1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Bài viết về bóng bàn trên báo nè

Chủ đề trong 'Bóng bàn' bởi Loving, 28/11/2004.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Loving

    Loving Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    13/04/2002
    Bài viết:
    394
    Đã được thích:
    0
    Bài viết về bóng bàn trên báo nè

    Bài này đã được đăng báo nè.

    Có lẽ bóng bàn, cùng với cầu lông, đá cầu là những môn thể thao đối kháng cá nhân có tính đại chúng và phổ biến nhất ở nước ta. Mặc dù tennis đang ngày một ?obành trướng? và thu hút được số đối tượng luyện tập khá lớn, bóng bàn vẫn tiếp tục tồn tại và phát triển theo hướng đi riêng của mình, bởi một điều đơn giản: số người thực sự ?otâm huyết? với môn thể thao này rất đông đảo. Họ chơi bóng bàn vì yêu thích, vì say mê, chứ không vì bất kỳ một mục đích nào khác (chắc chắn ở Việt Nam, rất nhiều người chơi tennis không chỉ đơn thuần thoả mãn niềm đam mê thể thao). Và từ nhiều thập kỷ qua, Hà Nội vẫn luôn được coi là một trong những trung tâm bóng bàn (cả chuyên nghiệp và nghiệp dư) hàng đầu.

    Mặc dù cũng du nhập từ châu Âu nhưng bóng bàn phù hợp với người Việt (và cả châu á nói chung) hơn tennis rất nhiều. Bởi bóng bàn đòi hỏi sự linh hoạt, độ khéo léo, phạm vi di chuyển hẹp, điều phối sức lực hợp lý và quan trọng nhất là yếu tố hình thể không giữ vai trò quyết định. Bóng bàn cũng hơn hẳn tennis ở chỗ không bị ảnh hưởng quá nhiều bởi thời tiết. Được chơi trong nhà (để tránh ảnh hưởng của gió), mưa không tới mặt, nắng không tới đầu, dù bên ngoài trời đang bão cũng thì người chơi vẫn cứ thoải mái mà giật, mà bạt. Còn dân tennis thì khổ. Hơi mưa một chút cũng? nghỉ. Nắng to một chút cũng? nghỉ (trừ dân chuyên nghiệp phải luyện tập đều đặn). Hơn nữa, đồ nghề bóng bàn cũng không lấy gì làm cồng kềnh lắm, chiếc vợt, đôi giầy, cái khăn? nhét vào cái túi nhỏ đeo bên người là có thể ung dung lên đường rồi, chứ tennis thì lúc nào cũng phải kè cái bao vợt to tướng, mang vác, đi lại thật bất tiện trăm bề. Bây giờ còn đỡ chứ khoảng 6 - 7 năm trở về trước thôi, thấy ai đeo nghễu nghện cái bao vợt tennis là hầu hết dân tình lại bĩu môi, ?oúi giời, nhà giàu khoe mẽ chứ sức đâu mà cũng đòi chơi tennis?.

    Nói vậy thôi chứ chơi bóng bàn cũng tốn kém ra phết. Người mới tập chơi còn có thể thoả mãn với cây vợt khoảng 200.000 - 500.000 đ chứ đã ?olăn lộn? trong giới và được xếp vào hàng cao thủ (nghiệp dư) thì chí ít vợt cũng phải từ 1 triệu trở lên. Cây vợt tennis đắt nhất trên thị trường hiện nay giá khoảng trên 3 triệu thì vợt bóng bàn đắt nhất cũng đã quá con số 2 triệu. Thử tính mà xem, cốt Butterfly Sardius khoảng 1,3 triệu, 2 mặt Butterfly Bryce mỗi mặt 400.000đ, cộng vào đã là 2,1 triệu. Mặt Yasaka, Butterfly thường cũng đã 260.000 đ/chiếc. Mà đối với người đánh thường xuyên, nhanh thì 3 -4 tháng, lâu thì 7 - 8 tháng lại phải thay mặt vợt một lần. Quần áo bóng bàn ?oxịn? bỏ rẻ ra cũng đã gần 1 triệu 1 bộ, đó là chưa kể đến giầy, bao vợt, túi xách, keo tăng lực? Các nhãn hiệu bóng bàn mặc ra đường là gần như ?ođộc nhất vô nhị?. Nào Butterfly, Yasaka, Nittaku, Donic, Stiga? Người ngoài nhìn vào có thể không biết chứ dân ?otrong nghề? chỉ cần liếc qua là đã biết ngay người mặc là ?ođồng đạo?. Nhưng đó chỉ là bề nổi. Còn muốn biết trình độ thế nào, cầm vợt vào bàn mới rõ.

