1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Bạn Biết Gì Về Trái Đất Và Hệ Mặt Trời

Chủ đề trong 'Thiên văn học' bởi Hero_Zeratul, 05/04/2006.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. Hero_Zeratul

    Hero_Zeratul Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/06/2003
    Bài viết:
    1.575
    Đã được thích:
    0
    Bạn Biết Gì Về Trái Đất Và Hệ Mặt Trời

    Tôi sẽ sưu tầm và khôi phục lại một số bài viết về chủ đề Hệ Mặt Trời
    Rất mong nhận được sự quan tâm, thảo luận của các bạn
  2. Hero_Zeratul

    Hero_Zeratul Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/06/2003
    Bài viết:
    1.575
    Đã được thích:
    0
    Bài của RAGNAROK gửi lúc 11:05, 16/12/02
    ====
    TRÁI ĐẤT
    1.Hình dạng và kích thước trái đất:
    Vào thời trung cổ, loài người tưởng rằng đất là một mặt bằng và trời là một vòm cầu như một chiếc ***g bàn úp lên mặt đất. Sau này, nhờ việc mở rộng di chuyển và hoạt động, con người mới nghĩ rằng trái đất có dạng cầu. Chuyến đi vòng quanh trái đất đầu tiên do Magenlăng thực hiện vào năm 1521 đã xác định cho dạng cầu của trái đất.
    Bằng các phép đo đạc chính xác, người ta biết rằng trái đất là một hình cầu không hoàn hảo mà dẹt ở hai đầu. Bán kính xích đạo của trái đất là 6378km trong khi bán kính ở cực chỉ có 6357km. Như vậy chu vi trái đất vào khoảng 4 vạn km.
    2. Khối lượng:
    Áp dụng công thức lực vạn vật hấp dẫn của Newton (F=Gm1m2/r2) có thể tính chính xác khối lượng trái đất vào khoảng 6000tỷ tỷ tấn. Thực chất thì trong suốt thời gian tồn tại của mình, trái đất liên tục ngia tăng khối lượng. Mõi năm, trái đất nhận thêm 30000 tấn bụi vũ trụ. Như vậy trong suốt 4 tỷ năm qua, trái đất đã nặng thêm 1/100triệu khối lượng của nó.
    3.Cấu tạo bên trong trái đất:
    Trong thời kì mới hình thành trái đất , đã xảy ra quá trình phân bố lại vật chất rộng lớn dưới ảnh hưởng của trường trọng lực. Những kim loại ở thể lỏng nặng hơn cả, đi vào trung tâm trái đất. Phần trên là các lớp nóng chảy gồm sunphit, oxit và các kim loại có tính tương tự lưu huỳnh.Các lớp trên cùng gồm xilicat nóng chảyvà các lớp khí, hơi của các nguyên tố nhẹ.Khi nguội lạnh, các lớp trên kết tinh và rắn lại tạo thành vỏ trái đất. Phần dưới vỏ trái đất ở thể lỏng do chịu ảnh hưởng của áp suất lớn nên độ nhớt tăng lên, do đó vận tốc truyền sóng địa chấn bên trong trái đất tăng lên liên tục theo độ sâu. Ở độ sâu 2900km là mặt ranh giới giữa các lớp bao và nhân trái đất, ở đó sóng địa chấn bị phản xạ mạnh Phần trung tâm trái gồm chủ yếu Fe và Ni. Trong hệ mặt trời, hành tinh càng lớn thì mật độ vật chất nặng càng cao.
    Các thiên thạch trong vũ trụ bao gồm 91% sắt, 8% niken và 1% còn lại gồm phốtpho và coban.
    4. Quỹ đạo trái đất:
    Trước đây , vào thời trung cổ, người ta quan niệm Trái đất là trung tâm của vũ trụ. Mẫu địa tâm của Ptôlemy đưa ra khẳng định rằng trái đất ở chính tâm, quay quanh trái đất là 8 mặt cầu của mặt trăng, sao thuỷ, sao kim, mặt trời, sao hoả , sao mộc, sao thổ và các sao cố định.Cho đến tận năm 1543, Nicolai Côpecnich mói chính thức đưa ra công trình của mình.
    Theo ông thì:
    _Mặt trời là trung tâm Thái dương hệ.( vì vậy gọi là hệ nhật tâm Côpecnich).
    _Các hành tinh chuyển động tròn quanh mặt trời theo cùng một chiều với chu kì khác nhau.Hành tinh càng xa có chu kì chuyển động càng lớn.
    _Trái đất cũng là 1 hành tinh. Ngoài chuyển động quanh mặt trời, trái đất còn tự quay quyanh nó.
    _Mătrj trăng chuyển động tròn quanh trái đất.
    Tiếp đó, Johanne Kepler (1571-1630) đã dưa ra 3 định luật chuyển động của hành tinh:
    1-Các hành tinh chuyển động quanh mặt trời theo quỹ đạo elip mà mặt tròi nằm ở một trong hai tiêu điểm của elip quỹ đạo.
    2-Đoạn thẳng nối từ mặt trời đến hành tinh quét những diện tích bằng nhau trong những khoảng TG bằng nhau. ( còn gọi là định luật tốc độ diện tích bằng hằng số)
    3-Bình phương chu kì chuyển động hành tinh tỷ lệ với luỹ thừa bậc 3 của nửa trục lớn quỹ đạo.
    Như vậy, ngày nay ta đã biết trái đất là 1 phần của hệ mặt trời. Trái đất cách mặt trời trung bình đúng 1 u.a và chuyển động quanh nó một chu kì hết 365,2422 ngày đêm theo quỹ đạo elip. Vệ tinh duy nhất của trái đất là mặt trăng. Mặt trăng cách trái đất 384000km, nó tự quay quanh trục và chuyển động quanh trái đất với cùng một chu kì 27,32 ngày.
  3. Hero_Zeratul

