1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Bài viết tham gia "Viết về Nhạc Cổ Điển"

Chủ đề trong 'Nhạc cổ điển' bởi kankuli, 12/02/2005.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. kankuli

    kankuli Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    29/12/2001
    Bài viết:
    5.487
    Đã được thích:
    1
    Bài viết tham gia "Viết về Nhạc Cổ Điển"

    Chi tiết xin xem tại topic
    http://www.ttvnol.com/ncd/472594.ttvn
  2. cobeo

    cobeo Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/08/2004
    Bài viết:
    196
    Đã được thích:
    0
    Để hưởng ứng lời kêu gọi của kankuli và cũng là để hâm nóng không khí của box NCĐ sau những ngày mưa phùn giá rét mình xin đăng ký bài đầu tiên. Mong nhận được nhiều bài viết hay hơn nữa của các bạn.
    Lang Lang_Một cảm xúc khó phai mờ
    Không hiểu vì một lý do nào đó chương trình hoà nhạc ******** đã không diễn ra như thông lệ. Chính vì vậy tin nghệ sỹ piano Trung Quốc Lang Lang sẽ ra mắt khán giả Hà Nội vào tháng 1/2004 đã làm cho tâm trạng tôi vô cùng háo hức tuy vẫn còn đôi chút nghi ngờ. Và tài năng xuất chúng của người nghệ sỹ trẻ đã thực sự chinh phục tôi. Sự nghi ngờ đã chuyển thành khâm phục.
    Tác phẩm mở đầu buổi biểu diễn "Theme and Variations for Piano on the name ABEGG" cũng là tác phẩm mở đầu cho sự nghiệp sáng tác đồ sộ của Robert Schumann đã được Lang Lang thể hiện bằng một phong cách hết sức trẻ trung, hấp dẫn người nghe qua từng chủ đề, từng giai điệu. Mỗi một biến tấu là một tâm trạng khác nhau, khi tươi trẻ, trong sáng, khi suy tư sâu sắc khi lại rất mãnh liệt. Phần kết mang đầy tính ngẫu hứng là tâm điểm để Lang Lang khai thác sự trau chuốt, bóng bẩy trong tiếng đàn của mình. Ngay từ tác phẩm đầu tiên này, không những khán giả bị lôi cuốn bởi tiếng đàn đẹp một cách kỳ diệu của người nghệ sỹ mà còn bởi phong cách biểu diễn hết sức độc đáo và hấp dẫn của anh. Từng cử chỉ, nét mặt rất phù hợp với sắc thái của bản nhạc khiến cho không khí sân khấu trở nên rất sống động. Có một cái gì đó rất giống với Yo_Yo Ma. Không như Mozart, Schubert hay Mendelssohn đã có những tác phẩm nổi tiếng từ khi còn rất trẻ thì phần lớn những tuyệt tác của Franz Joseph Haydn chỉ được sáng tác khi ông đã ngoài 40 tuổi. "Sonata for Piano no 60 in C major" là một tác phẩm như vậy. Tuy nhiên bản Sonata này đã được chàng trai trẻ thể hiện với một tâm hồn trong sáng đầy sức sống, một sự chân thành và hồn nhiên của tuổi trẻ. Khi đưa tác phẩm "Wanderer Fantasy for Piano in C major" của Franz Schubert vào buổi biểu diễn, Lang Lang đã cho thấy anh rất tự tin vào năng lực của mình bởi vì các tác phẩm cho Piano của Schubert thường mang nhiều tính ca khúc, ít các chủ đề kịch tính nên chỉ có các nghệ sỹ lớn mới thường hay trình diễn. Và Lang Lang đã chinh phục người nghe bằng kỹ thuật điêu luyện cũng như tâm hồn đầy cảm xúc của mình. Lang Lang đã thể hiện trọn vẹn một Schubert đầy mâu thuẫn và đau khổ trong nội tâm như chính Schubert đã từng nói: "Khi tôi muốn ca hát về tình yêu thì tình yêu lại biến thành đau khổ nhưng khi tôi chỉ muốn hát về đau khổ thì đau khổ lại biến thành tình yêu". Phần II được bắt đầu bằng tác phẩm "Tám bản ký ức vẽ bằng màu nước " của nhà soạn nhạc Trung Quốc Tao Dun_người đoạt giải Oscar về nhạc trong bộ phim "Ngoạ hổ tàng long". Đúng như tác giả đã nhận xét: "Hình như tôi đã sáng tác bản nhạc này chỉ để dành riêng cho Lang Lang", anh đã trình diễn tác phẩm này một cách xuất thần với sự đồng điệu đến lạ kỳ với tác giả. Với bản "Nocturne for Piano Op. 27: no 2 in D flat major" quen thuộc của Frederic Chopin thì đó là những rung động đến tột cùng của cảm xúc. Những giai điệu buồn mà trong sáng, dịu dàng mà nên thơ đặc trưng cho phong cách của Chopin đã được Lang Lang biểu đạt một cách hoàn hảo. Dù trong tác phẩm có sự lặp lại về giai điệu nhưng với Lang Lang không có sự lặp lại về sắc thái. Đó chính là đỉnh cao của nghệ thuật trình diễn Piano. Khả năng kỹ thuật của Lang Lang thật là tuyệt vời. Điều này được khẳng định khi anh biểu diễn tác phẩm "Tập hồi ký của Don Juan " của Franz Liszt
    dựa trên những chủ đề chính trong vở Opera ?oDon Giovanni? của Mozart. Đây luôn là một thử thách với các Pianist. Nhưng với Lang Lang, "Tập hồi ký của Don Juan " là "mảnh đất màu mỡ" để anh phát huy tối đa trình độ kỹ thuật và năng lực sáng tạo của mình. Bè trầm vang lên sục sôi bão táp, bè cao thánh thót, réo rắt như tiếng chuông ngân, tất cả hoà quyện với nhau tạo nên phong cách đặc trưng Liszt: hào hoa, bóng bẩy, mãnh liệt. Khi bản nhạc kết thúc cúng là lúc chương trình chính thức đã hết. Mọi người đứng bật dậy, những tràng pháo tay vang dội liên tiếp thể hiện sự ngưỡng mộ, sự khâm phục đến tột bực của khán giả. Trong phần "bis" thật bất ngờ, Lang Lang đàn 2 bản nhạc của các nhạc sỹ VN: Trần Tất Toại và Hoàng My. Lại một lần nữa khán giả hâm mộ lại vô cùng ngỡ ngàng trước khả năng thị tấu của người nghệ sỹ. Chỉ mới làm quen với tác phẩm một ngày trước khi biểu diễn nhưng Lang Lang đã tạo cho người nghe một cảm giác anh đã gần gũi với chúng từ lâu. Xen giữa 2 tác phẩm này là một bản nhạc Trung Quốc. Đây cũng là một sự thú vị nữa của buổi hoà nhạc, Lang Lang hoà tấu cùng người cha thân yêu của mình: ông Guo-Ren Lang_một nghệ sỹ đàn nhị nổi tiếng. Thật bất ngờ khi một nhạc cụ cổ diển phương Tây với một nhạc cụ dân tộc phương Đông lại hài hoà đến vậy. Buổi biểu diễn kết thúc trong sự thán phục của toàn bộ khán giả có trong sân khấu của NHLHN. Đối với riêng tôi, một chút tiếc nuối còn đọng lại. Giá như người nghệ sỹ tài hoa có thể biểu diễn thêm, dù chỉ một tác phẩm nữa thôi. Nhưng dù sao thì cũng xin cảm ơn Lang Lang về những giây phút thăng hoa anh mang đến cho tôi trong buổi biểu diễn đầy ấn tượng này.
  3. cuc_sat

