1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Bàn bạc - Đàm (coi như) thoại - Trao đổi. (Mọi vấn đề, mọi ý tưởng, mọi phát ngôn ... dù ngây ngô nh

Chủ đề trong 'Học thuật' bởi DANKOVN21, 31/07/2006.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. DANKOVN21

    DANKOVN21 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/08/2005
    Bài viết:
    710
    Đã được thích:
    0
    http://www.chungta.com/Desktop.aspx/ChungTa-SuyNgam/NgamNghi-VietNam/Mot_so_tinh_cach_dang_bao_dong_cua_gioi_tre/
    Một số tính cách đáng báo động của giới trẻ Khánh Huyền
    Tạp chí Người đọc sách

    Với bản tính năng động và tuôn đổi mới, giới trẻ Việt Nam ngày nay nhanh chóng hòa nhập và bắt kịp với lối sống hiện đại. Tuy nhiên, trong hành trang vào đời của họ có không ít những tính cách xấu, làm cản trở sức vươn lên và cống hiến của họ.
    Hình thức, trọng hư danh
    Coi trọng hình thức không có gì là xấu, thậm chí là cần thiết, nhưng hình thức không phải là tất cả. Chỉ chạy theo cái danh mà quên cái thực thì đó là cái đẹp của đồ hàng mã. Kiểu học amateur trong sinh viên hiện nay phổ biến lắm. Đó là cách học nhếch nháng, chẳng thèm đọc sách vở gì, nhưng khi thi thì dùng đủ các cách để có được điểm cao. Nhiều bạn ra trướng, cầm tấm bằng khá, giỏi trong tay nhưng không khỏi lo lắng: chẳng biết mình có thể làm được gì? Gần đây, nhiều tờ báo lên tiếng về tình trạng học "giả" bằng thật, luận án kém chất lượng, nhiều đề tài không giá trị, thậm chí có cả hiện tượng mua bán luận án... Mặc dầu vậy, phong trào làm Thạc sĩ, Tiến sĩ vẫn diễn ra rầm rộ. Họ đổ xô đi kiếm cái bằng cho đẹp hồ sơ, cho oai với thiên hạ và tìm kiếm cơ hội thăng tiến. Việc đề cao những tấm gương hiếu học một cách thái quá mà không cần biết đến động cơ học, khả năng cống hiến cho xã hội như hiện nay vô hình trung đã cổ vũ cho thói hiếu danh, bệnh hình thức đang có nguy cơ lan rộng.
    Hội hè đình đám
    Khoảng chục năm trở lại đây, khi cuộc sống có đôi chút no đủ tức thì hàng loạt hình thức tổ chức hội hè mọc lên như nấm, đặc biệt ờ nông thôn. Mất thời gian và tốn tiền bạc đã đành, thói quen hội hè còn làm mất tác phong công nghiệp và kéo theo những hậu quả xấu khác, như tình trạng nhậu nhẹt say khướt rồi cà khịa, đánh lộn lẫn nhau, cờ bạc sát phạt nhau... không phải ai cũng thích hội hè, nhưng nó đã trở thành "trào lưu?, lôi cuốn nhiều người tham gia một cách bất đắc dĩ. Đáng báo động là bệnh hội hè đình đám diễn ra khá phổ biến trong lứa tuổi thanh niên.
    Dĩ hòa vi quý
