vật nhà ở một quê hương có hơn bốn ngàn năm văn hiến mà đau lòng xót dạ .

    Những con chó Mỹ được nâng như trứng hứng như hoa, được ăn những thức ăn đầy sinh tố dành riêng cho chó, được chăm nom săn sóc nuông chiều thương yêu như em bé, được đi bác sĩ khi cảm cúm ho hen, được nệm ấm chăn êm, được chủ tổ chức lễ sinh nhật linh đình, có khai sanh giồng giống tông chi họ hàng như một công dân Mỹ quốc. Khi già yếu dược đặc biệt chăm sóc tận tình. Đến lúc vãng sanh được chôn cất tử tế, mồ yên mã đẹp, mọi người khóc lóc nhớ thương như một đứa con hay một người ban thân thiết. Có người đúc tượng đá hay đống trước mộ để nhớ ơn chó như một tri kỷ.

    Lại nghĩ đến biết bao nhiêu người dâng hiến trọn vẹn tuổi thanh xuân ngà ngọc của mình trong niềm tin mãnh liêt cho đất nước quê hương, nhưng chợt biết ra bị lừa gạt bằng chiêu bài yêu nước thương nòi, cứu dân tộc khỏi ách thống trị bạo tàn, đánh duổi thực dân ra khỏi quê hương yêu dấu và đưa toàn dân đến ấm no hoà bình độc lập tự do hạnh phúc. Bao nhiêu hoài bảo tốt đẹp, bao nhiêu ước mơ tuyệt vời tan tành theo mây khói !

    Cũng thật may mắn thay cho tấm thân và linh hồn nầy, hôm nay được ngồi trên một đất nước tự do thứ thiệt, một nơi chốn hạnh phúc nguyên chất và một tấm lòng thành thật vàng ròng.

    Tưởng nhớ đến những người thân trong gia quyến và những người bạn tâm giao của những ngày xưa thân ái đã chết cho một Tà Phủ vô thần độc ác một cách cực kỳ lãng phí. Tôi thành tâm cầu nguyên cho tất cả được hưởng những hoài bão tốt đẹp và được sống vĩnh hằng trong ước mơ tuyệt vời ở bên kia thế giới.

    Hà Cẩm Tâm
    * mùa đông 2005 .

    --------------------------------------
    (1) loại chó săn rất nhỏ con, siêng năng nhanh nhẹn, đánh hơi thật chính xác, là điềm chỉ viên ngoại hạng, chỉ đâu là có mồi đó : chuột, chim, rắn và các loài bò sát không cách chi chạy thoát .
    (2) chó màu đen . (3) chó màu trắng . (4) chó vàng màu đường phèn .
    (5) chó màu xám tro có những đường rằn ri quằn quện màu lọ nồi xám đậm .
    (6) chó màu ngà có đốm đen chung quanh 2 mắt như quý cô make-up.
    Tên riêng của mỗi con chó thì goi theo màu của lông : con Mực, con Phèn, con Đốm..v...v.. Chó đực chó cái gì cũng gọi là "con" chứ không gọi là "thằng"

Chia sẻ trang này