1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Bàn bạc - Đàm (coi như) thoại - Trao đổi. (Mọi vấn đề, mọi ý tưởng, mọi phát ngôn ... dù ngây ngô nh

Chủ đề trong 'Học thuật' bởi DANKOVN21, 31/07/2006.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. DANKOVN21

    DANKOVN21 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/08/2005
    Bài viết:
    710
    Đã được thích:
    0
    Dương thu Hương, tôi vừa sớt goog mới biết có nhân vật này. Nếu bạn không đặt dấu hỏi chấm là phiền đấy! Sao bạn cứ phải ép tôi giống ai đó nhỉ? Tôi không bị ai ảnh hưởng cả, mặt này tôi giống ai đó và mặt khác tôi lại giống ai đó ... khác, nhưng về tổng thể tôi lại là tôi riêng biệt.
    Giống một ai đó thì chỉ là bản sao mờ nhạt của họ. Nói dại mồm chứ: nếu mai tôi khá hơn thì chắc tiếng tăm của tôi cũng chỉ là ... ? Mà tôi thì rất khái tính, trừ Zidan tuyển thủ bóng đá Pháp, tôi không thấy có ai hơn mình. Tôi rất tự tin, tự tin đến mưc kiêu ngạo. Thế mới lạ ???
    Tại sao hội chứng sau chiến tranh của các cựu binh Mỹ rất dữ thì nước ta, một đất nước chịu 30 năm chiến tranh: từng người dân bị ..., từng miền quê bị dày xéo lại gần như không có hiện tượng này?
    Phải chăng cuộc chiến của ta chính nghĩa?
    Phải chăng người dân Việt Nam hiền từ tha thứ?
    Phải chăng ... ???
    Phải chăng ... ???
  2. DANKOVN21

    DANKOVN21 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/08/2005
    Bài viết:
    710
    Đã được thích:
    0
    ... quên mất một câu hỏi:
    Tôi có một anh bạn rất ghét nghe nhạc Vàng, không phải do bản chất dòng nhạc, không phải bản chất anh ta mà là cách anh ta nhìn nhận về chúng.
    Thử hỏi:
    - Áp đặt trong Văn nghệ có xấu không?
    - Nhạc Vàng có xấu không và mục đích của âm nhạc là gì?
  3. Tran_Thang

    Tran_Thang Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    07/01/2005
    Bài viết:
    4.581
    Đã được thích:
    193
    Người Việt theo Phật, khổ nạn qua rồi, ta lại ...tiếp tục tồn tại. Ta không đủ "công suất" (thể chất & tinh thần). Ta chỉ mới xuất khẩu thóc gạo, chưa tự ..đặt chân lên vũ trụ được.
  4. Tran_Thang

    Tran_Thang Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    07/01/2005
    Bài viết:
    4.581
    Đã được thích:
    193
    Không còn khái niệm tốt xấu trong âm nhạc nữa. Âm nhạc đã trở thành những trào lưu. Tôi không còn cái thú nghe nhạc nữa. Sao chẳng có ai nói về một thứ nhạc "music for making love" nhỉ ? Rõ là nó có tồn tại.
  5. DANKOVN21

    DANKOVN21 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/08/2005
    Bài viết:
    710
    Đã được thích:
    0
    Đọc qua một vài bài báo gần đât tôi thấy báo động về sự chán trường, chán nản cuộc sống của các bạn trẻ. Người học xong Đại học (theo họ là trả xong món nợ đèn sách), đi làm thì thấy cuộc sống nhàm chán, hết mục đích, mất phương hướng, mất niềm tin vào cuộc sống. Người chưa học xong thì thấy áp lực từ việc học từ phía gia đình, nhà trường: kiến thức thì nhiều, thời gian để các em giao lưu, trao đổi, tâm sự, vui chơi, tập thể dục thể thao ... thì ít. Trầm cảm trầm uất, một số không tự lý giải nổi cuộc sống cho mình, đã tìm đến con đường tự sát. Tôi thấy: thường những bạn thế này lại thường rất thông minh, nhạy cảm những người có thể nói là có tố chất của những nhân tài những tài năng, thiết nghĩ đây không phải là vấn đề nhỏ. Thử hỏi:
    - Số lượng người thế này có đông không? Tại sao tri thức còn bao điều mới lạ cần khám phá, đất nước còn bao nhiêu việc phải làm mà các nhân tài lại ?ochán sống? thế này.
    - Giáo dục (xã hội, nhà trường, gia đình) có vấn đề không?
    - Tạo sân chơi tốt cho các em chưa, các em có thích các sân chơi đó không?
    - Tư vấn tâm lý phải vào cuộc chứ? hay là lập ra một câu lạc bộ cho các em gặp gỡ tâm sự?
  6. Tran_Thang

