1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Bàn bạc - Đàm (coi như) thoại - Trao đổi. (Mọi vấn đề, mọi ý tưởng, mọi phát ngôn ... dù ngây ngô nh

Chủ đề trong 'Học thuật' bởi DANKOVN21, 31/07/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. DANKOVN21

    DANKOVN21 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/08/2005
    Bài viết:
    710
    Đã được thích:
    0
    Bàn bạc - Đàm (coi như) thoại - Trao đổi. (Mọi vấn đề, mọi ý tưởng, mọi phát ngôn ... dù ngây ngô nhất cũng cũng s

    Xin lỗi các bạn! Xong được cái chủ đề đã có việc phải đi. Bạn nào có gì thì xin cứ khai cuộc nhé!

    Tôi sẽ quay lại sau!
  2. Tran_Thang

    Tran_Thang Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    07/01/2005
    Bài viết:
    4.581
    Đã được thích:
    193
    Bên "Public life" ta có nói đến logic. Cấu trúc của xã hội Việt Nam có phải là một một cái gì đó rất logic để phát sinh những khuynh hướng, những phong trào mang tính bình dân, hoặc bình dân hóa một vấn đề hệ trọng (như việc gia nhập WTO), chấn hưng Giáo dục. Theo bạn ta phải sắp sếp xã hội ấy như thế nào để ...hệ trọng hóa những vấn đề xã hội mà xem ra ít ai quan tâm ?
    Cũng xin nhắc logic là môn khoa học về suy diễn hợp lý.
    Được Tran_Thang sửa chữa / chuyển vào 20:10 ngày 31/07/2006
  3. Monmerdefr

    Monmerdefr Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    04/04/2002
    Bài viết:
    334
    Đã được thích:
    0
    Phát biểu ngây ngô vài câu nào, cho topic thêm rôm rả.
    Nước ta đã từ lâu là Nhà nước do dân vì dân, dân bàn dân làm dân kiểm tra. Chúng ta có nền độc lập như ngày hôm nay là nhờ có hai giai cấp nòng cốt là công nhân và nông dân để đánh đuổi bè lũ tư bản. Vậy hệ quả tất yếu là nước ta, một nhà nước dân chủ, có khuynh hướng bình dân hoá các vấn đề hệ trọng để không những nhân dân và các đầy tớ của nhân dân có thể bàn, làm và kiểm tra.
    Cách sắp xếp à ? Đơn giản thôi xếp nhân dân lên đầu các tôi tớ của nhân dân như lịch sử đã từng làm thời nô lệ.
  4. Monmerdefr

    Monmerdefr Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    04/04/2002
    Bài viết:
    334
    Đã được thích:
    0
    Phát biểu ngây ngô vài câu nào, cho topic thêm rôm rả.
    Nước ta đã từ lâu là Nhà nước do dân vì dân, dân bàn dân làm dân kiểm tra. Chúng ta có nền độc lập như ngày hôm nay là nhờ có hai giai cấp nòng cốt là công nhân và nông dân để đánh đuổi bè lũ tư bản. Vậy hệ quả tất yếu là nước ta, một nhà nước dân chủ, có khuynh hướng bình dân hoá các vấn đề hệ trọng để không những nhân dân mà các đầy tớ của nhân dân có thể bàn, làm và kiểm tra.
    Cách sắp xếp à ? Đơn giản thôi xếp nhân dân lên đầu các tôi tớ của nhân dân như lịch sử đã từng làm thời nô lệ.
  5. Tran_Thang

    Tran_Thang Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    07/01/2005
    Bài viết:
    4.581
    Đã được thích:
    193
    Đấy là một sự sắp sếp thuần túy (theo logic) vì làm sao mà lại có thể đội dân lên đầu được cơ chứ (về mặt không gian). Vậy thì chỉ có thể là "trước" về mặt thời gian. Dân bàn, dân phát hiện trước rồi mới có một ông nào đó xuống nước ..phục vụ theo yêu cầu của nhân dân.
    Theo Triết học thì cái này chỉ là hiện tượng của vấn đề thôi. Chính Lê-Nin cũng tán thành việc xét vấn đề từ cả về bản chất lẫn hiện tượng (như Hegel đã chứng minh). Nhưng theo phương Đông thì cái Tâm chính là cái siêu hình, và cộng thêm niềm tự hào vốn dĩ. Tôi nghĩ tuy họ xuống nước nhưng cái tâm vẫn để trên thiên hạ đấy thôi.
  6. DANKOVN21