    Hòa là một chuẩn mực sống, một triết lý sống của người Việt Nam nói riêng, người Á Đông nói chung. Hòa là tốt, nhưng hòa đến mức chẳng dám đấu tranh với thói hư tật xấu, đấu tranh vì sự công bằng thì thật chẳng hay ho chút nào. Học sinh, sinh viên hiện nay rất ít người dám đứng lên tố cáo bạn quay cóp bài với thầy cô giáo. Các bạn cho rằng làm như thế mình có được hơn điểm nào đâu mà lại gây thù chuốc oán. Hầu hết các bạn trẻ trong các cơ quan nhà nước không dám tỏ quan điểm cá nhân trước những vấn đề phải động chạm đến người này người kia. Dĩ hòa vi quý dễ sinh ra thói vô trách nhiệm, ích kỷ, sống chết mặc bay. Thêm vào đó, quan niệm sống trăm cái lý không bằng tí cái tình sẽ dẫn đến hệ quả là giải quyết công việc theo tình cảm, cảm tính chủ quan mà không dựa vào lý trí. Làm việc theo cảm tính có thể dẫn đến những sai lầm nghiêm trọng, đặc biệt trong lĩnh vực quản lý, kinh doanh.
    Khôn lỏi
    Đây là một biến thái của thói vị kỷ, chỉ biết và về cái lợi cho bản thân mà không nghĩ đến cộng đồng, thậm chí sẵn sàng chà đạp lên lợi ích của người khác. Đây cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng thiếu khả năng hợp tác - điều quan trọng trong nền sản xuất công nghiệp. Tính khôn lỏi cản trở việc thực thi những kế hoạch lớn và là nguyên nhân dẫn đến sự mất đoàn kết.
    Thiếu tính kỷ luật
    Hiện tượng như đi muộn, không tôn trọng giờ giấc khá phổ biên. Các chỉ tiêu mà mình đặt ra ít khi được tiến hành đúng. Sinh viên không nghiêm túc thực hiện nhũng yêu cầu của giáo viên và hay nói chuyện riêng trong lớp...
    Có lẽ, người Việt Nam vốn tính nông dân, không quá cần đến một lối sống có kỷ luật cao. Thói quen đó đến nay vẫn tồn tại trong lớp trẻ. Nhà trường và nhiều cơ quan chưa thục sự đề cao tính kỷ luật, thậm chí đã thỏa hiệp với thói vô kỷ luật. Cộng với khả năng tổ chức kém nên nhiều bạn trẻ không thể làm việc theo nhóm.
    A dua, ỷ lại, vô trách nhiệm
    Dễ vừa lòng với bản thân mình, với những gì mình đã có, nên sức ỳ rất lớn. Trong tập thể, tính ỷ lại cao, ai cũng nghĩ, mình không làm thì đã có người khác làm rồi. Cái cá nhân không được đề cao, nên nhiều người thiếu tự tin với lối sống, lối suy nghĩ riêng của mình. Họ hay a dua theo số đông, người ta làm thế nào thì mình cũng làm thế. Con đường mình chọn nếu có người đi trước đã thất bại thì tránh đi, thôi thì cứ làm cái gì dễ thành công hơn cho chắc. Kiểu sống đó có người gọi là "bản năng bầy đàn" quá cao.
    Thiếu tự tin
    So với các nước phương Tây, con người cá nhân của mình vốn không cao. Trong các buổi thảo luận, số người đứng lên nói: theo tôi thế này theo tôi thế kia rất ít, mà đa số mọi người thích nói: tôi cũng nghĩ như người này tôi đồng quan điểm với người kia. Chẳng riêng gì sinh viên, ngay các tác giả viết sách cũng vậy. Có tác phẩm do một người viết nhưng khi đưa ra nhận định gì mới thì tác giả thường viết: theo chúng tôi hay chúng tôi cho rằng. Chân lý hay bị đồng nhất với số đông. Cái gì nhiều người cho là đúng thì đương nhiên nó đúng, không cần nghĩ ngợi gì nữa. Một số người biết ý kiến của mình đúng nhưng lại không tự tin đối mặt với số đông. Số đông thực sự là một thứ áp lực.
