1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Bạn biết gì về Gừng

Chủ đề trong '7X - Chi hội Hà Nội' bởi Gungcay, 24/10/2002.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Gungcay

    Gungcay Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    06/05/2001
    Bài viết:
    1.998
    Đã được thích:
    0
    Thêm một số bài thuốc từ củ gừng

    Khi bị đau răng, có thể lấy gừng tươi thái thành lát, đặt vào chỗ đau rồi cắn chặt răng lại, làm vài lần răng sẽ hết đau. Vào buổi tối, nên đặt một lát gừng vào chỗ răng đau trước khi đi ngủ.
    Sau đây là một số ứng dụng khác của gừng:
    - Phong thấp, khớp xương đau nhức: Mỗi ngày ăn 5 g gừng tươi hoặc uống 1,5 g bột gừng, liên tục trong 3 tháng. Đồng thời dùng gừng và rồi băng cố định lại.
    - Ho: Gừng tươi 40 g giã nát, vắt lấy nước cốt, thêm lượng mật ong gấp 4 lần nước cốt gừng, trộn đều, hấp cách thủy khoảng 10 phút, chia 2 phần uống vào buổi sáng sớm và tối, liên tục trong 3-5 ngày. Thích hợp với các trường hợp ho do cảm lạnh hoặc hư hàn, với các triệu chứng: đờm trắng loãng, ngứa họng, ho nhiều về đêm. Có thể áp dụng trong trường hợp mới ho hoặc ho lâu ngày.
    - Viêm "của các chú" cấp tính: Lấy củ gừng to và già, thái thành những lát mỏng khoảng 2 mm, đắp kín "**** ****" bị viêm rồi dùng gạc và băng cố định lại, mỗi ngày thay thuốc 1-2 lần, liên tục cho đến khi hết viêm thì thôi. Thường đắp 3-4 ngày là khỏi hẳn.
    - Chị em phụ nữ đến ngày đau bụng: Gừng tươi 8 g thái thành lát mỏng, đường kính 40 g, sắc với 500 ml nước, sau khi đun sôi thì để nhỏ lửa cho đến lúc đường tan đều là được. Khi bắt đầu hành kinh, hằng ngày sắc một thang như trên, uống dần trong ngày, liên tục cho đến khi sạch kinh.
    - Buồn nôn, chán ăn khi có thai: Gừng giã nát, vắt lấy một thìa canh nước cốt, mật ong 2 thìa canh, nước 3 thìa canh, trộn đều, đun sôi, uống ngày 2-3 lần, liên tục trong vài ngày, cho đến khi các triệu chứng trên giảm đi.
    - Ngứa "** ***": Gừng tươi 120 g để cả vỏ, giã nát; ngải cứu 90 g, thêm 1.200 ml nước, đun sôi, để nhỏ lửa trong 20 phút, bỏ bã. Đổ nước sắc vào chậu, ngồi lên trên chậu, dùng hơi nóng để xông. Khi nước bớt nóng thì ngồi vào chậu ngâm trong khoảng 10 phút, liên tục trong 3-5 ngày, chứng ngứa sẽ giảm đi rõ rệt.
    - Đàm quyết (đột nhiên hôn mê do đờm tắc nghẽn ở cổ): Gừng tươi 9 g, sinh bạch phàn (phèn chua sống) 3 g, giã nát, hòa với nước, đổ từ từ vào miệng bệnh nhân.
    - Khẩu oa (méo mồm do viêm dây thần kinh vùng mặt): Gừng tươi một mẩu cắt đôi, lấy mặt cắt xát đi xát lại nhiều lần vào vùng lợi, cả hàm trên và hàm dưới. Miệng méo xệch về bên trái thì xát lợi bên phải, lệch về bên phải thì xát lợi bên trái.

