1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Bài vở

Chủ đề trong 'Trường PTTH Lê Hồng Phong TpHCM' bởi linhkhuong, 29/08/2007.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. linhkhuong

    linhkhuong Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/10/2006
    Bài viết:
    561
    Đã được thích:
    0
    Bài vở

    ADN


    Sơ lược về DNA
    DNA khi quan sát dưới kính hiển vi điện tử DNA có thể được hiểu một cách đơn giản là nơi chứa mọi thông tin chỉ dẫn cần thiết để tạo nên các đặc tính sự sống của mỗi sinh vật; Mỗi phân tử DNA bao gồm các vùng chứa các gene cấu trúc, những vùng điều hòa biểu hiện gene, và những vùng không mang chức năng, hoặc có thể khoa học hiện nay chưa biết rõ gọi là junk DNA; Cấu trúc phân tử DNA được cấu thành gồm 2 chuỗi có thành phần bổ sung cho nhau từ đầu đến cuối. Hai chuỗi này được giữ vững cấu trúc bằng những liên kết hoá học. Các liên kết này khi bị cắt sẽ làm phân tử DNA tách tời 2 chuỗi tương tự như khi ta kéo chiếc phéc mơ tuya; Về mặt hoá học, các DNA được cấu thành từ những viên gạch, gọi là nucleotide,viết tắt là Nu.Do các Nu chi khác nhau ở base (1Nu = 1 Desoxyribose + 1 phosphate + 1 base),nên tên gọi của Nu cũng là tên của base mà nó mang.Chỉ có 4 loại gạch cơ bản là A, T, C, và G; Mỗi base trên 1 chuỗi chỉ có thể bắt cặp với 1 loại base nhất định trên chuỗi kia theo một quy luật chung cho mọi sinh vật. VD theo quy luật, một "A" ở chuỗi của phân tử DNA sợi kép sẽ chỉ liên kết đúng với một "T" ở chuỗi kia.(Nguyên tắc bổ sung) Trật tự các base dọc theo chiều dài của chuỗi DNA gọi là trình tự, trình tự này rất quan trọng vì nó chính là mật mã nói lên đặc điểm hình thái của sinh vật. Tuy nhiên, vì mỗi loại base chỉ có khả năng kết hợp với 1 loại base trên sợi kia, cho nên chỉ cần trình tự base của 1 chuỗi là đã đại diện cho cả phân tử DNA. Khi DNA tự nhân đôi, 2 chuỗi của DNA mạch kép trước tiên được tách đôi nhờ sự hỗ trợ của một số protein chuyên trách. Mỗi chuỗi DNA sau khi tách ra sẽ thực hiện việc tái tạo một chuỗi đơn mới phù hợp bằng cách mỗi base trên chuỗi gốc sẽ chọn loại base tương ứng (đang nằm tự do trong môi trường xung quanh) theo quy luật như trên. Do đó, sau khi nhân đôi, 2 phân tử DNA mới (mỗi phân tử chứa một chuỗi cũ và một chuỗi mới) đều giống hệt trình tự nhau nếu như không có đột biến xảy ra. Đột biến hiểu đơn giản là hậu quả của những sai sót hoá học trong quá trình nhân đôi. Bằng cách nào đó, một base đã bị bỏ qua, chèn thêm, bị sao chép nhầm hay có thể chuỗi DNA bị đứt gẫy hoặc gắn với chuỗi DNA khác. Về mặt cơ bản, sự xuất hiện những đột biến này là ngẫu nhiên và xác suất rất thấp.


    Tổng quan về cấu trúc phân tử
    Mô hình cấu trúc xoắn kép của phân tử DNA

    Phân tử DNA được coi là "cơ sở vật chất của tính di truyền ở cấp độ phân tử" (molecule of here***y). Tuy nhiên, thực chất về mặt cấu tạo, các DNA không phải một phân tử đơn thuần mà nó được tạo thành từ hai chuỗi polynucleotide, chúng liên kết với nhau và uốn quanh 1 trục tương tự 1 chiếc thang dây xoắn. Cấu trúc này được gọi là cấu trúc xoắn kép (double helix) (xem hình minh hoạ).

    Mỗi chuỗi polynucleotide chính là do các phân tử nucleotide liên kết với nhau thông qua liên kết phosphodieste giữa gốc đường của nucleotide này với gốc phosphate của nucleotide tiếp theo. Tóm lại, DNA là các đại phân tử (polymer) mà các đơn phân (monomer) là các nucleotide.

