1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Bàn bạc - Đàm (coi như) thoại - Trao đổi. (Mọi vấn đề, mọi ý tưởng, mọi phát ngôn ... dù ngây ngô nh

Chủ đề trong 'Học thuật' bởi DANKOVN21, 31/07/2006.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. DANKOVN21

    DANKOVN21 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/08/2005
    Bài viết:
    710
    Đã được thích:
    0
    Cấu trúc xã hội, cấu trúc xã hội đâu liên quan đến việc này? Ở phương Tây cấu trúc xã hội khác ta nhưng nggười dân vẫn như thế. Tôi nghĩ vấn đề trên ngoài chuyện thói quen, chuyện văn hoá còn là chuyện công nghệ (phương tiện thông tin đại chúng) và phương pháp tiếp cận tuyên truyền của chính quyền.
    Tôi nhớ tôi đọc đâu đó có câu đại loại như sau: ?oanh có tài, anh có thể làm động lòng bạn bè anh, có thể làm động lòng được quần chúng nhưng chưa hẳn đã làm động lòng nhân dân?? Theo gợi ý của bạn, câu này nên hiểu thế nào?
  2. Tran_Thang

    Tran_Thang Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    07/01/2005
    Bài viết:
    4.581
    Đã được thích:
    193
    Chẳng liên quan là thế nào ? Người dân vẫn như thế là thế nào ? Thế còn chuyện cải cách hành chính ?
    Quần chúng khác nhân dân như thế nào ? Riêng tôi tôi không quan tâm, hay đúng ra không có tài làm động lòng người khác. Mà tại sao lại phải làm họ động lòng ? Một huấn luyện viên bóng đá chẳng hạn, có cần phải làm cho cầu thủ phải động lòng không ?
  3. DANKOVN21

    DANKOVN21 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/08/2005
    Bài viết:
    710
    Đã được thích:
    0
    Có nghững nước dân không quan tâm, không đi bầu cử hay trưng cầu dân ý!
    Ví như bác Hồ đọc tuyên ngôn độc lập ở hôi trường Ba Đình, đó là quần chúng nhưng không phải là toàn bộ nhân dân.
    Vấn đề này chúng ta không cùng quan điểm (sách viết), thôi không bàn tiếp!
    Tôi xin bàn về chuyện khác:
    Sài Gòn khác Hà Nội ở chỗ không có các quán cóc, quán chè đá vỉa hè. Thói quen ra vỉa hè uống trà đá và buôn dưa lê làm tâm lý của người dân được điều hoà. Ở đó họ được tâm sự, được hàn huyên, đựợc xả mọi điều hỉ nộ ái ối. Ở đó có các nhân vật không có địa vị xã hội nhưng lại có vị trí riêng trong tiềm thức mọi người, bằng những nhận định thời cuộc (theo người nghe là) sâu sát, bằng các nói chuyện thông mình, hài hước, hóm hỉnh họ tạo nên vị trí rất riêng của mình. Ông thì khoa học, ông thì chính trị, ông thì thể thao ? mỗi người nghe một tí, nói một tí rồi từ đó họ luôn thống nhất được với nhau rằng: cờ đến tay ai thì người ấy phất.
    Sài Gòn khác, khi vào quán cafe thì gần như không có ai trao đổi ngoài nhóm bạn vào cùng mình nên câu chuyện bị hạn chế. Trong quán trà đá, người chủ quán là người trung tâm, họ là nhân vật chính để nghe các câu chuyện và chuyển phát ngôn của người này sang người khác. Các câu chuyện thì hẳn mọi người hình dung được, nào là chính trị, kinh tế, văn hoá, thể thao, thâm ô ? nhũng câu chuyện này phụ thuộc rất nhiều vào thông tin trên các phương tiện thông tin đại chúng và nhiều nhất trong thời kỳ đang diễn ra các vụ sì_căng_đan.
    Ở Hà Nội có đường Nguyễn Trãi, đoạn đầu của quốc lộ 6, đoạn đường này có một điều rất thú vị mà hôm qua đi qua, dừng lại uống trà đá tôi mới để ý, đó là: gái bán hoa đướng đường đợi khách sen lẫn với người bán các loại sách có thể gọi nôm na là sách thánh hiền. Những người bán sách thời ơ ngồi nhìn dòng người qua lại, một sự lãnh đạm kỳ cục vô lý của những con buôn. Với họ lợi nhuận là trên hết, họ cũng chẳng hiểu trong những quyển sách đó viết gì, họ chỉ hiểu là xẫ hội có những kẻ rất yêu thích những dòng chữ trong đó và thế là họ ra đó ngồi chợ đợi, buồn ngủ mà không dám ngủ nên ngồi ngà ngật, tôi ngồi nhìn sự lãnh đạm của họ với đời mà cứ thấy buồn cười. Các cố gái bán hoa thì cứ đi đi lại lại nhún nhảy muốn khoe khoang cái nét khêu gợi của mình, cái nét khêu gợi của những cô gái bán hoa luống tuổi hết thời bị đào thải ra từ các quán bar, karaoke, nhà hàng sang trọng, với họ bây giờ bước chân vào đó, chỉ một lát thôi cũng là cả một niềm mơ ước, trừ phi bắt được một vài chú gà gô lên phố, ăn mặc kêu gợi, cô hút thuốc, cô nhai kẹo cao su, cô thì tay quay cái ví tôi dể ý có co còn cúi xuống cầm quyển sách ?othánh hiền? lật ra đọc, đọc một lát cô nhìn xa xăm, chẳng hiểu cô ta đọc nghì và đang nghĩ gì?
    Bỗng ông chủ quán tôi ngồi ?oxổ? ra một tràng dài ?obức xúc? làm tôi chú ý. Các anh có để ý mấy anh xén vỉa hè làm thành đường không? Thử hỏi xén thế làm gì? Thành phố thì hẹp, người thì đông, các cơ quan thì cứ tập trung trong nội thành, thử hỏi xén thêm một chút hè làm đường liệu mà giải quyết được gì? hay chỉ là vẽ ra để lấy tiền thôi? Mà vẽ ra thì phải làm cho khéo, ăn vụng thì cũng phải biết cách chùi mép chứ? Làm thật nhanh vào rồi lấp đi, đằng này cứ để kéo dài cả tháng, dân khổ, dân kêu ầm lên, ai mà chịu được ? ? Giải quyết việc gì cũng phải tìm ra căng nguyên gốc rễ của nó, phải làm rất bài bản thì mới được chứ? Cứ tình trạng này chỉ 02 năm nữa thôi, năm 2008 ấy, có mà cất xe (gắn máy) ở nhà mà đi bộ hết. Bởi đi xe đâu còn đường mà đi?
  4. DANKOVN21

