1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Bàn bạc - Đàm (coi như) thoại - Trao đổi. (Mọi vấn đề, mọi ý tưởng, mọi phát ngôn ... dù ngây ngô nh

Chủ đề trong 'Học thuật' bởi DANKOVN21, 31/07/2006.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. DANKOVN21

    DANKOVN21 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/08/2005
    Bài viết:
    710
    Đã được thích:
    0
    Tôi chỉ biết Vật lý đến sóng vật chất thôi. Nếu có điều kiện quay lại với vật lý tôi chỉ muốn nhận 1 chân ... giúp việc phòng thí nghiệm vì rất thích thực nghiệm.
    Sóng vật chất, tôi sẽ cố gắng tham khảo. Xin bạn giới thiệu qua chút chút (sâu tôi không hiểu đâu) nhé!
    Tôi lại nhớ cái ước mơ làm giúp việc cho thư viện quốc gia vào năm 21 hay 22 tuổi gì đó.
    Thể chế chính trị ? Có lẽ là thể chế ... phụ tùng thay thế.
    Khách hàng mất tiền mua có được chọn ?ohàng? không?
    Lại cũng chuyện đi học xưa. Nhìn những Giáo viên, nhất là văn, sử mang bộ mặt nặng như chì lên bục giảng là tôi biết có chuyện rồi. Trước khi giảng thơ Bác hay thơ Tố Hữu thể nào cũng là một cử chỉ một thái độ đôi chút mỉa mai. Tôi nhớ GV trước khi giảng bài thơ "Đi đường" thì phải, cô ta buông 1 lời nghe dài thườn thươt là cô đã cố cảm nhận bài thơ cả tháng trời và cũng thấy...hay hay. Nhưng đến khi Tố Hữu được giải thưởng hoặc mất thì tôi lại thấy họ có vẻ bùi ngùi. Khi ấy thì tôi cũng đã trưởng thành về thăm nhân ngày nhà giáo. Tôi là một người trưởng thành và tôi có quyền nhận xét, thậm chí đã kích và châm biếm, nhưng nếu tôi là 1 GV văn thì ít nhất tôi cũng sẽ nghiêm túc.
    PTTH tôi học khối A, nhà trường phân cho một cô giáo chuyên môn không tốt lắm, nghe nói là con em lãnh đạo tỉnh, nên tôi học rất nhàn. Do chuyên môn TB nên người ta thích nói chuyện ngoài lề, mà tôi rất giỏi cái mục nói leo hay chọc cười mọi người. Đến khi đi làm không viết nổi tờ đơn thậm trí không biết đánh dấu chấm câu, tôi mới thấm nỗi ?ođau? đó của mình.
    Tôi nhớ anh tôi kể một câu chuyện cười về người thày lịch xử của mình: trong 01 trận đánh, quân ta diệt được 100 tên địch, ông thày dừng lại cười mỉa: ?ochắc mình mất 200 người??
    Giáo viên dạy Địa lý là hài nhất, họ mắc vào cái bệnh tưởng mình biết "hết" nên hay bức xúc: với chế độ, với mọi người...
    Những bóng ma của lịch sử, dã sử, truyền thuyết, của văn chương vẫn lảng vảng chốn học đường (theo J. Derrida) . Nó được người giảng viên gieo rắc vào học sinh, theo học sinh ra tận ngoài xã hội, khi họ trưởng thành. Những nhân vật như Sơn Tinh, Thủy Tinh chẳng hạn khi đi vào cuộc sống, qua thái độ giảng giải đã không còn giữ được bản tính nữa, nó sẽ mang sắc thái của xã hội đương thời. Sao ta không thể tự đánh giá lại những giá trị văn hóa như thế chứ?
    Trong hàng ngàn người thày cũng có nhiều người tài, trong hàng ngàn học sinh cũng có nhiều người tài. Bình thường thì thày giỏi ?osinh? trò giỏi, chỉ thương cho trò có thày kém, lại phải tự học lấy nên mất thời gian. Mà học văn tôi nghĩ nên tự học, thày chỉ định hướng, văn phong mỗi người một khác. Tôi thấy cô giáo tôi nói chuyện ngoài lề lại hay, tôi thích học giờ văn và cô giáo, thời gian phải tự học, tôi chịu!
  2. DANKOVN21

