1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Bạn biết gì về ngữ pháp tiếng Pháp ??

Chủ đề trong 'Pháp (Club de Francais)' bởi username, 01/12/2001.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. username

    username Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    19/07/2001
    Bài viết:
    1.672
    Đã được thích:
    0
    Câu hỏi kỳ này : Kỳ này chúng ta vui một chút với cách chia động từ trong tiếng Pháp.
    1) Một đại từ trong tiếng Pháp cũng là participe passé của một động từ. Đó là từ nào ?
    2) "plu" là participe pasé của 2 động từ nào ?
    3) "Nous crûmes" là thời Passé Simple của 2 động từ nào ?
    4) Có động từ nào có 2 cách chia ở thời Imparfait không ?
    5) Kể tên 2 động từ có hai cách chia khác nhau ở thời Participe Passé.
    6) "Il faut" là cách chia ở ngôi thứ ba số ít của 2 động từ nào ?
    7) Participe Passé giống cái của động từ absoudre là gì ?
    8) "ému" là participe passé của động từ nào ?
    9) Có động từ nào không có Participe Passé không ?
    10) Có động từ nào không có Participe Present không ?
  2. conangngongao

    conangngongao Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    06/12/2001
    Bài viết:
    1.554
    Đã được thích:
    0
    Nghe loi bac Username,em se thu tra loi xem,co gi mong cac bac chi giao cho!!Merci truoc!!!
    1)Dai tu do la"tu",cung la P.P cua dong tu "taire"(im tieng)
    2)"Nous cru^mes" la thoi P.S cua 2 dong tu:CROIRE (tin tuong)va CROI^TRE(phat trien,tang truong)
    3)CO'!!!Do la :S'ASSEOIR
    Cach 1:
    Je m'aseyais
    Il s'aseyait
    Nous nous aseyions...
    Cach 2:
    Je m'assoyais
    Nous nous asoyions...
    5)KO NHO!!!
    6)FALLOIR va ....hi`,ko nho not!
    7)P.P giong cai cua "absoudre" (xa' tội) la:ABSOUTE
    8)'EMU" la P.P cua "EMOUVOIR"(GAY XUC DONG)
    9)CO!!!Do la :SEOIR(THICH HOP,VUA VAN)
    10)CO!!!
    Do la: FALLOIR
    DECHOIR(sa sut,suy tan)
    CHOIR(bo roi)
    FRIRE(chien,ran)
    Hic...ko biet co sai nhieu ko nhi???????

    Huong
  3. username

    username Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    19/07/2001
    Bài viết:
    1.672
    Đã được thích:
    0
    Tuyệt vời !! Ngỗng Ao trả lời gần hết rồi còn gì nữa. Sau đây là đáp án:
    1) Một đại từ trong tiếng Pháp cũng là participe passé của một động từ. Đó là từ nào ?
    Tất nhiên là "tu", particpe passé của taire.
    2) "plu" là participe pasé của 2 động từ nào ?
    pleuvoir và plaire
    3) "Nous crûmes" là thời Passé Simple của 2 động từ nào ?
    croire và croître
    4) Có động từ nào có 2 cách chia ở thời Imparfait không ?
    Hê hê, s'assoir như Ngỗng Ao nói là đúng rồi. Ý của tôi là động từ fleurir, động từ này chia ở Imparfait là fleurissait nếu mang nghĩa là "nở hoa", florissait nếu mang nhĩa là "thịnh vượng, phát đạt". Động từ ressortir cũng chia ở Imparfait theo 2 cách tuỳ theo nghĩa của nó: il ressortait (de) nếu mang nghĩa "lại trở ra", il ressortissait (à) nếu mang nghĩa 'thuộc thẩm quyền, thuộc phạm vi".
    5) Kể tên 2 động từ có hai cách chia khác nhau ở thời Participe Passé.
    courbaturer (làm đau mình mẩy): courbaturé hoặc courbatu.
    Động từ thứ 2: Chịu !! (Nhờ các bác tìm giúp.)
    6) "Il faut" là cách chia ở ngôi thứ ba số ít của 2 động từ nào ?
    falloir và faillir (J'ai failli courir vers toi, j'ai failli crier vers toi. C'est à peine si j'ai pu me retenir !)