    Mỗi nucleotide được tạo thành từ một phân tử đường ribose, một gốc phosphate và một bazơ nitơ (nucleobase). Trong DNA chỉ có 4 loại nucleotide và những loại này khác nhau ở thành phần nucleobase. Do đó tên gọi của các loại nucleotide xuất phát từ gốc nucleobase mà nó mang: adenine (A), thymine (T), cytosine (C), và guanine (G). Trong đó, A và G là các purine (có kích thước lớn) còn T và C,có kích thước nhỏ hơn (pyrimidine).

    Trong môi trường dịch thể, 2 chuỗi polynucleotide của 1 phân tử DNA liên kết với nhau bằng liên kết hiđrô. Liên kết này được tạo ra giữa 2 gốc nucleobase của 2 nucleotide đối diện nhau trên 2 chuỗi, tương tự như những bậc thang trên 1 chiếc thang dây.

    Do cấu tạo hoá học của các nucleobase mà liên kết hydro chỉ hình thành giữa 2 loại nucleobase nhất định là A với T (qua 2 liên kết hydro) và C với G (bằng 3 liên kết hydro). Đó thực chất là liên kết giữa một purine và 1 pyrimidine nên khỏang cách tương đối giữa 2 chuỗi polynucleotide được giữ vững. Nguyên tắc hình thành liên kết trên được gọi là nguyên tắc bổ sung và nó phổ biến trên mọi loài sinh vật.

    Trong tế bào, dưới tác dụng của một số protein đặc hiệu, 2 chuỗi của phân tử DNA có thể tách nhau ra (còn gọi là biến tính DNA) do các liên kết hydro bị cắt đứt. Khi đó, các nucleotide trên mỗi chuỗi có thể tạo thành liên kết với các nucleotide tự do trong môi trường nội bào. Kết quả của quá trình này là tạo thành 2 phân tử DNA giống hệt nhau từ 1 phân tử DNA ban đầu. Đây cũng chính là nguồn gốc của đặc tính di truyền của sinh vật. Các nhà khoa học có thể thực hiện quá trình tự nhân đôi này trong ống nghiệm gọi là kỹ thuật PCR. Nếu sự bắt cặp giữa nucleotide chuỗi gốc với nucleotide không tuân theo nguyên tắc bổ sung thì sẽ tạo thành đột biến là nguồn gốc của hiện tượng biến dị.

    Mô hình cấu trúc DNA quay (thông tin)



    Quá trình tự nhân đôi DNA

    Quá trình tự nhân đôi DNA hay tổng hợp DNA là một cơ chế sao chép các phân tử DNA mạch kép trước mỗi lần phân bào. Kết quả của quá trình này là tạo ra hai phân tử DNA gần như giống nhau hòan tòan, chỉ sai khác với tần số rất thấp (thông thường dưới 1 phần vạn, xem thêm đột biến). Có được như vậy là do cơ chế nhân đôi thực hiện dựa trên nguyên tắc bổ sung, và tế bào có hệ thống tìm kiếm và sửa chữa các sai hỏng DNA họat động hiệu quả.

    Trong quá trình tự nhân đôi, DNA được tổng hợp theo một chiều duy nhất là chiều từ 5'''' đến 3''''; đồng thời, một đoạn DNA được tổng hợp liên tục, còn một đoạn được tổng hợp theo từng đoạn Okazaki rồi nối lại với nhau.

    Trong các phân tử DNA xoắn kép mới tổng hợp thì có 1 chuỗi là từ DNA ban đầu còn chuỗi kia được tổng hợp từ các thành phần của môi trường nội bào, đó là nội dung của nguyên tắc bán bảo toàn.


    Các đặc tính hoá lý

    Sự kết hợp và tách rời 2 chuỗi đơn
    Các liên kết hydro giữ hai chuỗi xoắn kép là những liên kết yếu khiến chúng dễ dàng được tách ra nhờ enzyme (trong điều kiện in vivo) hoặc nhiệt độ trên 90°C ( điều kiện in vitro, PCR). Những enzyme như helicase có chức năng tháo xoắn các chuỗi cho phép cho các DNA polymerase, RNA polymerase thực hiện hoạt động. Trong quá trình tháo xoắn, các helicase phải cắt liên kết phosphodieste của một trong hai chuỗi để tránh các chuỗi bị xoắn vòng quanh.