    DANKOVN21 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/08/2005
    Bài viết:
    710
    Đã được thích:
    0
    Bác T_T lại quá lời rồi, em có hỏi bác con đường để đi đến thành công đâu, em chỉ muốn thảo luận với bác về khía cạnh này thôi mà. Theo em nghĩ, quá trình tự tìm hiểu và khám phá bản thân là con đường đầy chông gai, không dễ gì ngày một ngày hai đạt được điều này, trên dòng chảy của sự tự biết mình, không có ai hướng dẫn, không ai chỉ đường, chỉ mỗi bản thân mình đơn độc suốt hành trình này.
    Tìm hiểu những cảm xúc, cuội nguồn suy nghĩ của bản thân là điều mà em thấy rất thú vị, nhưng chẳng thấy ai nói đến cả. Có người nói rằng trong 20 năm nữa trong thế hệ thanh niên VN sẽ có 1 trào lưu lớn đó là đi tìm hiểu bản thân, em cho điều đó là đúng. Còn bác thấy sao. Mà bác có thể chia sẻ những cảm xúc mà bác cảm thấy thú vị được không? Rất mong chờ ý kiến của bác nhé!

    Xin lỗi mọi người, viết xong gửi ngay, chẳng chịu đọc lại nên: Lịch sử lại viết thành Lịch xử.
    Xin được góp ý!
    Người giỏi chưa hẳn thành công và người thành công chưa hẳn đã giỏi. Theo mình trong quá trình khám phá bản thân ta nên dựa vào: gương tiền nhân, sách và một người thày hướng dẫn (khêu gợi) còn lại là ta (phải) tự nghiền ngẫm, mình phải biết mình nhất chứ, mình không biết thì ai biết? Có thể đơn độc trải nghiệm làm ta tăng bản lĩnh.
    Không ai nói thì chúng ta nói. Nhẽ ra 20 năm nữa mới nên nhìn lại mình vì tuổi 45 mới đủ nhận thức, vốn sống và vốn quá khứ nhưng theo tôi ...
    Làm sao ta biết ta sẽ nghĩ gì và làm sao người khác biết ta sẽ nghĩ gì? Đó mới là điều thú vị
    Xem BBC sẽ thấy T_T Mỹ trả lời phỏng vấn các nhà báo trực tiếp, ông ta chưa hẳn giỏi nhất nước Mỹ, có thể chỉ là người vẽ ra viễn cảnh mà nhiều người Mỹ thích, nhưng tôi thấy ở đó sự công khai.
  3. Tran_Thang

    Tran_Thang Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    07/01/2005
    Bài viết:
    4.581
    Đã được thích:
    193
    Sóng vật chất ? Luis de Broglie đã kết hợp nguyên lý Bất Định của Hesseinberg, công thức năng lượng Photon của Plank và hệ thức năng lượng, khối lượng và vận tốc ánh sáng của Einstein để lập ra 1hệ thức nói lên tính sóng của vật chất. Sóng vật chất là điều đã được quan sát trong thiên văn học.
    Bạn Hvforever, bạn còn đi học, tốt nhất hãy học hết mình, vui chơi hết mình. Bạn chưa bị hoàn cảnh, điều kiện gò bó vậy thì việc gì bạn phải thu mình lại.
  4. hvforever

    hvforever Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/11/2002
    Bài viết:
    85
    Đã được thích:
    0
    Hic, cám ơn thịnh tình của bác T_T, em không nghĩ là mình đang cô lập mình đâu nha, sống cô độc thì chỉ có thánh nhân hoặc dã thú thôi. Em còn nhỏ tuổi nên không nghĩ đến thế đâu. Học hết mình, chơi hết mình, yêu hết mình....chẳng biết em có làm được như những gì bác nói không? Nhưng em thấy mình làm mọi cái mà cảm thấy thật thoải mái là được, thật triệt để và không vướng bận. Còn những suy nghĩ trên chỉ là vài điều nho nhỏ thôi.
    Theo em nghĩ qua trình tìm hiểu bản thân bắt đầu từ quá trình quan sát bản thân, quan sát những cảm xúc, mối quan hệ...Em nghĩ nếu có sự hướng dẫn hay cố gắng đều vô ích. Ví dụ em đang tự hỏi "hạnh phúc" là gì? và mình có thể nắm bắt được điều ấy không?cảm giác đó như thế nào. Ý kiến của các bác thế nào?
    Em mong các bác ủng hộ nhé! Vì chủ đề topic này là mọi ý kiến dù ngây ngô nhất cũng được chấp nhận mà,
  5. Tran_Thang