    Quyền hoạ phúc trời tranh tất cả
    Chút tiện nghi chẳng trả phần ai
    Cái quay búng sẵn trên trời
    Mờ mờ nhân ảnh như người đi đêm
  2. Gungcay

    Gungcay Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    06/05/2001
    Bài viết:
    1.998
    Đã được thích:
    0
    Người bị viêm gan cần kiêng ăn tỏi và gừng
    Trong sinh hoạt hàng ngày có không ít người cho rằng tỏi có tác dụng kháng kuẩn, kháng vi rút tối, thế là hàng ngày họ ăn tỏi để phòng viêm gan, thậm chí có người sau khi đã mắc bệnh viêm gan rồi vẫn cứ ăn tỏi như thường. Cách nghĩ và cách làm đó rất có hại cho cơ thể và càng làm cho bệnh trở nên nguy kịch.
    Qua nghiên cứu dược lý cho thấy trong tỏi có chất gralicin ta thường ngửi thấy nó có tác dụng kháng khuẩn tốt đối với những trực khuẩn bệnh lý, trực khuẩn bệnh thương hàn, trực khẩn phó thương hàn, trực khuẩn lao, trực khuẩn bạch hầu, trực khuẩn đại tràng, cầu khuẩn chùm nho màu vàng, song cầu trùng viêm màng não, cầu trùng dịch tả... Ngoài ra, nó cũng có tác dụng hạn chế đối với một số vi trùng Rích két, các nguyên trùng Amip, và các trùng màng uốn roi đuôi (trichomonas) ở trong âm đạo và một số chân khuẩn gây bệnh khác. Nhưng cho đến nay chưa có một công trình khoa học nào khẳng định là tỏi cá tác dụng chống vi rút viêm gan và ăn tỏi có tác dụng tốt trong chữa bệnh gan. Trái lại, một số thành phần có trong tỏi còn có tác dụng kích thích dạ dày và ruột, hạn chế sự phân tiết các dịch tiêu hoá trong đường ruột, làm ảnh hưởng đến sự thèm ăn và tiêu hoá thức ăn, mặt khác có thể làm trần trọng thêm nhiều triệu chứng của người mắc bệnh gan như ngán ăn, sợ mỡ và buồn nôn. Qua nghiên cứu chứng tỏ rằng thành phần các chất bốc hơi như gralicin ở trong tỏi có thể gây thiếu máu nghiêm trọng ở dạ dày và ruột, làm giảm sự tiết các chất dịch tiêu hoá. Tất cả những điều đó đều rất bất lợi cho việc chữa trị bệnh viên gan.
    Gừng không những là vị thuốc đông y quý rất phổ biến là một vị trong thang thuốc đông y, mà còn là một gia vị được dùng phổ biến trong nhiều món ăn.
    Nhưng đối với những người bị bệnh viêm gan phải tuyệt đối không dùng gừng vì nếu họ ăn gừng vào người thì vô cùng bất lợi đối với việc hồi phục sức khoẻ và bệnh gan sẽ phát triển, nặng thêm rất nhiều. Vì sao vậy? Là bởi vì thành phần chủ yếu có trong gừng tươi là dầu chất cay, chất Resin và chất bột. Khi gừng đã biến chất, còn có cả chất Sassafas. Chất cay của gừng và chất Sassafas có trong gừng có thể làm cho tế bào gan của người bị viêm gan có những biến đổi, bị hoại tử và tăng sinh các tổ chức giữa các proton, làm cho bệnh phát triển nhanh và chức năng gan mất bình thường. Do đó đối với những người bị những bệnh về gan phải tuyệt đối tránh ăn gừng.

    Quyền hoạ phúc trời tranh tất cả
    Chút tiện nghi chẳng trả phần ai
    Cái quay búng sẵn trên trời
    Mờ mờ nhân ảnh như người đi đêm
  3. danmiennui

    danmiennui Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    29/03/2002
    Bài viết:
    469
    Đã được thích:
    0
    khớ khớ...
    bà chị đáng kính ui...
    em lại tưởng chị quảng cáo xem 7X bít gì về chị chớ?
    bé cái lầm
    Thế hôm tới chị có đi họp không?
    123454321
  4. T_T_T_new

