1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Bạn biết gì về đạo Công Giáo

Chủ đề trong 'Học thuật' bởi NgoiSaoBanChieu, 24/05/2004.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. NgoiSaoBanChieu

    NgoiSaoBanChieu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/05/2004
    Bài viết:
    22
    Đã được thích:
    0
    Bạn biết gì về đạo Công Giáo

    - Có Thiên Chúa:
    thật vậy Thiên Chúa đã thật sự tồn tại từ khi vũ trụ được tạo thành, và Người là Đấng vô hình nhưng đầy quyền năng. có lẽ bạn sẽ không thể nhận biết ra rằng Ngày hằng hữu, thì bạn hãy nhìn xem trời đất bao la, cỏ cây xanh tốt, một vẽ đẹp thật hoàn mỹ. nếu bạn vẫn không còn nghi ngờ về sự hiện diện của Thiên Chúa trong cuộc đời bạn thì bạn hãy xem, khi cơn gió đi qua chẵng bạn chẵng nhìn thấy, thế nhưng bạn đã tin rằng là có gió. bởi vì nó vô hình bạn không thấy được. hay một thí dụ khác, vào một buổi sáng bạn nhìn vào ngôi nhà của bạn, bạn khẳng định rằng: hồi tối đã có con chuột chạy ngang nhà mình. mặc dù nó chạy ngang bạn không hề thấy, nhưng vì bạn đã nhìn những cái mà con chuột đã để lại như dấu chân, hay miếng mồi nó đã tha,... bạn kết luận rằng con chuột đã chạy qua. thật vậy, Thiên Chúa đã và hiện diện với và xung quanh bạn, nhưng mà bạn không thấy được. Thế nhưng bạn có thể nhận thấy Người qua những việc người đã làm cho bạn qua những người hay những vật xung quanh bạn bởi vì Thiên Chúa tạo dựng con người theo hình ảnh Người và người ban cho họ có quyền tự do lựa chọn.
    - Vì Thiên Chúa tạo dựng nên bạn, nên bạn cần phải tôn kính và yêu mến người trọn vẹn. và vì Thiên tạo dựng con người theo hình ảnh của Ngày nên bạn cũng phải yêu mến người lân cận như chính mình đó là hai giới răn quan trọng nhất của người Công Gíao phải giữ.
    - Vì yêu thương con người nên Thiên Chúa đã ban con một của Người cho thế gian. thật vậy, Thiên Chúa là tình yêu, một thứ tình yêu cao cả nhất. và tình yêu chính là trọng tâm của Gíao hội Công Giáo La Mã, vì đó chính là giới răn quan trọng nhất mà chính Con một của Thiên Chúa đã trao tặng và dạy dỗ, và nó quan trọng hơn hẳn mọi giới răn khác, vì đây là không phải là giới răn mà con người đặt ra, nhưng nó đến từ Thiên Chúa. vì muốn mọi người cùng được hưởng tình yêu của Thiên Chúa, nên giáo hội lại mang một nhiệm vụ chính là đem Tin Mừng yêu thương của Thiên Chúa đến tận cùng thế giới.
    -thật vậy tình yêu của Thiên Chúa vẫn luôn hiện diện xung quanh ta và nó chính là một quà tặng tuyệt vời nhất của Thiên Chúa, khi chúng ta nói rằng: THIÊN CHÚA LÀ TÌNH YÊU. thật vậy trong chúng ta ai ai cũng có một tình yêu, thế nhưng không ai hiểu nó từ đâu ra, và được định nghĩa như thế nào. thì bây giờ chúng ta đã có thể định nghĩa của tình yêu: đó chính là Thiên Chúa. Tình yêu là một bản tính siêu nhiên của con người, và ai ai cũng đều phải có, nhưng không một người nào có một tình yêu giống người nào, và có lẽ tình yêu của chúng ta không có thể đạt đến cực điểm của nó được, vì thế Thiên Chúa đã ban tình yêu của Ngài cho chúng ta chính là Chúa Giêsu để cứu ta thoát khỏi sự chết. sự chết ở đây không phải là một cái chết về thể xác, nhưng là chết về tâm linh. khi tâm linh chúng ta bán mình cho sự dữ tức là khi chúng ta gây ra hận thù, chiến tranh, cãi vã, tự cao, ít kỹ,...đó là khi chúng ta đã bác bỏ tình yêu của Thiên Chúa. vì vậy, nên trước khi về với Thiên Chúa, Chúa Giêsu đã ban cho chúng ta điều răn là: "Anh em hãy thương yêu nhau, như thầy đã thương yêu anh em." Con Thiên Chúa không cần các môn đệ của Ngài yêu thương hơn Ngài, nhưng mà chỉ cần giống như Ngài mà thôi. một tình yêu cao vời, một tình yêu không bờ bến khi người đã hiến mạng sống cho nhân loại chỉ vì yêu, và Người đã khẳng định về mức độ của tình yêu khi nói rằng: "không có tình yêu nào cao cả hơn là chết vì NGƯỜI YÊU". ở đây, người mình yêu không có phải là người làm ơn cho mình hay người giúp đở mình, nhưng mà yêu thương kẻ ghét mình như trong đoạn phúc âm của thánh Gioan (6,27-38) "THầy nói với anh em là những người đang nghe Thầy đây: hãy yêu kẻ thù và làm ơn cho kẻ ghét anh em, hãy chúc lành cho kẻ nguyền rủa anh em và cầu nguyện cho kẻ vu khống anh em. Ai vả anh má bên này, thì hãy giơ cả má bên kia nữa. Ai đoạt áo ngoài của anh, thì cũng đừng cản nó lấy áo trong. Ai xin thì hãy cho, ai lấy cái gì của anh, thì đừng đòi lại. Anh em muốn người ta làm gì cho mình, thì cũng hãy là cho người ta như vậy. Nếu anh em yêu thương kẻ yêu thương mình thì có ân nghĩa gì đâu? Ngay của người tội lỗi cũng yêu thương kẻ yêu thương họ. Và nếu anh em làm ơn cho kẻ làm ơn cho mình, thì còn gì là ân với nghĩa? Ngay cả người tội lỗi cũng làm như thế. Nếu anh em cho vay mà hy vọng đòi lại được, thì còn gì là ân với nghĩa? Cả người tội lỗi cũng cho kẻ tội lỗi vay mượn để được trả lại sòng phẳng. Trái lại, anh em hãy yêu kẻ thù, hãy làm ơn và cho vay mà chẳng hề hy vọng được đền trả. Như vậy, phần thưởng dành cho anh em sẽ lớn lao, và anh em sẽ là con Đấng Tối Cao, vì Người vẫn nhân hậu với cả phường vo ân và quân đọc ác. Anh em hãy có lòng nhân từ, như Cha anh em là Đấng nhân từ. Anh em đừng xét đoán, thì anh em sẽ không bị Thiên Chsua sét đoán. Anh em đừng lên án, thì sẽ không bị Thiên Chúa lên án. Anh em hãy tha thứ, thì sẽ được Thiên Chúa thứ tha. Anh em hãy cho, thì sẽ được Thioên Chsua cho lại. Người sẽ đong cho anh em đấu đủ lượng đã dằn, và lắc và đầy tràn, mà đổ vào vạt áo anh em. Vì anh em đong bằng đấu nào, thì Thiên Chúa sẽ đong lại đấu ấy."
    - và vì Chúa Giêsu biết rằng nếu những kẻ tin theo Ngài thực hiện những điều này thì sẽ bị rất nhiều người lên án, nên người đã ban bình an của Người cho họ. bình an này lại không phải là một thứ bình an của thể xác, nhưng là thứ bình an trong tâm hồn, một thứ bình an của Thiên Chúa. vì khi có bình an của Thiên Chúa thì sự dữ và thế gian không thể thắng được.
  2. NewGod