    Tran_Thang Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    07/01/2005
    Bài viết:
    4.581
    Đã được thích:
    193
    Hạnh phúc theo nghĩa của từ này có thể là thụ hưởng những thành quả.. "Hạnh" đồng nghĩa với chữ "Hành", "hành giả" tức người thực hành. Như thế "hạnh phúc" là một quá trình, không phải là một quá trình dài, đúng hơn đó là một quá trình có được sau một quá trình dài, một khoảng thời gian trong ngày chẳng hạn.
    Với tôi thì những khi tôi thấy tôi có đủ kiên nhẫn xem 1 cuốn phim...Hàn thì đó là lúc tôi cảm thấy thảnh thơi nhất. Phim VN thì chỉ mắc phải cái tiền lệ không có hậu. Như vậy hạnh phúc có thể là một cái gì đó nó...trống rỗng và cần được lấp đầy bằng một tiến trình trọn vẹn.
    ___________________________________
    Có lẽ những bài báo như thế này sẽ cổ vũ bạn nhiều hơn. Chính tôi cũng cảm thấy sống lại những niềm đam mê khám phá.
    ____________
    Khoa Học
    Thứ Năm, 24/08/2006, 06:12 (GMT+7)
    Perelman - nhà toán học ?okỳ lạ?

    Nhà toán học lập dị Perelman
    TT - 5.000 nhà toán học từ hơn 100 quốc gia trên thế giới đã hoan hỉ có mặt tại Madrid (Tây Ban Nha) từ hôm 22-8 nhân Hội nghị toán học quốc tế lần 25. Đối với họ, việc nhận được thư mời của Liên minh toán học quốc tế (IMU) là một niềm vinh dự to lớn của người nghiên cứu về toán.
    Nhưng có một người chẳng thèm đếm xỉa đến những hoạt động đó, thậm chí cả khi ông là một trong bốn nhân vật chính, những người sẽ được tôn vinh với huy chương Fields, giải thưởng được ví như "Nobel toán học" kèm theo 13.400 USD tiền thưởng. Con người kỳ lạ đó là tiến sĩ Grigory Perelman, người Nga, 40 tuổi.
    Mọi người đều biết ông được vinh danh vì đã giải được một trong "bảy thách đố thiên niên kỷ" của toán học là giả thuyết Poincaré. (Viện Toán học Clay ở Mỹ hồi năm 2000 đã rao trao giải 1 triệu USD cho bất cứ ai giải được một trong bảy thách đố trên). Công trình của ông được giới khoa học đánh giá là một bước khai thông có thể giúp các nhà khoa học tìm ra hình dạng của vũ trụ.
    Ông từ chối sang Tây Ban Nha nhận giải mà không có lời giải thích rõ ràng lắm. Trong một lần trả lời phỏng vấn hiếm hoi với tạp chí The New Yorker của Mỹ, Perelman đã nói giải thưởng Fields là "chẳng giá trị gì".
    Nhưng dường như người ta cũng không quá sốc vì cách hành xử của Perelman những năm qua đã nổi tiếng "lập dị". Ông nghiên cứu độc lập và công bố công trình của mình cũng theo cách lập dị: tung lên mạng chứ chẳng thèm thông qua các tạp chí chuyên ngành. Trong các công trình của ông, phần chứng minh chẳng có những lời giải thích dài dòng, không theo qui tắc và buộc các đồng nghiệp muốn hiểu thì phải tự mày mò tìm ra cách giải của ông.
    Ba nhà toán học trẻ tuổi khác được đích thân nhà vua Tây Ban Nha Juan Carlos trao huy chương Fields là Wendelin Werner (Pháp, 38 tuổi, giáo sư ĐH Paris Sud Orsay), Terence Tao (Úc, 31 tuổi, giảng viên ĐH California, Mỹ) và Andrei Okounkov (Nga, 37 tuổi, giảng viên ĐH Princeton, Mỹ).