    DNA vòng
    Trong tự nhiên, cũng như ở điều kiện in vitro, phân tử DNA có thể tồn tại dưới dạng sợi vòng, mạch kép. Ở dạng cấu trúc này, cấu trúc xoắn không gian không dễ dàng bị tháo xoắn do nhiệt hay các quá trình hoá học nếu không làm đứt gãy 1 mạch. Trong tự nhiên, các topoisomerase thực hiện nhiệm vụ tháo xoắn bằng cách cắt tạm thời một mạch và gắn lại sau khi đã tháo xoắn, quá trình này là bước khởi đầu cho hoạt động phiên mã. Trong phòng thí nghiệm, người ta có thể gắn nối 2 đầu của sợi DNA mạch thẳng thành 1 DNA vòng trong quá trình tạo ra các plasmid tái tổ hợp.


    Chiều dài vĩ đại và bề ngang nhỏ bé
    Chiều ngang nhỏ bé của chuỗi xoắn kép làm nó không thể được tìm ra bởi kính hiển vi điện tử thông thường, trừ khi được nhuộm màu thật đậm. Cùng lúc đó, ADN tìm thấy trong một số tế bào có thể đạt chiều dài ở cấp vĩ mô -- xấp xỉ 5 centimetre trong nhiễm sắc thể của người.Do đó, tế bào phải nén hay "đóng gói" ADN để có thể mang nó theo bên trong. Đó là một trong những chức năng của nhiễm sắc thể khi nó chứa những protein hình ống tên histone xung quanh dải ADN.


    Các dạng hình học khác nhau của chuỗi xoắn kép
    Chuỗi xoắn kép DNA có thể xem tồn tại dưới một trong 3 dạng hình học tương đối khác nhau, trong đó dạng "B" (được James D. Watson và Francis Crick miêu tả) là dạng phổ biến nhất trong tế bào. Phân tử dạng "B" rộng 2 nanomet và dài 3.4nanomet trung bình cho 10 nucleotide. Đây cũng là độ dài xấp xỉ của một đoạn phân tử DNA khi nó xoay đúng 1 vòng quanh trục. Tần số vòng xoay này (được gọi là bước xoắn) phụ thuộc nhiều vào lực nén mà 1 base tác động lên base kế cận trong mạch.


    DNA siêu xoắn
    Dạng "B" của chuỗi xoắn kép DNA xoay 360° cho mỗi 10.6bp mà không chịu sức căng nào. Nhưng có rất nhiều quá trình sinh học có thể tạo ra sức căng. Một đoạn DNA quá hoặc không đủ lực xoắn được gọi lần lượt tương ứng là siêu xoắn dương hay siêu xoắn âm. DNA trong tế bào thường ở dạng siêu xoắn âm, tạo điều kiện dễ dàng cho quá trình mở xoắn - cần thiết trong phiên mã tạo RNA.


    Điều kiện hình thành dạng xoắn "A" và "Z"
    Hai dạng khác của chuỗi xoắn kép DNA được gọi là dạng "A" và dạng "Z". Hai dạng này khác biệt chính với dạng "B" ở hình dạng và kích thước. Dạng "A" thường xuất hiện trong các mẫu DNA mất nước (chẳng hạn như mẫu dùng trong các thí nghiệm tinh thể hóa) và có thể trong dạng lai DNA-RNA. Những đoạn DNA trong tế bào được methyl hóa cho các mục tiêu điều hòa có thể mang dạng "Z" - 2 mạch đơn xoay quanh trục như đối xứng qua gương với dạng "B".


    Chiều của trình tự DNA
    Do hình dạng và liên kết của các nucleotide không đối xứng, một mạch DNA luôn luôn có một hướng phân biệt. Xem xét gần hơn trên một chuỗi xoắn kép, người ta nhận thấy các nucleotide hướng theo một chiều trên một mạch và theo chiều ngược lại trên mạch kia. Cách sắp xếp hai mạch như vậy được gọi là đối song.


    Định danh hóa học(5'''' và 3'''')=
    Vì mục tiêu định danh, các nhà khoa học làm việc với DNA gọi 2 đầu không đối xứng này là đầu 5'''' và đầu 3''''. Để thống nhất, các nhà nghiên cứu luôn đọc một trình tự nucleotide theo chiều 5''''- 3''''. Xem xét chuỗi xoắn kép theo chiều thẳng đứng, mạch 3'''' được coi là mạch đi lên, ngược lại, mạch 5'''' là mạch đi xuống.