    NewGod Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    17/10/2003
    Bài viết:
    899
    Đã được thích:
    0
    Hưởng ứng câu hỏi của bác NgoiSaoBanChieu , sau đây là riêng phần của tớ biết về Thiên Chúa đạo Công Giáo . Nếu có gì sai xin các bác chỉ giúp , đừng mắng mà tớ tội nghiệp bởi vì tớ chỉ biết có thế thôi .
    Về lịch sử : không dám bàn nhiều ở đây , quá rõ
    Về Thiên Chúa qua Kinh Thánh :
    Trước hết là nhận định của James A. Haught trong cuốn 2000 Years of Disbelief:

    Through logic, you can see that the church concept of an all-loving heavenly creator doens''t hold water. If a divine Maker fashioned everything that exists, he designed breast cancer for women, childhood leukemia, leprosy, AIDS, Alzheimer''s disease, and Down''s syndrome. He mandated foxes to rip rabbits apart and cheetahs ro slaughter fawns. No human would be cruel enough to plan such horrors. If a supernatural being did so, he''s a monster, not an all-merciful father.

    Và theo Tổng Thống Hoa Kỳ Thomas Jefferson thì Chúa là ?omột nhân vật có cá tính cực kỳ độc ác, đầy hận thù, đồng bóng và bất công? (In the words of Thomas Jefferson, God is ?oa being of terrific character ?" cruel, vindictive, capricious and unjust?.
    Thomas Jefferson nhận định đúng hay sai? Sau đây chỉ là tóm tắt vài sự kiện trong Thánh Kinh :
    Trong Amos 3, 6, nhà tiên tri Amos đặt câu hỏi:
    ?oNếu tai họa xảy ra trong một thị trấn, chẳng phải là Chúa đã gây ra hay sao??
    (If there is calamity in a city, will not the Lord have done it?)
    và nhà tiên tri Jeremiah đồng ý.
    Ca Thương (Lamentations) 3, 38: ?oHá chẳng phải từ miệng Đấng Tối Cao (Chúa) ra tai họa và an lành?? (Is it not from the mouth of the Most High that woe and well-being proceed?).
    Và trong Isaiah 45, 6-7, chính Chúa đã khẳng định: ?oTa là Chúa, và không có Chúa nào khác...Ta làm ra hòa bình và tạo ra tai họa; Ta, là Chúa, đã tạo ra tất cả những điều đó? (I am the Lord, and there is no other...I make peace and create calamity; I, the Lord, do all these things.)
    Kết luận: Chúa chính là tác giả của những tai họa.
    Trong Cựu Ước, chúng ta thấy (xin trích một số nhỏ chuyện của Thiên Chúa)
    - Thiên Chúa đòi hỏi và chấp nhận giết người để tế Thiên Chúa (Leviticus 27; Judges 11; 2 Samuel 21).
    - Thiên Chúa giết đứa con đầu lòng trong mọi gia đình Ai Cập (Exodus 12)
    - Thiên Chúa chấp nhận nô lệ (Exodus 21; Leviticus 25)
    - Thiên Chúa chấp nhận việc bán con gái làm nô lệ (Exodus 21)
    - Thiên Chúa ra lệnh giết các phù thủy và những kẻ lạc đạo (Exodus 22)
    - Thiên Chúa xử chết những người vi phạm ngày lễ Sabbath (không nghỉ làm việc ngày thứ Bảy) (Exodus 31)
    - Thiên Chúa giết 70000 người trong một dịch hạch do chính Chúa tạo ra (2 Samuel 24)
    - Thiên Chúa cho 2 con gấu cắn nát 42 đứa trẻ vì chúng chế riễu nhà tiên tri Elisha (2 Kings 2)
    - Thiên Chúa tạo ra hồng thủy giết chết mọi người và mọi sinh vật, chỉ chừa lại gia đình tên say rượu Noah và giống vật mỗi thứ một cặp, vì Chúa thấy loài người, do chính Chúa ?osáng tạo? ra, tội lỗi (Genesis 6) [Con người tội lỗi nhưng Chúa lại giết cả mọi sinh vật chính Chúa ?osáng tạo? ra]
    - Thiên Chúa ra lệnh giết vợ con, anh em nếu họ theo tôn giáo khác (Deuteronomy 13)
    - Thiên Chúa xử chết những đứa trẻ nào không cắt miếng da đầu ********* (Genesis 17)

