1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Bạn biết gì về nón bảo hiểm?

Chủ đề trong 'Ô tô - Xe máy' bởi maybe_ilike, 17/03/2005.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. maybe_ilike

    maybe_ilike Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    16/07/2002
    Bài viết:
    536
    Đã được thích:
    0
    Theo em thấy thì hình như mọi người không quan tâm đến việc lựa chọn nón như thế nào mà chỉ là đội nón chỉ là đối phó với chính quyền.
    Các bác phân loại mọi người lựa chọn nó theo giai cấp hoặc an toàn, và chỉ chọn các loại nón trùm cả đầu

    Đây là những loại nón thường được mọi người lựa chọn để đi những đoạn đường dài. Nó giúp mọi người có cảm giác an toàn hơn.
    Tuy nhiên khi tham gia lưu thông trong thành phố mọi người thường chọn những loại nón thông thoáng, hay còn gọi là nón nữa đầu. Nó mang lại cho chúng ta cảm giác thông thoáng, và thời trang. Ngoài ra có thể gắn kèm theo các loại kiếng nếu thích. Đây là loại nón đang được ưa chuộng hiện nay trong thành phố.


    Ngoài ra là loại nón dành cho giới lao động, thường thì chỉ để đối phó với công an là những loại nón bảo hộ hoặc cao cấp hơn là
    Các bác thấy thế nào? Có như em nói không ah, em đang làm về đê tài này, mong các bác giúp đỡ.
    To @saber : Ngoài lề tí bác nhé. Em đâu có tự giới thiệu đâu, mà em cũng còn trẻ lắm, bác gọi em thế nào mà chẳng được. Cái title của em là do admin tự đặt hồi đầu lúc em mới vào TTVN ấy, chẳng hiểu lão ấy nghĩ gì, sau khi ngắm nghía em rồi tự làm cho em chứ chẳng phải em yêu cầu đâu. Lão admin ấy hại em làm đến giờ chẳng ai thèm "iu" em, tim em tan nát thì có áh, hic hic!
    Được maybe_ilike sửa chữa / chuyển vào 11:21 ngày 18/03/2005
  2. thienhai

    thienhai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/12/2004
    Bài viết:
    25
    Đã được thích:
    0
    Tôi đang ở Sài Gòn có ai biết chỗ nào bán và thay kính mũ bảo hiểm chất lượng mà giá hợp lý không xin chỉ với?
  3. DP167

    DP167 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/02/2005
    Bài viết:
    483
    Đã được thích:
    0
    Em là em ghét cái nồi cơm điện ấy lắm. Đội đi đường xa được cái bảo vệ mắt và da mặt . Đa số là đối phó CA. Chứ bảo chúng em sấy tóc, xịt keo, trang điểm, mặc váy mà mang thêm cái nồi cơm điện trên đầu thì trông khiếp lắm
  4. loongnguyen

    loongnguyen Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/02/2005
    Bài viết:
    129
    Đã được thích:
    0
    tui thì khoái kiểu nón màu hồnh lắm (màu đen và trắng hay hơn) kg biết giá bao nhiêu nhỉ?
  5. khome

    khome Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/06/2004
    Bài viết:
    5.633
    Đã được thích:
    4
    Hình như bác chưa đọc bài viết của tớ trong "Dict 4 Biker" rồi.
    Về nón BH, anh em trong này toàn dân pro nên thích loại che cằm là dễ hiểu.
    Bản thân tớ ngày nào đi làm cũng đội MBH mặc dù chẳng ai bắt buộc cả, bác Sivextien cũng vậy.
    Chắc bác chưa nhìn thấy mấy bộ đồ chạy xe của đội U18, bác Saber và các bác Hanoimotorcross nhỉ. Ngoài MBH còn có cả BV bả vai, khuỷu tay, đầu gối và phần lưng nữa.
    Bài viết của bác áp dụng cho báo chí, cho toàn xã hội thì đúng nhưng chỉ anh em moto thì chưa đúng đâu
  6. sivextien