    cuc_sat Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/10/2003
    Bài viết:
    17
    Đã được thích:
    0

    Đây là bài góp vui của tôi, 1 cái Wallpaper về SHOSTAKOVICH,nhạc sĩ mà tôi rất thích, hì ko biết có hợp lệ ko nhưng mà kệ...,
    Khi nghĩ về Shostakovich tôi liên tưởng đến 3 màu là đỏ, trắng và đen. (Theo cách nghĩ của tôi) màu Đỏ tượng trưng cho những tình cảm nồng nhiệt, sức mạnh trong âm nhạc của ông, những xúc cảm mạnh mẽ luôn tồn tại trong những bản giao hưỏng cũng như các tp thính phòng, là màu sắc luôn gắn với hình ảnh về Shos, có thể lồ lộ rõ ràng hoặc thấp thoáng lẩn khuất dưới những lớp sâu của tp, trong tư tưởng, tình cảm của người nhạc sĩ. Màu Đen và Trắng luôn song hành, là điểm nhấn, những khoảng lặng, là những phút bi thương để rồi sôi sục những lời kêu gọi đấu tranh hay niềm tin vào tương lai rực rỡ. Phần còn lại là sắc xám, tuy là thứ màu vô cảm nhưng lại có vô vàn sắc độ, tượng trưng phần nào của nỗi buồn, những trăn trở suy tư và cái u tối muôn hình muôn vẻ trong những năm cuối đời của nhạc sĩ. Những màu sắc đó được ngăn cách với nhau bởi những đường thẳng rõ ràng và mạch lạc, nhấn mạnh vào chiều hướng đi lên như ngôn ngữ âm nhạc rất hiện đại và định hướng của Shostakovich (theo cách cảm nhận ko đầy đủ của tôi) tạo một bố cục lệch tâm ko đối xứng. Bởi tôi nghĩ rằng, dù rất phong phú và đa dạng về phong cách cũng như cảm xúc, tư tuởng hay quan điểm ... nhưng âm nhạc của Shostakovich với một số người cũng như âm nhạc của Beethoven, đề cao sức mạnh ý chí của con người trong thời đại mới, từ trong bóng tối, vượt qua định mệnh hướng tới niềm vui.
    Được cuc_sat sửa chữa / chuyển vào 20:15 ngày 16/02/2005
  4. kankuli

    kankuli Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    29/12/2001
    Bài viết:
    5.487
    Đã được thích:
    1
    Rất tuyệt.
    Không hiểu bạn có file lớn hơn không nhỉ?(1024 x 768).
    Mời mọi người tiếp tục tham gia
  5. toocky

    toocky Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    20/11/2002
    Bài viết:
    116
    Đã được thích:
    0
    Toocky - Viết về nhạc cổ điển
    Anh
    Anh đứng tựa mình vào cánh cửa sổ đã tróc màu sơn, cố nhìn ra phía xa. Trời đã gần sáng, mặt trời vẫn chỉ là một vầng sáng hồng nhạt khuất sau những dãy nhà cao tầng. Từ căn gác xép cũ kỹ của anh, chiếc đài cổ khẽ khẽ ngân lên những âm thanh trong sáng như pha lê, theo gió bay xa mãi...
    Anh là một con người bận rộn. Cái sự bận rộn theo đúng nghĩa đen của nó, sự bận rộn của một người chồng, người cha gương mẫu, sự bận rộn của một nhân viên làm việc quần quật tự 8 giờ sáng tới 5 rưỡi chiều. Anh có rất ít thời gian dành cho chính mình. Cuộc sống mưu sinh vất vả này dần biến anh thành một con nguời khác, lạnh lùng hơn, mạnh mẽ hơn, nghiêm nghị hơn. Cứ mỗi khi anh cảm thấy mệt mỏi bởi cuộc sống ấy. anh lại tìm về với những thú vui xưa của mình, những thú vui đem lại cho anh cảm giác của những ngày sinh viên cách đây chưa xa.