    Thiếu khả năng làm việc theo nhóm
    Cái mà bây giờ giới trẻ thiếu là khả năng làm việc theo nhóm. Có ông Giám đốc một Công ty nước ngoài kể lại, khi tuyển nhân sự họ hỏi các ứng viên: Bạn làm việc theo nhóm thế nào? Các sinh viên mới ra trường của ta thường trả lời: Tôi có thể làm mọi việc một cách độc lập. Tất nhiên vị giám đốc nọ trả lời: Nếu vậy bạn hãy xin làm ớ công ty khác. Bây giờ nhiều bạn trẻ thất nghiệp chỉ vì không biết việc theo nhóm, theo cộng đồng. Mỗi người cái hay hay riêng, có sở trường riêng, nếu biết kết hợp lại với nhau mới có thể thành công được. Trong phòng thí nghiệm, một người thực hiện công việc thì độ chính xác đạt được 40 - 45%, còn nhiều người thực thì có thể đạt tới 80%.
    Dám nghĩ mà chẳng giám làm
    Một điểm hạn chế nữa trong giới trẻ là nghĩ mà không dám làm. Mang căn tính nông dân người ta chỉ muốn hướng lời nhanh chóng mà không dám đầu tư lâu dài và chấp nhận rủi ro. Nếu có 5 triệu đồng trong túi, mà có ai rủ đầu tư vào vụ làm ăn nào đó thì chắc là nhiều người từ chối. Họ sẽ đi gửi ngân hàng để lấy lãi suất, tuy ít nhưng chắc chắn, không mạo hiểm. ấy vậy nhưng, nhiều người Việt Nam lại rất thích đánh đề, vì có thể "sáng gieo chiều gặt". Họ không có đầu óc làm ăn lớn, lâu dài mà chỉ thích ăn xổi thôi. Để vượt lên chính mình thanh niên cần có đức tính dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm.
    Khoe khoang
    Đa số thanh niên bây giờ thích khoe khoang. Nghe người ta nói thì "hoành tráng" lắm, nhất là mấy ông làm việc ở thành phố về quê họp lớp thì phải biết. Cái tính xấu này một phần bắt nguồn từ việc giáo dục của gia đình. Ngay từ bé, bọn trẻ đã bị nhồi sọ tư tưởng sự thành đạt của mình mang lại niềm tự hào cho cha mẹ. Một nguyên nhân nữa là tính sĩ diện vốn có của người Việt. Ngày xưa các cụ chế giễu: Ngoài đường ra dáng ông đồ/ Về nhà chẳng có hột ngô đút mồm.
    Trên đây là một số "căn tính" có nguy cơ ăn sâu vào lối sống, trở thành những thói quen cố hữu, một nét văn hóa truyền thống trong tính cách người Việt Nam. Cho dù vậy, thanh niên ta ngày nay nên có những điều chỉnh cho phù hợp, nên dung hòa lối sống hiện đại với các quan niệm truyền thống tự ngàn xưa để chứng tỏ sự nhanh nhạy, bản lĩnh của thế hệ trẻ, chứng tỏ khả năng đón đầu và làm chủ vận mệnh của mình cũng như xây dựng một Việt Nam cường thịnh về vật chất, văn minh về tinh thần.
  2. DANKOVN21