    7) Participe Passé giống cái của động từ absoudre là gì ?
    absoute (giống đực là absous)
    8) "ému" là participe passé của động từ nào ?
    émouvoir
    9) Có động từ nào không có Participe Passé không ?
    Có, seoir (vừa vặn), gésir (nằm),...
    10) Có động từ nào không có Participe Présent không ?
    Có hơi bị nhiều, như Ngỗng Ao đã nói ở trên: falloir, déchoir, choir, frire, parfaire...
  4. bisou

    bisou Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    07/02/2002
    Bài viết:
    206
    Đã được thích:
    0
    Username oi, co`n 1 dong tu nua co 2 participe passé, do la bénir (béni & bénit).
    Noi ve chuyen sua cau sai 1 chut: ve cau thu 1, toi nghi moi nguoi ko nen ton thoi gian tranh luan xem cau truc cua se rappeler la gi boi vi don gian la nguoi ta noi la "Tu te souviens de moi?" chu ko du`ng se rappeler.
    Tiet muc câu đố nhu the nay rat hay, de nghi trao huan chuong chien cong (^_*)
  5. PHcodon

    PHcodon Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/03/2002
    Bài viết:
    3
    Đã được thích:
    0
    Thưa các bác em mới vào mạng nên chưa có dịp tranh luận cùng các bác , em thấy các bác nói hay quá thành thử góp tiếng chung, em cũng chẳng sợ sai em biết việc học nó là vô cùng ...
    Em muốn nói mấy câu:
    - Có một động từ rất hay dùng có 2 p p là động từ Resoudre
    là resolu, ue và resous, oute.
    - một động từ nữa không có pp là renaitre.
    Về các câu đố trước đó của bác username em xin có nhời như sau (nếu các bác có thấy "đã trả lời rồi mà còn nói lắm" thì xin bỏ đi vậy) :
    - Câu 1 Tu te rappelles de moi
    thì động từ là se rappeller không có giời từ nào cả ( se rappeller qn ou qch), và thường thì người ta sử dụng động từ se souvenir de khi muốn nói " nhớ đến ai", còn động từ se rappeller hay dùng khi nói " nhớ về cái gì hay sự việc gì"
    - Câu 2 L'enfant auquel vous parlez est mon fils
    mọi người đều đã thấy cả rồi nhưng chưa thấy ai nói là nó có thể sửa theo 2 cách:
    L'enfant a qui vous parlez est mon fils

    L'enfant de qui ( hay dont) vous parlez est mon fils.
    - Câu 3 thì J'ai tres faim mà người ta vẫn nói là thao cách nói famillier, theo em thì tres vẫn có thể dùng để bổ nghĩa cho avoir (không biết có đúng không).
    -Câu 4 và 5 thì mọi người đã nói cả rồi.
    -Câu 6 thì Ce vieux tapis est mangé aux mites chẳng có gì sai cả (vẫn đúng quy tắc).

    - Câu7 " Puis il a grandi, puis il est parti et il a découvert la vie, les amours déçus, la faim et la peur, et souvent au fond de son coeur il revoyait son enfance"
    thì đúng là trích trong bài hát Donna Donna của Claude Francois. decus thiếu e .
    Còn dùng IMPARFAIT cho động từ revoir là đúng bác 1025 a, vì ở đây chỉ một hành động diễn ra nhiều lần trong quá khứ mà không có thời gian chính xác, trong bài hát này muốn nói anh ta hay nhớ về thời thơ ấu. Hầu hết các dộng từ của bài hát được đặt trong quá khứ - passe compose và imparfait, (riêng có hai câu để ở thời khác không tiện nói ở đây).
    -Câu 8 và 9 em không có gì để nói. Còn câu 10 thì em biết từ alveole có hai giống , giống đực là cách dùng cũ cho nên trong bài chính tả của Prosper Mérimée phải là giống đực mới đúng, còn giống cái là cách dùng sau này, cho nên bà người Pháp của bác username có thể chỉ quen dùng giống cái. Còn nó bắt đầu được dùng giống cái từ khi nào thi em không biết, có lẽ trong các từ điển dictionnaire de langue có giải thích chuyện này.
    Còn bác nói Academie Francaise chỉ đặt ra các quy định vớ vẩn là không đúng đâu bác ạ, có thể người ta thấy họ rất chậm chạp trong việc hoàn thành cuốn từ điển nhưng có những việc mà cần phải có thời gian mới phán xét được là đúng hay không đúng. Bác thấy là tại sao tiếng Việt mình không giữ được sự trong sáng là vì mình chưa có một Academie như họ ( có lẽ vậy vì " Le rôle de l??TAcadémie française est double : veiller sur la langue française...
    Em cũng chỉ mong một ngày tiếng Việt mình được như vậy.
    Vài lời ngông cuồng xin cao nhân chỉ giáo!
    PHcodon.