    T_T_T_new Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    23/04/2002
    Bài viết:
    398
    Đã được thích:
    0
    A di đà phật
    Gừng rất hợp với công việc tu hành, dù rằng nhà Phật cấm dùng các đồ gia vị mạnh.
    Nhưng không sao, gừng để thật lâu, gần đến lúc mọc mầm, ước chừng khoảng 30 năm, là có thể dùng cho nhà chùa thoải mái.
    Lúc đó gừng đã hết vị cay, dù rằng người ta nói là cay, nhưng thực ra ngọt ngào lắm rồi. Gừng khi đó cũng không dùng để làm thuốc được nhiều nữa, vì cũng đã nhạt mất dược tính.
    Khi đó gừng vẫn có thể chữa đau răng, thậm chí còn dùng để chữa đau tai và đau tim nữa.
    Gừng để lâu như vậy, hương vị tuy phai bớt, nhưng mà chỗ nào đã còn thì càng đậm đà, mà chỉ những người có khả năng đặc biệt mới nhận ra được. Gừng mang vị lạnh, tươi không héo mà lại không độc, chứ không như người ta nghĩ là vị nóng.
    Nói chung lúc đó đem dùng cho nhà chùa thì tốt nhất
    _______________
    Thiện tai thiện tai
  5. rosetn

    rosetn Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    04/01/2002
    Bài viết:
    763
    Đã được thích:
    0
    Chết thật Ngừng tuyệt vời vậy mà chú lại bảo chỉ dùng trong chùa thôi thì phí hoài quá , trong định để cho các chú tiểu gửi Gừng xong rôi bỏ chùa không đi tu nưa thì lấy ai coi chùa
    http://www.cienco8.com
  6. soul_of_stone

    soul_of_stone Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    08/02/2002
    Bài viết:
    1.257
    Đã được thích:
    2
    Gừng à ? Không ngờ nhiều công dụng phết nhỉ hehe
    thế mà từ trước đến giờ cứ tưởng Gừng chỉ để ăn với Trứng vịt lộn với làm nước chấm ốc và làm ô mai
    SoS_hiền nhất quả đất! Sông có thể cạn ,núi có thể mòn,song chân lý ấy 0 bao giờ thay đổi
    -----><-----
  7. Gungcay

    Gungcay Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    06/05/2001
    Bài viết:
    1.998
    Đã được thích:
    0
    SOS: Dĩ nhiên là phải có cái màn măm măm đấy rồi, yên tâm đeeeeee! Wait and See!

    Quyền hoạ phúc trời tranh tất cả
    Chút tiện nghi chẳng trả phần ai
    Cái quay búng sẵn trên trời
    Mờ mờ nhân ảnh như người đi đêm
  8. Gungcay

    Gungcay Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    06/05/2001
    Bài viết:
    1.998
    Đã được thích:
    0
    Chữa lông mày rụng theo y học cổ truyền

    Gừng có mặt trong phần lớn bài thuốc y học cổ truyền.
    Gừng sống 1 miếng rửa sạch, giã nhỏ, vắt lấy nước, cho một ít sữa ong chúa vào khuấy đều. Mỗi tối trước khi đi ngủ, dùng bút lông chấm vào nước thuốc rồi kẻ vào chỗ lông mày rụng, sáng dậy rửa mặt như thường. Thuốc có công dụng làm da mềm mại và ấm, giúp lông mày mọc nhiều.
    Sau đây là vài bài thuốc khác:
    - Khi lông mày ngứa và rụng (do gãi nhiều) chỉ còn rất thưa thớt, hãy lấy lá liễu rủ (thùy dương), gừng sống mỗi thứ một ít đem rửa sạch. Lá liễu hong khô, nghiền vụn; gừng sống vắt lấy nước. Cho 2 thứ vào trong một dụng cụ sạch bằng sắt, điều chế thành thuốc dạng hồ. Mỗi buổi tối trước khi đi ngủ, chấm que bông vào thuốc đó, bôi lên lông mày, đồng thời lấy tay xoa miết cho phát nóng lên. Mỗi ngày làm một lần, phải kiên trì trong một thời gian dài.
    - Gừng sống 1 miếng, hạt cải 9 g, sinh bán hạ 3 g. Gừng rửa sạch, giã nhỏ, vắt lấy nước; hạt cải và sinh bán hạ rang khô giòn, nghiền thành bột, hòa với nước gừng. Lấy bút lông sạch chấm vào thuốc, kẻ lên chỗ lông mày bị rụng ngày 3 lần. Thuốc có công hiệu nhuận da thịt, giúp mọc lông mày.
    - Gừng sống và liên tử thảo mỗi thứ một ít, rửa sạch, để ráo nước, giã nhỏ, vắt lấy nước cốt. Lấy que bông nhúng vào nước đó bôi lên chỗ lông mày rụng, đồng thời lấy tay xoa để cho thuốc ngấm vào da, ngày làm 2-3 lần.