    Lúc trước, làng bóng bàn ?ophủi? gần như chỉ chuộng đồ Nhật với cốt Butterfly, mặt Yasaka, Srive. Cốt vợt cũng chia ra làm nhiều loại, đầu tiên thịnh hành nhất là Off+, sau đó thêm các loại cốt có chứa Carbon để tăng thêm sức mạnh của quả bóng như Gergely, Sardius, Primorac, Pulse... Cho tới bây giờ, Sardius vẫn là đầu bảng, cứ 10 người thì đã có 8 xài Sardius. Mặt vợt cũng vậy, bây giờ mặt Bryce (thường được gọi là mặt **** nổi - bởi logo hình cánh **** của hãng Butterfly được in nổi trên mặt vợt) đã thay thế cho Yasaka ngày xưa, trở thành loại mặt vợt được ưa thích nhất. Ngoài Bryce, dân Bắc thích dùng mặt Butterfly Srive thường, từ đèo Hải Vân trở vào lại thích các loại như Butterfly Tackiness, Tackffire? Khoảng 1 năm trở lại đây bắt đầu xuất hiện thêm nhiều loại cốt vợt, mặt vợt châu Âu. Nhiều người đã bỏ Sardius chuyển qua đánh cốt Donic Persson, mặt vợt Donic nhưng xem ra, đồ châu Âu không thật phù hợp với dân phủi nước ta. Bởi vì đây là loại vợt được thiết kế riêng cho dân châu Âu - những người có thể lực cực kỳ sung mãn - cho nên độ nẩy không cao. Dân ta dùng vợt này tấn không thường không gây được sức ép cho đối thủ bởi quá thiếu uy lực.Mà giá cũng cao ngang cốt Sardius và mặt Bryce. Cá biệt cũng có một số bộ phận người chơi chuộng đồ Trung Quốc, chủ yếu là mặt vợt 729, 999, Cuồng phong và mặt gai các loại. Đồ Trung Quốc thích hợp với lối bóng phòng thủ bởi mặt vợt thường ?oxịt? và có độ ma sát cao. Hơn thế, mặt vợt Trung Quốc thường rẻ tiền (45.000 - 60.000đ cho mặt 729 thường), hàng cao cấp hơn khoảng 120.000 - 150.000đ. Nhưng cũng có những loại mặt như Cuồng phong, 729 faster cũng lên đến 250.000. Lựa chọn một cốt vợt, mặt vợt sao cho vừa tay mình là cả một vấn đề. Đúng là nghề chơi cũng lắm công phu. Đặc biệt trong bóng bàn, môn thể thao đòi hỏi sự tinh tế cao độ. Nẩy hơn một chút, kém nẩy hơn một chút là đã ra ngoài bàn hay vào lưới rồi. Phát lực thừa, thiếu một chút cũng đủ hỏng rồi. Mua 1 chiếc vợt mới về, thay từ loại mặt nọ sang loại mặt kia, thời gian làm quen, điều chỉnh phải mất đến vài tuần, thậm chí cả 2 - 3 tháng. Có những người ?okhông chịu nổi gian khổ? cuối cùng lại phải trở về đánh cái cốt đã cũ mèm của mình chỉ vì thử đồ mới, ?ocầm cái nào cũng chẳng vừa tay?.