    Mang nghĩa và đối nghĩa
    Do sự sắp xếp hai mạch DNA đối song và tính ưu tiên chiều trong quá trình "đọc" trình tự của các enzyme, ngay cả trong trường hợp cả hai mạch mang trình tự giống nhau thay vì bổ sung, tế bào vẫn chỉ có thể dịch mã một trong hai mạch. Đối với mạch kia, tế bào chỉ có thể đọc ngược lại. các nhà sinh học phân tử gọi một trình tự là trình tự "mang nghĩa" nếu nó được hoặc có thể được dịch mã, và trình tự bổ sung là trình tự "đối nghĩa". Do vậy, sau đó, (có vẻ hơi mâu thuẫn)mạch làm khuôn cho phiên mã chính là mạch đối nghĩa. Kết quả phiên mã là một RNA bản sao của mạch mang nghĩa và bản thân nó, vì thế, cũng mang nghĩa.


    Ngoại lệ: trường hợp của các virus
    Đối với một số virus, ranh giới giữa mang nghĩa và đối nghĩa không rõ ràng vì một số đoạn trình tự trong bộ gene của chúng làm cả hai nhiệm vụ, mã hóa cho một protein khi đọc theo chiều 5''''- 3'''' dọc theo 1 mạch và một protein thứ hai khi đọc theo chiều ngược lại dọc theo mạch kia. Như thế, bộ gene của các virus này đặc biệt cô đọng xét theo số lượng gene mà chúng chứa đựng - điều này được các nhà sinh học gọi là hiện tượng thích nghi.


    Được linhkhuong sửa chữa / chuyển vào 12:51 ngày 29/08/2007
  2. linhkhuong

    linhkhuong Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/10/2006
    Bài viết:
    561
    Đã được thích:
    0

    Protein (protit hay đạm) là những đại phân tử được tạo thành từ các đơn phân axít amin, chúng kết hợp với nhau thành một mạch dài nhờ các liên kết peptit (gọi là chuỗi polypeptide). Các chuỗi này có thể xoắn cuộn hoặc gấp theo nhiều cách để tạo thành các bậc cấu trúc không gian khác nhau của protein.
    Mục lục
    1 Cấu trúc của protein
    2 Chức năng của protein
    3 Sự biến tính của protein
    4 Tham khảo
    5 Liên kết ngoài