    Được sửa chữa bởi - phcodon vào 10/03/2002 04:07
  6. punk-rock

    punk-rock Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/02/2002
    Bài viết:
    15
    Đã được thích:
    0
    chào tất cả mọi người em mới học tiếng pháp nên trình độ tiếng pháp của em con rất la kém em rất mong được sự chỉ giáo của các anh chị . Sau đây em có một vài thắc mắc nho nhỏ rất mong được sự giúp đỡ của các anh chị :
    - em muốn hỏi tiếng pháp có bao nhiêu thì động từ và trong văn nói thì người ta thường sử dụng những thì nào?
    -em muốn hỏi là người ta sử dụng động từ phản thân với mục đích gì?
    - ngoài ra em muốn hỏi để nắm vững được ngữ pháp tiếng pháp một cách nhanh nhất thì phải học bằng cách nào ,phương pháp nào vậy?
    -để có thể nói tiếng pháp giỏi thì ta cần phải học những gì thì mới co thể nói được?
    - lần chót em muốn hỏi các anh các chị có ai biết những quyển sách hay để giúp cho em học giỏi môn tiếng pháp này không em rất cần vì em sắp phải đi thi tiếng pháp để sang pháp du học rồi !
    RẤT MONG SỰ GIÚP ĐỠ CỦA CÁC ANH CHỊ
    CAM ON ANH CHỊ
  7. username

    username Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    19/07/2001
    Bài viết:
    1.672
    Đã được thích:
    0
    - Động từ trong tiếng Pháp có 7 modes ( nhiều người cho là 6) đó là Infinitif, Indicatif, Impératif, Subjonctif, Con***ionnel, Participe, Gérondif. Mỗi mode lại có nhiều thời, tổng cộng có 21 thời, phong phú nhất là mode Indicatif với 8 thời Présent, Passé composé, Imparfait, Futur Simple, Passé Simple, Futur Antérieur, Passé Antérieur, Plus-que-Parfait (ngoài ra còn có thời Passé surcomposé nữa nhưng chỉ dùng trong hoàn cảnh thân mật ). Trong văn nói người ta không dùng Passé Simple, Passé Antérieur, cũng như Subjonctif Imparfait, Subjonctif Plus-que-Parfait, COn***ionnel Passé 2er forme, còn lại các thời khác đều hay dùng.
    - Động từ phản thân dùng khi đối tượng tác động lên chính mình hoặc các đối tượng tác động lên lẫn nhau. VD Je me trompe, nous nous aimons. Động từ phản thân còn có thể mang nghĩa bị động, VD la porte s'ouvre, Il s'appelle. Ngoài ra còn có loại động từ phản thân chẳng có tí tẹo gì là ... phản thân, VD s'éprendre, se sauver, s'en aller...
    - Để nắm vững ngữ pháp tiếng Pháp bạn cần chịu khó đọc một quyển sách ngữ pháp bất kỳ. Bạn sẽ dễ hiểu hơn nếu bạn vừa học vừa đối chiếu với ngữ pháp tiếng Anh.
    - Để nói tiếng Pháp tốt thì hì hì tôi không biết vì tôi nói cũng kém, có lẽ là cần phải giao tiếp nhiều.
    - Sách hay thì hồi trước tôi có mấy quyển cũng thấy hay nhưng không nhớ tên, theo tôi quyển nào cũng hay nếu mình có thể khai thác tối đa được quyển sách đó.
    Chúc bạn hoc tiếng Pháp tốt.
  8. username

