1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Bàn bạc - Đàm (coi như) thoại - Trao đổi. (Mọi vấn đề, mọi ý tưởng, mọi phát ngôn ... dù ngây ngô nh

Chủ đề trong 'Học thuật' bởi DANKOVN21, 31/07/2006.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. tinh_da_xa

    tinh_da_xa Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/07/2006
    Bài viết:
    97
    Đã được thích:
    0
    theo mình nhận thức là tự đặt mình ra khỏi vòng xoay,sự vận động vốn có và đang xảy ra của thế giới xung quanh,khi đó ta thấy được những điều mà nếu ta hoà vào vòng xoay đó thì không bao giờ thấy được,có lẽ giống như kiểu con cá ở dưới nước thì đâu bao giờ nhận thức được nó đang bị ướt đâu
    Nhưng nếu để nhận thức mà phải đặt mình ra ngoài như vậy thì cũng kể hơi khó,vì theo vật lý thì nếu bạn chỉ cần dừng lại thôi thì đã bị lực litâm hất ra khỏi cuộc sống này rồi...
    chỉ là suy nghĩ chủ quan thôi,bạn đừng cười
  2. hvforever

    hvforever Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/11/2002
    Bài viết:
    85
    Đã được thích:
    0
    Vậy " nhận thức" có thể trau dồi hay rèn luyện được không? Và bản chất của nhận thức là gì?
  3. tinh_da_xa

    tinh_da_xa Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/07/2006
    Bài viết:
    97
    Đã được thích:
    0
    để hiểu rõ bản chất của nhận thức mình cũng bó tay đó,vì cũng đang trong thời gian trau dồi rèn luyện mà,khi nào đã có thể rèn luyện được rồi thì mới hiểu rõ bản chất của nó
    Cứ cuối một ngày mình thường ngồi một mình suy ngẫm về những việc làm trong ngày,thường chú tâm đến những điều người khác nói gì về mình,đôi lúc trong cuộc sống mình thường có những khoảng thời gian "lặng " có cảm giác như trôi tuột mọi vật,mọi việc,hoạt động xung quanh mình quá nhanh hoặc đôi lúc quá chậm,lúc đó dường như mình thấy được những luồng vận động của dòng chảy hàng ngày,nhưng chỉ thỉnh thoảng thôi àh,cũng chưa giải thích được tại sao nữa
  4. DANKOVN21

    DANKOVN21 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/08/2005
    Bài viết:
    710
    Đã được thích:
    0
    Theo tôi nghĩ bản chất của nhận thức là: thích nghi để tồn tại (với cái mới của sự vật hay hiện tượng). Trước một điều mới (cả hành động và lý thuyết), người ta cần xác định: mình phải làm gì thì hợp lý nhất.
  5. tinh_da_xa

    tinh_da_xa Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/07/2006
    Bài viết:
    97
    Đã được thích:
    0
    hic,nhưng mà thường thì chúng ta hay hành động như 1 phản xạ trước cả khi chúng ta suy nghĩ kịp,phải ko?nhiều khi trong lúc hành động hoặc sau ,thì chúng ta mới suy nghĩ về hành động ?
  6. DANKOVN21

    DANKOVN21 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/08/2005
    Bài viết:
    710
    Đã được thích:
    0
    Đúng là có trường hợp đó, đó là phản xạ, là bản năng. Như chơi bóng đá chẳng hạn. Hành động nhanh hơn cả suy nhgĩ. Nhưng nhận thức mà bạn bàn đến trên mức đó, là mức người, mức phản xạ là mức con. Con vật cũng có trí khôn chứ? Nhưng đó không phải là nhận thức.
    Vài dòng trao đổi.
  7. hvforever