    Cấu trúc của protein
    Axit amin - đơn phân tạo nên protein
    Protein là một hợp chất đại phân tử được tạo thành từ rất nhiều các đơn phan là các axit amin. Axit amin được cấu tạo bởi ba thành phần: một là nhóm amin (-NH2), hai là nhóm cacboxyl (-COOH) và cuối cùng là nguyên tử cacbon trung tâm đính với 1 nguyên tử hyđro và nhóm biến đổi R quyết định tính chất của axit amin. Ngời ta đã phát hiện ra được tất cả 20 axit amin trong thành phần của tất cả các loại protein khác nhau trong cơ thể sống. Các axit amin được liệt kê đầy đủ dưới bảng sau:
    Tên axit amin Viết tắt Tính chất
    Glycine Gly Không phân cực, kỵ nước
    Alanine Ala
    Valine Val
    Leucine Leu
    Isoleucine Ile
    Methionine Met
    Phenylalanine Phe
    Tryptophan Trp
    Proline Pro
    Serine Ser Phân cực, ưa nước
    Threonine Thr
    Cysteine Cys
    Tyrosine Tyr
    Asparagine Asn
    Glutamine Gln
    Aspartic acid Asp Tích điện (axit)
    Glutamic acid Glu
    Lysine Lys Tích điện (bazơ)
    Arginine Arg
    Histidine His
    Các bậc cấu trúc của protein
    Người ta phân biệt ra 4 bậc cấu trúc của protein.
    Cấu trúc bậc một: Các axit amin nối với nhau bởi liên kết peptit hình thành nên chuỗi polypepetit. Đầu mạch polypeptit là nhóm amin của axit amin thứ nhất và cuối mạch là nhóm cacboxyl của axit amin cuối cùng. Cấu trúc bậc một của protein thực chất là trình tự sắp xếp của các axit amin trên chuỗi polypeptit. Cấu trúc bậc một của protein có vai trò tối quan trọng vì trình tự các axit amin trên chuỗi polypeptit sẽ thể hiện tương tác giữa các phần trong chuỗi polypeptit, từ đó tạo nên hình dạng lập thể của protein và do đó quyết định tính chất cũng như vai trò của protein. Sự sai lệch trong trình tự sắp xếp của các axit amin có thể dẫn đến sự biến đổi cấu trúc và tính chất của protein.
    Cấu trúc bậc hai: là sự sắp xếp đều đặn các chuỗi polypeptit trong không gian. Chuỗi polypeptit thường không ở dạng thẳng mà xoắn lại tạo nên cấu trúc xoắn α và cấu trúc nếp gấp β, được cố định bởi các liên kết hyđro giữa những axit amin ở gần nhau. Các protein sợi như keratin, colagen... (có trong lông, tóc, móng, sừng)gồm nhiều xoắn α, trong khi các protein cầu có nhiều nếp gấp β hơn.
    Cấu trúc bậc ba: Các xoắn α và phiến gấp nếp β có thể cuộn lại với nhau thành từng búi có hình dạng lập thể đặc trưng cho từng loại protein. Cấu trúc không gian này có vai trò quyết định đối với hoạt tính và chức năng của protein. Cấu trúc này lại đặc biệt phụ thuộc vào tính chất của nhóm -R trong các mạch polypeptit. Chẳng hạn nhóm -R của cystein có khả năng tạo cầu đisunphua (-S-S-), nhóm -R của prolin cản trở việc hình thành xoắn, từ đó vị trí của chúng sẽ xác định điểm gấp, hay những nhóm -R ưa nước thì nằm phía ngoài phân tử, còn các nhóm kị nước thì chui vào bên trong phân tử... Các liên kết yếu hơn như liên kết hyđro hay điện hóa trị có ở giữa các nhóm -R có điện tích trái dấu.
    Cấu trúc bậc bốn: Khi protein có nhiều chuỗi polypeptit phối hợp với nhau thì tạo nên cấu trúc bậc bốn của protein. Các chuỗi polypeptit liên kết với nhau nhờ các liên kết yếu như liên kết hyđro.
    Chức năng của protein
    Loại protein Chức năng Ví dụ
    Protein cấu trúc Cấu trúc, nâng đữ Collagen và elastin tạo nên cấu trúc sợi rất bền của mô liên kết, dây chẳng, gân. Keratin tạo nên cấu trúc chắc của da, lông, móng. Protein tơ nhện, tơ tằm tạo nên độ bền vững của tơ nhện, vỏ kén
    Protein enzim Xúc tác sinh học: tăng nhanh, chọn lọc các phản ứng sinh hóa Các enzim thủy phân trong dạ dày phân giải thức ăn, amilaza phân giải tinh bột, pepsin phân giải protein, lipaza phân giải lipit
    Protein hoocmon Điều hòa các hoạt động sinh lý Insulin và glucagôn do đảo tụy tiết ra có tác dụng điều hòa hàm lượng glucozơ trong máu động vật có xương sống
    Protein vận chuyển Vận chuyển các chất Hemoglobin có chứa trong hồng cầu động vật có xương sống có vai trò vận chuyển oxy từ phổi theo máu đi nuôi các tế bào
    Protein bảo vệ Bảo vệ cơ thể chống bệnh tật Actin, miozin có vai trò vận động cơ. Tubulin có vai trò vận động lông, roi của các sinh vật đơn bào
    Protein thụ quan Cảm nhận, đáp ứng các kích thích của môi trường Thụ quan màng của tế bào thần kinh khác tiết ra (chất trung gian thần kinh) và truyền tín hiệu
    Protein dự trữ Dự trữ chất dinh dưỡng Albumin lòng trắng trứng là nguồn cung cấp axit amin cho phôi phát triển. Cazein trong sữa mẹ là nguồn cung cấp axit amin cho con. Trong hạt cây có chứa nguồn protein dự trữ cần cho hạt nảy mầm
    Sự biến tính của protein
    Khái niệm sự biến tính
    Dưới tác dụng của các tác nhân vật lý như tia cực tím, sóng siêu âm, khuấy cơ học... hay tác nhân hóa học như axit, kiềm mạnh, muối kim loại nặng,... các cấu trúc bậc hai, ba và bậc bốn của protein bị biến đổi nhưng không phá vỡ cấu trúc bậc một của nó, kèm theo đó là sự thay đổi các tính chất của protein so với ban đầu. Đó là hiện tượng biến tính protein. Sau khi bị biến tính, protein thường thu được các tính chất sau:
    Độ hòa tan giảm do làm lộ các nhóm kỵ nước vốn đã chui vào bến trong phân tử protein
    Khả năng giữ nước giảm
    Mất hoạt tính sinh học ban đầu
    Tăng độ nhạy đối với sự tấn công của enzim proteaza do làm xuất hiện các liên kết peptit ứng với trung tâm hoạt động của proteaza
    Tăng độ nhớt nội tại
    Mất khả năng kết tinh
  3. bluesss_mizu