    Bác nào biết rõ hơn xin tiếp tục hưởng ứng câu hỏi của bác NgoiSaoBanChieu .

  3. winters

    winters Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    20/01/2004
    Bài viết:
    650
    Đã được thích:
    572
    Ặc ... Thời buổi nào rồi mà còn nói ba cái này. Bàn láo thêm tí, ai nói không thấy gió được ... bạn không thấy là gió cuốn bụi bay, cây cối rung rinh, nhà cửa đổ sập sao. Biết là con chuột chạy ngang qua nhà mình, dù không thấy nhưng nếu muốn thấy là được. Còn chúa, xin bạn chỉ cho tôi một cách nào thấy hay cảm thấy chúa đê ... đừng bào tôi phải uống thuốc chuột nhé .
  4. NgoiSaoBanChieu

    NgoiSaoBanChieu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/05/2004
    Bài viết:
    22
    Đã được thích:
    0
    Đầu tiên mình xin trả lời bạn ''newgod'': bạn nói cũng không phải là sai, nhưng mà mình chỉ xin hỏi cái quote của bạn :""Và theo Tổng Thống Hoa Kỳ Thomas Jefferson thì Chúa là ?omột nhân vật có cá tính cực kỳ độc ác, đầy hận thù, đồng bóng và bất công? (In the words of Thomas Jefferson, God is ?oa being of terrific character ?" cruel, vindictive, capricious and unjust?. '' là lấy từ đâu ra thôi, mình thì chưa từng nghe về câu này. còn về những ý kiến của bạn thì mình cũng chấp nhận, có lẽ đối với bạn là đúng, nhưng đối với mình thì có lẽ mình có quan điểm khác nhau. ''chín người mười ý'' mà. theo mình, vì Thiên Chúa tạo dựng nên tất cả, thì tất nhiên, vật Ngài đã tạo nên thì tất nhiên Ngài có quyền tiêu diệt nó, phá huỷ những gì Ngài không thích, cũng như bạn thôi, nếu như đồ vật bạn đã làm ra thì bạn có quyền phá nó đi, chẳng lẽ nó lại dám cải lại với bạn sao??
    -mình cũng xin trả lời bạn winters, mình biết là có thể thấy con chuột, thế nhưng dù sao, khi sáng ngày thức dậy bạn có chắc là con chuột nào đã đi qua nhà bạn không? còn về gió cũng vậy, nó có thể làm sập nhà cửa, nhưng cũng rất giúp ích như làm ra điện, phơi khô quần áo, cho mát mẻ,... nhưng dù mình không đồng ý với ý kiến của bạn, nhưng dù sao ý kiến của bạn cũng rất hay. cũng có thể là bạn đúng, mình cũng không biết nữa.
  5. nihilism

    nihilism Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/12/2003
    Bài viết:
    56
    Đã được thích:
    0
    Tôi nghĩ rằng NewGod chưa hề đọc Kinh Thánh mà chỉ toàn copy những bài viết bên Giao Điểm về nhưng có cái kém là không đề tên tác giả. Những bài này hầu hết là của các tác giả Trần Chung Ngọc và Charlie Nguyễn . Đặc điểm của mấy ông này là hay trích dẫn những câu nói của các nhân vật ngoại quốc để làm tăng giá trị cho bài viết. Đôi lúc thì đúng, nhưng đôi lúc có thể là bịa, vì thực rất khó để kiểm chứng.
    Về câu nói của Thomas Jefferson thì tôi không tin là tác giả trung thực khi trích dẫn, vì Jeffrson cũng là đồng tác giả đã soạn thảo ra bản Tuyên Ngôn Độc Lập nổi tiếng của Hoa Kỳ ngày 4.7.1776 , trong đó coa những lời rất trân trọng đối với God, không thể nào lại là người có những nhận xét mâu thuẫn như vậy được. Đây là đoạn mở đầu Bản Tuyên Ngôn : ( Phần chữ in đậm là phần mà Bác Hồ đã trích dân trong Tuyên Ngôn Độc Lập của Việt Nam :
    When in the Course of human events, it becomes necessary for one people to dissolve the political bands which have connected them with another, and to assume among the powers of the earth, the separate and equal station to which the Laws of Nature and of Nature''s God entitle them, a decent respect to the opinions of mankind requires that they should declare the causes which impel them to the separation.
    We hold these truths to be self-evident, that all men are created equal, that they are endowed by their Creator with certain unalienable Rights, that among these are Life, Liberty and the pursuit of Happiness