    Tran_Thang Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    07/01/2005
    Bài viết:
    4.581
    Đã được thích:
    193
    Việc học mang tính đánh đố quá, mà không đánh đố thì chúng nó khinh nhờn. Cho nên chỉ có thể lấp thời gian bằng những cuộc dã ngoại. Ta lại gặp những vấn đề rắc rối về trật tự đô thị (sự chật chội). Một giải pháp cổ điển đó là tập trung tư tưởng, loại bỏ những tạp niệm (rất khó mà cũng rất dễ).
    Trước tôi có nói với bạn tôi đang tìm một công thức chung để nhận thức vấn đề. Nhưng bận quá, sợ quên mất, nay bạn nhắc tôi mới nhớ. Cụ thể như việc 1+1 chẳng hạn. Bạn có thể làm 1 bài tập như thế theo 3 cách :
    1- Theo bề nổi, tức theo nguyên lý cứ thế thực thi.Thường thì vừa học vừa xem ivi, hoặc vừa bán hàng cũng được.
    2- Theo ấn tượng, nhất là triết học, chẳng hạn một ông thầy ông ta nói "Thưa các em, 1+1=2, thật là đơn giản, vì Chúa bảo thế".
    3- Sự tập trung tư tưởng. Thao tác 1+1=2 mang tính hành động như một hành động cắm hoa, ngoài ra không có gì cả.
    4- Tranh đấu với bạn bè, thầy cô, gương danh nhân làm động lực.
  7. DANKOVN21