    Anh tìm thấy chiếc đài cổ trên căn gác xép một lần phụ vợ dọn dẹp nhà cửa. Nó đã theo anh suốt những năm tuổi trẻ, nhưng anh đã quên hẳn sự tồn tại của nó, sự tồn tại của âm nhạc - tình yêu của anh, hay sự tồn tại của chính anh,một người đàn ông đa cảm. Anh bật lên chiếc đĩa yêu thích ngày xưa: " Nocturne của Chopin" và lặng đi khi những âm thanh xưa ấy vang lên. Anh thấy mình bỗng chợt thoát khỏi cái vỏ bọc mạnh mẽ tớ chai lì, thoát khỏi bộ mặt nghiêm nghị của một người cha, vả trái tim anh như sống cùng những giai điệu quen thuộc ấy, biết buồn biết vui, biết yếu đuối và đa cảm. Anh cảm thấy niềm hạnh phúc của chính mình, đã lâu lắm rồi, ngân lên cùng tiếng dương cầm. Trong chốc lát, những con số tính toán trong phòng làm việc, nỗi lo về tiền bạc, danh vọng, gia đình bốc chốc biến mất như chưa bao giờ tồn tại.
    Kể từ đó mỗi ngày anh thức dậy sớm hơn, leo lên gác xép và dành cho chính mình nửa giờ của sự thanh thản. Hôm nay cũng vậy, khi điếu thuốc lá trên tay anh đã tàn, khi những tia nắng không biết từ đâu chợt ùa tới nhảy múa trên những vách tường cũ, khi phố phường bât chợt tấp nập đông vui.. Anh luyến tiếc với tay vặn nhỏ dần cho đến khi tiếng nhạc biến mất trong không gian, tắt đài và chậm rãi bước ra phía cửa. Vậy là một ngày mới lại bắt đầu, anh nhẹ nhàng đóng cửa phía sau lứng, lấy lại cái vẻ mạnh mẽ bất khả xâm phạm của một người chồng, và vẻ nghiêm nghị bao dung của một người cha...Vợ anh đã dậy từ lúc nào, bận rộn trong bếp cho bữa sáng, hai đứa con đang chí choé dành nhau chiếc bát có in hình chuốt mickey, anh khẽ cười và lặng lẽ rời bỏ thế giới của riêng anh để quay về với thực tại, với cuộc sống không chỉ có anh, mà cả gia đình nhỏ bé yêu thuơng của anh.
    Căn gác xép ngủ yên trên cao giữa nắng và gió, kiên nhẫn đợi chờ. Anh đưa 2 đứa con tới trường và lại tới công sở, bắt đầu sự bận rộn hàng ngày. Nắng chợt lên rất cao trên những con đường anh qua, nắng nhảy múa trong căn gác xẽp cũ, nơi bây giờ vợ anh đang lặng lẽ lau chùi dọn dẹp căn phòng, khe khẽ hát lên giai điệu của Ave Maria cùng chiếc đài cũ, dọn tàn thuốc lá còn vương trên thành cửa sổ, và đặt một mảnh giấy nhỏ bên cạnh chồng đĩa nhạc. Trên giấy viết nắn nót dòng chữ: "Em yêu anh"....
  6. yes_Iam_here