    Bóng bàn nghiệp dư ít được gọi là? nghiệp dư. Mà dân ?otrong nghề? ở Hà Nội gọi là ?ophủi? (không biết ở Sài Gòn người ta gọi ra làm sao). Nhưng chữ ?ophủi? này cũng được tạm chia ra làm hai loại: phủi đặc và cơ bản. Cơ bản là những người đã được đào tạo qua trường lớp hoặc dân chuyên nghiệp thải hồi. Phủi đặc là những người chơi bóng bàn hoàn toàn tự phát, không bài bản, ít ?okhả năng? tuân thủ các luật lệ chuẩn mực của Liên đoàn bóng bàn quốc tế. Tại sao lại nói là ?okhả năng? tuân thủ? Ví dụ, luật mới yêu cầu giao bóng phải tung bóng và không được che, các tay vợt cơ bản đều có thể đáp ứng được điều này. Nhưng dân phủi đặc (đa số đã bước vào tuổi trung niên) thì gần như đã quen với kiểu giao bóng không tung, chỉ cần bóng rời khỏi tay thôi là họ không thể tạo xoáy hay tốc độ để đưa bóng sang bàn đối phương. Mà trong bóng bàn phủi, sức mạnh và tầm quan trọng của quả giao bóng cực lớn, có thể xoay chuyển cục diện của một trận đấu.

    Mặc dù đã có lịch sử tồn tại và phát triển hàng chục năm qua nhưng kể từ sau năm 1975, bóng bàn phủi Hà Nội chỉ thực sự tái khởi phát và đi vào giai đoạn hoàng kim từ khoảng 7 - 8 năm trở lại đây, khi nhiều giải đấu thuộc hệ thống thi đấu quốc gia liên tục được tổ chức ở Thủ đô, các cây vợt quy ẩn lâu năm ?oxuất đầu lộ diện?, nhiều câu lạc bộ (dùng từ ?olò? có lẽ thích hợp hơn) tư nhân mọc lên. Thêm nhiều giải đấu dành cho dân ?ophủi? ra đời, kể từ đó, phong trào tập luyện bóng bàn nở được nhân rộng khắp nơi. Cũng không thể không nhắc đến làn sóng các tay vợt mạnh (hầu hết là đã qua ăn tập chuyên nghiệp nhưng bỏ ngang để đi học, đi làm?) từ các tỉnh đổ về. Đúng là cảnh trăm hoa đua nở. Mà khoảng cách giữa nghiệp dư đỉnh cao với chuyên nghiệp cũng cách nhau không xa lắm. Kỹ thuật tương đối hoàn chỉnh: đôi công, giật hai bên, giao bóng công, phòng thủ chặn đẩy, cổ tay, thậm chí là đối giật... tính thẩm mỹ rất cao, ý thức chiến thuật rõ ràng. Có chăng chỉ kém về khả năng xử lý bóng khó, tốc độ và lực mà thôi. Điều này khó xảy ra ở các môn thể thao khác. Muốn đạt đến gần trình độ đó, không nhất thiết phải tập bóng bàn theo đường lối chuyên nghiệp từ bé. Điều quan trọng là chuẩn ngay từ những bài học đầu tiên: đánh đúng động tác, chú ý đến di chuyển và phải di chuyển hợp lý, không đốt cháy giai đoạn. Tiếp theo là giai đoạn cọ xát, va chạm với nhiều ?ogiơ? bóng khác nhau để rèn luyện kinh nghiệm, chiến thuật và tâm lý thi đấu. Nếu làm tốt những công đoạn nói trên, dù không tập bóng bàn từ năm 6 - 7 tuổi người chơi vẫn có thể đánh tốt. Còn để trở thành một cao thủ đỉnh cao (chỉ là nghiệp dư thôi), cũng cần một chút năng khiếu. Điều này thì không phải ai cũng có. Thế cho nên, người chơi bóng bàn ở Hà Nội dễ đến con số một vạn nhưng số người thực sự có bản lĩnh đua tranh tại Giải các cây vợt nghiệp dư xuất sắc hàng năm cũng hiếm khi nào vượt qua con số 30.