    DANKOVN21 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/08/2005
    Bài viết:
    710
    Đã được thích:
    0
    Cũng phải nói một cách thẳng thắn với nhau rằng: giáo dục dù thời đại nào cũng cần có sự đầu tư thời gian công sức. Phải nói rõ như thế không thì oan cho giáo dục. Nghĩa là dù bất kỳ ở đâu, bất kỳ hệ thống giáo dục nào người chăm luôn khá giỏi và người lười thì luôn dốt. Đó là một chân lý.
    Vấn đề của chúng ta có lẽ đúng là như bạn nói: sự đánh đố là quá cao: chưa đi học đã phải học số và chữ cái, các em tiểu học trong cặp chứa gì quá nặng? toán lớp 11 mà như toán Đại học, người ta chỉ đào tạo ra kỹ sư kết cấu ta lại đào tạo đến tận kỹ sư xây dựng cầu, hầm, cao ốc ...v.v... Đấy là tôi chưa kể đến sự tiêu cực, một yếu tố ảnh hưởng tất yếu của một xã hội trọng hình thức, biết xầu hổ là một nguyên tắc sơ đẳng đầu tiên của người có đạo đức: nước ta là một đất nước mà phần đông người dân mất đạo đức.
    Vấn đề thứ hai là sự cập nhật các kết quả KHKT vào giảng dạy, kết quả ở đây là kết quả của kiến thức thực tế và kết quả của phương pháp truyền đạt (sư phạm). Tính ỉ lại của HSSV của nước ta còn rất cao, học sinh cấp III mà giáo viên vẫn phải vừa dạy vừa dỗ. Bản thân các thày cô người thì chưa đủ tư cách thày người thì bị cuộc sống đồng tiền chi phối. Lương tâm nghề nghiệp, tình yêu học trò, yêu đất nước, con người hay tầm nhìn về cuộc sống ngắn. Tất nhiên không phải tất cả ai cũng thế.
    Tạo sự chủ động cho HS không ai khác chính là các thày cô trực tiếp giảng dạy. Nâng cao trình độ nhận thức xã hội cũng như trình độ nghiệp vụ chuyên môn của đội ngũ giáo viên mới là vấn đề then chốt của cải cách giáo dục.
    Trồng trái đáng thì ăn trái đắng. Hậu quả thì xã hội đã thấy rồi. Cả thế hệ 8X rất nhiều người viết chữ xấu (cẩu thả), không biết đánh dấu câu, không biết hành văn, viết một câu, một đoạn cho hoàn chỉnh. Tại sao lại phẩy (,), chấm (.) và tại sao lại ngắn đoạn xuống dòng. Hay những kiến thức cơ bản như: tính chu vi hình tam giác, tính diện tích hình thoi, tính thể tích hình cầu.
    Ra khỏi trường học, đã không có kiến thức cơ bản thì chớ lại mang thêm cái tật gian dối, kiến thức cơ bản để làm một con người chưa có làm sao làm được kỹ sư, giáo viên? Xã hội thì nhiều cạm bẫy, sự xa ngã là điều tất yếu. Thử hỏi có mấy ai đấu tranh chống tiêu cự mà tuổi đời dưới 30. Sự khôn lỏi từ gia đình, nhà trường, xã hội đã ngấm vào con người họ. Đó là những người được học, có học. Còn những kẻ được học nhưng chẳng học thì ra sao bạn đã biết: vũ trường, nhà nghỉ, mại dâm, ma tuý -> ăn cướp. Kẻ có chút học, chút tiền thì khôn ngoan, khôn lắm! Chạy hết sang nước ngoài, công ty nước ngoài buôn bán trên nước ta, lợi nhuận của chúng gửi hết về nước. Không nhanh nhận thức đoàn kết dưới một tinh thần Việt để xây dựng đất nước thì rất lâu mới theo kịp nhân loại tiến bộ. Tham gia WTO khó khăn không phải ở quốc tế mà là ở trong chính mỗi con người Việt mình.
    Tôi là một học sinh dốt do lười, tôi không biện minh cho sự ngu dốt đó. Đất nước ta có một nền đạo đức suy đồi mong ai đó đừng nguỵ biện cho sự thật đau lòng đó.
  8. DANKOVN21