    DANKOVN21 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/08/2005
    Bài viết:
    710
    Đã được thích:
    0
    Hôm nay trời mưa, lạnh, nhiệt độ ngoài trời khoảng 24-26 oC. Công ty tôi nằm sau lưng một công ty lớn, tôi thấy sau lưng công ty này có 15 cái điều hoà nhiệt độ thì 15 cái quay cả. Thử hỏi tiết kiệm ra sao, lãng phí thế nào?
  3. DANKOVN21

    DANKOVN21 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/08/2005
    Bài viết:
    710
    Đã được thích:
    0
    http://www.ngoisao.net
    Tuổi 20 trống rỗng
    Có một việc để làm, một người để yêu, một ngôi nhà để sống nhưng Hoài Anh vẫn cảm thấy cuộc sống này sao trống rỗng và nhàm chán. Không chỉ cô gái trẻ đang làm kế toán này mà rất nhiều bạn bè cùng lứa với cô cũng rơi vào tâm trạng như thế.
    Sinh ra trong một gia đình ở Hà Nội, suốt từ bé, con đường học hành, yêu đương của Hoài Anh cứ băng băng mà tiến. Vừa ra trường, cô gái trẻ may mắn có một công việc khá ngon lành ở một công ty lớn cùng anh người yêu là ước mơ của nhiều người.
    Thế nhưng, những khi tụ tập với bạn bè, Hoài Anh lại rền rĩ than thở "chán, mệt, chỉ muốn vứt quách công việc đi". Mà cũng thật lạ, cô chẳng có mâu thuẫn gì với đồng nghiệp, với sếp, công việc cũng chẳng quá nặng nề. Tất cả cũng chỉ bởi cô không thể chịu đựng việc cứ ngồi mãi một chỗ suốt mấy năm trời.
    Năm lần bảy lượt, cô hỏi ý kiến bạn bè có nên nghỉ phép nằm nhà suy nghĩ xem liệu mình có thể thay đổi được không. Mỗi lúc ấy, chẳng hẹn mà mấy đứa bạn thân đều kêu lên: "Cậu còn mong muốn gì nữa, điều kiện mọi thứ đều tốt như thế. Bây giờ mà nghỉ nằm nhà suy nghĩ thì khối người đã nhảy ngay vào chiếm chỗ của mình, thời buổi này, tìm công việc mới với mức lương ngon lành đâu phải dễ".
    Ngồi yên một chỗ không được, nhưng Hoài Anh cũng chẳng biết làm gì bây giờ. Mọi chuyện tương lai của cô từ trước tới giờ đều do sự khôn ngoan của bố mẹ và cô chọn cả. Vào đại học, chọn chỗ làm cũng là do chỗ này dễ thi, chỗ kia dễ xin vào làm lại lương cao. Bao năm qua, Hoài Anh chưa bao giờ nghĩ tới chuyện nó có phải là điều mình thực sự yêu thích hay không.
    Chán chẳng thích làm, nhưng Hoài Anh thấy những góp ý của bạn cũng đúng. Dùng dằng chẳng dám thay đổi, thế là cô nàng cứ suốt ngày ngồi ôm "khối" bực bội, chán nản và khiến mọi người phát bực với những lời làu nhàu của mình.
    Trong khi Hoài Anh mỏi mòn bởi nhịp sống bình yên nhưng chẳng có một giấc mơ thì Hoàng lại rơi vào cảnh hoang mang bởi quá nhiều ước mơ dự định mà cái nào cũng dang dở. Nhìn Hoàng, chẳng ai nghĩ rằng anh có thời gian để buồn với bất cứ chuyện gì. 22 tuổi ra trường với 2 tấm bằng đại học, cao ráo đẹp trai, Hoàng được nhận vào làm PR cho một công ty truyền thông lớn mà chẳng gặp khó khăn gì.
    Nhưng dần dần anh thấy quá chán với chuyện suốt ngày phải mềm mỏng với khách hàng, ngọt ngào với những người mình giao tiếp. Tới một ngày, Hoàng quyết định phải tìm cho mình một ước mơ để theo đuổi. 23 tuổi, Hoàng quyết định vừa đi làm vừa đi học thêm thiết kế đồ họa, nghề mà anh thích từ khi còn là cậu học sinh trung học.
    Nhưng rồi, ước mơ thủa niên thiếu trở nên cay đắng khi vấp phải thực tế khắc nghiệt của công việc thực tế. Không còn những lời tán tụng của bạn bè, thày cô, những dự án đầu tiên của Hoàng ở chỗ làm mới đều bị khách hàng chê. Uất ức, buồn chán, Hoàng thấy mình không thể hợp với nghề này bởi không thể chịu được những lời chỉ trích nghiệt ngã.
    Nhưng làm gì bây giờ, Hoàng lại tính tới chuyện đi học nghề trang trí cho điện thoại, cũng là liên quan tới việc anh đang học. Giấc mơ này chưa xong, nghe chuyện kinh doanh cửa hàng bánh ngọt Pháp của bạn sinh lời, Hoàng lại nghĩ tới chuyện đăng ký đi học làm bánh để tự mở cửa hàng.
    Một lúc "ôm" mấy ước mơ, nhiều lúc Hoàng cũng phát hoảng với chính mình. Lúc nào cũng chỉ mơ ước ngày dài gấp đôi, bạn bè cả tháng trời có khi không gặp Hoàng và phát bực với lời từ chối nhàm chán "Tớ bận lắm, không đi đâu".
    Hy sinh bao nhiêu thời gian, mặc kệ bạn bè giận dỗi để có thêm một tấm bằng, nhưng tới giờ, Hoàng vẫn thấy tương lai thật mù mờ dù đang ở tuổi 25. Mỗi khi nhà có khách, bố mẹ đều tự hào giới thiệu về những tấm bằng, về chỗ làm của Hoàng, anh chàng lại thấy mình sao trống rỗng, thấy mình là người "nghèo" nhất với bộ sưu tập bằng cấp của mình.
    Các bạn nghĩ sao về bài báo này?
    Phải tạo một sân chơi lớn cho giới trẻ chứ nhỉ?
    Để họ ngủ quên trong ... rồi thấy đời trống rỗng là không được.
  4. Tran_Thang

    Tran_Thang Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    07/01/2005
    Bài viết:
    4.581
    Đã được thích:
    193