    bluesss_mizu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/11/2006
    Bài viết:
    651
    Đã được thích:
    0
    ối giời em ơi cái gì thế? hết chỗ rùi sao lại đem cả bài vở lên forum thế này? Để chi vậy? [​IMG]
  4. than_lan_kon

    than_lan_kon Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/12/2006
    Bài viết:
    162
    Đã được thích:
    0
    LK thi Y hay TTĐTCBYT thế? Vác 1 đống Sinh lên, nhìn mà nhức cả đầu >"<
  5. linhkhuong

    linhkhuong Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/10/2006
    Bài viết:
    561
    Đã được thích:
    0
    Đâu có =) tra trong từ điển ấy =) em thấy có 1 số cái đọc đc. Em copy qua diễn đàn mình, sau đó chắt lọc riêng cho em cho tiện =)
  6. linhkhuong

    linhkhuong Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/10/2006
    Bài viết:
    561
    Đã được thích:
    0
    Tế bào http://vi.wikipedia.org/wiki/T%E1%BA%BF_b%C3%A0o
  7. linhkhuong

    linhkhuong Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/10/2006
    Bài viết:
    561
    Đã được thích:
    0
    http://www.studygs.net/vietnamese/
  8. linhkhuong

    linhkhuong Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/10/2006
    Bài viết:
    561
    Đã được thích:
    0
    3/ Alessandro Volta.
    Từ khi Galvani phổ biến các nhận xét về điện thì tại các phòng thí nghiệm của châu Âu, các nhà khoa học đã làm nhiều thí nghiệm về đôi chân nhái. Có người lại dùng dây dẫn điện nối chai Leyde với đôi chân nhái và đã thấy đôi chân con vật bị co giật mạnh gấp bội. Do thí nghiệm này, nhiều nhà khoa học bắt đầu nghi ngờ lý thuyết điện của sinh vật. Trong số những người bác bỏ lý thuyết kể trên, có Alessandro Volta.
    Volta là Giáo Sư Vật Lý tại trường Đại Học Pavie nước Ý. Ông đã khảo cứu nhiều về điện học và đã tìm cách tăng năng lực của chai tụ điện. Đối với thí nghiệm về đôi chân nhái, Volta không để tâm đến sự việc chân nhái co giật mà tìm hiểu điện ở đâu đã gây nên sự co giật đó. Volta thấy rằng chỉ có sự co giật khi chân nhái được đặt lên mặt bàn bằng kim loại và được đâm bằng một thứ xiên kim loại. Còn trong trường hợp chân nhái treo trên thanh sắt bao lơn bằng một móc đồng, chân nhái chỉ co giật khi chạm vào thanh sắt. Như vậy cần phải có hai thứ kim loại khác nhau để có sự co giật đó. Sau khi gắng sức tìm kiếm, Volta đã thấy rằng điện sinh ra do phản ứng hóa học và phản ứng này chỉ có khi hai thứ kim loại khác nhau được tiếp xúc với nhau trong một dung dịch muối. Trong trường hợp đôi chân nhái, dung dịch muối đó có bên trong lớp thịt nhái.
    Volta liền làm các miếng tròn bằng đồng và kẽm rồi xếp một miếng đồng cách một miếng kẽm bằng một miếng giấy xốp tẩm dung dịch muối ăn. Sau đó ông nối hai miếng trên cùng và dưới cùng của chồng các miếng tròn bằng một sợi dây dẫn điện, Volta đã thấy giòng điện chạy qua. Như vậy bình phát điện đầu tiên đã ra đời dưới tên gọi là ?opin Volta?. Sở dĩ có danh từ ?opile? vì đây là một chồng các miếng tròn bằng đồng và kẽm.
    Phát minh của Volta đã cho Nhân Loại một giòng điện đều, sẵn sàng dùng trong bất cứ cuộc thí nghiệm nào. Phát minh quan trọng này đã làm Alessandro Volta nổi danh lừng lẫy. Năm 1800, Volta tới thành phố Paris và thực hiện lại các thí nghiệm của ông trước sự tán thưởng của tất cả các giới Khoa Học Pháp. Trong dịp này, Volta được Hàn Lâm Viện Pháp Quốc trao tặng một huy chương vàng.
  9. linhkhuong

