1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Bài văn hay của Hà Minh Ngọc

Chủ đề trong 'Phú Thọ' bởi kn7982, 24/10/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. sakura2000

    sakura2000 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/07/2006
    Bài viết:
    208
    Đã được thích:
    0
    Chào Teta. Tớ hiểu ý của Teta, nhưng xét đi cũng fải xét lại. Tất nhiên không ai đồng tình với việc đi " thuổng " của người khác, nhưng nếu biết cách biến nó thành của mình , hợp với mình thì đó cũng đáng khen chứ.
    Còn nói nó không xứng với điểm 9+, vậy thì có quá khắt khe không. Ai cũng biết Văn là vô cùng và mỗi người có cách cảm thụ riêng. Nhưng nếu như người khác chưa làm được như em ấy, hoặc giả họ có hơn nhiều nhưng họ ở thời điểm khác thì không thể đem ra so sánh được. Vậy tại sao ta không thể tạo nên động lực để các em ấy thêm cố gắng hơn. Mặc dù điểm cho là nới tay, nhưng mình nghĩ em ấy vẫn xứng đáng. Để suy nghĩ được như " Bạn được sinh ra, đó là một thành công vĩ đại của cha và mẹ" ở cái lứa tuổi như em thì em đã làm đáp án đúng với đề bài " một bài học sâu sắc, ý nghĩa mà cuộc sống đã dành tặng cho em" đấy chứ. Tuy nhiên, em cũng ý thức được không thể ngủ quên trên cái thành công đó " Trách nhiệm của bạn là phải gìn giữ cho vẻ đẹp hoàn thiện của thành công ấy" .
    Túm lại, mình nghĩ không nên có cái nhìn khắt khe quá với thế hệ trẻ. Dù sao đó cũng là bài học đối với một số đông những người đang sống mà không tự nhận thức được giá trị cuộc sống của mình. Vậy thì nó cũng đáng để đọc lắm chứ , fải không?
    Góp chút ý kiến của mình vào đây thôi, có gì sai thì mọi người cứ fê fán nhé!
  2. all4country

    all4country Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    28/02/2005
    Bài viết:
    1.492
    Đã được thích:
    0
    Tớ không ý kiến gì, chỉ copy lại một bài báo để mọi người đọc tham khảo:

    Đây mới thật là "bài văn lạ"! 00:16:29, 28/10/2006
    Thanh Thảo

    Ngót tuần nay, không chỉ "cư dân mạng" mới xôn xao về một "bài văn lạ" của em học sinh lớp 10 chuyên văn ĐHSPHN Hà Minh Ngọc, mà rất nhiều phụ huynh, nhiều người quan tâm đến chuyện "dạy văn học văn" hiện nay, và cả những nhà văn chuyên nghiệp cũng đồng thanh ca ngợi bài văn "kiểm tra 1 tiết" này.
    Riêng tôi, khi đọc bài văn này trên mạng, tôi đã ngạc nhiên đến mức phải thốt lên: "Đây mới thực là bài văn lạ. Đây chính là tản văn của một nhà văn chuyên nghiệp!". Dĩ nhiên, em Hà Minh Ngọc đã tự mình viết bài văn ấy mà không có bất cứ "sự trợ giúp" nào của các "bài văn mẫu". Đơn giản, vì "văn mẫu" ở ta chưa hề có bài nào tương đồng như bài văn của em Ngọc. Và phải nói, rất đáng buồn, là cũng chưa thấy có một đề văn trong một cuộc thi văn chính thức nào tương đồng với đề văn mà cô giáo Nguyễn Bích Thảo đã ra cho học sinh lớp mình trong một kỳ kiểm tra bình thường đầu năm học.
    Như thế, dù bài văn của em Ngọc là một trường hợp đột xuất, một trường hợp đặc biệt đi chăng nữa, thì phải nhận rằng, một khi giáo viên dạy văn không áp đặt, nhồi nhét kiến thức một cách khô cứng cho học trò, mà dạy văn trên tinh thần trao đổi, đối thoại, gợi mở, cộng với những đề văn thật giản dị, gắn chặt với những vấn đề của cuộc sống, của tình cảm học sinh, thì thế nào cũng sẽ gặt hái được những bài văn xuất sắc như bài văn của em Ngọc. Từ cách ra đề một cách giản dị, rất văn mà rất đời này của cô giáo Nguyễn Bích Thảo, tôi đề nghị Bộ Giáo dục nên thực tâm tham khảo để rút kinh nghiệm, không chỉ cho cách ra đề, mà cho cả cách dạy văn và học văn trong những năm tới của học sinh phổ thông. Nếu cứ thay sách giáo khoa, thay nội dung truyền đạt mà không thay phương pháp truyền đạt, cũng như thay "văn mẫu" mà không thay cách học văn, cách cảm thụ văn học như cách hiểu "văn học là nhân học", thì sẽ đến lúc không chỉ học sinh phổ thông chán môn văn, dị ứng với học văn, mà số đông người trong xã hội ta cũng sẽ, hoặc là xa lánh, hoặc là dè bỉu, coi thường văn học thông qua cách dạy văn và học văn trong trường học. Đó là một tâm lý đang có thật, và rất đáng báo động. Con người, dù là con người hiện đại, sẽ như thế nào khi không có văn học, khi không biết cảm thụ, thưởng thức văn học, thấy ở văn học những câu hỏi và những câu trả lời cho chính cuộc sống của mình ? Tôi cho bài văn của em Hà Minh Ngọc là một tín hiệu thức tỉnh không chỉ cho những giáo viên dạy văn, mà cho cả ngành giáo dục trong cách nhìn nhận vai trò của văn học và cách đưa học sinh đến với văn học, cũng như cách khiến văn học trở nên gần gũi và không thể thiếu đối với đời sống tinh thần của học sinh.
    Thanh Thảo

    Nguồn: http://www.thanhnien.com.vn/Chaobuoisang/2006/10/28/167809.tno
  3. ngayxuaoi0210

    ngayxuaoi0210 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/04/2006
    Bài viết:
    965
    Đã được thích:
    0
    Tớ thì vẫn thấy qủa thực bài văn của em Hà Minh Ngọc lạ thật khi so với lối học và viết văn truyền thống của ta.
    Nhưng thực ra những nội dung trong bài viết thì hình như đã đọc nhiều ở đâu đó rồi.
    Nếu ai hay đọc những cuốn sách của "qùa tặng cuộc sống", "tủ sách vàng" hay những kiến thức cuộc sống từ internet... thì sẽ thấy đó không hề là những ý tưởng mới lạ, có lạ chăng thì chỉ lạ với cách làm văn thông thường ở nhà trường thôi.
    Tớ cũng không hiểu sao lại xôn xao nhiều như vậy, có chăng cũng chỉ là lý do đó thôi đúng không?
    Còn một điều nữa phải nói đến là tác giả mới học lớp 10, điều đó hoàn toàn có thể vì ngày nay internet ở khắp mọi nơi, mọi lứa tuổi, lớp 10 thì em í cũng đang là tuổi của "qùa tặng cuộc sống" mà.
    Nói thế không hề có ý phủ nhận sự xuất sắc của em í, mà tớ nghĩ đây không phải là điều gì đó quá kỳ lạ, sự xôn xao rầm rộ này chắc cũng là để động viên sự thay da đổi thịt cách dạy văn truyền thống của ta mà thôi.
  4. theanh_vnpt