    Cách nay khoảng chục năm, đọc báo tôi vẫn thấy người Nhật dẫn đầu thế giới về số tỉ phú. Bây giờ qua thống kê thì người Nhật giàu nhất cũng chưa vào hàng top ten. Họ vẫn lừng danh với hàng loạt Tập đoàn. Mà tập đoàn nào cũng ngang ngửa nhau, không có tập đoàn nào chiếm 1 vị trí độc tôn. Công nghệ cao là gì ? Thật khó mà diễn đạt. Rồi tôi lại đọc trên báo thấy có 1 ông người VN ở Mỹ cũng đang hô hào "đi tắt đón đầu". Báo TT mới đây cũng đăng bài 1 người thất nghiệp ở Huế suốt mấy chục năm ấp ủ "một kỷ nguyên mới của Toán học", rồi thành tích học tập của hs VN tại hải ngoại. Bao nhiêu lời "tâm huyết". Làm sao bạn có thể "ráp" những hiện tượng trên lại với nhau ? Và ai sẽ có những điều kiện thuận lợi để làm việc này ?
    Xăng lên giá thế mà ta có thấy ông bộ trưởng nào nêu gương đi làm bằng xe bus không ?
    VN ta đang khai thác thiên nhiên, vận động phát triển KT, nhưng có 1 điều mà họ đã bỏ quên, đó là khai thác nội tâm của chính mình.
    Xin hãy suy nghĩ và hãy biết ...tiết kiệm những suy nghĩ của bạn. Xin hãy nói với những xung đột nội tâm của bạn với xã hội.
  5. hvforever

    hvforever Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/11/2002
    Bài viết:
    85
    Đã được thích:
    0
    Thấy bác T_T nói đến khám phá nội tâm. Em cũng có suy nghĩ qua về vấn đề này, bác cho em hỏi 1 chút? Có con đường nào chung nhất để đi tìm và khám phá chính mình không, nếu không có bác có thể cho em biết quá trình này ở mức căn bản nhất chứ ạ?
    Còn chuyện chính sự, cái nhìn của em còn non trẻ nên không tham gia với các bác được, em chỉ biết các chính sách GD của mình bây giờ là chạy theo 1 viễn cảnh, còn vấn đề con người là trung tâm thì không được ngó ngàng đến.
  6. DANKOVN21

    DANKOVN21 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/08/2005
    Bài viết:
    710
    Đã được thích:
    0
    Xin hãy suy nghĩ và hãy biết ... tiết kiệm những suy nghĩ của bạn. Xin hãy nói với những xung đột nội tâm của bạn với xã hội.
    Bạn nói thế không sai nhưng cũng không phải là ... đúng. Tôi luôn suy nghĩ và chia sẽ những suy nghĩ của mình. Quan trọng hơn cả là mục đích cuối cùng của mỗi người: bạn khác, tôi khác! Theo tôi: mình làm được gì và mình cần tránh gì với là quan trọng.
    Chỉ có 02 dạng người muốn dấu suy nghĩ của mình: một kẻ mờ ám và một kẻ hạn chế trọng nhận thức. Còn dạng thứ 03, một dạng siêu cao tôi chẳng dám với, tôi sống trong nhân dân, với nhân dân, chịu khó chịu khổ vui, buồn với nhân dân và tôi thấy hạnh phúc vì điều đó: ta chỉ là một còn người, sống và chết như mọi con người, không hơn ai và cũng chẳng kém ai ?
    Theo bạn tại sao: ?odân được không biết, không được làm và không được kiểm tra?? Cái nền tảng của XH VN mình là chữ ?otình? tôi sống trên chữ đó, còn lại tôi không quan tâm. Nếu bạn có tình cảm với ?omột (hoặc nhiều) cô gái? thì bạn không nên dấu!
    Thế nào là khai thác nội tâm? Thế nào là con người là trung tâm?
  7. Tran_Thang