    Tiến sĩ Perelman, sinh trưởng tại Saint Petersburg, bộc lộ tài năng từ bé. 16 tuổi đã đoạt giải nhất kỳ thi Olympic toán học quốc tế tại Budapest năm 1982. Còn cô giáo dạy toán của Perelman tại Trường 239, một trường toán nổi tiếng, là Tamara Yefimova nhớ lại: "Đó là một cậu học trò xuất sắc trong mọi môn học, ngoại trừ thể thao. Toán học quan trọng nhất với cậu ấy. Nhưng tôi không nói rằng cậu ấy sống khép kín hoặc có thái độ chống xã hội. Cậu ấy cũng có bạn bè và chơi vĩ cầm".
    Lấy bằng tiến sĩ tại ĐH Saint Petersburg, sau đó Perelman đi giảng dạy tại một số trường ĐH Mỹ trong những năm 1990 rồi trở về làm nghiên cứu ở Viện toán Steklov ở Saint Petersburg. Ông gần như cắt đứt mọi quan hệ với cộng đồng toán học kể từ khi công bố phần đầu cách giải giả thuyết Poincaré vào tháng 11-2002, sau tám năm nghiên cứu. Sau khi công bố đầy đủ bài giải của mình vào năm 2003, Perelman chẳng thèm đá động gì đến giải thưởng 1 triệu USD của Viện Clay vì ông giải quyết thách đố Poincaré đơn thuần vì sở thích chứ không vì tiền.
    Chuyện lập dị đến mức coi thường cộng đồng toán học không còn là mới đối với Perelman. Hồi năm 1996 ông từng từ chối giải thưởng của Hội Toán học châu Âu. Lý do ông đưa ra: ban giám khảo không đủ tài năng để có quyền đánh giá về ông và trao thưởng này nọ cho ông! Hồi đầu năm 2006 này, ông rời bỏ luôn cả Viện Steklov.
    Theo :http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=157784&ChannelID=17
    ---------------
    Nhưng bạn cũng nên phân biệt cái tính khinh bạc của người Nga so với cái thói câu nệ của phương Tây.


    Được Tran_Thang sửa chữa / chuyển vào 13:03 ngày 24/08/2006
  6. hvforever

    hvforever Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/11/2002
    Bài viết:
    85
    Đã được thích:
    0
    Chà, vui quá! Vậy là có người trả lời em rồi. Em mong được thảo luận nhiều hơn. Theo bác hạnh phúc là một "quá trình", vậy nó có bắt đầu và có kết thúc đúng không ạ, vậy ta nắm bắt được quá trình ấy không ạ, phụ thuộc vào khách quan hay chủ quan.
    Em đang thắc mắc là trong chính giây phút ta cảm nhận được mình hạnh phúc liệu trong khoảng khắc ấy ta thật sự hạnh phúc không, hay giống như sự khiêm tốn, theo em thì trong giây phút mình tự ý thức được mình đang khiêm tốn thì thực ra ta chẳng khiêm tốn 1 chút nào cả mà khi đấy chúng ta là con người tự kiêu nhất. Ta nói "tôi đang khiêm tốn" hi hi, em thấy cái tôi cá nhân lên cao quá.
    Cũng như "tha thứ" chẳng hạn, tớ đang tha thứ cho cậu. Lúc đấy em thấy mình giả dối nhất, chẳng qua đấy chỉ là mong muốn mình không bị tổn thương thêm một lần nữa. Tha thứ thật sự phải khác cơ.
    Còn ý kiến của mọi người thế nào ạ?
  7. DANKOVN21

    DANKOVN21 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/08/2005
    Bài viết:
    710
    Đã được thích:
    0
    Hạnh phúc, hạnh phúc của ta do ta cảm nhận. Ngay bây giờ có người thấy mình đang hạnh phúc và ... ngược lại .
    Tôi nghĩ việc này không ở hoàn cảnh mà là cách cảm nhận của họ về hoàn cảnh. Có những người chia tay mới tiếc thời gian yêu đương, có người chia tay sống một mình thấy hạnh phúc.
  8. hvforever