    sivextien Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/03/2004
    Bài viết:
    775
    Đã được thích:
    1
    he he..bác khome nói đúng lắm...đại đa số người VN bây giờ vẫn coi chuyện đội nón BH là để đối phó với CA. Ngày nào Sivextien đi làm cũng thấy cảnh pà kon treo nón bảo hiểm tòng teng trên xe , đi đến gần trạm CA thì 1 -2 -3, cả 1 hàng dừng lại lấy nón chụp vào đầu, nhiều khi cũng không thèm bỏ mũ đang đội ra...qua khỏi trạm thì lại ...tháo ra treo xe ...hehehhe
    Nói thiệt là nếu đi lòng vòng trong TP một tí thì không cần đội nón làm chi.. Nhưng nếu mà có dịp đi xa, hay đi làm mỗi ngày tổng cộng khoảng 50km như Sivextien thì việc đội nón bảo hiểm , nhất là loại kín cằm trở thành 1 việc hết sức cần thiết.
    Nếu các bác đi xa mà không đội nón bảo hiểm lúc đầu thì cũng thấy thích do có cảm giác gió...nhưng đến nơi thì oải lắm...hơn nữa nếu mà chạy >80kmh thì sẽ dễ gặp tình trạng gió tạt làm chảy nước mắt...chưa kể bụi bặm có khi còn bay vô mắt ấy chứ ( Bác nào chạy từ Vũng Tàu về TP khoảng 6-7h mà có đội nón BH kín cằm thì sẽ thấy thiêu thân với bụi bặm đập vào kính che như mưa luôn áh )
  7. 929rr

    929rr Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/12/2004
    Bài viết:
    1.158
    Đã được thích:
    0
    Theo tiêu chuẩn của US:
    - Helmet chỉ nên sử dụng tối đa là 5 năm từ lúc sừ dụng lần tiên. Lý do là vì mồ hôi của chính ta làm chất móp bị dòn và mụt đi.
    - Không nên sử dụng nóng sau khi nón bị đụng cham mạnh. Vì lớp móp bảo vệ đả bi nở ra khi bị chạm mạnh và sẽ không còn khả năng bảo vệ người đội như lúc mới.
  8. TitMui