    linhkhuong Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/10/2006
    Bài viết:
    561
    Đã được thích:
    0
    André-Marie Ampère (20 tháng 1, 1775 ?" 10 tháng 6, 1836) là nhà vật lý người Pháp và là một trong những nhà phát minh ra điện từ trường. Đơn vị đo cường độ dòng điện được mang tên ông là ampere.
    [sửa] Cuộc đời
    Ông sinh ra ở Lyon, gần với Poleymieux - quê của cha ông. Ông có tính tò mò và lòng say mê theo đuổi kiến thức từ khi còn rất nhỏ, người ta nói rằng ông đã đưa ra lời giải cho các tổng số học lớn bằng cách sử dụng các viên sỏi và mẩu bánh bích quy trước khi biết con số. Cha ông dạy ông tiếng Latinh, nhưng sau đó đã bỏ khi nhận thấy khả năng và khuynh hướng nghiên cứu toán học của con trai. Tuy vậy chàng thanh niên trẻ tuổi Ampère sau này đã học lại tiếng Latinh để giúp ông hiểu được các tác phẩm của Euler và Bernoulli. Cuối đời ông đã nói rằng ông biết nhiều nhất về toán học khi ông 18 tuổi, tuy vậy ông cũng đọc rất nhiều sách vở của các lĩnh vực khác như lịch sử, các ghi chép trong các chuyến du hành, thơ ca, triết học và khoa học tự nhiên.
    Khi Lyon bị rơi vào tay quân đội cách mạng năm 1793, cha của Ampère, người giữ chức vụ juge de paix, đã chống lại một cách kiên quyết cuộc cách mạng này, do đó đã bị bỏ tù và sau đó đã chết trên đoạn đầu đài. Sự kiện này gây ấn tượng sâu sắc đối với tâm hồn nhạy cảm của Andre-Marie, trong vài năm sau đó ông đã chìm trong sự lãnh cảm. Sau đó sở thích của ông đã được đánh thức bởi một số bức thư về thực vật học khi chúng đến tay ông, và từ thực vật học ông đã chuyển sang nghiên cứu thơ ca cổ điển, và tự mình viết những bài thơ.
    Năm 1796 ông gặp Julie Carron, và họ đã gắn bó với nhau, quá trình gặp gỡ của hai người đã được ông ghi chép lại rất chất phác trong tạp chí (Amorum). Năm 1799 họ cưới nhau. Vào khoảng năm 1796 Ampère giảng dạy toán học, hóa học và ngoại ngữ tại Lyon; năm 1801 ông chuyển tới Bourg, làm giáo sư môn vật lý và hóa học, để lại người vợ ốm đau và con nhỏ (là Jean Jacques Ampère) ở Lyon. Vợ ông mất năm 1804, ông đã không bao giờ lấy lại được thăng bằng vì mất mát này. Cùng năm này ông được bổ nhiệm làm giáo sư môn toán của trường trung học (lycée) ở Lyon.
    Bài báo nhỏ của ông Considérations sur la théorie mathématique du jeu, trong đó miêu tả những khả năng thắng bạc thay vì chơi may rủi, được xuất bản năm 1802 và đã giành được sự chú ý của Jean Baptiste Joseph Delambre, là người đã giới thiệu ông làm giáo sư ở Lyon, và sau đó một thời gian (năm 1804) là vị trí trợ giảng ở trường Bách khoa Paris, ở đó ông được bầu là giáo sư toán năm 1809. Tại đây ông tiếp tục theo đuổi các nghiên cứu khoa học và các nghiên cứu đa ngành với một sự chuyên cần không suy giảm. Ông được kết nạp làm thành viên của Viện Hàn lâm Pháp năm 1814.
    Ông đã thiết lập mối quan hệ giữa điện trường và từ trường, và trong phát triển khoa học về điện từ trường, hay như ông gọi đó là điện động lực học, là lĩnh vực tên tuổi của Ampère đã được công nhận. Vào ngày 11 tháng 9 năm 1820 ông được biết về phát minh của Hans Christian ~rsted rằng kim nam châm chịu tác động của dòng điện. Vào ngày 18 tháng 9 cùng năm ông gửi một báo cáo tới Viện hàn lâm, báo cáo này chứa đựng những bình luận hoàn thiện hơn về hiện tượng này.
    Toàn bộ lĩnh vực này đã được mở ra khi ông khảo sát và phát biểu công thức toán học không những để giải thích hiện tượng điện từ trường mà còn dự đoán nhiều sự kiện và hiện tượng mới.