    username Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    19/07/2001
    Bài viết:
    1.672
    Đã được thích:
    0
    Có cái này có vẻ hay mời mọi người cùng làm thử :
    20 fautes d'orthographe ont volontairement été placées dans ce texte. Retrouvez-les !
    Un chineur sachant chiner
    Peut-être profiterez-vous des vacances pour aller dans l'une des inombrables foires à la brocante qui se déroulent chaque jour dans l'hexagone, principalement en été. Que vous soyez ou non à la recherche d'un objet prêcis, l'observation de tout les bibelots, meubles et tableaux présenté dans les stands est toujours un moment amusant. On y retrouve un peu son ame d'enfant, espérant, comme dans une chasse au trésor, découvrir la pièce rare qui aurait échappée aux précédents visiteurs. A ce propos, on notera que, si l'autre nom de la brocante est la "chine", les vendeurs - tout comme les acheteurs-s'appelent des "chineurs" et non pas des Chinois ! D'ailleurs, le mot "chine" n'a pas pour origine l'empire du Milieu mais le verbe "échiner" qui, jadis, avait le sens de "duper". Ne doutons pas qu'aujourd'hui, plus un seul brocanteur n'aie l'intention de duper ses clients, mais rappelons néanmoins à ceux ci que le marchandage fait parti du jeu et que les prix affichés sont toujours suerévalués pour permettre une réduction. Mieux vaut donc pourvut d'argent liquide car les espêce sonantes et trébuchentes, annonciatrice d'un gain immédiat... et sans trace, s'averrent souvent un argument de poids dans une négociation !
    ( Do có thể có sai sót trong quá trình gõ nên trong này có thể có hơn 20 lỗi :)) )
  9. pth

    pth Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    14/01/2002
    Bài viết:
    270
    Đã được thích:
    0
    Peut-être profiterez-vous des vacances pour aller dans l'une des inombrables foires à la brocante qui se déroulent chaque jour dans l'hexagone, principalement en été. Que vous soyez ou non à la recherche d'un objet prêcis, l'observation de tout les bibelots, meubles et tableaux présenté dans les stands est toujours un moment amusant. On y retrouve un peu son ame d'enfant, espérant, comme dans une chasse au trésor, découvrir la pièce rare qui aurait échappée aux précédents visiteurs. A ce propos, on notera que, si l'autre nom de la brocante est la "chine", les vendeurs - tout comme les acheteurs-s'appelent des "chineurs" et non pas des Chinois ! D'ailleurs, le mot "chine" n'a pas pour origine l'empire du Milieu mais le verbe "échiner" qui, jadis, avait le sens de "duper". Ne doutons pas qu'aujourd'hui, plus un seul brocanteur n'aie l'intention de duper ses clients, mais rappelons néanmoins à ceux ci que le marchandage fait parti du jeu et que les prix affichés sont toujours suerévalués pour permettre une réduction. Mieux vaut donc pourvut d'argent liquide car les espêce sonantes et trébuchentes, annonciatrice d'un gain immédiat... et sans trace, s'averrent souvent un argument de poids dans une négociation !
    Le corrigé des erreurs d'orthographe marquées en rouges est le suivant :
    1 innombrable
    2 précis
    3 tous les bibelots
    4 les meubles
    5 les tableaux
    6 présentés
    7âme
    8 enfance
    9 échappé
    10 tous
    11 ceux-ci
    12 fasse
    13 soient
    14 surévalués
    15 pourvu
    16 espèces
    17sonnantes
    18 annonciatrices
    19s'avèrent
    20 que vous soyez à la recherche d'un objet précis ou non
    ............................
    Que j'ai mal aux mains !
    Được pth sửa chữa / chuyển vào 18:54 ngày 20/12/2002
    Được pth sửa chữa / chuyển vào 18:55 ngày 20/12/2002
  10. username

    username Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    19/07/2001
    Bài viết:
    1.672
    Đã được thích:
    0
    Ceux qui voudraient découvrir la pureté de la langue française peuvent trouver des choses utiles dans ce sujet.
    En le relisant, je me souviens des jours d'antan où ce club venais d'être créé, où j'étais débutant en français.

Chia sẻ trang này