    theanh_vnpt Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    16/03/2006
    Bài viết:
    696
    Đã được thích:
    0
    Đây mới thật là "bài văn lạ"!Ngót tuần nay, không chỉ "cư dân mạng" mới xôn xao về một "bài văn lạ" của em học sinh lớp 10 chuyên văn ĐHSPHN Hà Minh Ngọc, mà rất nhiều phụ huynh, nhiều người quan tâm đến chuyện "dạy văn học văn" hiện nay, và cả những nhà văn chuyên nghiệp cũng đồng thanh ca ngợi bài văn "kiểm tra 1 tiết" này.
    Riêng tôi, khi đọc bài văn này trên mạng, tôi đã ngạc nhiên đến mức phải thốt lên: "Đây mới thực là bài văn lạ. Đây chính là tản văn của một nhà văn chuyên nghiệp!". Dĩ nhiên, em Hà Minh Ngọc đã tự mình viết bài văn ấy mà không có bất cứ "sự trợ giúp" nào của các "bài văn mẫu". Đơn giản, vì "văn mẫu" ở ta chưa hề có bài nào tương đồng như bài văn của em Ngọc. Và phải nói, rất đáng buồn, là cũng chưa thấy có một đề văn trong một cuộc thi văn chính thức nào tương đồng với đề văn mà cô giáo Nguyễn Bích Thảo đã ra cho học sinh lớp mình trong một kỳ kiểm tra bình thường đầu năm học.
    Như thế, dù bài văn của em Ngọc là một trường hợp đột xuất, một trường hợp đặc biệt đi chăng nữa, thì phải nhận rằng, một khi giáo viên dạy văn không áp đặt, nhồi nhét kiến thức một cách khô cứng cho học trò, mà dạy văn trên tinh thần trao đổi, đối thoại, gợi mở, cộng với những đề văn thật giản dị, gắn chặt với những vấn đề của cuộc sống, của tình cảm học sinh, thì thế nào cũng sẽ gặt hái được những bài văn xuất sắc như bài văn của em Ngọc. Từ cách ra đề một cách giản dị, rất văn mà rất đời này của cô giáo Nguyễn Bích Thảo, tôi đề nghị Bộ Giáo dục nên thực tâm tham khảo để rút kinh nghiệm, không chỉ cho cách ra đề, mà cho cả cách dạy văn và học văn trong những năm tới của học sinh phổ thông. Nếu cứ thay sách giáo khoa, thay nội dung truyền đạt mà không thay phương pháp truyền đạt, cũng như thay "văn mẫu" mà không thay cách học văn, cách cảm thụ văn học như cách hiểu "văn học là nhân học", thì sẽ đến lúc không chỉ học sinh phổ thông chán môn văn, dị ứng với học văn, mà số đông người trong xã hội ta cũng sẽ, hoặc là xa lánh, hoặc là dè bỉu, coi thường văn học thông qua cách dạy văn và học văn trong trường học. Đó là một tâm lý đang có thật, và rất đáng báo động. Con người, dù là con người hiện đại, sẽ như thế nào khi không có văn học, khi không biết cảm thụ, thưởng thức văn học, thấy ở văn học những câu hỏi và những câu trả lời cho chính cuộc sống của mình ? Tôi cho bài văn của em Hà Minh Ngọc là một tín hiệu thức tỉnh không chỉ cho những giáo viên dạy văn, mà cho cả ngành giáo dục trong cách nhìn nhận vai trò của văn học và cách đưa học sinh đến với văn học, cũng như cách khiến văn học trở nên gần gũi và không thể thiếu đối với đời sống tinh thần của học sinh.
  5. helena_huong1401