    DANKOVN21 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/08/2005
    Bài viết:
    710
    Đã được thích:
    0
    Hôm qua tôi có việc phải đi qua đường Trần Hưng Đạo nhìn thấy 01 đoàn xích lô, khoảng chục cái, các ông Tây nặng trên dưới 01 tạ, còn những người đạp xích lô, nói không ngoa, có người chỉ 45 ... kg. Bỏ qua thù hằn dân tộc (cũ), bỏ qua các học thuyết (triết học) về sự bóc lột, một người yêu cái lẽ công bằng như tôi cứ thấy cay cay mắt. Nhìn kỳ lắm! Như thể thằng em cõng thằng anh đi chơi. Tất nhiên vẫn là mày có công tao giả tiền, nhưng tại sao lại là xích lô? Sao không là phương tiện gì tiên tiến hơn? Tôi cứ thương cho cái nước Việt nghèo mình, nghèo quá nên khổ!
    Tôi cứ nghĩ lan man đến tác phẩm Người ngựa Ngựa người. Dù có hình thức nào đi nữa bóc lột vẫn là boc lột ? Trước thì chạy để kéo, nay đạp để kéo và có taxi thì cũng phải lái để chở, tôi nghĩ như thế liệu có đúng không? Nếu chiếu theo cái câu của Trang Tử: "không thể kéo chân vịt dài ra và chân hạc ngắn lại được" thì quả thật anh nghèo, anh dốt hơn tôi thì anh phải bị bóc lột. Quả thật như thế nào là đúng đây? Công bằng là gì? "Tình" hay "Lý" kiểm duyệt xã hội?
    Về nhà lướt web đọc báo, tôi lại nghĩ đến sự đúng sai, hay sự rõ ràng đúng sai ở nước Việt mình. Rõ ràng sai, rõ ràng kém năng lực nhưng không hề thấy xử lý. Nghe đâu đó ở nước ngoài có ông thứ trưởng dùng máy bay công đi về quê mất 08 tiếng mà bị mất chức, bên mình dùng xe công vào là chuyện bình thường, bình thường đến mức người ta không thấy có lỗi, không thấy rằng như thế là mình sai. Mà sai đến tày đình còn lấp liếm được nữa là chỉ chuyện xe công nhỏ nhoi.
    Nước Việt mình lạ thật, biết là sai, biết là xấu nhưng người ta cứ diễn kịch với nhau rằng nó tốt đẹp rằng không có gì để sống. Quả thật là trắng đen lẫn lộn, xã hội mập mờ.
    Cái thiếu tinh thần trách nhiệm, cái thiếu sót trong nhận thức, cái lỗi của tập thể là cái gì ... ? cái đó đúng hay là sai ... ? Tôi chịu! Đó là ngu dốt, là tham lam, là phá hại chứ còn gì nữa. Sao vẫn để đương chức?
    Các bạn cứ để bình thường đi! Xưa nay tôi có quan tâm vui hay buồn và có quan tâm người khác nhìn mình thế nào đâu ... !
  7. Tran_Thang