    Hero_Zeratul Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/06/2003
    Bài viết:
    1.575
    Đã được thích:
    0
    Bài của RAGNAROK gửi lúc 17:47, 16/12/02
    ====
    Sự hình thành hệ mặt trời:
    - việc hình thành Thái dương hệ được bắt đầu từ sau khi Côpecnich, Kepler khám phá ra quy luật chuyển động của các hành tinh và Newton khám phá ra hiện tượng hấp dẫn của vật chất trong vũ trụ.
    Vào giữa thế kỉ mười tám, nhà triết học người Đức là Căng lần đầu tiên đã nêu lên sự tiến hoá của vũ trụ. Ông cho rằng hệ mặt trời hình thành từ một đám tinh vân khổng lồ.
    Tiếp đó, Laplatxơ cho rằng hệ mặt trời hình thành từ một đám khí bụi khổng lồ. Khối khí bụi từ từ quay quanh trục và ở trung tâm khối là một nhân cô đặc. Thể tích khối khí bụi nhỏ dần, co lại do lực hấp dẫn làm nó quay nhanh hơn. Đến một tốc đọ quay nhất định, lực ly tâm của vành vật chất ở xích đạo lớn hơn lực hấp dẫn, vành này tách khỏi trung tâm và tiếp tục quay như trước. Khối trung tâm tiếp tục quay nhanh hơn dẫn đến việc tách ra của vành vật chất thứ 2 , thứ 3 .v.v.... Do sự phân bố vật chất trong các vành không đều nên vật chất trong vành dần tích tụ thành phôi thai của hành tinh. Mỗi phôi thai đó lại quay nhanh dần làm tách ra các vành vậtchất tạo thành vệ tinh. Phần khối khí còn lại ở trung tâm tạo thành Mặt trời.
    CÁC HÀNH TINH THÁI DƯƠNG HỆ :
    1-Thuỷ tinh:
    Cách mặt trời 58 triệu km, có khối lượng bằng 0,05 khối lượng trái đất nhưng là hành tinh có khối lượng riêng lớn nhất trong hệ mặt trời. Thuỷ tinh quay quanh mặt trờihết 88 ngày và quay quanh trục hết 58 ngày đêm trái đất.
    2-Kim tinh:
    Cách mặt trời 108 triệu km, có khối lượng bằng 0,82 khối lượng trái đất và bán kính xích đạo bằng 0,95 bán kính xích đạo trái đất. Một năm sao Kim dài bằng 225 ngày đêm trái đất và một ngày của nó dài từ 20-24 ngày đêm trái đất.
    3-Hoả tinh:
    Cách mặt trời 228 triệu km. Sao Hoả có hai vệ tinh đều nhỏ hơn mặt trăng của trái đất. Khối lượng của nó bằng 0,12 khối lượng trái đất, nó tự quay quanh trục theo chu kì 24h37mn và quay quanh mặt trời hết 687 ngày đêm trái đất.
    4-Mộc tinh:
    Là hành tinh lớn nhất trong hệ mặt trời với bán kính xích đạo =11,3 lần của trái đất. Mộc tinh cách xa MT hơn TĐ 5,2 lần. Nó quay quanh MT 1 vòng hết 12 năm nhưng 1 ngày chỉ có 9h50mn.
    5-Thổ tinh:
    Cách MT 9,5 lần khoảng cách TĐ-MT, sao thổ là hành tinh lớn thứ 2 trong hệvớib bán kính xích bđạo lớn hơn trái đất 9,5 lầnvà khối lượng bằng 95 lần khối lượng trái đất.
    Thổ tinh quay quanh MT hết 30 năm TĐ và 1 ngày đêm sao Thổ dài 10h
    6-Thiên vương tinh:
    Cách MT hơn TĐ 19,2 lần, có bán kính lớn gấp 4 lần bán kính TĐ , được phát hiện năm 1781 .Một nămsao Thiên vương tinh bằng 84 năm TĐ và một ngày dài 10h49mn. Một năm có 72 ngàn ngày đêm
    7- Hải vương tinh:
    được phát hiện vào năm 1846, cách xa MT hơn TĐ 30 lần, có kích thước tương đương sao thiên vương và khối lượng bằng 17,2 lần khối lượng TĐ. Một năm sao hải vương dài băng 165 năm TĐ và một ngày đêm ở đây dài 15h
    8- Sao Diêm vương:
    Cách MT 39,37 u.a, được phát hiện vào năm 1930. Sao DV tự quay quanh trục hết 6 ngày đêm TĐ và một năm dài bằng 247 năm TĐ. Bán kính hành tinh này là 1140 km, có tỷ trong bằng 2. Diêm vương tinh được bao phủ bởi một lớp vật chất nănmg hơn nước đá, chủ yếu là methane trắng, ngoài ra còn có N2 và CO dưới dạng băng hà, trọng lực ở đây chỉ bằng 1/380 của TĐ.
    Sao diêm vương có một vệ tinh duy nhất là Charon phát hiện năm 1978 , cách hành tinh mẹ 19640km và có bán kính 590km.
  4. Hero_Zeratul