    Quyền hoạ phúc trời tranh tất cả
    Chút tiện nghi chẳng trả phần ai
    Cái quay búng sẵn trên trời
    Mờ mờ nhân ảnh như người đi đêm
  9. Gungcay

    Gungcay Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    06/05/2001
    Bài viết:
    1.998
    Đã được thích:
    0
    ĂN GỪNG TƯƠI THƯỜNG XUYÊN
    KÉO DÀI TUỔI THỌ VÀ PHÒNG NGỪA SỎI MẬT

    Trong cuốn "Đông Pha tạp ký" của Tô Thức thời nhà Tống ở Trung Quốc có ghi chép một câu chuyện như sau: Ở trong chùa Tịnh Từ ở Tiền Đường có một vị hòa thượng, đã trên 80 tuổi rồi mà trông da mặt vẫn bầu bĩnh trắng hồng, mắt vẫn sáng long lanh như người còn trai trẻ. Có người hỏi vì sao cụ lại có được sức khỏe như vậy, thì vị hòa thượng đó nói là "đã ăn gừng sống trên 40 năm nay, cho nên người trẻ khỏe mãi không già". Vị hòa thượng đó còn nói rằng gừng sống có thể làm mạnh tỳ, ấm thận, hoạt huyết, ích khí. Vậy thì gừng sống cuối cùng có kéo dài được tuổi thọ không? Thời cận đại không ít nhà khoa học đã có những công trình nghiên cứu sâu về gừng và phát hiện chất cay đắng của gừng tươi có tác dụng đối kháng rất mạnh đối với đặc tính oxy hóa của mỡ động vật, so với các loại thuốc chống oxy hóa (antioxidant) được ứng dụng hiện nay, tác dụng của gừng sống không còn nghi ngờ gì nữa lại càng có hiệu quả hơn. Thành phần chất cay đắng này của gừng sau khi được cơ thể hấp thu cũng sẽ sinh ra tác dụng ức chế sự sinh thành chất mỡ qua oxy hóa trong cơ thể. Trong học thuyết về nguyên nhân suy lão hiện nay, học thuyết về tổn thương màng sinh vật (biomembrane) cho rằng chất mỡ trong màng sinh vật của cơ thể con người ta (qua oxy hóa mà phân giải được) tổn thương là một trong những nguyên nhân của suy lão, mặt khác chủ trương rằng thông qua đo xác định nồng độ của chất mỡ qua oxy hóa trong máu để phán đoán mức độ suy lão của cơ thể. Căn cứ vào suy đoán này, gừng sống rõ ràng là có tác dụng chống suy lão, kéo dài tuổi thọ.
    Gừng sống còn tươi mới có tác dụng tán hàn, chống nôn, trừ cảm mạo phong hàn, đồng thời giải trừ được trúng độc do ăn một số cá tươi, cua và các vị thuốc Bán hạ, Nam tinh. Gừng không thì có thể phòng và trị được các chứng bệnh như bị kiết lî, bị miệng nôn tron tháo, bị ho suyễn khi uống lạnh v.v... là vị thuốc tốt trong phòng bệnh chữa bệnh được sử dụng rộng rãi trong dân gian cũng gián tiếp có tác dụng kéo dài tuổi thọ.
    Có một số học giả của Trung Quốc còn cho rằng ăn gừng sống thường xuyên rất có lợi cho việc phòng chữa sỏi mật. Các học giả đó cho rằng sỏi mật là bệnh đa phát, hiện nay ngoài điều trị bằng phẫu thuật, còn chưa có một thuốc đặc trị có hiệu quả. Nếu tìm ra được phương pháp chữa trị bằng thức ăn để đề phòng và giảm bớt được sự phát sinh sỏi mật thì đó là điều ước mơ thiết tha của loài người hiện nay.