    DANKOVN21 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/08/2005
    Bài viết:
    710
    Đã được thích:
    0
    Chẳng liên quan là thế nào ? Người dân vẫn như thế là thế nào ? Thế còn chuyện cải cách hành chính ?
    Quần chúng khác nhân dân như thế nào ? Riêng tôi tôi không quan tâm, hay đúng ra không có tài làm động lòng người khác. Mà tại sao lại phải làm họ động lòng ? Một huấn luyện viên bóng đá chẳng hạn, có cần phải làm cho cầu thủ phải động lòng không?

    Thú thực tôi thích T_T thế này hơn! Trước T_T triết quá, lý luận quá! Quan điểm của tôi là: nghĩ phức (có thể ) tạp nhưng nói (phải) đơn giản. Hôm qua tôi đi liên hoan công ty, say quá nên về viết bừa. Bỏ qua nhé!
  5. Tran_Thang

    Tran_Thang Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    07/01/2005
    Bài viết:
    4.581
    Đã được thích:
    193

    Bác Dan mà có thể gõ được bằng ấy chữ về xã hội cho anh em đọc nghĩ cũng kỳ công.
    Sài Gòn cũng đầy các quán vỉa hè đấy thôi. Tôi đang chán sống ở thành thị.
    Xin hỏi bác Dan, bác có muốn thay đổi lối sống và suy nghĩ của người VN, nhất là người miền Bắc không ? Và theo bác thì những yếu tố nào đã giúp hình thành tính cách, lối sống của họ ?
    Có rất nhiều phương tiện giải trí, những nếu bạn đã vào đây (box HT) thì cũng hãy triết lý tí (không ngờ bác lại bảo tôi triết, lý luận hơi nhiều)
  6. DANKOVN21