    Hero_Zeratul Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/06/2003
    Bài viết:
    1.575
    Đã được thích:
    0
    Bài của RAGNAROK Gửi lúc 15:53, 17/12/02
    ====
    MẶT TRỜI VÀ MẶT TRĂNG
    :
    Mặt Trời:
    Mặt trời có khối lượng bằng 330000 lần khối lượng Trái đất. Đường kính mặt trời bằng 109 lần đường kính trái đất và nhiệt độ bề mặt khoảng 6000 độ C.
    Tất cả mọi thiên thể trong vũ trụ có khối lượng của mặt trơpì đều có khả năng tự nóng sáng. Đó là vì khi vật có khối lượng càng lớn thì sức nặng các lớp vật chất bên ngoài nén vào tâm càng mạnh hay nói cách khác là áp suất ở tâm các vật này là rất lớn. Áp suất trong lòng Mặt trời lên tới hàng trăm triệu atm , do đó nhiệt độ trong lòng mặt trời lên tới hàng triệu độ. Ở nhiệt độ này, các hạt nhân nguyên tố nhẹ như hydro thu được động năng rất lớn đủ để thắng được lực đẩy tĩnh điện và kết hợp chặt với nhau tạo thành hạt nhân heli (được gọi là phản ứng nhiệt hạt nhân hay sự nổ hạt nhân). Chính phản ứng này đã giải phóng ra một năng lượng rất lớn duy trì hoạt động tự nóng sáng của Mặt trời.
    Mặt trời cách trái đất đúng một u.a, nó cách trung tâm thiên hà 23 ngàn năm ánh sáng và cách rìa thiên hà 13 ngàn năm ánh sáng . Mặt trời chuyển động quanh thiên hà một vòng hết 245 triệu năm Trái đất .Mắt trời tự quay quanh mình hết 27 ngày đêm trái đất tương đương 648 giờ.
    Một trong những hoạt động chủ yếu của mặt trời là các vết đen mà con người có thể quan sát được. Chu kì vết đen của mặt trời được xác lập vào thế kỷ XIX . Đó là những khu vực hoạt động mạnh mẽ của mặt trời với nhiều vụ nổ và những vòi lửa nhô cao. Chu kì trung bình của các vết đen mặt trời là từ 7 đến 19 năm, ngoài ra còn có các chu kỳ 22 năm , 72 năm, 100 năm, 266 năm. Bán kính trung bình của các vết đen mặt trời là 10.000km. Sự xuất hiện các vết đen này có ảnh hưởng loqwns đến các hành tinh trong đó có trái đất của chúng ta. Khi có các vết đen mặt trời, không khí trên trái đất mất cân bằng tạo ra cấ cơn lốc xoáy và có còn cả bão từ.
    MẶT TRĂNG:
    _Mặt trăng cách trái đất 384.400km.
    _Mặt trăng có diện tích bề mạt là 37,8 triệu km2 và thể tích là 22,01 tỷ km3.Nó chuyển động quanh trái đất và tự quay quanh trục với cùng một chu kì 27,32 ngày, do đó ở trái đất luôn nhìn thấy cùng một phần diên tích của mặt trăng.Phần diện tích này chiếm 59% tổng diện tích bề mặt Mặt Trăng. Mạt Trăng di chuyển quanh trái đất với tốc độ 1km/s. Một năm trên mặt trăng có 13 ngày đêm , trong đó có một nửa là ngày, còn lại là đêm.
    _Mặt trăng có khối lượng nhỏ hơn trái đất 80 lần và bán kính chỉ bằng 1/4 bán kính trái đất nên trọng lực ở đây chỉ bằng 1/6 trọng lực trái đất.
    _Do không có các đại dương duy trì nhiệt độ nên có sự chênh lệch rất lớn về nhiẹt độ trong ngày. Phần trung tâm được mặt trời chiếu sáng vào giữa trưa có thể đạt đến 130 độC nhưng đến đêm chỉ còn -170 độ C.
  5. Hero_Zeratul