    Tran_Thang Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    07/01/2005
    Bài viết:
    4.581
    Đã được thích:
    193
    Nhìn những hiện tượng của xã hội Việt Nam như thế, thật phản cảm. Đọc báo du lịch tôi thấy có cả sáng kiến dùng xe trâu nữa cơ. Vài hôm trước tôi thấy một đoàn người toàn các má, áo bà ba nón lá trên đường Võ Thị Sáu, đeo ảnh bác, trên nón lại viết vài khẩu hiệu " Củ Chi đất thép thành đồng chống lấn chiếm đất". Tiếc là tôi không có máy ảnh. Người ta lại có thể lấy những hiện tượng ở những nước khác để biện minh cho mình (cái này khó có thể nói là bản chất ta là như vậy, vì do cơ chế cộng với tư duy logic mà có). Hô hào làm lợi và cứ thế người ta dùng mọi cách để có lợi, hợp logic thôi.
    Vấn đề ở chỗ ta cần bao nhiêu, một cái gì đó như thành phần, yếu tố cho một tư duy, 1hành động. Chẳng hạn :
    1+1= ? (cái lợi chẳng hạn)
    Một đứa trẻ sẽ cho ngay đáp số. Nhưng một người trưởng thành, có học vấn sẽ tiên nghiệm, sẽ cân nhắc xem có những yếu tố gì sau số 2, hoặc những yếu tố gì trước số 1. Có thể chủ nghĩa Ý niệm của Plato vẫn rất cần thiết.
    Ý niệm : 1 thực tại tồn tại sau sự cảm nhận hoặc giác quan. Ở ví dụ trên là "cái lợi"
  8. hvforever

    hvforever Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/11/2002
    Bài viết:
    85
    Đã được thích:
    0
    Bác Tran_Thang có nói rất nhiều đến tư duy logic. Quả thật em con kiến thức thật nông cạn nên mong bác chỉ bảo cho một vài điều về "tư duy logic" . Đọc những bài viết của bác có nói đến rất nhiều đến điêu này, em cũng muốn tranh luận nhưng cũng muốn biết nó là cái gì đã. Kính bác.
  9. Tran_Thang

    Tran_Thang Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    07/01/2005
    Bài viết:
    4.581
    Đã được thích:
    193
    À chào Hvforever, bận lắm nhưng hàng ngày vẫn ghé thăm người bạn tri kỷ ttvnol. Bình dân thôi bạn. Tri thức, giải trí, vui buồn ta có thể nói ở đây.
    Nếu theo đúng sách vở thì "logic học là khoa học về lập luận đúng đắn trên những tiền đề được công nhận, hay đó là phép suy diễn". Aristotle là *****. Có nhiều phép logic khác nhau, như phương pháp biện chứng cũng là logic. Những qui tắc cơ bản của nó là:
    - Tam đoạn luận:
    A là B
    Mọi B là C
    suy ra A cũng là C.
    -Vị ngữ hóa :
    A=A.
    A khác B, B=C, suy ra A khác C.
    A khác B, C = A thì không thể =A.
    ---------------------
    Nhưng tôi lại có những suy nghĩ khác. Người ta chia làm 2 loại hiện tượng, hiện tượng thuộc về bản chất và hiện tượng thuần túy. Và "thuần túy" cũng có thể xem là có tính tiên nghiệm. Như thế những điều suy diễn từ logic là thuần túy. Một người nổi tiếng có thể do bản chất hoặc là thuần túy chẳng hạn.
  10. Tran_Thang

    Tran_Thang Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    07/01/2005
    Bài viết:
    4.581
    Đã được thích:
    193
    Có nhiều vấn đề về lối cư xử của người VN. Nhưng thật là tôi không thích cách cư xử như vậy. Tôi có học Judo, và cứ quen cái cách chào kiểu ...Judo, nó giúp ta trọng người trọng mình. Trước có 1 ông người gốc Khơme đến thăm nhà, khi về ông ta chắp tay trước ngực chào, chỉ điều ấy cũng khiến tôi bỡ ngỡ, khó xử.
    Nhưng để trung hòa tại sao ta không cư xử như phương Tây ? Nhưng ta lại gặp phải 1 vấn đề về tư duy. Tôi nghĩ người VN thường hay nói câu đơn. Cái lối nói ấy khiến người khác cứ mãi đặt câu hỏi "tại sao", và cuối cùng thì cuộc đối thoại cứ đi vòng vòng không ngớt. Sao không làm ngược lại nhỉ ? Tôi tạm gọi qui tắc này là "Qui tắc mở rộng câu đơn". Một câu đơn mà bạn muốn nói sẽ được mở rộng về tiền đề của nó. Nói cách khác qui tắc này ngược với qui tắc về logic.

Chia sẻ trang này