    DANKOVN21 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/08/2005
    Bài viết:
    710
    Đã được thích:
    0
    Nói thật là tôi muốn nhưng không có làm nổi. Ngay cả nhà nước còn không làm nổi nữa là tôi. Thế nên tôi mới trích dẫn cái câu đó. Nhạo mình và nhạo ?omấy ổng? một tí mà bác T_T đã giận, ... đã một tràng câu hỏi. Bác T_T yên tâm, một kẻ như tôi thì không bao giờ dám ?obẻ? người khác đâu, bởi tôi chỉ ?obẻ? tôi cũng đã bận lắm rồi. Quả thật cái box HT này và các vấn đề bác T_T nói cần phải ?otriết? một tí. (mong bỏ quá cho!)
    Còn những yếu tố nào đã giúp hình thành tính cách, lối sống của họ? Bạn có thấy người miền Nam mình giống với người Mỹ không? Đi đến đâu lấy được mảnh đất nào, họ có và coi mảnh đất đó là quê hương. Còn người Bắc, để có quê hương bao nhiêu máu, bao nhiêu sinh mạng đã phải đổ xuống để giữ gìn.. Theo tôi đó có thể là lý do!
    Sau này từng nhà treo ảnh Bác, có cả ca dao về Bác. Thiết nghĩ Bác đã động được lòng nhân dân.
    Tôi thấy ở SG mọi người ít tôn trọng luật lệ giao thông (vượt đèn đỏ) và cũng chẳng thấy CAGT đâu cả. Theo bạn tại sao? (Bỏ qua yếu tố chính trị)
  7. Tran_Thang

    Tran_Thang Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    07/01/2005
    Bài viết:
    4.581
    Đã được thích:
    193
    Khó có thể làm nổi việc thay đổi 1 lối sống, một lối suy nghĩ. Nhưng cũng như bạn làm 1 con toán (tại sao người VN ta lại thích làm toán và cổ vũ cho việc này nhỉ ?) bạn có thể bớt mỗi ngày 5, 15 phút để phản tỉnh xem sao ?
    Người miền Nam họ cũng chẳng khác gì người miền Bắc đâu, xét về mặt tư duy, hết sức logic, nhưng chỉ có điều họ không nói thẳng thôi. Một hệ quả tất yếu đó là hay xỏ lá. Logic đã đẩy họ (người VN) ra ngoài...không gian.
    Dân miền Bắc thì lại dị ứng với những gì thuộc về Trung Quốc, hoặc họ nhắm mắt trước những điều ấy. TQ như 1 cái gì đó "đẩy" họ vế nam.(trong tiềm thức) Tôi nghĩ người miền Bắc nên "thu công", sống nội tâm hơn và nên hướng về phía Đông. Nên triết lý theo phương Đ6ng với tư duy phương Tây.
    Ở HN tôi vẫn thấy những nhóm thanh niên đua xe đấy thôi.Còn vượt đèn đỏ ở SG có lẽ do tính cách xuề xòa.
  8. DANKOVN21

    DANKOVN21 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/08/2005
    Bài viết:
    710
    Đã được thích:
    0
    Nhưng cũng như bạn làm 1 con toán (tại sao người VN ta lại thích làm toán và cổ vũ cho việc này nhỉ ?) bạn có thể bớt mỗi ngày 5, 15 phút để phản tỉnh xem sao ?
    Do người VN mình vừa thông minh lại vừa ... chú ý đến chuyện nhỏ.
    Một hệ quả tất yếu đó là hay xỏ lá. Logic đã đẩy họ (người VN) ra ngoài...không gian.
    Tôi thấy người MB cũng hay mượn việc đùa cợt, cớt nhả để xỏ lá nhau lắm. Nhất là công chức, anh nào không quen dễ bị ... "xốc": bực nhưng không làm gì được!
    Tôi nghĩ người miền Bắc nên "thu công", sống nội tâm hơn và nên hướng về phía Đông. Nên triết lý theo phương Đông với tư duy phương Tây.
    Tôi nghĩ người MB như một ông anh bảo thủ, ghét thằng hàng xóm, còn MN như ông em hiếu động thích những điều mới.
    Còn vượt đèn đỏ ở SG có lẽ do tính cách xuề xòa.
    Người MN hay đi vào đường ngược chiều và vượt đèn đỏ: do CSGT không có mặt ở đó, CSGT lương cao, không thèm bắt dân mà vẫn đủ sống.
  9. DANKOVN21

    DANKOVN21 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/08/2005
    Bài viết:
    710
    Đã được thích:
    0
    Nhưng cũng như bạn làm 1 con toán (tại sao người VN ta lại thích làm toán và cổ vũ cho việc này nhỉ ?) bạn có thể bớt mỗi ngày 5, 15 phút để phản tỉnh xem sao ?
    Do người VN mình vừa thông minh lại vừa ... chú ý đến chuyện nhỏ.
    Một hệ quả tất yếu đó là hay xỏ lá. Logic đã đẩy họ (người VN) ra ngoài...không gian.
    Tôi thấy người MB cũng hay mượn việc đùa cợt, cớt nhả để xỏ lá nhau lắm. Nhất là công chức, anh nào không quen dễ bị ... "xốc": bực nhưng không làm gì được!
    Tôi nghĩ người miền Bắc nên "thu công", sống nội tâm hơn và nên hướng về phía Đông. Nên triết lý theo phương Đông với tư duy phương Tây.
    Tôi nghĩ người MB như một ông anh bảo thủ, ghét thằng hàng xóm, còn MN như ông em hiếu động thích những điều mới.
    Còn vượt đèn đỏ ở SG có lẽ do tính cách xuề xòa.
    Người MN hay đi vào đường ngược chiều và vượt đèn đỏ: do CSGT không có mặt ở đó, CSGT lương cao, không thèm bắt dân mà vẫn đủ sống.
    Bạn thử đoán xem tại sao TG bây giờ thích những câu chuyện, bộ phim viễn tưởng, hoang đường? Harry Potter, Mật mã Davinci, Kinhkong, Star War, X-Men ...
    Và ở SG mọi người có mặc quần đùi ra đường không?
  10. DANKOVN21