    yes_Iam_here Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/08/2004
    Bài viết:
    292
    Đã được thích:
    0
    Montserrat Caballe, bà béo của tôi .
    Vẻ mặt phúc hậu với nụ cười lúc nào cũng thường trực trên môi, giọng hát sang trọng đẹp đẽ, làn hơi đầy dặn với cách xử lí kĩ thuật hết sức tinh tế - nhưng đó không phải tất cả về Caballe. Với tôi, Caballe là giọng hát của niềm hi vọng, của hạnh phúc và niềm vui. Ở Caballe, không phải là bà chỉ hát bẳng tình cảm hay bằng kĩ thuật thuần tuý. Bà đã tạo ra 1 cách hát riêng, một cách thể hiện riêng , hay chính xác hơn, bà đã nhào nặn lại nhân vật theo cảm nhận và cá tính của mình, chứ không hề bó buộc vào tác giả (ở khía cạnh nào đó , có thể nó không giống với những gì tác giả muốn nói - nhưng đó lại chính là điều tôi thik nhất trong cách thể hiện của bà).
    Đa phần các nhân vật nữ chính trong opera đều có số phận bi kịch với những cái chết thương tâm. Nhưng qua cách thể hiện của Caballe, họ trở thành những thiếu nữ trong sáng yêu đời, với niềm tin mãnh liệt vào tình yêu. Caballe là một phụ nữ biết yêu và được yêu, được sống trong hạnh phúc, và bà muốn các nhân vật của mình cũng như vậy. Có thể khẳng định là Caballe không bao giờ chạm đến tận cùng nỗi đau đớn của nhân vật như Callas, bởi vì ngay cả những lúc tuyệt vọng nhất, bất hạnh nhất, trong giọng hát bà vẫn ánh lên một niểm tin, hay thậm chí là cả một nụ cười rất hồn nhiên vượt qua mọi nỗi đau,nỗi bất hạnh đó. Chẳng cần phải tìm hiẻu lời , chẳng cần phải xem diễn xuất, chỉ cần nghe thôi, nghe và cảm nhận ,là đủ. Dịu dàng, êm ái như tiếng thở nhẹ nhàng của 1 thiếu nữ mới lớn, giọng hát ngọt ngào ấy từ từ nâng tâm hồn nặng trĩu của ta lơ lửng giữa một không gian đầy màu sắc và âm thanh của tình yêu. Ai chưa yêu, ai đang yêu và ai đã từng yêu, xin hãy 1 lần nghe Caballe hát, tôi cam đoan là bạn sẽ thấy 1 phần của mình trong đó.
    2h sáng, chỉ còn lại tôi, đêm và Caballe. Những khúc aria opera belcanto quen thuộc của Bellini, Rossini,? lần lượt cất lên qua tiếng hát trong trẻo, gợi nhớ lại 1 kỉ niệm trẻ con?Năm tôi khỏang 4-5 tuổi, lớp mẫu giáo có cô bé váy hồng với chuỗi vòng cổ rất đẹp mà bọn trẻ vẫn kháo nhau là ?okim cương? đấy (!). Một thằng bé nghịch ngợm đã kéo đứt chuỗi hạt, từng viên ?ongọc? trong suốt bắn lên không trung, khúc xạ ánh nắng mặt trời, lấp lánh, rơi tanh tách như từng giọt nước mắt tội nghiệp của cô bé. Có lẽ đó là hình ảnh đẹp nhất, hiếm hoi còn lưu lại trong kí ức nhợt nhạt của cái đầu vốn hay quên này. Và giờ đây, nó lại hiện lên rõ mồn một. Từng chuỗi âm thanh vẫn long lanh, óng ánh như những viên ?okim cương? ngày nào, Bel canto là gì, hát đẹp là j` nếu không phải là như thế này đây? Dàn hợp xướng và dàn nhạc bắt đầu chơi nhanh hơn, dồn dập hơn vào đoạn cao trào, rồi giọng hát vút cao như một làn gió tươi mát thổi qua ta, gột sạch mọi lo lắng ưu phiền, mệt nhọc trong cuộc sống, trái tim như đập nhanh hơn, niềm hạnh phúc như bừng sáng, một cảm giác vỡ òa, không kìm nén đươc, muốn bật dậy và thốt lên: ?oôi, sao cuộc đời đẹp thế !!!??
    Một ngày mới lại sắp bắt đầu .Hình như nó là một ngày nhiều may mắn và niềm vui?.
  7. cobeo