    hvforever Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/11/2002
    Bài viết:
    85
    Đã được thích:
    0
    Về nhận thức sao, trước hết bàn đến suy nghĩ.
    Khi nào thì chúng ta suy nghĩ? Suy nghĩ là kết quả của 1 phản ứng thuộc hệ thần kinh hoặc tâm lý, là phản ứng tức thời của các giác quan với một cảm giác, hoặc đó là phản ứng thuộc tâm lý, phản ứng của ký ức được thích trữ. Có phản ứng tức thời của hệ thần kinh với 1 cảm giác, và cũng có phản ứng tâm lý tức thời của ký ức được tích trữ, ký ức này bị ảnh hưởng bởi nền giáo dục từ phía gia đình, từ xã hội, từ tín ngưỡng, từ những giáo điều...Vậy nên quá trình suy nghĩ là phản ứng của ký ức. Ta sẽ không có suy nghĩ nếu không có ký ức. Và phản ứng này dẫn ta đến suy nghĩ và sau đó là hành động.
    Vậy ký ức là gì?
    Nếu quan sát ký ức của chính mình& cách thu thập ký ức của bản thân sẽ thấy rằng ký ức là sự thực, là chuyên môn được kết hợp với thông tin, với công việc, toán học, vật lý học...Chúng ta luôn quan sát những kinh nghiệm qua những ký ức của quá khứ vì thế ta chẳng bao giờ nhận biết được sự mới mẻ, ta luôn quan sát những điều mới mẻ qua lăng kính của những điều xưa cũ. Vì vậy những suy nghĩ của mình luôn bị gò ép, bị giới hạn và quy định. Vì vậy kiến thức là một chướng ngại là một trở lực.
    Vậy để nhận thức một điều gì đó mới mẻ, mình phải tự khởi đầu, khởi hành một chuyến đi hoàn toàn trần trụi, không mang theo một thứ gì cả, đặc biệt là kiến thức. ta sẽ có sự lưu tâm hoàn toàn và một nhận thức cao độ.
    Sao không gửi được bài bên box kia nhỉ. Nếu bài reùng nhờ Mod xoá hộ
  9. DANKOVN21

    DANKOVN21 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/08/2005
    Bài viết:
    710
    Đã được thích:
    0
    Chúng ta luôn quan sát những kinh nghiệm qua những ký ức của quá khứ vì thế ta chẳng bao giờ nhận biết được sự mới mẻ, ta luôn quan sát những điều mới mẻ qua lăng kính của những điều xưa cũ. Vì vậy những suy nghĩ của mình luôn bị gò ép, bị giới hạn và quy định. Vì vậy kiến thức là một chướng ngại là một trở lực.
    Vậy để nhận thức một điều gì đó mới mẻ, mình phải tự khởi đầu, khởi hành một chuyến đi hoàn toàn trần trụi, không mang theo một thứ gì cả, đặc biệt là kiến thức. ta sẽ có sự lưu tâm hoàn toàn và một nhận thức cao độ.

    Không thể cải tiến cái xe đạp nếu không nghiên cứu xem cái xe đạp như thế nào. Chỉ có một loại người bước vào đời trần trụi đó là ... trẻ sơ sinh, nhưng "hình như" chúng lại không nắm được các quy luật (bất di bất dịch) cơ bản của tự nhiên, chúng là nền tảng của nhận thức loài người. Vần đề là sau khi nắm được các qui luật đó mà vẫn có đầu óc khách quan, không vướng bận lệ thuộc vào điều chi. Ông Einstein viết ra thuyết tương đối sau khi đã đọc rất nhiều về hình học, triết học, vật lý học ... (Dac-win, Mác...) ông còn đầu óc khách quan đó. Ông bảo không thấy ete vì nó không tồn tại, cái mà mọi người coi nó là nền tảng của vũ trụ mà ông bảo là không có, sáng suốt và dũng cảm! Ông đã từng được ví là kẻ trên trời rơi xuống.
    Chỉ có những kẻ ngây ngô mới hay hỏi: tại sao?. Chỉ có những kẻ không biết gì mới hay hỏi: .. là cái gì? Chỉ có những kẻ nhìn cuộc sống bằng lăng kính mới với tìm ra điều mới.
  10. hvforever

    hvforever Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/11/2002
    Bài viết:
    85
    Đã được thích:
    0
    Bác nào có thể nói cho em về nhận thức được không? Em cũng có ! vài điều muốn chia sẻ nhưng hôm nay kô đủ thời gian nên gác lại vậy, cao nhân nào cho em ý kiến trước nhé!
    Em đang thắc mắc về một phương pháp "cảm thụ nguyên vẹn" có ai nghe đến cái tên này chưa. cho em biết luôn với nhé.
    Một chuyến đi hoàn toàn trần trụi, không hẳn chỉ là trẻ sơ sinh mới đẻ. Trong một khoẳng khắc nào đó của cuộc sống, ta không vướng bận một điều gì và sự nhận thức bản thân cao độ.

Chia sẻ trang này