    DANKOVN21 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/08/2005
    Bài viết:
    710
    Đã được thích:
    0
    http://www8.dantri.com.vn/Sukien/2006/9/143849.vip
    Nhà nước thiệt 3.000 tỉ đồng vì một quyết định của TP Hà Nội
    Chỉ vì một quyết định sớm 16 ngày của UBND TP Hà Nội trước khi Chính phủ công bố giá đất theo Luật đất đai mà ngân sách Nhà nước đã thiệt hại 3.000 tỉ đồng. Đối tượng được hưởng siêu lợi nhuận này là một nhà đầu tư bất động sản nước ngoài, tập đoàn Ciputra.
    ...
    Có một điều bất bình thường là mức giá đất nói trên ở dự án KĐTNTL thấp hơn nhiều lần so với giá đất thị trường ngay tại thời điểm cuối năm 2004. Nhưng điều bất ngờ lớn nhất là chỉ sau QĐ 4622 có 16 ngày, chiếu theo Luật Đất đai, giá đất mới được TP Hà Nội công bố và áp dụng từ ngày 1/1/2005 trong "Bảng giá đất thuộc địa bàn quận Tây Hồ, Hà Nội" xác định giá đất ở tại đường Nguyễn Hoàng Tôn là 12.000.000 đồng/m2 và ở các vị trí khác là 6.480.000 đồng/m2, cao gấp 8 -10 lần giá đất mà QĐ 4622 cho nhà đầu tư dự án KĐTNTL được hưởng.
    Điều đáng chú ý là trước thời điểm UBND TP Hà Nội ký QĐ 4622 gần 1 tháng, Chính phủ đã ban hành Nghị định 188/CP về khung giá đất và phương pháp tính giá đất làm cơ sở cho các địa phương ban hành giá đất trên địa bàn, với tinh thần là phải sát giá thị trường. Và như vậy, UBND TP Hà Nội thời điểm cuối năm 2004 dù biết chắc chắn rằng bảng giá đất công bố theo Luật Đất đai (có hiệu lực từ ngày 1/1/2005) sẽ cao hơn giá cũ rất nhiều nhưng vẫn ký duyệt cho dự án KĐTNTL được hưởng giá đất thấp hơn từ 8-10 lần so với giá đất được công bố sau đó 16 ngày.
    Việc UBND TP Hà Nội cho dự án KĐTNTL được hưởng giá đất quá thấp như vậy đã dẫn đến những bất hợp lý và không công bằng trong chính sách đền bù giải phóng mặt bằng ở khu vực 92,7 ha (cùng một dự án nhưng có 2 mức giá đề bù khác nhau). Trong đó có việc trong các tháng 11, 12/2004 có gần 700 hộ dân ở khu vực này chỉ được hưởng mức đền bù 128 triệu đồng 1 sào (360m2) theo khung giá cũ, trong khi 170 hộ dân còn lại được phê duyệt đền bù sau thời điểm công bố khung giá đất mới lại được hưởng 182 triệu đồng 1 sào (360m2). Hai mức giá đền bù chênh lệch nhau 54 triệu đồng/sào là nguyên nhân khiến rất nhiều hộ dân ở đây bức xúc khiếu kiện.
    Đề cập tới QĐ 4622 của UBND TP Hà Nội đã "làm lợi" hàng ngàn tỉ đồng cho liên doanh đầu tư dự án KĐTNTL nói trên, Thứ trưởng Bộ Tài nguyên Môi trường Đặng Hùng Võ cho biết: "Tại sao các anh ấy lại ký vào thời điểm nhạy cảm như vậy? Một chữ ký mà nhà nước thiệt, người dân thiệt, chỉ có nhà đầu tư có lợi, vậy thì tại sao người đại diện cho Nhà nước lại ký vào thời điểm đó, tôi cũng thấy dự án Ciputra có cái gì đó không bình thường?".
    ...
    Theo thông tin của báo Thanh Niên, một số quan chức của TP Hà Nội và quận Tây Hồ đã mua một số ngôi biệt thự có vị trí đẹp nhất ở dự án KĐTNTL, mà theo một số người dân ở gần đấy cho biết có ngôi biệt thự trị giá tới hơn 1 triệu USD.
    Đâu đó, một địa phương, một ban nghành nào đó còn có một tập thể bị đóng kín, bị cô lập mất dân chủ nhưng không ngời lại là thủ đô.
  9. DANKOVN21

    DANKOVN21 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/08/2005
    Bài viết:
    710
    Đã được thích:
    0
    Có những lúc tôi tự nhìn lại mình hỏi: liệu mình có phải là người hay bức xúc với mọi thứ xung quanh không? Tự trả lời rằng: có! Và như thế tôi thấy tôi là người bình thường, thậm trí nhiều lúc tôi thấy tự hào vì điều đó. Chỉ có những kẻ bất thường mới không bức xúc với cái xã hội này.
    Khi một xã hội bất bình thường thì dân ta, với tố chất thích nghi nhanh chóng rất nhanh trỏ thành thành những người không bình thường, và khi đó một điều tất yếu là những người bình thường lại trở thành ... bất thường. Những kẻ từ bé học thật, lớn lên làm ăn thật, đi làm không nhận phong bì hay về "núi" cống hiến ... sẽ là bất bình thường, mà ở một xã hội khác những điều này là bắt buộc.
    Ngẫm ra mọi thứ đều có nguyên nhân từ ... dân trí, thậm trí cả là quan trí thì tôi thấy nản, thực sự nản. Tôi nên dừng lại, vì tung hứng nhau trong cái dđ này cũng chẳng có tác dụng gì.
    Khi mà các những thanh niên như tôi và các em sau tôi còn được nhận sự giáo dục của một nền giáo dục bất thường thì xã hội này sẽ còn bất thường thêm lâu nữa. Người ta mong giáo dục làm xã hội phát triển chứ đâu mong giáo dục làm xã hội có đạo đức.
    Tôi đã thấy hoang mang nghi ngờ bản thân mình và những việc mình làm. Tôi tự hỏi lại mình rằng những gì mình làm liệu có thực sự có ích?! ... và tôi thấy nản! Tôi tham gia cái dđ hay cả cái xã hội này cũng chỉ là vô nghĩa. Đã đến lúc thôi, không phải tôi hết nhiệt huyết mà tôi thấy những gì mình làm chì có viết thôi thì chưa đủ.
    Tôi muốn nhắn nhủ đến các bạn là: hỡi những ai thực sự còn tâm huyết với cái nước Việt này, hỡi những ai thưc sự còn thương cái nòi Việt này, các bạn ơi: hãy hành động!. Đừng để xã hội làm ta hỏng thêm nữa, đừng để cái xã hội này tồi tệ thêm nữa, hành động vì con em chúng ta vì cái nước Việt này, hành động không mai sau con cháu chúng ta bảo thời này không có anh tài, khi chúng ta trách hỏi ta sẽ không biết trả lời sao. Chu Văn An, nêu sớ chém gian thần, tạm thời bị coi là bất thường nhưng tiếng thơm còn để đến mai sau.
    Tạm biệt!
  10. ntt0180