    helena_huong1401 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/09/2006
    Bài viết:
    588
    Đã được thích:
    0
    Giả như bài văn này không được post lên blog thì chắc chắn sẽ không có vấn đề gì xảy ra cả. Teta àh, làm thầy mà thương trò giúp đỡ trò thì khó chứ trù ám trò thì dễ lắm em. Văn cũng như Toán cũng có 9 có 10. Chị đồng ý với điểm 9+ của bài viết đó. Em gái đó chỉ là học sinh lớp 10, bài viết đó cũng chỉ với mục đích trả bài viết cho cô giáo mà thôi. Em gái đó có tham khảo từ bài viết nào đó chứ không phải là "thuổng". Chị nhớ thầy cô giáo luôn khuyến khích học sinh tham khảo văn mẫu và biến kiến thức trong văn mẫu thành của mình. Em bảo Romeo & Juliet hay Truyện Kiều cũng là đi mượn >>> đúng. Mà tác giả mượn cái cốt mà thôi còn kiến thức là của họ. Người có ý tưởng là rất đáng quí nhưng người phát triển ý tưởng đó còn đáng quí hơn nhiều. VD: Người đầu tiên tạo ra Windows không phải là Bill Gate mà là 1 người Nhật, nhưng người đó đã không thành công trong việc phát triển sản phẩm của mình. Bill Gate có kiến thức và năng lực để phát triển sản phẩm đó và tất nhiên đã biến sản phẩm đó thành của mình. Cả thể giới công nhận tài năng đó.
    Khi em đọc 1 bài báo hay câu chuyện hay trong đầu em chắc cũng có ý tưởng và muốn sáng tác ra cái gì đó. Mà đôi lúc con người có chung 1 ý tưởng. Em nghĩ sao nếu em Ngọc chưa từng đọc bài viết ở HHT nhưng bài văn của em đó giông giống. Cái gì hay thì chị nghĩ mình nên khen hay, còn nếu có bằng chứng là em gái đó thuổng bài của người khác thì ............
    Cũng khó nói mà chị thấy em hơi khắt khe với em gái đó đấy. Softer chú xíu đi em gái ơi
  6. helena_huong1401

    helena_huong1401 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/09/2006
    Bài viết:
    588
    Đã được thích:
    0
    Bích Thảo - Cô giáo ra đề ?obài văn gây xôn xao dư luận?