    DANKOVN21 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/08/2005
    Bài viết:
    710
    Đã được thích:
    0
    Xăng lên 12.000đ/l: tôi nghĩ một chút về chính trị, bởi theo tôi đó là lý lo của việc này.
    Ông TQ "xúi" ông Bắc Triều Tiên, mày cứ bắn "thử" đi, xem nó làm gì được mày, còn có tao nữa đây mà. Chẳng phải vừa, ông Mỹ đáp lại: mày cứ đánh đi, đánh mạnh cho tao, xem thằng nào làm gì nào? xem ... động đến mày nào? ...
    Và thế là xăng lên giá!
    Ai bảo chính trị không liên quan đến cuộc sống "bon chen" hàng ngày nào? Chính trị cũng bon chen lắm lắm!
    Và cuối cùng những con ruồi, con muỗi xung quanh chúng ta chịu thiệt. Chỉ có dân đen là khổ thôi, không thể quyết định vận mệnh của mình.
    Với nền kinh tế cần nhiều nhiên liệu, ông Mỹ có vẻ khó, ghiến răng!
    Với cơn khát dầu cho nền kinh tế phát triển nóng, ông TQ cũng khốn khổ.
    Duy chỉ có thấy cái ông Nga là có lợi.
    Và thế là ông xen vào mọi chuyện như quan ngại và sốt sắng lắm: Iran, Bắc triều tiên, Irắc, Libăng ...
    Một anh bạn khác của tôi rất ghét với chính trị. Thỉnh thoảng tôi "đảo" qua một tí về đề tài này thì anh ta nói: "Cái gì đến nó sẽ đến, không phải việc của mình, mình có lo cũng không được. 20 năm trước vẫn thế, nay vẫn thế và 20 năm sau vẫn thế, nói chuyện đó làm đé ... gì cho mệt !?". Tôi lảng sang chuyện khác ngay!
    Anh ta là một người kỳ lạ: cả tháng không đọc báo, không bao giờ đọc sách và chẳng quan tâm gì đến thời cuộc. Vấn đề duy nhất quan tâm là: Điện thoại mới của Nokia có những tính năng gì?
    Đầu tư một số vốn vào làm ắn buôn bán, việc kinh doanh của anh ta khá thuận lợi và anh ta nghĩ rằng mọi chuyện sẽ mãi tốt thế! Thử hỏi: giờ có một thằng khác, hàng tốt hơn anh ta, bán cạnh và rẻ hơn anh ta: anh ta nghĩ sao?
    Chuyện vào WTO không phải là chuyện nhỏ: khi mà luật pháp quốc tế áp dụng ngay trên sân nhà mình, khi mà ta không còn bênh vực bảo hộ cho ta, khi mà các tập đoàn kinh tế tràn sang: việc này ví như vó ngựa Mông cổ xa xưa: đi đến đâu cỏ không mọc được đến đó.
    Chỉ còn cách duy nhất là làm sao cho dân hiểu, dân tin và dân cùng lo cái khó khăn này, dân "vườn không nhà trống", dân tự hào chì dùng đồ Việt, không dùng hàng ngoại. Ai mà cũng "xính" Nokia như anh bạn tôi thì cả nước mình chỉ đi làm thuê, làm hộ, thậm trí làm không công mà thôi. Mà làm thuê ngay trên chính đất mình, làm sao phải sang Libăng, Đài loan, Hàn quốc ...?
    Nếu nhà nước không tăng sự linh hoạt cho các doanh nghiệp quốc doanh, không nâng cao năng lực (quyền hạn) cho các doanh nghiệp tư nhân, không nâng cao được nhận thức cho nhân dân ... thiết nghĩ mãi chúng ta sẽ không thoạt khỏi định mệnh kiếp nước nghèo.

Chia sẻ trang này