    Về những đoạn trích dẫn trong Kinh Cựu Uớc là những sách chủ yếu nói về lịch sử dựng nước và lưu lạc, chiến tranh v.v...của dân tộc Do Thái với tinh thần là Dân Do Thái là dân được Chúa lựa chọn nên trong đó có các đoạn nói về Chúa giúp dân Do Thái đánh thắng các dân tộc khá như thế nào. Vì thế hay có những câu nói đến chuyện đánh giết...Chính vì thế khi Jesus giao giảng một Thượng Đế chung của loài người , thì dân Do Thái đã ghét Ngài và tìm cách hãm hại cho đến chết.
    Ngoài các sách về lịch sử , Cựu Uớc còn có sác sách về văn chương , luật pháp, đạo đức, tiên tri, tán tụng nên nhiều khi có nói đến sự trừng phạt của Chúa đối với kẻ ác. Điều đó cũng là bình thường đối với tín ngưỡng chung của loài người, không thể cho đấy là Thượng Đế độc ác. Tuy nhiên phải công nhận rằng Cựu Uớc có nhiều đoạn chiến tranh, giết chóc, trong khi Tân Uớc thì hầu hết là những lời kêu gọi tình thưong .
    Nhưng việc trích dẫn cắt đoạn và bình luận có tính chất khiêu khích làm sai lạc ý nghĩa của nhiều đoạn Kinh Thánh mà nếu đọc hết cả chương sẽ khác .
    Ví dụ trong câu này :
    Trong Amos 3, 6, nhà tiên tri Amos đặt câu hỏi:
    ?oNếu tai họa xảy ra trong một thị trấn, chẳng phải là Chúa đã gây ra hay sao?? (If there is calamity in a city, will not the Lord have done it?)
    và nhà tiên tri Jeremiah đồng ý
    Là cả một chương tiên tri về sự Thiên Chúa trừng phạt dân Ixrael , trong đó nhà tiên tri Amos chỉ đặt câu hỏi với chính mình chứ đâu phải là sự kiện ? Vả lại là gì có đoạn và nhà tiên tri Jeremiah đồng ý ?
    Câu này tác giả tự thêm vào !
    Các câu sau
    Và trong Isaiah 45, 6-7, chính Chúa đã khẳng định: ?oTa là Chúa, và không có Chúa nào khác...Ta làm ra hòa bình và tạo ra tai họa; Ta, là Chúa, đã tạo ra tất cả những điều đó? (I am the Lord, and there is no other...I make peace and create calamity; I, the Lord, do all these things.)
    Cũng là lời tiên tri Isaiah nói về một Thượng Đế Thưởng Phạt nghiêm minh, trừng phạt sự gian ác bằng những tai vạ, cũng như dân gian ta thường nói " Trời ra tai " thì đâu có thể trách là Trời ác ?
    Còn các đoạn trích trong Exodus thì thuần tuý là những tập tục cổ sơ của dân Do Thái trong các lễ tế .
  6. vimouze

    vimouze Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/02/2003
    Bài viết:
    1.535
    Đã được thích:
    0
    Chắc các bác mới biết newgod, tui thì được thọ giáo mấy cái vụ trích dẫn sai lệch này từ hồi nói về bộ phim the passion of the the christ bên box Điện ảnh, rồi topic thảo lậun về kinh thánh. Không còn hơ để nói nữa.
    Ah xin hỏi bác newgod đã tìm đọc những tác phẩm của ellen white chưa nhỉ.
  7. NewGod

    NewGod Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    17/10/2003
    Bài viết:
    899
    Đã được thích:
    0
    "Bác NewGod" của các bác không đọc sách nào nổi tiếng hay không nổi tiếng gì cả . Bác chỉ chấp nhận cái gì bác thấy đúng mà thôi . Bác vimouze biết một mà không biết 2 , đọc kỹ bài sau để hiểu thêm về nước Mỹ và quan điểm "In God We Trust" của nước Mỹ là thế nào nhé , không phải ông Jehovah "lòng lành vô cùng" của giáo hội Kito hay ông Alah vĩ đại của Hồi giáo đâu .
    Một điều rất cần phải nêu lên ở đây là nhiều người cứ tưởng rằng chữ ?oGod? mà người Mỹ thường nhắc tới là Thiên Chúa của Ki-tô giáo (Christian God). Sự thật không phải như vậy.
    Chúng ta hãy lấy tờ One Dollar ra coi sẽ thấy: Kim tự tháp tượng trưng cho Trật Tự Thế Tục Mới (Novus Ordo Seclorum). Trên đỉnh Kim tự tháp là Con Mặt Thượng đế (All-seeing Deity) tượng trưng cho Đấng Toàn Năng của Lý Trí (God of Reason) hoặc còn được gọi là Thượng Đế của Tự Nhiên (Nature?Ts God). Bên phải huy hiệu Kim tự tháp là hàng chữ IN GOD WE TRUST biểu lộ lòng tin tưởng của giới lãnh đạo Hoa Kỳ vào Lý Trí để xây dựng một trật tự xã hội thế tục. Trong xã hội thế tục, con người là trung tâm phục vụ chứ không phải là Thiên Chúa. Con người không có bổn phận phải tôn thờ Thiên Chúa trên hết mọi sự. Lòng sùng tín tôn giáo là sự một đạo riêng tư (Religion is private devotion) không thể được coi là khuôn vàng thước ngọc để áp đặt lên cả quốc gia được.
    Hoàn cảnh của nước Mỹ rất đặc biệt là ngay từ những ngày đầu lập quốc đến nay, những vị lập quốc và những vị thật sự lãnh đạo nước Mỹ lại không hẳn là những người Ki-tô hữu. Trái lại, họ là những người có tinh thần khai sáng và thuần lý (enlightened and reasonable men), hậu duệ của John Locke, Voltaire, Jean Jacques Rousseau, Thomas Paine...
    Đó là những người công khai phủ nhận giáo lý Ki-tô giáo. Dưới sự lãnh đạo khôn khéo và kín đáo của họ, Ki-tô giáo chẳng những không bao giờ trở thành quốc giáo mà trái lại đang đi vào con đường mỗi ngày một suy thoái. Bề ngoài có vẻ như hai đảng Dân Chủ và Cộng Hòa thay đổi nhau lên nắm chính quyền cai trị đất nước. Trong thực tế, luôn luôn có một siêu-quyền-lực bao trùm trên cả hai đảng. Siêu-quyền-lực này làm trọng tài cho mọi tranh chấp chính trị và giữ cho đường lối chính sách của Hoa Kỳ có tính nhất quán trải qua các giai đoạn lịch sử.
    Cũng trên phương diện hình thức, nước Mỹ theo đuổi chính sách đa văn hóa (multicultural) nhưng trên thực tế thì chủ nghĩa nhân đạo thế tục (secular humanisme) mới thật sự chi phối đời sống văn hóa chính trị của mọi người dân Hoa Kỳ.
    Trên khắp nước Mỹ, đi đâu chúng ta cũng thấy san sát những giáo đường lớn nhỏ và ở mọi nơi mọi lúc người ta thường nói nhiều đến Thượng Đế (GOD). Nhưng vấn đề quan trọng không phải ở số đông. Vấn đề chủ yếu là những người lãnh đạo ở thượng tầng nước Mỹ quan niệm thế nào về Thượng Đế. Đó là những vấn đề chúng ta sẽ tìm hiểu sau đây:

    I. Là một quốc gia đa-văn-hóa (multicultura) Hoa Kỳ không bao giờ chấp nhận một quốc giáo.

    Đầu thế kỷ XVI, những người đầu tiên đến Mỹ là những kẻ có óc phiêu lưu làm giầu. Sau đó là những làn sóng người tỵ nạn tôn giáo: Những người Puritams (Thanh giáo) và Quakers bị ngược đãi tại Anh quốc, những người Tin Lành như Lutherans, Calvinists bị Công giáo bách hại tại Âu châu. Cho đến khi Hoa Kỳ tuyên bố độc lập năm 1776, dân số Mỹ là 2 triệu rưỡi, 60% là người Anh ?" đa số theo tin lành, còn lại là Anh giáo ?" 12% là những người Tô Cách Lan, Hòa Lan và Đức, đa số cũng theo Tin Lành ?" 28% còn lại là những người nô lệ da đen, không có quyền công dân.
    Bắt đầu từ cuối thế kỷ XIX đến đầu thế kỷ XX, nhiều làn sóng di dân từ Đông và Nam Âu Châu sang Mỹ, đa số là Công giáo và Do Thái. Dân Mỹ Tin Lành phản đối bằng cách lập ra đảng khủng bố Ku-Klux-Klan nhắm vào Do Thái, Công giáo và người da đen. Nhiều nhà thờ Công giáo và Do Thái bị đốt, nhiều người da đen bị sát hại. Chính quyền trung ương chủ trương theo đuổi chính sách đa văn hóa nên đã áp dụng chính sách trấn áp đảng khủng bố Ku-Klux-Klan.
    Trong thập niên 1870, chính phủ Mỹ cho nhập cư rất nhiều dân các nước Ả Rập theo đạo Hồi và trong thập niên 1960 cho nhập cư ồ ạt các di dân thuộc Ấn Độ, Pakistan và Bangladesh, đa số theo đạo Hồi. Hiện nay, số tín đồ Hồi giáo tại Mỹ lên tới 7 triệu người.
    Trước đây, người Mỹ thường tự nhận nền văn minh của họ có truyền thống Do Thái ?" Ki-tô (Judeo ?" Christian tra***ion). Trong dịp lễ nhậm chức của tân tổng thống Bush vào đầu năm 2001, giáo sư Stephen Prothero thuộc Đại Học Boston đã đề nghị sửa lại cho đúng với thực tế là ?oJudeo-Christian ?" Islamic tra***ion? vì công dân Mỹ theo đạo Hồi hiện nay đông hơn người Mỹ Do Thái giáo! Ngoài ra, nước Mỹ hiện có đủ các sắc dân trên thế giới với đủ mọi tôn giáo thuộc mọi nguồn gốc văn hóa. Do đặc tính đa chủng và đa văn hóa, xã hội Mỹ không thể có một sự đồng thuận để chấp nhận bất cứ một tôn giáo nào là tôn giáo chính thức của quốc. Các giáo phái Tin Lành, mặc dầu đã chiếm đa số từ ngày lập quốc đến nay, vẫn chưa bao giờ và sẽ không bao giờ trở thành quốc giáo tại Hoa Kỳ.
  8. NewGod

    NewGod Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    17/10/2003
    Bài viết:
    899
    Đã được thích:
    0