    cobeo Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/08/2004
    Bài viết:
    196
    Đã được thích:
    0
    Vẻ đẹp trong các Aria & Duet của Giacomo Puccini
     Tiếng ý là ngôn ngữ của ca hát. Và nuớc ý là quê huơng của các soạn giả Opera danh tiếng. Chúng ta biết đến một Rossini với những vở Opera mang đậm tính hài huớc nh  ?oLa Cenerentola?; ?oLa gazza ladra? hay ?oIl Barbiere di Siviglia?. Một Donizetti nối tiếp truyền thống bel-calto với ?oL''''elisir d''''amore? và ?oLucia di Lammermoor?. Một Verdi mang tiếng nói và hơi thở của nhân dân với bộ 3 nổi tiếng: ?oRigoletto?; ?oIl Trovatore?; ?oLa Traviata?. Nhung nếu nói đến nền Opera ý mà không nhắc đến Giacomo Puccini (1858-1924) thì quả thật là một thiếu sót vô cùng to lớn.
     Trong cả sự nghiệp sáng tác của mình, Puccini hầu nhu chỉ quan tâm đến Opera và trong các thể loại Opera, Puccini chỉ tập trung vào Opera trữ tình. Có lẽ cuộc sống của Puccini đồng nghĩa với việc tôn vinh vẻ đẹp của các giọng hát mà đặc biệt là Tenor và Soprano. Thử hỏi có giọng hát trữ tình nào mà không tìm đến với Puccini? Pavarotti, Domingo, Carreras, Freni, Caballe và rất nhiều ca sỹ khác nữa? Từ Metropolitan Opera đến La Scala, từ Vienna Staatsoper đến Covent Garden có khi nào thiếu vắng La Boheme, Tosca, Madama Butterfly hay Turandot?
     Không có những hợp xuớng hào hùng và hoành tráng nhu trong Verdi, cũng không có các Overture tuyệt diệu nhu trong nhạc kịch của Rossini, tâm điểm trong các Opera của Puccini luôn là các Aria hay Duet với giai điệu đẹp một cách diệu kỳ.
     Nếu bạn đã từng nghe Che gelida manina hẳn bạn sẽ công nhận những lời tôi nói là chính xác. Những giai điệu nhẹ nhàng trong sáng đua lời tỏ tình của nhà thơ trẻ Rodolfo tới cô hàng xóm Mimi thật tuyệt vời biết bao. Khi nghe Gianni Raimondi hát, lòng chợt êm đềm lạ. ?oEm hãy đứng lại cho tôi nói đôi lời. Tôi nghèo nhung tâm hồn tôi triệu phú, rất giàu thơ và những bản tình ca?, lời ca đuợc âm nhạc chắp cánh đua chúng ta đến với sự thanh thản. Rồi nốt Đô cao vút_nốt cao nhất trong các Aria dành cho Tenor đuợc ngân vang, cả không gian xung quanh sáng bừng lên. Có lẽ trong lúc đó các ca sỹ chính là những ngời hạnh phúc nhất. Một Aria hoàn hảo để các Tenor khoe giọng. ?oLa Boheme? đuợc nối tiếp với Si, mi chiamano Mimi. Karajan đã thú nhận: ?oChỉ có hai lần trong đời tôi khóc, một lần khi mẹ tôi qua đời và một lần khi nghe Freni hát Si, mi chiamano Mimi. Vâng, tôi tin rằng không chỉ có Karajan mà ngay cả Puccini cũng sẽ khóc khi Mirella Freni hoá thân vào cô thợ may Mimi dịu dàng. Sự nguợng ngùng, e ấp trớc tình cảm nồng nhiệt của Rodolfo đã đuợc một trong những giọng nữ cao vĩ đại nhất thế kỷ XX thể hiện vô cùng xuất sắc (Em thuờng nhìn lên bầu trời để đón ánh nắng ban mai. Và khi mùa đông qua đi, em sẽ hôn lên những tia nắng đầu tiên). Với O soave fanciulla thì đó là một bản tình ca huyền diệu nhất. Hai bạn trẻ Rodolfo và Mimi cất cao lời ngợi ca tình yêu, tay trong tay cùng đắm mình trong niềm vui chất ngất ?oTâm hồn ta đang xao xuyến với biết bao cảm xúc ngọt ngào...Ôi! Tình yêu!?.
     Bên cạnh những niềm vui rộn ràng của tình yêu đôi lứa, các Aria và Duet của Puccini còn là sự khóc than cho sự chia ly và xa cách. ?oÔi, Mimi yêu quí sẽ không bao giờ trở lại nữa. Những ngày vui bên em nay đã cách xa... Khi tôi muốn vẽ mặt đất, bầu trời và bốn mùa thì chỉ hiện ra đôi mắt và mái tóc em, Musetta của tôi?, giọng nam cao và nam trầm trong Duet của thi sỹ Rodolfo và hoạ sỹ Marcello đợc phụ hoạ bằng tiếng Violin réo rắt sao buồn đến vậy! Sự cộng huởng giữa Tenor và Bass tạo nên một nét tuơng phản rõ rệt giữa màn I và màn IV của La