    Tran_Thang Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    07/01/2005
    Bài viết:
    4.581
    Đã được thích:
    193
    Tôi chưa phải là một người thành công nên không dám quảng bá cho một cái gì đó thuộc nội tâm mà khiến cho bạn có thể thành công. Nhưng ít nhất tôi cũng thích thú với những ý nghĩ của mình. Nó có một chút gì đó cái thần mà tôi đã cảm nhận được.Tôi có hỏi một người bạn gái học cùng pt với tôi nay là giảng viên ĐH BK HCM, sao bạn lại học giỏi thế, bạn chỉ cười nói đơn giản chỉ vì thấy "học vui lắm", và có lẽ vì tôi không thành công nên tôi không thích cái vui ấy của cô ả.
    Còn bác Dan bác lại trọng "cái tình". Trên một chương trình TH một ông gs họ Hồ cũng nói người VN họ trong Tịnh, "tịnh" ở đây có lẽ mang ý nghĩa "cùng nhau". Nhưng đều này lại ...mâu thuẫn với quan điểm Triết học về Cơ Cấu Ý Nghĩa. Ý nghĩa trong mọi công việc bạn làm, trong cuộc sống có cơ cấu đối lập, nói cách khác ý nghĩa không phải là một cái gì đó đồng nhất (identity) như "cái tình, cái tịnh". Vì thế cái tình cái tịnh cũng chỉ là cái tình cái tịnh có ý nghĩa vượt lên chính nó, mà vượt lên chính nó nghĩa là phủ nhận chính nó. Đấy có phải là nguyên nhân khiến ta giỏi giang hơn chính ta và lại phủ nhận chính ta ?
    Hồi còn đi học, lớp tôi có đủ cả những người bạn Bắc Trung Nam, Huế, Quảng nhưng mỗi khi học nhóm thì ai cũng muốn giữ định kiến của họ cả nên cuối cùng thì...rã nhóm. Có lẽ cần phân biệt sự khác biệt cá tính, quan điểm, nó có trong một bản thể nào đó. Ta nên đi từ sự khác biệt đến một sự thống nhất thì đúng hơn. Một VN chưa hội nhập, thì cái gì sẽ tạo nên ý nghĩa trong cuộc sống riêng tư của bạn (bạn có đối thủ không ? ) và cuộc sống xã hội (thị trường là chiến trường) ?
  8. DANKOVN21

    DANKOVN21 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/08/2005
    Bài viết:
    710
    Đã được thích:
    0
    Tôi chưa phải là một người thành công nên không dám quảng bá cho một cái gì đó thuộc nội tâm mà khiến cho bạn có thể thành công.
    Thành công, đánh giá theo bạn hay theo xã hội? Nội tâm ở đây là tư duy hay năng lực? Nếu dùng từ khai thác nội tâm thì tôi hiểu là năng lực, mà năng lực theo tôi thì không ai giống ai.
    Nhưng ít nhất tôi cũng thích thú với những ý nghĩ của mình. Nó có một chút gì đó cái thần mà tôi đã cảm nhận được.
    Cái này tôi công nhận, tôi cũng thích thú với nhữgn ý nghĩ của bạn. Bạn thành công rồi, tôi nghĩ thế.
    Tôi có hỏi một người bạn gái học cùng pt với tôi nay là giảng viên ĐH BK HCM, sao bạn lại học giỏi thế, bạn chỉ cười nói đơn giản chỉ vì thấy "học vui lắm", và có lẽ vì tôi không thành công nên tôi không thích cái vui ấy của cô ả.
    Điều này Khổng Tử nói lâu rồi, tiếng Hán tôi không nhớ nhưng đại ý dịch là: ?ovui mà học hơn biết mà học?. Cô bạn thành công, bạn không thành công: đánh giá và giải thích thì nhiều yếu tố lắm, cả chủ quan và khác quan. Như hoàn cảnh xã hội chẳng hạn.
    Trên một chương trình TH một ông gs họ Hồ cũng nói người VN họ trong Tịnh, "tịnh" ở đây có lẽ mang ý nghĩa "cùng nhau". Nhưng đều này lại ...mâu thuẫn với quan điểm Triết học về Cơ Cấu Ý Nghĩa.
    Triết học à? Có nhiều trường phái lắm. Tôi viết ra mọtt thuyết mới nhé? Biết xã hội tương lai ra sao?
    Ý nghĩa trong mọi công việc bạn làm, trong cuộc sống có cơ cấu đối lập, nói cách khác ý nghĩa không phải là một cái gì đó đồng nhất (identity) như "cái tình, cái tịnh". Vì thế cái tình cái tịnh cũng chỉ là cái tình cái tịnh có ý nghĩa vượt lên chính nó, mà vượt lên chính nó nghĩa là phủ nhận chính nó. Đấy có phải là nguyên nhân khiến ta giỏi giang hơn chính ta và lại phủ nhận chính ta ?
    Hôm nay tôi thấy ?oghét? hôm qua vì những ngây ngô của mình ... và mai cũng thế. Xã hội loài người là thế!
    Có lẽ cần phân biệt sự khác biệt cá tính, quan điểm, nó có trong một bản thể nào đó. Ta nên đi từ sự khác biệt đến một sự thống nhất thì đúng hơn. Một VN chưa hội nhập, thì cái gì sẽ tạo nên ý nghĩa trong cuộc sống riêng tư của bạn (bạn có đối thủ không ? ) và cuộc sống xã hội (thị trường là chiến trường) ?
    Có đối thủ chứ: sự xấu xa, sự trì trệ, sự bảo thủ, sự ngu dốt, bất tài ... Tôi là đối thủ của chính tôi và những ai có trong mình những thứ đó.
    Tôi cảm thấy mình không làm được thương gia nên cõ lẽ tôi không làm kinh tế. Tôi trọng chữ tình mà kinh tế trọng chữ lợi nhuận.
    T_T có quan tâm đến Vật lý hiện đại không?
    và theo T_T: chúng ta đang ở thể chế chính trị gì?
  9. hvforever