    ntt0180 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    18/05/2005
    Bài viết:
    1.115
    Đã được thích:
    0
    Kẻ thức thời mới là người tuấn kiệt. Đó là câu nói được người xưa đúc rút từ những kinh nghiệm sống cụ thể và nó đã rất đúng đắn qua nhiều thời kỳ lịch sử. Ngày nay mọi người thường hiểu nhầm câu nói này của cổ nhân. Thức thời ở đây không phải là lựa theo thời, là luồn lách vào xã hội tìm ra kẽ hở để tiến thân bằng bất kỳ giá nào, mà thức thời là nhìn nhận xem xã hội hiện tại mình đang sống thế nào? tốt xấu ra sao? để từ đó mà ta có biện pháp xử trí cụ thể. Nếu xã hội tốt, tức là một xã hội có đạo đức, những giá trị cao đẹp được tôn thờ thì ta theo, ta hoà mình vào đó để phấn đấu để công hiến. Còn ngược lại, nếu xã hội xấu, bọn hắc ám lên ngôi lộng quyền tôn thờ những giá trị phi đạo đức, thì là một trang nam nhi với món nợ tang bồng, ta có trách nhiệm phải sửa đổi. Tuỳ từng người, từng thời đại cụ thể mà trước nay, ta thấy cổ nhân có những phản ứng khác nhau: người chọn đấu tranh cho đến chết cho con đường của mình dù thất bại, người chọn thoả hiệp với cái xấu, người chán nản đi ở ẩn ...
    Dan nghỉ là một điều tất yếu như bấy lâu nay tôi vẫn tiên liệu. Một thanh niên, một cá nhân với sự nhiệt tình của sức trẻ cũng chỉ làm được đến thế. Không phải Dan mất đi nhiệt huyết mà hắn mất đi niềm hứng khởi, thứ cảm hứng đầu đời của một thanh niên muốn góp công sức mình ra cố gắng làm một việc gì đó có ích. Nhưng Dan đã nhầm! Đấu tranh với cái xấu, cái tiêu cực không phải là việc của một cá nhân, hễ anh cứ muốn là làm được, mà đó là việc của toàn xã hội. Và chúng ta nên hiểu là: đấu tranh với cái xấu, cái tiêu cực trong xã hội không phải chỉ là việc của nhà nước, của chính phủ... ; không phải là việc của ai đó ở đâu xa lạ, mà là việc của mỗi con người. Khi mà mỗi con người chúng ta, từng công dân việt Nam, từ những việc cụ thể, không khi nào chọn cách thoả hiệp với cái xấu, cái tiêu cực trong xã hội thì khi đó cuộc chiến đấu này mới thực sự thành công. Con thuyền Việt Nam mới thực sự đi đến đích.
    Mỗi chúng ta, từ sâu thẳm trong tận đáy lòng, đều hiểu thế nào là tốt thế nào là xấu nhưng chẳng hiểu sao rất nhiều người chọn làm theo cái xấu. Đó là một nghịch lý, là nỗi đau của xã hội này!
    Người trong mộ đến viếng người mới chết!
    Vĩnh biệt!

Chia sẻ trang này