    II. Chủ nghĩa nhân đạo thế tục (Secular Humanism) luôn luôn thống lãnh đời sống văn hóa chính trị Hoa Kỳ.

    Các nhà lập quốc Hoa Kỳ là những bộ óc sáng suốt thấu triệt những hậu quả tai hại của tôn giáo tại Âu châu. Do đó, ngay từ đầu họ đã theo đuổi chủ nghĩa nhân đạo thế tục mà yếu tố chủ chốt là sự phân chia rõ rệt giữa tôn giáo và nhà nước (Strict separation of religion and government). Đó chính là nguyên tắc bảo đảm không cho phép bất cứ một tôn giáo nào có thể áp đặt giáo điều của mình lên đời sống toàn dân. Đó cũng là nguyên tắc chiến đấu cho con người được tự do sử dụng lý trí của mình để hướng dẫn cuộc sống của chính mình và chống lại bọn cuồng tín làm công cụ cho các thế lực thần quyền đen tối.
    Chính vì vậy, Hiến pháp Hoa Kỳ và Bản Tuyên Ngôn Nhân Quyền đã minh thị ngăn cấm chính quyền thiết lập một quốc giáo và ngăn cấm tôn giáo xen vào chính trị.
    Từ ngày lập quốc đến nay đã hơn hai thế kỷ, nước Mỹ vẫn luôn luôn trung thành với chủ nghĩa Nhân Đạo Thế Tục. Đó là chủ nghĩa coi trọng những lợi ích, ước vọng và giá trị của con người hơn là niềm tin tôn giáo. (Secular humanism = A philosophy that elevates human interests, desires and values over religious beliefs). Trong ý nghĩa đó, quyền tự do ngôn luận (Freedom of speech) và quyền tự do báo chí (Freedom of Press) được coi trọng hơn tự do tín ngưỡng (Religious Freedom)
    Như ta thấy trong vụ phim The last Temptation of Christ (Cơn cám dỗ cuối cùng của chúa Ki-tô). Cuốn phim này được mô phỏng theo cuốn tiểu thuyết cùng tên của nhà văn Hy Lạp Nikos Kazantzaki, xuất bản năm 1951. Nhà đạo diễn Mỹ Martin Scarsese dựng thành phim năm 1988.
    Theo giáo lý Ki-tô thì Jesus có hai bản tính: bản tính con người và bản tính Thiên Chúa. Tác giả cốt truyện cũng như nhà làm phim bỏ qua tính Thiên Chúa của Jesus để chỉ mô tả về tính ?ongười? của Jusus mà thôi. Tất nhiên, với tư cách là con người, Jesus cũng có những đau khổ, những thèm muốn và cũng bị cám dỗ như mọi người chúng ta. Đó cũng là lẽ thường trong đời sống thật của Jesus. Tuy nhiên, những người cuồng tín Công giáo cũng như Tin Lành đều không muốn nhìn thấy sự thật vì nó làm giảm đi sự kính trọng của họ đối với Jesus vốn đã được thần thánh hóa quá mức.
    Tài tử Willem Dafoe đóng vai Jesus. Cuốn phim đã làm cho những người Ki-tô giáo tức giận vì đã mô tả giấc mơ của Jesus khi Ngài bị treo trên thập giá. Trong cơn đau đớn cùng cực, Jesus ước muốn được làm một người bình thường chứ không muốn làm đấng cứu thế. Jesus muốn trở về đời thường, cưới Mary Magdelene làm vợ và có con với nàng. Magdelene nguyên là một cô gái điếm nhưng đã tha thiết yêu Jesus từ lâu. Hầu như Jesus đi đâu cũng có mặt nàng ở đó. Nàng luôn luôn chăm sóc Jesus như một người vợ đảm đang yêu chồng. Trong cơn hấp hối, Jesus cảm thấy yêu nàng vô cùng. Jesus chẳng tha thiết gì với cái trò cứu chuộc và cũng chẳng màng tới việc trở về với Đức Chúa Cha như người ta gán ép. Niềm khát khao lớn nhất của Jesus là ******** với Magdelene. Cuốn phim trình bày cảnh Jesus ******** với Magdelene như một cặp vợ chồng bình thường.
    Nhiều người Ki-tô giáo bảo thủ kịch liệt kết án cuốn phim là nhục mạ Thiên Chúa của họ. Các rạp chiếu bóng trên khắp nước Mỹ bị những người biểu tình bao vây ngăn chặn không cho khán giả vào rạp coi phim ?oThe last Temptation of Christ?. Nhiều tổ chức Ki-tô giáo vận động với chính quyền tiểu bang hay thành phố ra lệnh cấm lưu hành cuốn phim này. Nội vụ được đưa lên Tối Cao Pháp Viện. Kết quả, Tối Cao Pháp Viện xác định quyền làm phim là quyền tự do phát biểu tư tưởng (freedom of expression), do đó mọi việc ngăn cản chiếu phim nói trên đều vi hiến.
    Tu chính án 14 còn đi xa hơn nữa: chính sách của chính phủ phải theo đuổi mục tiêu thế tục hoặc vô tôn giáo (a government policy must have a secular or non ?" religious purpose). Do đó, trong thập niên 1960, Tối Cao Pháp Viện Mỹ đã cấm các trường công lập không được tổ chức đọc kinh cầu nguyện và không được đọc Thánh kinh trong trường. Ngoài ra, Tu Chính án 14 còn ngăn cấm các cơ quan chính quyền không được hỗ trợ một tôn giáo nào (A government policy must neither inhibit nor advance religion to any significant degree).
    Do những qui định của luật pháp và hiến pháp Hoa Kỳ rất chặt chẽ nhằm ngăn chặn mọi sự lạm dụng của tôn giáo, thiết tưởng những hoạt động truyền giáo Tin Lành hiện nay ở Việt Nam chỉ là những hoạt động tư nhân mà thôi. Nếu phát hiện có một cơ quan nào của chính phủ hỗ trợ cho các việc truyền giáo nói trên ở Việt Nam hiện nay, chúng ta cần lên tiếng tố cáo trước dư luận . Những cơ quan đó có thể bị truy tố vì họ đã vi phạm Hiến pháp và luật pháp Hoa Kỳ.