    TitMui Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/02/2005
    Bài viết:
    30
    Đã được thích:
    0
    Vài lời nói đầu : như anh em cũng biết đối với người VN thì việc đội mũ bảo hiểm chỉ là biện pháp đối phó với công an. Bên cạnh đấy họ không biết rằng mũ bảo hiểm là cực kỳ quan trọng khi xảy ra tai nạn. Đối với anh em moto-xemáy, ngoài những sự đam mê tốc độ, đường trường ... chúng ta cần bảo vệ chính mình. Do đó chúng ta phải hết sức cẩn thận trong việc chọn mua mũ bảo hiểm. Loại mũ bảo hiểm loại nửa đầu thì tôi xin không bàn đến. Bài viết dưới đây chỉ đề cập đến loại mũ phủ cả cằm, mà đối với anh em moto chúng ta là người bạn đường không thể thiếu được.
    Trong vài năm gần đây những nhà sản xuất mũ bảo hiểm đã cải thiện đáng kể các sản phẩm của họ về các mặt : độ an toàn, tiện dụng, chất lượng kính chắn gió và cách âm. Mũ bảo hiểm đóng vai trò quan trọng, làm giảm tối đa lực va đập của đầu, tránh những hậu quả đáng tiếc khi có tai nạn xảy ra.
    [​IMG]
    1/- Sự cấu thành mũ bảo hiểm :
    a) Lớp vỏ bên ngoài : được sản xuất bằng vật liệu tổng hợp(synthetic), hay bằng vật liệu hỗn hợp (composite). Đây là phần cứng nhất của mũ. Nó bao gồm hai chức năng :
    [​IMG]
    - Tránh sự rạn nứt của xương sọ khi có va chạm và cản những vật thể lọt vào bên trong mũ.
    - Là yếu tố đầu tiên làm giảm sự va chạm.
    b) Lớp đệm bên trong : thường được sản xuất bằng polystyrène. Tùy theo từng loại sản phẩm mà có độ dày mỏng khác nhau.
    c) Kính chắn gió : chức năng đầu tiên của kính chắn gió là bảo đảm một cách tốt nhất cho tầm nhìn. Phải tránh được sự đọng hơi nước và quan trọng là không làm lệch tầm nhìn của người điều khiển xe. Nó cũng hỗ trợ bảo vệ trong trường hợp va chạm. Nhất là bảo vệ người chống lại những thứ như là : bụi, đá dăm, côn trùng và cũng có thể là cả chim nữa ? khi đang chạy với vận tốc cao.
    [​IMG]
    d) Dây khóa : khỏi cần nói chắc các bạn cũng biết là dùng để gắn chặt mũ vào đầu.
    [​IMG]
    e) Những vật dụng kèm theo : như là bộ thông gió, dụng cụ chống đọng hơi, chống ồn, bộ đệm (dành cho ai có đầu quá bé mà lại mua mũ bảo hiểm quá to ) .vv... Tất cả những thứ này bổ trợ thêm cho mũ bảo hiểm, làm người lái có thể hoàn toàn tập trung vào việc điều khiển hơn là mải suy nghĩ về cái mũ bảo hiểm đội trên đầu.
    2/- Trọng lượng của mũ bảo hiểm :
    Không cần phải nói chúng ta cũng hiểu rằng mũ càng nhẹ thì càng tốt. Trọng tâm của mũ chính là trọng tâm của dầu, do đó sẽ ít có hoặc không có sự cảm nhận về sức nặng của mũ khi đội.
    Đoạn này thì dành cho các bác đi racing. Một điểm quan trọng nữa là áp lực của mũ về phía gáy : càng chúi người về phía trước moto thì chúng ta càng cảm thấy sức nặng của mũ ở gáy, vì lúc này trọng tâm của đầu đã thay đổi.
    Có hai yếu tố bù trừ cho nhau có ảnh hưởng trực tiếp đến trọng lượng của mũ :
    - Sự phân chia khối lượng bên trong mũ, hoặc về phía trên, hoặc về phía dưới.
    - Yếu tố khí động học (aerodynamic) sẽ cân bằng trọng lượng của mũ tùy theo tốc độ.
    Mũ bảo hiểm càng nhẹ thì trong bất kỳ mọi trường hợp sẽ rất thoải mái với những người đi đường trường. Xin nhớ rằng mũ bảo hiểm càng to hơn đầu bao nhiêu thì chúng ta càng cảm nhận sức nặng bấy nhiêu.
    3/ Những loại vật liệu : chất dẻo (plastic) hay sợi (fiber).
    Như đã nói ở trên lớp vỏ bên ngoài của mũ được sản xuất bằng hai loại vật liệu. Sau đây tôi xin nói rõ hơn về các loại vật liệu này.