Boheme. Nếu ai đã từng xem Tosca hẳn sẽ không thể nào quên E lucce van le stelle_một Aria cho Tenor xuất sắc nhất trong kho tàng Opera với cảnh một chàng trai trẻ tuổi sau song sắt đang than khóc cho cảnh ngộ bất hạnh của mình. Cavaradossi_một họa sỹ tài ba với bao uớc mơ hoài bão bị tên sen đầm Scarpia độc ác hãm hại đang tuởng nhớ tới nguời tình yêu dấu: cô ca sỹ Tosca xinh đẹp. ?oGiấc mơ tình yêu của ta đang dần biến mất. Giờ đây ta chết trong tuyệt vọng. Chao ôi! Ta yêu cuộc sống này biết bao!?. Vào năm 1987, ngay sau khi thoát khỏi lỡi hái tử thần trong gang tấc vì căn bệnh máu trắng, Jose Carreras đã hát Tosca cùng với Karajan. Là nguời từng cận kề với cái chết, hơn ai hết Carreras hiểu rõ ?oTa yêu cuộc sống này biết bao!?. Vâng, tuy đã từng nghe rất nhiều Tenor vĩ đại hát E lucce van le stelle nhuPavarotti, Domingo, Corelli, Aragall nhung với tôi, Carreras luôn là nguời thể hiện thành công nhất. Sự dữ dội mang đầy màu sắc bi kịch xen lẫn với tiếng nấc nghẹn ngào sao bi tráng đến vậy. Cứ mỗi khi Carreras cất cao tiếng hát ?oE non ho amato mai tanto la vita, tanto la vita? tôi lại thấy cuộc sống này tuơi đẹp biết nhuờng nào. Trong Tosca, Vissi d''''arte cũng là một viên ngọc quí. ?oCon sống hết mình cho nghệ thuật, con sống hết mình cho tình yêu... Con xin dâng tặng tất cả báu vật cho Đức Mẹ, con xin dâng tặng giọng hát để trang điểm thêm cho những vì sao và thiên đuờng?. Giọng Soprano trữ tình nhung cũng tràn đầy kịch tính cao vút lên, đầy sự van xin và ai oán. Con rắn độc Scarpia nhìn Tosca yếu đuối với ánh mắt đầy vẻ nham hiểm và xảo quyệt. Thơng xót thay cho Tosca, cô bị mắc bẫy Scarpia mà không hề hay biết. Tosca đã vậy, số phận của Cio-Cio San trong Madama Butterfly còn có phần bi thưuơng hơn. Tên lính Mỹ Pinkerton sau khi đã hứa hẹn với cô đủ điều đã quất ngựa truy phong về Mỹ để lại Cio-Cio San bụng mang dạ chửa. Tội nghiệp thay cho geisha ngây thơ ngày nào cũng ra qủa đồi sau nhà trông ngóng. Un bel di vedremo ?oEm đứng chờ anh trên đỉnh đồi, sự chờ đợi không làm em mỏi mệt. Từ phía xa kia, một ngời đàn ông sẽ xuất hiện. Anh sẽ trở về và nói với em ?oButterfly?... Em vẫn mãi chờ anh!?. Sự tha thiết trong tiếng hát tràn đầy sự nhớ nhung xa cách thật buồn bã và thê luơng.
     Trong vở Opera cuối cùng của mình Turandot, vẻ đẹp trong các Aria của Puccini lại mang đậm dấu ấn anh hùng ca. Với Non piangere Liu, chàng trai Calaf đã khớc từ sự nài nỉ của ngời cha cũng nhcủa cô hầu gái trung thành Liu để đến với 3 câu hỏi hóc hiểm của nàng công chúa xinh đẹp nhung độc ác Turandot. ?oĐừng khóc nữa Liu! Hãy an ủi cha ta... Xin cha hãy tha lỗi cho con! Con yêu nàng và muốn cuới nàng. Vinh quang sẽ thuộc về con!?. Giọng hát đanh thép của Placido Domingo trỗi lên đầy khí khái, một chàng trai dũng cảm dấn thân vào nguy hiểm để giành lấy vòng nguyệt quế của vinh quang. Và niềm tự hào trong tôi lên đến đỉnh điểm khi Luciano Pavarotti dạt dào Nessun Dorma. Tôi nhubay bổng theo những giai điệu đẹp một cách mê hồn. ?oNụ hôn của ta sẽ làm tan băng giá... Đêm tối hãy qua mau, trăng sao hãy nhanh lặn để ta là nguời chiến thắng!?. Vâng, điệp khúc ?oVincero! Vincero!? cứ vang mãi, vang mãi trong tôi. Thật là kỳ diệu!
     Trong cuộc sống thờng nhật, những bực bội và phiền muộn luôn luôn xảy ra. Nhng với tôi stress sẽ nhanh chóng qua đi bởi vì tôi đã có Puccni với những giai điệu bất tử. Cứ mỗi lần âm nhạc của ông vang lên, tôi chợt cảm thấy bồi hồi... Xin hãy tận huởng cuộc sống này với tất cả những gì tốt đẹp nhất và hy vọng rằng một ngày nào đó ta sẽ là nguời chiến thắng
    Được Apomethe sửa chữa / chuyển vào 18:25 ngày 15/03/2005
  8. ttdungquantum