    hvforever Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/11/2002
    Bài viết:
    85
    Đã được thích:
    0
    Theo em biết thì. Nhận thức là một trạng thái của con người hay cụ thể hơn là trạng thái của tâm hồn mình, trong trạng thái này ta quan sát một đối tượng nào đó mà không hề chỉ trích, kết tội hoặc chấp nhận, trong trạng thái này ta đối mặt với đối tượng theo đúng bản chất thật của đối tượng đó.
    Khi bạn trông thấy 1 con mèo mà bạn không vận dụng những kiến thức về động vật, khi đó bạn quan sát được toàn bộ con mèo. Nhưng nếu bạn lấy kiến thức mà bạn đã biết để làm nền tảng của nhận thức bạn không thể quan sát nó 1 cách hoàn toàn. Nhìn nhận với con mắt nguyên thuỷ của mình sẽ tạo cho mỗi người 1 niềm hân hoan lạ thường, cũng giống như bạn đi 1 chuyến phiêu lưu đến 1 vùng đất lạ mọi cái đều mới mẻ và đầy hấp dẫn.
    Vậy bản chất của nhận thức là gì, theo tớ được biết thì bản chất của nhận thức là quan sát. Vậy quan sát ở đây là gì? Sự quan sát diễn ra mà tâm hồn mình không có ý thức lựa chọn, không tồn tại chỉ trích và quy kết, không tồn tại yêu thích hoặc ghét bỏ. nhưng tiếc là chúng ta đều không làm được điều này. một ví dụ rất chân thật. Mỗi đứa trẻ mới sinh ra đều là thiên tài về ngôn ngữ, ta ở 20 tuổi liệu học 1 ngoại ngữ trong 6 năm có thể nắm bắt hoàn toàn 1 ngôn ngữ được không?
    Một vài điều muốn chia sẻ. vậy nhận thức có thể tôi rèn được không nhỉ.
    Theo bác danko, nhận thức có trong mọi hệ đang sống. Đúng thế không ạ?
  8. DANKOVN21

    DANKOVN21 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/08/2005
    Bài viết:
    710
    Đã được thích:
    0
    Không phải mình chuối củ đâu nhé, trao đổi cho rõ mà thôi!
    Người loạn thị, quáng gà, thậm chí ... mù màu thì sao? Họ không nhìn được sự vật nhưng có thể hình dung về nó qua lời tả. Einstein hình dung về vũ trụ và viết nên thuyết tương đối, óc tưởng tượng phi thường!
    Con cá xấu nhìn mọi thứ đẹp hơn ta rất nhiều (hình như mắt nó tinh hơn ta gấp 03 lần), con mèo, cú mèo có thể nhìn tốt vào ban đêm ...
    Ý tôi muốn nói: với năng lực thị giác của loài người lúc bình thường (thị giác 12/12, chưa mắc bệnh hay dị tật), chúng ta chưa hẳn nhìn được sự việc đúng với bản chất của nó. Nếu thế làm sao ta nhận thức ĐÚNG sự vật được? Người cận thị đeo kính vào và thốt lên: ôi, hoa hồng đẹp quá! Trước khi chưa đeo kính họ chỉ thấy màu đỏ của hoa hồng là màu ... hồng chẳng hạn?
    Việc giữ được thái độ độc lập, khách quan với đối tượng ta đang nghiên cứu nhận thức loài người chúng ta mới làm được vài trăm năm nay thôi. Thế nên mới có những học thuyết, tiểu thuyết, truyện ngăn, kịch, thơ ... rất lạ (so với truớc kia). Nhạo báng mọi thứ, tự nhạo báng cả chính mình, phim hoạt hoạ có nhân vât chính là chó mèo ...v.v... và ...v.v...
    Luyện tập được chứ, ví như: không lan man, đúng kĩ thuật, đi thẳng vào trọng tâm, không động tác thừa ... Một cầu thủ luyện tập đá bóng nhiều, nếu có khả năng bẩm sinh trời phú, thì đá rất hay đó thôi.
  9. hvforever

    hvforever Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/11/2002
    Bài viết:
    85
    Đã được thích:
    0
    Vậy là rất rõ một định kiến nhé. Tớ không hề nói rằng ta quan sát mọi thứ đều bằng mắt nhé. Một ví dụ nhỏ thôi, khi bạn buồn, bạn muốn tìm một người để nói chuyện. Đã bao giờ bạn quan sát tâm hồn mình, những cảm xúc của mình ngay tại thời điểm đó chưa. Quan sát không có 1 nền tảng định kiến và suy sét. Và tất cả mọi điều tương tự như thế. Thử hỏi chúng ta đang sống đúng với bản thân mình bao lâu trong 1 ngày. Ta thường nói rằng tôi biết tôi đang làm gì, tôi đang ở đâu, tôi ở vị trí nào....Nhưng thật sự thì chẳng phải thế đâu. mỗi một người có nhận thức đều trả lời được nhưng đấy là ý kiến chủ quan cá nhân. Vậy thử hỏi tiếp rằng ta ở đâu trên thế giới này, vị trí nào trên thế giới này, và mọi cái thuộc về bản thân ta sẽ ảnh hưởng thế nào đến cuộc sống, đến nhân loại và cả hệ thống này như thế nào?
    Bạn có thể quan sát những cảm xúc, những suy nghĩ, niềm hy vọng, lòng tham, tức giận, đố kỵ.....trong bản thân con người mình 1 cách hoàn toàn trong sáng chưa? Khi đấy bạn sẽ không phải hỏi rằng đâu là đúng và đâu là sai.
    Một cầu thủ bóng đá, trải qua quá trình luyện tập gian khổ có thể đạt đến 1 trình độ nào đó, không ai dạy cách xử lý bóng trong từng trường hợp cụ thể, họ chỉ học những gì là cơ bản nhất như khống chế bóng, dắt bóng, giữ bóng...Vậy khác biệt giữa một cầu thủ và thần đồng bóng đá là gì? Trả lời được bạn sẽ thấy rằng nhận thức không thể rèn luyện.
    Bạn cầu thị một điều gì đó, khi đó bạn lại đang đặt nền móng cho những suy nghĩ của mình băng kiến thức rồi, đúng thế không?bạn nghĩ đến bao giờ chưa?
  10. DANKOVN21