    a) Loại đầu tiên được sản xuất bằng cách phun chất dẻo dưới một áp suất nhất định (thường là polycarbon). Phương pháp sản xuất này còn được gọi là ?onội xạ chất dẻo bằng nhiệt? (thermoplastic inject). Với sự cải tiến các chất liệu sản xuất, trọng lượng của lớp vỏ này giảm và sự chịu đựng va đập tốt hơn. Để sản xuất lớp vỏ này, người ta cần một hình khuôn bằng kim loại rất đắt tiền và một máy điều khiển robot. Số lượng sản xuất đại trà sẽ làm giảm đi kinh phí cho các nhà đầu tư. Chính vì lý do giá thành loại mũ được sản xuất bằng hai lớp chất dẻo nhiệt là rất hiếm trên thị trường. Những vấn đề thường gặp với các loại mũ bảo hiểm cũ (vỏ bằng nhựa bình thường) như là : mất chất lượng một cách nhanh chóng vì tia cực tím (ultra violet) của mặt trời .vv... ngày nay chỉ còn là những kỷ niệm buồn.
    b) Loại thứ hai được sản xuất bằng chất liệu hỗn hợp. Mỗi một loại sợi có tính năng riêng biệt :
    - Sợi thủy tinh có cách tính năng mạnh như là : độ dãn, độ nén, độ phân phối đều lực va đập, nhưng lại là một chất liệu nặng. Nó rất dễ sử dụng nhưng giá thành lại cao.
    - Kevlar thì nhẹ và chịu được độ dãn nhưng không chịu được độ nén. Nó chỉ có thể dùng để bổ trợ.
    - Sợi carbon nhẹ và độ chịu đựng tốt. Nhưng trong trường hợp va đập cực mạnh thì nó trở nên dòn và sự giảm thiểu lực va đập rất kém.
    - Ngoài ra cũng có nhiều loại sợi khác : dyneema .vv...
    Mỗi nhà sản xuất đều tìm một giải pháp tốt nhất, giữa phương pháp sản xuẩt và các loại sợi. Thât khó mà nói được những tính năng vượt trội của vật liệu hỗn hợp và chất dẻo nhiệt. Nhưng những tay đua xe siêu hạng, những người sử dụng mũ bảo hiểm nhiều nhất lại có xu hướng chọn mũ làm bằng vật liệu hỗn hợp.
    4/- Sử dụng :
    Giống như tất cả các dụng cụ bảo hộ khác, hãy bảo vệ nó kỹ lưỡng mũ khi không dùng đến. Và nó sẽ giúp bạn giảm được tối đa hậu quả khi tai nạn. Chỉ nên lau chùi mũ của bạn bằng hỗn hợp gồm nước ấm và xà phòng giặt (1 lít nước và 1 muỗng cà phê xà phòng giặt). Thấm hỗn hợp này bằng một khăn mềm và lau chùi. Sau đấy thì lau lại bằng một khăn ẩm khác.
    Không ngồi lên mũ. Không bao giờ sấy khô mũ bằng máy sấy tóc. Cũng đừng nên chạy xe khi mũ buộc ở bên cạnh hay móc ở khuỷu tay. Và hãy khóa móc cằm ngay cả đối với những chặng đường ngắn. Tránh không được cho mượn mũ bảo hiểm. Vì đối với bạn thì nó rất vừa nhưng với người khác họ sẽ làm mũ rộng ra nếu như đầu họ qua to, và trong truờng hợp ngược lại thì nó sẽ bảo vệ không được tốt. Luôn luôn kiểm tra dây khóa đã vừa đủ chặt chưa. Cuối cùng là hãy đừng thay đổi mũ của bạn bằng cách : sơn màu, khoan lỗ, hay dán thêm cái gì đấy. Tất cả những điều đấy sẽ làm giảm chất lượng và sự chịu đựng va đập của mũ bảo hiểm.
    5/- Thay mới :
    Tốt hơn hết là mua mũ bảo hiểm mới khi đã gặp tai nạn. Ngay cả khi mũ có vẻ như là không hỏng hóc gì cả. Vì có thể lúc đấy nó đã bị biến dạng và không còn có khả năng bảo vệ tốt được nữa. Mũ bảo hiểm cũ đi, trở nên quá lớn. Lớp bảo vệ bên trong theo thời gian mất đi tính đàn hồi. Như bác nào đấy đã nói ở trên thì nên thay mũ sau mỗi 5 năm (tất nhiên là tùy vào cường độ sử dụng, sự giữ gìn và chất lượng của mũ).
    6/- Tiếng ồn :
    Mũ hiểm bảo hiểm càng ngày càng được cách âm tốt hơn. Cường độ âm thanh tỷ lệ thuận với vận tốc và chất lượng thoát khí của mũ. Quan trọng của mũ là làm giảm thiểu tối đa những tiếng động này để đảm bảo một thính giác tốt. Một điểm yếu duy nhất là người sử dụng bị cách ly với môi trường bên ngoài. Hơn nữa với kính chắn gió đóng hoặc mở, hoặc theo sự thay đổi của thời tiết làm cho người sử dụng có thể sẽ không nhạy cảm được với âm thanh ở bên ngoài.
    Hết
    P/S: bài này em xin nhắc lại vài ý của bác khome đã post về mũ bảo hiểm bên kia và thêm thắt một tí cho nó có vẻ pro. Để anh em đọc chơi hiểu thêm tí công nghệ làm nồi cơm điện.
    Được TitMui sửa chữa / chuyển vào 20:11 ngày 18/03/2005
  9. maybe_ilike