    ttdungquantum Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/03/2005
    Bài viết:
    134
    Đã được thích:
    0
    Piano Concerto No.20 in D minor, K.466
    Mozart hay Beethoven ?
    Tôi vấn thường đi ?otuyên truyền? cho bạn bè về âm nhạc của Mozart và luôn luôn quả quyết với họ về vẻ đẹp kỳ diệu của nó. Tôi cũng luôn say sưa với việc trích dẫn những lời ngợi ca Mozart của những thiên tài âm nhạc khác. Như P.I. Tchaikovsky từng nói: ?o Mozart là thiên tài của âm nhạc, mùa xuân, tình yêu và ánh sáng?, và D. Shostakovitch : ?o Âm nhạc Mozart đạt đến đỉnh cao nhất của vẻ đẹp âm nhạc, là nguồn nước mãi mãi trẻ trung đem đến cho con người niềm vui khi mùa xuân về và sự hài hòa của tâm hồn?.
    Tôi vẫn thường khuyên bạn bè bằng cái giọng hồn nhiên, mơ mộng của một đứa trẻ: ?oBạn hãy nghe Concerto cho piano số 18 của Mozart đi, bạn sẽ thấy cuộc sống này mới mẻ, rộn ràng làm sao?, ?o Hãy nghe Concerto số 21 đi, cậu đã biết thế nào là sự duyên dáng của âm nhạc chưa ??, ?o Concerto số 23 sẽ làm đẹp tâm hồn của bạn, bạn sẽ có nhiều ý chí vươn lên hơn, bạn sẽ suy nghĩ và hành động thánh thiện hơn. ?
    Tôi đã từng cho rằng, để làm ví dụ cho sự tuyệt vời trong các piano concerto của Mozart, lý tưởng nhất là chọn số 18, số 21 và số 23. Thực ra, sau một sự cảm nhận đầy bất ngờ, tôi đã phát hiện ra rằng, âm nhạc của Mozart còn chứa đựng những bí ẩn nội tâm phức tạp hơn tôi tưởng tượng rất nhiều. Một buổi tối, sau một ngày khá thất vọng, mệt mỏi, bực bội vì quan hệ công việc và những trớ trêu của cuộc sống, tôi vẫn không quên theo dõi chương trình âm nhạc thính phòng giao hưởng trên sóng FM của ĐTNVN.
    ?o Mời các bạn thưởng thức bản Concerto số 20 cung Rê thứ của nhạc sỹ vĩ đại người Áo Wolfgang Amadeus Mozart?. Âm nhạc vang lên trong sự ảm đạm của màn đêm, tôi bỗng giật mình đầy xúc động?
    ?o Beethoven? ?!!!?
    Không phải tôi giật mình vì sự thay đổi âm lượng đột ngột hay sự hãi hùng trong âm khu trầm của dàn nhạc, tôi vốn rất say mê và quen thuộc với những âm thanh quả cảm, bi hùng và đầy giằng xé nội tâm của Beethoven. Tôi giật mình bởi sự không trùng hợp giữa những đoán nhận về phong cách concerto piano của Mozart với những gì cảm nhận được từ tác phẩm số 20 được viết ở giọng thứ này. Giây phút liên tưởng và nghi ngờ về tác giả (liệu có phải là Beethoven ?) nhanh chóng được thay thế bởi sự hồi tưởng, ?o Mình đã nghe thấy những âm thanh và nhạc tố này ở đâu rồi thì phải ?..., Đúng rồi! Chính là của Mozart !?. Trong đầu tôi hiện lại những hình ảnh từ bộ phim ?oAmadeus?, kể về cuộc đời của Mozart, chính là những âm thanh ấy, đoạn phim ấy, đã là sự báo trước cho những diễn biến của một số phận khắc nghiệt, trớ trêu, bị vùi dập của thiên tài âm nhạc.
    Concerto No.20 in D minor ra đời trong giai đoạn sáng tác rất nhanh của Mozart, 11 concerto trong vòng hai năm, từ 2/1784 đến 3/1786. Điều đáng ngạc nhiên hơn là các concerto của Mozart đều đạt đến mức độ sâu sắc, hoàn chỉnh, phong phú về kỹ thuật và sự liên hệ giữa piano với dàn nhạc. Mozart có được động lực sáng tác là do khi đó dân thành Vienna ngưỡng mộ ông trên phương diện một nghệ sỹ piano giỏi nhất thời bấy giờ. Trên thực tế, Concerto số 20 là tác phẩm thứ nhất trong ba concerto piano Mozart đã soạn cho những quý bà bảo trợ của ông, vốn là những người chơi piano nghiệp dư.
    Concerto No.20 in D minor, K.466 được Mozart soạn từ đầu năm 1785 ở Vienna, hoàn thành nhạc phổ ngày 10/2, và ngay ngày hôm sau, nó lần đầu tiên được trình diễn. Khi bố của Mozart, ông Leopold Mozart, đến Vienna thăm con trai đã viết thư về cho con con gái Nannerl : ?o Bố đã nghe một concerto mới rất tuyệt vời của Wolfgang, khi bố đến, người sao chép vẫn còn đang làm việc, anh trai con thậm chí đã không đủ thời gian để chơi qua chương Rondo vì phải giám sát việc sao chép ?.
    Trong số 27 bản concerto cho piano của Mozart, chỉ có hai concerto được viết ở giọng thứ. Hình thức viết ở giọng thứ này tạo ra một sự thể hiện tâm trạng sâu sắc và thường được sử dụng bởi các nhà soạn nhạc thời kỳ lãng mạn. Đối với trường phái ?o Cổ điển Vienna ? của Mozart thì Concerto No.20 in D minor cùng với các tác phẩm ở giọng thứ khác như Symphony No.40, Requiem, hay Don Giovanni, là những tác phẩm đặc biệt. Bản Concerto này cũng là một trong số ít các tác phẩm của Mozart được biểu diễn thường xuyên trong suốt thế kỷ 19.
    Là một trong những tác phẩm giàu cảm xúc nhất của Mozart, Concerto No.20 in D minor khi đến được tay Ludwig van Beethoven đã gây ấn tượng mạnh mẽ đến chàng trai trẻ tuổi này. Beethoven đã rất ngưỡng mộ bản Concerto và khi thấy Mozart đã không để lại một Cadenza nào, anh đã quyết định rằng một tác phẩm kịch tính như vậy cần phải có những Cadenza tương xứng, và Beethoven đã viết nên những Cadenza xuất sắc cho bản Concerto. Những Cadenza đó của Beethoven vẫn còn được sử dụng cho đến ngày nay trong các chương trình biểu diễn của các nghệ sỹ piano lừng danh.
    Phần dàn nhạc được viết cho flute, hai oboe, hai basson, hai kèn co (horn), dàn dây, trumpet và trống định âm (timpany).