    III. Ý nghĩa đích thực của phương châm ?oIN GOD WE TRUST?
    Năm 1814, Francis Scott Key sáng tác bài thơ ?oThe Star-sprangled Banner?. Câu thứ tư của bài thơ này là: ?oIn God is our trust?. Năm 1864, Bộ Trưởng Ngân Khố Salmon P. Chase sửa lại thành IN GOD WE TRUST và xin chính phủ cho phép in câu này trên các đồng coins (tiền kẽm). Chính phủ chấp thuận nên câu này được in trên các đồng coins từ đó. Năm 1956, Quốc hội Mỹ công nhận câu ?oIN GOD WE TRUST? là phương châm chính thức của nước Mỹ (the US Motto) và phương châm này được in trên các đồng tiền giấy cũng như các đồng coins của Mỹ.
    Nhân tiện cũng xin nói thêm về tiền giấy của Mỹ: Mặc dầu gọi là tiền giấy (paper money) nhưng thực sự là vải, vì nó gồm có: 75% bông, 20% nylon-polyester và 5% hóa chất. Công ty CRANE độc quyền chế tạo tiền có nam châm (magnetic ink) được chế tạo theo một công thức bí mật của Bureau of Engraving and Printing ở Washington D.C. Hình thức và khuôn khổ của tờ giấy bạc Mỹ như ta thấy hiện nay đã bắt đầu từ 1862.
    Như ta đã biết, trên tờ giấy bạc và đồng coins nào cũng có phương châm IN GOD WE TRUST, nhưng chỉ trên tờ ONE DOLLAR mới có sự giải thích ý nghĩa của nó mà thôi.
    Kim Tự Tháp là biểu tượng cho nền tảng vững chắc của sự phát triển nước Mỹ trong tương lai (the strong base of future growth). Kim tự tháp chưa có đỉnh hàm ý sự kiến tạo chưa hoàn thành. Chân kim tự tháp có hàng số La mã MDCCLXXBVI (1776) mang ý nghĩa đời sống chính trị văn hóa và sự phát triển nước Mỹ đặt trên căn bản là Bản Tuyên Ngôn Độc Lập của Hoa Kỳ năm 1776.
    Jefferson là người soạn thảo Bản Tuyên Ngôn Độc Lập và đóng vai trò trọng yếu trong thời kỳ Cách Mạng Hoa Kỳ. Quan điểm triết học và chính trị của Jefferson chịu ảnh hưởng sâu đậm tác phẩm Law of Nature (Luật Thiên Nhiên) của triết gia Anh Quốc John Locke (1632-1704), tư tưởng của Locke đã đi vào Bản Tuyên Ngôn Độc Lập và đã trở thành yếu tố quan trọng trong truyền thống trí thức (the inellectual tra***ion) của giới lãnh đạo Mỹ. Locke quan niệm Thượng Đế là Thiên Nhiên (God is Nature?Ts God). Luật của Thiên Nhiên là luật của Thượng Đế. Trong tác phẩm Essays On The Law and Nature xuất bản năm 1663, Locke viết: ?oTrong trạng thái tự nhiên, tất cả mọi người đều tự do và bình đẳng? (In a state of Nature, all men are free and equal). Tư tưởng trên của Locke đã gợi ý cho Jefferson viết một câu nổi tiếng thế giới trong Bản Tuyên Ngôn Độc Lập: ?oMọi người sinh ra bình đẳng và được Tạo Hóa [1] phú cho những quyền không thể chuyển nhượng, đó là quyền sống, quyền tự do và quyền theo đuổi hạnh phúc? (All men are created equal that they are endowed by the creator (Nature) with certain inalienable rights, among these are life, liberty and the persuit of happiness).
    Sau John Loke là các triết gia thuộc phong trào khai sáng ở Pháp như J.J. Rousseau, Voltaire và Montesquieu. Các triết gia này đều nổi tiếng là những người chống Ki-tô giáo và đều có ảnh hưởng sâu đậm đến tư tưởng của Jefferson.
    Trong Bản Tuyên Ngôn Độc Lập, Jeffuson viết: ?oMọi người được tự do bày tỏ và bằng sự tranh luận để duy trì ý kiến của mình về tôn giáo (All men shall be free to profess and by argument to maintain their opinions of religion)?. Riêng về Thánh Kinh Ki-tô giáo, Jefferson đã phê phán như sau: ?oTôi đọc sách Khải Huyền của Tân Ước và tôi coi nó chỉ là những lời điên dại của kẻ mất trí? (I read the Apocalypse and I then considered it merely the ravings of a maniac).
    Tất cả những điều trình bày trên chứng tỏ rằng: trật tự thế tục của xã hội Mỹ được đặt trên nền tảng của bản Tuyên Ngôn Độc Lập 1776, trong đó có nói tới Tạo Hóa nhưng đó là Tạo Hóa Thiên Nhiên chứ tuyệt đối không có nghĩa là Thượng Đế của Ki-tô giáo.
    Mặt trước của tờ One Dollar là hình vị tổng thống tiên khởi George Washington. Ông không thuộc một đảng hoặc một giáo phái nào. Khi ông lãnh đạo nước Mỹ dành độc lập từ tay người Anh thì ông là thủ lãnh của Hội Tam Điểm Mỹ (trụ sở đặt tại Alexandria thuộc tiểu bang Virginia). Mặc dầu lúc đầu lập quốc, tuyệt đại đa số dân chúng Mỹ theo đạo Tin Lành nhưng đạo này đã không thể trở thành quốc giáo. Cũng như trong hơn hai thế kỷ qua, hai đảng Dân Chủ và Cộng Hòa luân phiên nhau lãnh đạo nước Mỹ nhưng không một đảng nào có thể đi tới độc tài. Đó là nhờ Hội Tam Điểm có những bậc minh triết (dấu mặt) điều khiển nước Mỹ như một siêu chính phủ (Super-government).