    Cô giáo Nguyễn Bích Thảo.
    Để có bài văn xuất sắc, nhận được hưởng ứng của đông đảo dư luận mà học sinh Hà Minh Ngọc đã viết sau ngày khai trường phải kể đến chất xúc tác, khởi nguồn cho cảm hứng của cô giáo Nguyễn Bích Thảo.
    Với niềm tin trong sáng, sự đeo đuổi bền bỉ một tình yêu, cô giáo Bích Thảo đã thổi sự đam mê vào tâm hồn những học sinh với triết lý: Học văn để làm người.
    Còn mãi ?olửa? đam mê Văn học
    Tới thăm cô giáo Bích Thảo tại căn hộ nhỏ trên tầng 3 khu tập thể Kim Giang (Thanh Xuân, Hà Nội) đúng lúc chị đang say sưa trao đổi qua điện thoại với học trò về tác phẩm ?oVăn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc?. Cuộc thăm viếng của tôi khiến chị Thảo đành phải hẹn học trò gọi lại vào buổi tối để trao đổi tiếp.
    Chị Thảo bắt đầu câu chuyện: ?oMình rất vui khi nhận được sự ủng hộ của dư luận. Ngay sau bài viết ?oGặp tác giả bài văn gây xôn xao cư dân mạng?, mình và các học trò đã dành thời gian để động viên, khuyến khích nhau.
    Đối với môn Văn, việc đổi mới phương pháp giảng dạy đã được ban lãnh đạo nhà trường áp dụng trước khi ra bộ sách giáo khoa mới. Thế nhưng, đây thực sự là lời khích lệ, động viên tinh thần quý giá đối với cả cô và trò trong quá trình tìm tòi, thử nghiệm phương pháp dạy và học. Điều đó chứng tỏ sự đổi mới của cô, trò nói riêng và của khối chuyên Văn (trường ĐH Sư phạm) nói chung là đúng hướng?.
    Vẫn còn nguyên cảm xúc như vừa đọc bài văn của cô học trò nhỏ Hà Minh Ngọc, chị Thảo như thấy lại hình ảnh của mình năm nào. Sinh năm 1975, yêu văn thơ từ nhỏ, năm lớp 4 chính thức theo học chuyên Văn; tuổi 16 chính thức trở thành nữ sinh trường chuyên Thái Bình.
    ?Lửa? đam mê môn Văn thủa học sinh mình có được là nhờ người thầy chủ nhiệm theo mình suốt 3 năm cấp 3 - Nhà giáo ưu tú Đặng Thuyên. Cảm xúc ấy đã theo mình đến tận bây giờ và không thể phai mờ trong cuộc đời mình.
    Trong quãng đời sinh viên (khoa Văn ĐH Sư phạm), sau này là giáo viên, bao chuyện văn chương và những phức tạp trong cuộc đời mình đều chia sẻ với thầy. Nhờ đó mà tình yêu văn học luôn được vun đắp và vẫn vẹn nguyên trong mình?.
    Bởi có một tình yêu, yêu văn thơ và yêu những dòng cảm xúc nhân văn mà một trong những thành công lớn mà thầy và trò đạt được là giải Nhất học sinh giỏi Văn toàn quốc (giải nhất duy nhất) của Bích Thảo vào năm 1990-1991.
    Để giữ được ?olửa? đam mê đó, chị miệt mài theo đuổi nghề giáo viên Văn cho dù có những lúc khó khăn và bế tắc. Chị Thảo trầm giọng nhớ lại: ?oMình đã có 10 năm làm giáo viên, nhưng đó là ở những môi trường không chuyên Văn. Có những lúc, sau buổi lên lớp mình thấy buồn, thấy nản bởi có người biến văn thành một phương tiện để đạt một mục đích nào đó rồi quên!
    Sau khi lấy bằng Thạc sĩ Văn chương ở ĐH Sư phạm, giờ đây, cô giáo Bích Thảo được quay trở lại cái nôi đào tạo của mình và làm chủ nhiệm lớp 10, khóa thứ 2 chuyên Văn của khối chuyên THPT, mình thầm tự nhủ đó là món quà quý giá, tiếp thêm tình yêu để mình thể hiện những tâm huyết, khát khao ấp ủ trong cuộc đời?.
    Làm bạn để làm thầy
    ?oNgười ta vẫn thường nói: ?oNgười thầy là người bạn lớn của học trò?, nhưng mình muốn làm nhiệm vụ của người thầy trước hết với tư cách là người bạn của học sinh? - Chị Thảo bộc bạch - Ảnh hưởng của người thầy đối với trò rất lớn và đó phải là ảnh hưởng tích cực, trong sáng?.
    Hiếm có giáo viên nào lại phê lời nhận xét chân thành trong bài làm của học sinh, nhưng với cô Bích Thảo, đó là minh chứng của thành ý: Làm thầy, trước tiên phải là bạn của học sinh. Mặc dù cô và trò mới quen nhau được 3 tháng nhưng ngày nào điện thoại nhà cô cũng bận vì học sinh gọi đến trao đổi hoặc tranh luận với cô về bài giảng.
    Nhờ có sự gần gũi mà trong thời ngắn, lớp 10 chuyên Văn đã có sự trao đổi thông tin khá thú vị. Qua diễn đàn trên mạng của trường, chị Thảo và những học sinh thường xuyên đưa ra những chuyên đề về sách. Chị bổ sung thông tin và tư liệu cho học sinh bằng cách post lên diễn đàn.
    Đối với học sinh khó khăn, không có điều kiện truy cập internet, chị photo tài liệu cho các em nghiên cứu. Chị Thảo vui vẻ kể: ?oLớp mình đang thành lập ?othư viện di động?, giống như chuyên mục ?omỗi tuần một cuốn sách?. Mỗi tuần, các em đọc những cuốn sách tâm đắc sau đó viết phần tóm tắt cuốn sách, nêu vài cảm nhận trên diễn đàn để giới thiệu với các bạn khác.
    ?oThư viện? này giúp các em rèn luyện kỹ năng tóm tắt tác phẩm đồng thời tạo điều kiện cho những bạn khác không có điều kiện mua sách cũng được biết nội dung qua phần tóm tắt. Sau đó, tổ giáo viên và học sinh lập nên ?onhóm cùng đọc? để chấm cho học sinh nào có phần bình hay nhất?.
    Chia tay khi chị Thảo sắp tới giờ lên lớp, chị nhắn nhủ rằng, sự kiện bài viết của Hà Minh Ngọc cũng như cách ra đề của chị không có gì quá đặc biệt, bởi nó xuất phát tình yêu văn học và sẽ không sự lựa chọn nào khác!
    Chị Thảo tâm sự: ?oLàm việc gì cũng thế, với một tình yêu được nuôi dưỡng và trân trọng sẽ mang đến những bất ngờ thú vị. Đó chính là sự hấp dẫn của cuộc sống - quà tặng cho mỗi người?.
    Theo Phương Hiếu
    Tiền Phong