    Chương1: Allegro. Toàn dàn nhạc trình diễn chủ đề thứ nhất ở giọng Rê-thứ, đầu tiên, âm nhạc mang màu sắc ảm đạm như một sự bao trùm của đêm tối. Âm lượng hơi nhỏ của bè đàn dây tuy khá nhịp nhàng nhưng lại gợi lên sự day dứt, ngấm ngầm và sầu thảm. Mức độ kịch tính được tăng dần theo âm lượng, đan xen bởi bè đàn dây, kèn co và flute, giai điệu ngày càng bộc lộ tính chất bi thương. Rồi đột nhiên, như một sự kìm nén trở nên bộc phát, toàn dàn nhạc gầm lên ở âm khu trầm, sự tham gia của trống định âm và bè trầm ở dàn dây tạo ra một hợp âm vừa mãnh liệt, dữ dội vừa não nùng, xúc cảm. Nó giống như một cơn sốc của số phận, với đầy nỗi đắng cay, giằng xé. Nhưng liền ngay sau đó, bè violon vút lên một nhạc tố đầy quả cảm và tính chất đấu tranh, tha thiết vươn lên với một sức sống mạnh liệt, như một một tia sáng lóe lên vượt qua đêm tối, vực thẳm và giông bão. Chủ đề hai ở giọng Fa-trưởng này ngay lập tức được nâng đỡ bởi toàn dàn nhạc, âm nhạc trở nên hùng hậu, sôi nổi, hơi mang tính chất hành khúc. Ngay trong phần dàn nhạc, tính chất tương phản đã được thể hiện vô cùng sinh động, tính chất chủ đề trở nên khó nhận biết, các nhạc tố và âm sắc phong phú đan xen nhau tạo nên đặc trưng của một bản giao hưởng.
    Đàn piano độc tấu bước vào với một chủ đề mới đầy buồn thương, trở về giọng Rê-thứ. Điều tài tình là, đàn piano vẫn giữ được nét gì đó duyên dáng, uyển chuyển và nhộn nhịp rất đặc trưng của Mozart. Phần độc tấu lần lượt nhắc lại các chủ đề của dàn nhạc với những âm sắc mới rất truyền cảm của piano. Cả piano và dàn nhạc đều tham gia vào cuộc đối thoại và ganh đua khi sôi nổi, dũng mãnh, khi thiết tha, sâu lắng.
    Ở phần phát triển, Mozart nhắc lại tất cả các chủ đề của ông, dần đưa âm nhạc đến cao trào mãnh liệt để dẫn đến đoạn Cadenza. Ở đây, phần Cadenza, với tài năng của Beethoven, quả là một sự phô diễn tuyệt vời, một sự thách thức kiêu hãnh cho các nghệ sỹ piano. Có lẽ, trong tác phẩm này, Beethoven là người hiểu Mozart nhất. Trên một khía cạnh nào đó, có thể nói rằng Concerto No.20 in D minor là một sự kết hợp tuyệt vời giữa hai thiên tài âm nhạc sáng chói nhất của lịch sử âm nhạc nhân loại.
    Chương một này, có lẽ, mang một bí ẩn nào đó khó được bộc lộ, thậm chí, ngay cả khi nó kết thúc trong sự huy hoàng và chiến thắng.
    Chương 2 : Romanze. Tôi rất muốn mọi người tin điều này: ?o Nếu muốn có một giấc mơ đẹp đẽ, êm đềm, thì trước khi đi ngủ, bạn hãy nghe một chương nhạc chậm trong các concerto cho piano của Mozart ?. Romanze, theo đúng nghĩa của từ này, là một bài ca trữ tình, lãng mạn và êm ái. Nỗi buồn có thể gợi lên ở đây là một nỗi buồn du dương, dịu ngọt, một nỗi buồn về những kỷ niệm êm đềm và trong sáng của tình yêu. Ở một khía cạnh của tâm hồn, âm nhạc của Mozart quả thực có một vẻ đẹp tự nhiên, thánh thiện như trẻ thơ và một sự dịu dàng khó tả. Như người ta vẫn thường nói, đó là ?o Sự dịu dàng theo kiểu của Mozart ?.
    Chương Romanze bắt đầu ở giọng Si trưởng, kèn co và trống định âm hoàn toàn yên lặng, điều đặc biệt ở đây là sắc thái êm đềm, lặng lẽ thường thấy đã không chiếm trọn chương nhạc. Sự thanh bình trong một số thời điểm bị đan xen, phá vỡ bởi một nhạc tố giọng Sol thứ dồn dập, căng thẳng, thể hiện qua sự đối đáp khá gay gắt giữa piano và dàn nhạc trên nền giai điệu flute yếu đuối và đầy thương cảm. Đặc điểm này, thực ra đã trở thành phong cách phổ biến của Beethoven, rất nhiều các chương nhạc chậm của Beethoven thường có sự đan xen đầy day dứt của những xúc cảm nội tâm mãnh liệt ( có thể dễ thấy điều này trong một số sotatas cho violin và piano của ông). Điều may mắn là, chương nhạc đã nhanh chóng trở về tính chất ban đầu để kết thúc trong vẻ đẹp bình yên vốn có của nó.
    Chương 3 : Rondo Allegro assai. Chương cuối này được viết ở giọng Rê-thứ, nhạc tính được mong đợi ở đây chính là sự hân hoan, rộn ràng. Thực tế, nhạc tính này được cảm nhận qua sự biến đổi các giọng thứ của các chủ đề do piano độc tấu. Ngược lại, chủ đề hai, được viết ở giọng Fa trưởng , mềm mại và duyên dáng hơn , gợi lên đâu đó bóng dáng của chương một. Đàn piano độc tấu vẫn trình diễn những điệu nhảy vui tươi, trẻ trung và rất Mozart, tuy đôi lúc vẫn không che dấu được một chút cảm xúc vấn vương, e dè nào đó. Các chủ đề giọng thứ vẫn thấp thoáng ẩn hiện xung quanh chủ đề giọng trưởng, rồi cuối cùng, chúng dẫn tới đoạn Cadenza hấp dẫn của Beethoven. Ngoài sự nổi lên của chủ đề hai, chương nhạc còn được trang hoàng bởi những chuỗi âm thanh tươi sáng ở giọng Rê-trưởng. Mozart đã đi đến khép lại chương nhạc bằng những hồi kèn trumpet, sảng khoái, mời gọi, giải tỏa đi những u uất và hướng tới một cuộc sống năng động, nhiều niềm vui.
    Có thể nói, ở một mức độ nào đó, Piano Concerto in D minor, K.466 là một sự giao thoa tuyệt vời giữa hai nhà soạn nhạc vĩ đại nhất : Wolfgang Amadeus Mozart và Ludwig van Beethoven. Bản Concerto số 20 giọng Rê-thứ, cùng với những concerto bất hủ mang tính chất tiền lãng mạn của Beethoven, đã là sự khởi đầu cho những tác phẩm xuất sắc của các nhà soạn nhạc lãng mạn lừng danh sau này.
    Được ttdungquantum sửa chữa / chuyển vào 23:28 ngày 15/03/2005
  9. cuc_sat

    cuc_sat Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/10/2003
    Bài viết:
    17
    Đã được thích:
    0


    D.D SHOSTAKOVICH
    Được cuc_sat sửa chữa / chuyển vào 07:10 ngày 05/04/2005

Chia sẻ trang này