    Các học giả về bệnh lý cho rằng nguyên nhân hình thành sỏi mật rất phức tạp, nhưng trong đó có khả năng liên quan đến biến đổi bệnh lý là ở niêm mạc túi mật phóng ra quá nhiều chất Prostaglandin (PG). Chất Prostaglandin này có thể làm cho hàm lượng chất Mucoprotein (mucin) trong nước mật tăng lên nhiều, mà Mucoprotein là một chất thúc đẩy hình thành hạt không chỉ làm tăng độ đặc dính của nước mật, mà còn làm cho cholesterol ở trạng thái bão hòa hình thành sỏi.
    Các học giả Nhật Bản, qua nghiên cứu phát hiện thành phần các chất có trong vị cay đắng của gừng tươi như 6 - Zingiberol, Methadone (Amidon), Ginger oil và 4 chất khác phân tách ra được, đều có tác dụng ức chế hợp thành Prostaglana. Dầu bốc hơi (Volatilization oil) của gừng thì có tác dụng lợi mật rất mạnh. Do đó có thể thấy thường xuyên ăn hàng ngày chút gừng tươi sống và những thức ăn có gừng, có thể đề phòng được sự hình thành sỏi mật, ăn nhiều gừng có thể hạn chế sỏi mật tăng nhiều, lớn nhanh.
    Gừng tươi ngoài việc làm gia vị trong chế biến các món ăn còn có thể làm bánh, mứt kẹo. Đem rửa sạch gừng tươi, phơi khô thái thành lát mỏng, ngâm vào với đường, mỗi ngày ngậm từ 2 - 3 lần, mỗi lần từ 3 - 5 lát.
    Cũng như hành tỏi, gừng còn có tác dụng diệt trực khuẩn lị (Shigella dysenteriac), cho nên ăn thường xuyên gừng có thể phòng chữa được lî.
    Chú ý: Đối với những người bị bệnh gan, tuyệt đối cấm ăn gừng.
    Mấy bài thuốc Trung y phòng chữa bệnh bằng gừng
    1. Gừng tươi 30gr đem rửa sạch, sau khi giã nhỏ, cho thêm chút nước vào đun sôi kỹ, để nước gừng còn ấm sẽ lấy khăn mặt khô sạch nhúng vào đó, vắt sơ sơ khăn rồi rửa và lau chùi khắp người, nhất là rửa và lau chùi nhiều ở bộ phận bụng ngực.
    Gừng tươi tính ôn nhiệt, có tác dụng rất tốt đối với bệnh về đường ruột. Tắm rửa, lau người bằng nước đun nói trên vừa có thể trừ được hàn, thấp, lại có thể cải thiện được tuần hoàn huyết dịch, tăng cường sức chống bệnh, giúp ích cho việc phục hồi sức khỏe sau khi bị bệnh lị vi khuẩn mạn tính.
    2. Lấy gừng tươi rửa sạch, thái mỏng 9gr và phụ tử 9gr, đem rang sơ qua, hành 300gr, muối 250gr. Nghiền vụn gừng và Phụ tử rang, đắp lên rốn, ngoài băng giữ cố định. Lại lấy muối, hành cho vào nồi rang nóng, cho vào trong túi vải sạch đem là, chườm lên trên đó. Gừng và Phụ tử đã rang đều là vị thuốc có tính ôn nhiệt tốt, dùng để đắp lên rốn, sau đó lại dùng túi hành và muối đã rang để là, chườm, có thể phát huy được tác dụng làm ấm tỳ thận, dẫn khí lưu thông và giảm đau.

    Quyền hoạ phúc trời tranh tất cả
    Chút tiện nghi chẳng trả phần ai
    Cái quay búng sẵn trên trời
    Mờ mờ nhân ảnh như người đi đêm
  10. WHITE_TIGER_new

    WHITE_TIGER_new Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    05/12/2001
    Bài viết:
    6.419
    Đã được thích:
    0
    Xin mạn phép,em download tất cả cái này về mới được,hay quá trong đó em bị 1 bệnh rất khó chịu đó là buồn nôn(chỉ tại chơi game nhiều quá làm cho thần kinh căng thẳng gây ra buồn nôn)
    HỔ TRẮNG ĐẠI GIA

    Không thích thất hứa với ai và cũng không thích ai thất hứa với mình

Chia sẻ trang này