  7. haiminhdang

    haiminhdang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/05/2003
    Bài viết:
    727
    Đã được thích:
    0
    Ô hô, dân tình cứ bàn tán xôn xao đến lạ, thực ra mình cũng chưa đọc cái bài văn này lần nào, chỉ nghía được một vài câu, nhưng cũng sơ sơ qua nội dung của nó. Nói chung là cũng chả gây ấn tượng gì với mình cả, ngoài việc em ý học chuyên SP.
    Ô, tiếc là ngày xưa mình đi học, các cụ ở đấy chả cho em cái đề nào mở mở để em viết, cứ nếu không thì lại chả có khối bài văn lạ rồi ấy chứ. Hà VT nhể?. Khối mình vừa mới có lớp chuyên Văn cái mà đã thu hút được một số " nhân tài " rồi, kinh đây! kinh đây! Hồi lớp 10, chả hỉu em viết văn thế nào lại còn được 9,5 chứ ko phải là 9+ nhá, hê hê, nghĩ lại thì ta đã từng một thời oanh liệt như ai, thế mà sao bây h đời em nó nát thế?????
  8. ghet_ruoi

    ghet_ruoi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/10/2003
    Bài viết:
    3.766
    Đã được thích:
    0
    Đòi em nó nát à.....đời anh còn nát hơn cơ.....
    Dạo này kh hay lên cửa hàng, chú làm ăn vẫn ngon chứ.....hôm nào lên chà đá với chồng mày
  9. haiminhdang

    haiminhdang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/05/2003
    Bài viết:
    727
    Đã được thích:
    0
    tình hình là dạo này anh bết thật chú ạ, ví dụ điển hình là lúc này đây. Tiên sư, ngồi 3 tiết đầu trong lớp buồn ngủ quá, ngủ cứ thông từ tiết này sang tiết khác, hết tiết 3 thì anh quyết định vác cái của nợ ( tức là cái cặp sách ạ) và ra đi, vượt qua bao lời ngăn cản của bạn bè ( bạn bè đúng là một lũ đểu cáng, thấy anh ngủ vật vạ trên bàn lại còn không chịu cho anh về nhà làm một giấc thoải mái trên giường). Tuần này anh kiểm tra liên miên, chả có time mà lên cửa hàng, chú thích uống trà đá với chồng anh thì cứ lên vào sáng thứ 7, chủ nhật. Mà nói đến cái này lại cú ông Tuấn Anh, xếp lịch cho anh và chồng anh lệch buổi, đấy, chồng anh thì sáng thứ 7, CN anh thì lại chiều thứ 7, CN. Vợ chồng nhà người ta có mỗi 2 ngày đú đởn với nhau tí mà lại nỡ.... SAu này lão í có vợ, anh thề anh phải làm cho cái nhà ấy tan đàn xẻ nghé. Thôi, anh chào chú, về đi ngủ đây!
  10. ghet_ruoi

    ghet_ruoi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/10/2003
    Bài viết:
    3.766
    Đã được thích:
    0
    he he...khổ nhở..........thôi..cố mà đú nhé

Chia sẻ trang này