    Không kể những ?osới? nhỏ chỉ có 1 - 2 bàn nằm lọt thỏm đâu đó giữa phố phường đông đúc, các lò bóng bàn có tiếng ở Hà Nội trong giai đoạn hoàng kim bao gồm Tiến Bộ (nằm trong khuôn viên Nhà máy in Tiến Bộ), Việt An (sau này chuyển qua trường PTTH Trần Hưng Đạo, quận Thanh Xuân), Thái Hà, Trưng Vương, Trung Tự, Tăng Bạt Hổ, Nhà Quàn (nằm phía sau khu chợ Giời), Trường CĐNT Quân đội? và hơi đặc biệt một chút là Bích Câu - chỉ có một bàn duy nhất và chỉ đánh độ, không đánh vui, không luyện tập. Gần như các cao thủ có bản lĩnh bước ra tranh đấu ở các giải lớn nhỏ đều sinh hoạt tại các lò này. Mà cũng không còn ai lạ gì ai. Tất cả đều thuộc đòn của nhau rõ như lòng bàn tay. Giải dành cho dân phủi cũng có khá nhiều kiểu. Giải do các cơ quan Nhà nước và Sở TDTT thành phố đứng ra tổ chức như Giải các cụm văn hoá Hà Nội, Giải cán bộ - CNVC - lực lượng vũ trang, giải Thanh niên thành phố, giải Học sinh, Sinh viên? Rồi giải do các lò đứng ra tự tổ chức và trao giải. Đây mới thực sự là những ?ongày hội? của dân phủi. Bởi ăn tập cả năm rốt cuộc cũng phải có cơ hội thi thố chứ. Mà toàn cao thủ thôi, chứ hoàn toàn không có những người tham gia ?ocho có phong trào? như giải của cơ quan NN. Đánh giải cũng là cả một vấn đề. Có người đánh tập, đánh vui, thậm chí đánh độ rất hay nhưng đánh giải lại chẳng được như ý. Bởi họ bị tâm lý. Vui thì không sao, thua tiền của mình cũng không sao, nhưng đánh giải là trách nhiệm, đôi khi còn là danh dự của một cá nhân, của cả câu lạc bộ. Đánh giải hay không chỉ phụ thuộc trình độ mà còn rất nhiều yếu tố liên quan. Thoát tay, không ?oke cóng? đã có 30% thắng lợi. Gặp ngày đẹp trời, thể lực sung mãn cộng một chút may mắn (có thể gọi là Thiên thời - Địa lợi - Nhân hoà) là đã thêm 30% nữa. 40% còn lại mới là trình độ. Bởi dân phủi không giống VĐV chuyên nghiệp, không biết thả điểm rơi phong độ cho nên chỉ biết trông vào ngày tốt mà thôi. Mà bóng bàn nghiệp dư Hà Nội từ ngày đổi sang đánh bóng to (đường kính 40mm), sự chênh lệch về trình độ đã trở nên khó xác định hơn bao giờ hết. Hơn thua 1 - 2 quả bước vào giải không ai nói trước điều gì.

    Trong các giải nghiệp dư ở Hà Nội, có uy tín và thu hút đông đảo người tham gia nhất vẫn là giải In Tiến Bộ - cho đến nay đã có 7 năm tổ chức liên tục. Bởi đơn giản một điều, kể từ ngày thành lập, In Tiến Bộ luôn được coi là lò bóng bàn phủi lớn, mạnh nhất Hà Nội. Rất nhiều cao thủ hàng đầu trong làng phủi Hà Nội vẫn sinh hoạt tại đây, các VĐV chuyên nghiệp thuộc đội Hà Nội, Quân Đội, tuyển Quốc gia về đây giao lưu chẳng phải hiếm. 7 ?omùa giải? trôi qua, rất nhiều cao thủ đã thành danh từ giải đấu này, vô số trận đấu ?okinh điển? của bóng bàn nghiệp dư cũng diễn ra tại đây. Gần đây, có thêm giải của NVH Thanh niên Tăng Bạt Hổ và lò An Dương cũng quy tụ được khá đông gương mặt phủi xuất sắc. Hầu hết vẫn là thanh niên. Bởi các bậc tiền bối, dù kinh nghiệm dồi dào nhưng cũng phải thua sức trẻ. Hơn thế, kỹ thuật bóng bàn ngày một hiện đại hơn, khéo léo, tinh tế mà không có tốc độ, sức mạnh cũng không ?oát phân? được đối thủ. Bóng bàn nghiệp dư đỉnh cao Hà Nội đang trở thành sân chơi riêng của lớp trẻ. Điều đó chứng tỏ, số người tìm đến với bóng bàn vẫn ngày một đông đảo hơn

Chia sẻ trang này