    hvforever Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/11/2002
    Bài viết:
    85
    Đã được thích:
    0
    Bác T_T lại quá lời rồi, em có hỏi bác con đường để đi đến thành công đâu, em chỉ muốn thảo luận với bác về khía cạnh này thôi mà. Theo em nghĩ, quá trình tự tìm hiểu và khám phá bản thân là con đường đầy chông gai, không dễ gì ngày một ngày hai đạt được điều này, trên dòng chảy của sự tự biết mình, không có ai hướng dẫn, không ai chỉ đường, chỉ mỗi bản thân mình đơn độc suốt hành trình này.
    Tìm hiểu những cảm xúc, cuội nguồn suy nghĩ của bản thân là điều mà em thấy rất thú vị, nhưng chẳng thấy ai nói đến cả. Có người nói rằng trong 20 năm nữa trong thế hệ thanh niên VN sẽ có 1 trào lưu lớn đó là đi tìm hiểu bản thân, em cho điều đó là đúng. Còn bác thấy sao. Mà bác có thể chia sẻ những cảm xúc mà bác cảm thấy thú vị được không? Rất mong chờ ý kiến của bác nhé!
  10. Tran_Thang

    Tran_Thang Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    07/01/2005
    Bài viết:
    4.581
    Đã được thích:
    193
    [
    Tôi chỉ biết Vật lý đến sóng vật chất thôi. Nếu có điều kiện quay lại với vật lý tôi chỉ muốn nhận 1 chân...giúp việc phòng thí nghiệm vì rất thích thực nghiệm.
    Thể chế chính trị ? Có lẽ là thể chế ...phụ tùng thay thế
    Lại cũng chuyện đi học xưa. Nhìn những Giáo viên, nhất là văn, sử mang bộ mặt nặng như chì lên bục giảng là tôi biết có chuyện rồi. Trước khi giảng thơ Bác hay thơ Tố Hữu thể nào cũng là một cử chỉ một thái độ đôi chút mỉa mai. Tôi nhớ GV trước khi giảng bài thơ "Đi đường" thì phải, cô ta buông 1 lời nghe dài thườn thươt là cô đã cố cảm nhận bài thơ cả tháng trời và cũng thấy...hay hay. Nhưng đến khi Tố Hữu được giải thưởng hoặc mất thì tôi lại thấy họ có vẻ bùi ngùi. Khi ấy thì tôi cũng đã trưởng thành về thăm nhân ngày nhà giáo. Tôi là một người trưởng thành và tôi có quyền nhận xét, thậm chí đã kích và châm biếm, nhưng nếu tôi là 1 GV văn thì ít nhất tôi cũng sẽ nghiêm túc.
    Những bóng ma của lịch sử, dã sử, truyền thuyết, của văn chương vẫn lảng vảng chốn học đường (theo J. Derrida) . Nó được người giảng viên gieo rắc vào học sinh, theo học sinh ra tận ngoài xã hội, khi họ trưởng thành. Những nhân vật như Sơn Tinh, Thủy Tinh chẳng hạn khi đi vào cuộc sống, qua thái độ giảng giải đã không còn giữ được bản tính nữa, nó sẽ mang sắc thái của xã hội đương thời. Sao ta không thể tự đánh giá lại những giá trị văn hóa như thế chứ?
    Tản mạn đôi chút.

Chia sẻ trang này