    Các bài báo gốc của ông về đề tài này có thể tìm thấy trong Ann. Chim. Phys. trong khoảng từ năm 1820 đến năm 1828. Sau đó ông đã viết bài Essai sur la philosophie des sciences rất có giá trị. Ngoài ra, ông đã viết một loạt các luận văn và bài báo, trong đó có hai bài về tích phân của các phương trình vi phân (Jour. École Polytechn. x., xi.).
    Ông mất ở Marseille và được hỏa táng ở nghĩa địa Montmartre, Paris. Sự hào hiệp và tính cách đơn giản của ông được thể hiện trong cuốn sách của ông Journal et correspondance (Paris, 1872). Bốn mươi lăm năm sau, các nhà toán học đã công nhận ông.
    [sửa] Đóng góp
    Cống hiến của Ampère trong khoa học rất lớn.
    Là một nhà toán học hàng đầu, ông đã chỉ ra cách sử dụng ngành khoa học này như thế nào. Ông coi toán học là một ngành của triết học, là cơ sở để đưa các phát minh trong vật lý trở thành các công thức định lượng. Vai trò của toán học là nâng cao tính chính xác, cũng như một phương tiện thực nghiệm của vật lý hiện đại.
    Là một nhà tiên đoán vĩ đại, ông đã đưa các tư tưởng khoa học, từ đó đã mở ra các hướng nghiên cứu và ứng dụng khoa học rộng lớn. Tên tuổi của ông được xếp ngang hàng với các nhà bác học vĩ đại khác của nước Pháp.
    Ampere có nhiều đóng góp trong lĩnh vực toán học, vật lý, hóa học, triết học. Trong toán học ông nghiên cứu lý thuyết xác suất, giải tích và ứng dụng toán học vào vật lý.
    Công trình của Ampère trong vật lý đạt được hàng loạt các thành tựu vĩ đại. Dựa vào phát hiện của ~rsted năm 1820 về tác dụng của dòng địện lên kim nam châm, ông đã nghiên cứu bằng thực nghiệm, tìm ra lực điện từ và phát biểu thành định luật mang tên ông (Xem định luật Ampere). Lực điện từ là một trong các lực cơ bản của tự nhiên, cơ sở của điện động lực học. Định luật Ampère cho phép xác định chiều và trị số của lực điện từ, là cơ sở chế tạo động cơ điện. Công thức Ampère và định luật Faraday là hai cơ sở chính để James Clerk Maxwell xây dựng nên lý thuyết trường điện từ.
    Ampère đã phát biểu qui tắc xác định từ trường của dòng điện (qui tắc vặn nút chai), tiên đoán dòng điện phân tử để giải thích bản chất từ của vật liệu sắt từ. Sau Ampère, vật liệu sắt từ trở nên rất phổ biến.
    Trong hoá học, ông đã tìm ra định luật sau này gọi là định luật Avogadro-Ampère. Ông còn là một nhà thực nghiệm tài ba. Ông đã thiết kế và tự làm nhiều thiết bị phục vụ cho các thí nghiệm của mình. Những thiết bị này đã trở thành nền tảng cho các dụng cụ đo điện (như ampe kế, vôn kế, điện trở kế...) Ông còn là cha đẻ của phần tử vô hướng, của từ xuyến và của nam châm điện.
  10. linhkhuong

    linhkhuong Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/10/2006
    Bài viết:
    561
    Đã được thích:
    0
    1787: Ngày sinh của Georg Simon Ohm, nhà vật lý người Đức, nổi tiếng với những nghiên cứu về dòng điện, cha đẻ của định luật Ohm.
    Ông sinh ngày 16.03.1787 tại Erlangen, Đức và tốt nghiệp Đại học Erlangen. Từ năm 1833 đến 1849, Ohm là giám đốc Viện Kỹ thuật Nuremberg. Từ năm 1852 cho đến khi mất, Ohm là giáo sư vật lý thực nghiệm trường đại học Munich. Ông là người đã phát minh ra định luật nổi tiếng mang tên ông (định luật Ohm) nêu lên mối tương quan giữa cường độ dòng điện và điện trở. Tên ông cũng được đặt cho tên đơn vị do điện trở. Ohm mất ngày 06.07.1854 tại Munich.

Chia sẻ trang này