    DANKOVN21 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/08/2005
    Bài viết:
    710
    Đã được thích:
    0
    Theo mình: buồn là một trạng thái của tâm lý không thể dùng các cảm xúc (yếu tố sinh lý) để quan sát được. Khi ta buồn (tâm lý) thử hỏi làm sao ta thoát khỏi cái ?obuồn?T để ngẫm về sự ?obuồn? đó cho tường tận? Đó có thể là một nhược điểm của con người: ta không thể túm tóc để tự nhấc ta lên được. Ta chỉ dùng lý trí để quan sát: lý trí, tâm lý và cảm xúc ... nhưng bản thân lý trí lại bị ảnh hưởng của cảm xúc: răng tôi đau thì Việt Nam thua Thái Lan 3-0 tôi cũng kệ, tôi chỉ mong răng hết đau thôi!
    Chuyện sống đúng với mình (có thể gọi là nhận thức?) bao nhiêu lâu trong một ngày với một người là một câu hỏi khó. Hàng ngày tôi cũng dãnh chút thòi gian nhìn lại mình, nhìn mọi thứ xung quanh. Nhưng không phải ai cúng thế: họ khác tôi (không bàn đến sự hơn kém). Thử hỏi từ khi có loài người đến nay có bao nhiêu chuyện sai trái xảy ra? Nó đều do sự ngu dốt cả! Nhưng có thể đó là quy luật của tự nhiên: không phải ai trong chúng ta cũng là ?othánh? mà một ngưòi là "thánh" thì rõ là chưa đủ. Ý tôi nói thứ mà bạn theo đuổi có thể xa rời thực tế đ ất nước mình (nhưng lại không ? thừa so với nhân loại (><)) Bởi nếu mỗi người đều làm được ?othánh? thì sẽ không phải nói từ: ?ogiá như!? để làm lại thế giới này.
    Tất nhiên ở đây tôi không nói theo kiểu vuốt đuôi, đổ lỗi cho sự kém cỏi, buông xuôi, mặc kệ cho sự ngu dốt nhưng thực tế cuộc sống là thế. Hàng ngày tôi vẫn luôn học tập, trau rồi tích luỹ vốn kiến thức nhỏ bé của mình, nhưng tôi hiểu một điều là: rất lâu ta với thành ?ongười?. Bởi lúc cha mẹ sinh ra tôi, tôi phải học nói, học đọc, học đủ thứ ? những việc đó đã mất 1/3 cuộc đời tôi rồi. Đó là còn chưa tính gia đình tôi nghèo, không có thời gian, tiền của để mà học.
    Thử hỏi ta mong gì ở nhân loại? Ngoài lý trí, ta nên có một tình yêu, tình yêu đồng loại. Những đất nước còn đang chiến tranh, những người đang hàng ngày bị đe doạ sự sống, bạn có hiểu cảm giác kinh khủng đó chăng, chắc bạn chỉ hình dung được trong mơ ?
    Loài người đang phải cố nhìn nhận nhau bởi loài người cũng đang hoàn thiện nhận thức của mình, về chính mình, về tự nhiên. Mà thế kỷ 21 rồi, còn thời kỳ man rợ nữa đâu? Nhưng làm sao trong sáng được? Giống như không thể túm tóc tự nâng mình lên được?
    Nếu là luyện tập mà không đá hay bằng thầm đồng (có được luyện tập) thì do não chăng, não thiếu một ?othứ? (mảng) gì đó (về mặt vật chất)?
    Vài dòng ...

Chia sẻ trang này