    maybe_ilike Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    16/07/2002
    Bài viết:
    536
    Đã được thích:
    0

    một số tiêu chí để chọn nón bảo hiểm bảo hiểm chất lượng trên thị trường​
    1. Thân nón phải được sản xuất bằng nhựa chịu lực ABS có độ cứng nhằm đảm bảo độ va đập mạnh
    2. Lớp mousse xốp nón bảo hiểm được sử dụng bằng nguyên liệu chuyên dụng phải có độ cứng tốt, không bị lún sâu khi dùng ngón tay ấn mạnh.
    3. Kính chắn gió đạt độ trong suốt, không bị khúc xạ ánh sáng, đảm bảo hình ảnh thật như khi quan sát trực tiếp nếu hình ảnh bị nhoè, không rõ thì không nên chọn sản phảm đó vì sẽ gây hại cho mắt người sử dụng.
    4. Quai nón được lắp bằng chốt khoá nhựa đảm bảo an toàn cho cằm, cổ người sử dụng. Bên cạnh tấm nhựa cằm phải mềm, không sắc cạnh để bảo vệ cho cằm.
    5. Các chi tiết góc cạnh nón bảo hiểm phải được mài nhẵn. Nếu một số chi tiết, đặt biệt mặt trước thân nón có các sắc cạnh sẽ làm tổn thương mặt, cằm hoặc cổ người sử dụng.
    6. Nón bảo hiểm loại nữa đầu phải đạt tiêu chuẩn trọng lượng sản phẩm tử 300 gram - 550 gram. Nón bảo hiểm loại có gắn kính nên có trọng lượng từ 650 gram - 1200 gram.
  10. thienhai

    thienhai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/12/2004
    Bài viết:
    25
    Đã được thích:
    0
    Gửi các bác chưa quan tâm đến việc đội mũ bảo hiểm!! Qua các bài em thấy hình như chỉ mấy bác "pro" mới có thói wen đội mũ bảo hiểm khi lái môtô còn mấy bác "amatuer" thì chỉ đội chiếu lệ mỗi khi qua những chốt kiểm soát. Có lẽ vì những lí do khách quan hoặc chủ quan mà các bác ấy không muốn ( hoặc không thích) đội mũ bảo hiểm. Nhưng mấy bác sẽ thấy hối hận vì đã không đội mũ bảo hiểm. Tôi có một ông anh họ vừa bị tai nạn hồi trước tết trong khi đang lái chiếc "Nô" với tốc độ "trên mây". Khi té xuống, vì không đội mũ bảo hiểm nên mặt đường đã "ăn" hết một phần mặt của ông anh tôi khiến ảnh phải bó bột gần một tháng và tốn không ít cho việc chỉnh hình lại khuôn mặt ( giờ đây tôi không nhận ra người anh của tôi năm xưa). Tôi kể cho các bác nghe không phải muốn "rung cây nhát...các bác" mà để các bác thấy được tầm quan trọng của việc đội mũ bảo hiểm khi lái xe. Mấy bác có thể nói "tôi chạy rất cẩn thận" hoặc "tôi chạy rất chậm" hoặc "tay nghề tôi "xịn" lắm mấy chục năm nay chưa gây tai nạn lần nào", nhưng "họa vô đơn chí" mà, bác không gây tai nạn nhưng người ta gây tai nạn cho bác, bác có dám chắc ngày mai bác chạy xe ra đường thì không có chuyện gì xảy ra với bác? Bác có thể bỏ chút ít thời gian để "nhòm" qua các nước phương tây sẽ thấy mỗi khi chạy xe máy ( ngay cả xe đạp) ra đường họ đều đội mũ bảo hiểm. Sắp tới sẽ có quy định buộc phải đội mũ bảo hiểm dù là trong hay ngoài thành phố. Đội mũ bảo hiểm thể hiện ý thức tự bảo vệ bản thân và nếp sống văn minh của con người hiện đại.

Chia sẻ trang này