    Hội Tam Điểm (Freemasonry) là một hội huynh đệ (fraternal order) lâu đời nhất và lớn nhất thế giới. Hội này xuất phát từ những nghiệp đoàn các thợ xây đá (unions of stone masons) là những người thợ nề chuyên xây các đại thánh đường và các dinh thự lâu đài khắp Âu châu trong thời Trung cổ. Ngày xưa, họ đã đem hết tài năng trí tuệ để dựng nên những thánh đường vĩ đại và những dinh thự nguy nga tráng lệ. Ngày nay họ quyết tâm xây dựng những giá trị luân lý và đạo đức ở tầm mức cao nhất.
    Ngày nay họ quyết tâm xây dựng một Trật Tự Thế Tục Mới. (NOVUS ORDO SECLORUM). Những hội viên Tam Điểm được tự do di chuyển khắp nơi trên thế giới (to travel freely), do đó chữ FREE được dùng làm tiếp đầu ngữ trước chữ MASON để trở thành FREE MASON (Hội viên Tam Điểm).
    Hội được thành lập vào thế kỷ XVI với quy định đầu tiên là chỉ thu nhận những người thợ xây đá (stone mason). Từ đầu thế kỷ XVII, hội thu nhận những người ưu tú xuất sắc trong xã hội, không phân biệt quốc tịch và nghề nghiệp. Hội chú trọng huấn luyện hội viên về triết lý đạo đức (normal philosophy) hơn là về kỹ thuật. Hội xác nhận không phải là một tôn giáo và không thuộc tôn giáo nào. Hội xác nhận Công giáo là thù địch.
    Theo đặc san ?oAvoice Crying In The Wilderness? số 2 của Tu viện Thánh Gia thuộc Giáo Phận New York (4425 Sneider Road, Fillmore NY14735) thì các thủ lãnh Tam Điểm đã vạch ra đường lối để tiêu diệt giáo hội Công giáo từ năm 1819 (P. 43).
    Phần lớn các tổng thống Mỹ từ trước đến nay là hội viên Tam Điểm. Phần lớn các nhà lập quốc ký tên trong Bản Tuyên Ngôn Độc Lập và Bản Tuyên Ngôn Nhân Quyền đều là Hội Viên Tam Điểm.
    Thiên tài âm nhạc Áo quốc Mozart (1756-1791) cũng là hội viên Tam Điểm, đã sáng tác bản đại nhạc kịch Tiếng Sáo Thần (The Magic Flute) mô tả nữ thần của màn đêm ?" tượng trưng cho các thế lực đen tối của tội ác ?" sẽ bị đánh bại và biến mất trên thế gian. Sau đó, hoàng tử của Công lý sẽ xuất hiện để báo hiệu sự hình thành của một Trật Tự Thế Tục Mới (Novus ordo seclorum).
    Cũng theo đặc san của Tu Viện Thánh Gia New York thì giáo hoàng Gioan XXIII, Giáo hoàng Paul VI và giáo hoàng John Paul II đều là những người của Tam Điểm cài vào để phá giáo hội Công giáo.
    Ngày 25/9/59, Giáo hoàng Gioan XXIII triệu tập cộng đồng Vatican II để khởi đầu cuộc hủy diệt hoàn toàn giáo hội Công giáo. Từ sau Vatican II, giáo hội chỉ còn cái vẻ bề ngoài đồ sộ, thật sự bên trong đã bị sụp đổ tan hoang vì nạn mất đức tin. Giáo hoàng Paul VI nhiều lần công khai tự nhận là bạn của Tam Điểm. Giáo hoàng John Paul II công khai nhìn nhận thuyết Big Bang, tức đã mặc nhiên phủ nhận việc Chúa dựng nên vũ trụ trong 7 ngày. Ngài công nhận thuyết Darwin tức đã mặc nhiên phủ nhận Adam-Eve là tổ tiên loài người, phủ nhận tội tổ tông và Chúa chẳng còn lý do gì để xuống thế cứu chuộc. Điều quan trọng hơn cả là Giáo hoàng John Paul II phủ nhận sự hiện hữu của Thiên Đàng và Hỏa Ngục. Như vậy, việc các linh mục nhận tiền xin lễ của giáo dân đã trở thành một chuyện lừa bịp vì làm sao có thể cầu nguyện cho linh hồn thân nhân giáo dân lên thiên đàng khi giáo chủ đã xác nhận thiên đàng không có?
    Xét cho kỹ, chúng ta nhận thấy cái công phá đạo của Giáo hoàng Paul II không phải là nhỏ và sự tố giác của Tu Viện Thánh Gia New York (Most Holy Family Monastery) không phải là điều vô căn cứ.
  9. Chitto

    Chitto Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    23/01/2002
    Bài viết:
    5.198
    Đã được thích:
    13
    Trước hết: Tôn kính Thiên Chúa thì cũng nên tôn trọng tiếng Việt. Làm ơn viết cho đúng chính tả tiếng Việt mà viết hoa các chữ đầu câu đi.
    Thứ hai : Đây là box Học Thuật hay là box Truyền Giáo vậy? Nếu định rao giảng và truyền giáo thì đề nghị Mod xử lý.
    Thứ ba: Với bao nhiêu topic về Ki tô như thế kia mà còn chưa đủ hay sao?
    Thứ tư: Nếu được thì nên nhét hết tất cả các topic về ông Chúa vào một topic chung là "Thần học Ki tô giáo", xem ra đỡ phiền mọi người, mà lại còn được tiếng là có học thuật.
  10. kimlien11

    kimlien11 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/03/2004
    Bài viết:
    745
    Đã được thích:
    0
    Sự thật thì mình chẳng biết nhiều về đạo công giáo,chỉ vì có người bạn theo đạo nên vào đây tìm hiểu thêm cho biết ,nhưng mình không hiểu cách thức xưng hô trên thức sự là cách chung hay là do người viết post nhầm?
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này