    Hero_Zeratul Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/06/2003
    Bài viết:
    1.575
    Đã được thích:
    0
    Bài của RAGNAROK Gửi lúc 16:49, 17/12/02
    ====
    TUẦN TRĂNG
    Như đã nói ở trên, mặt trăng tự quay quanh trục và quay quanh trái đất với cùng chu kì 27,32 ngày đêm. Nhưng thực ra độ dài của một ngày trên mặt trăng (còn gọi là tuần trăng) dài hơn một chút.
    Hãy tưởng tượng, khi trái đất ở vị trí 1 nào đó tương ứng với thời điểm mặt trăng mặt trời và trái đất thẳng hàng. Nếu đứng từ tâm vùng được chiếu sáng của mặt trăng, người quan sát sẽ thấy mặt trời ngay trên đỉnh đầu. Lúc này là giữa trưa ở mặt trăng.
    Giả sử mặt trăng chuyển động đúng một vòng quanh trái đất. Trong khi đó trái đất vẫn tiếp tục quay quanh mặt trời đến một vị trí 2 và mặt trăng từ vị trí a lúc đầu đến vị trí b sau khio đi hết một vòng quanh trái đất. Vì mặt trăng luôn hướng một nửa nhất định về trái đất nennên người quan sát đứng ở vị trí như nói trên luôn thấy trái đất ngay trên đỉnh đầu .Nhưng vì ở vị trí 2 của trái đất mặt trăng chuyển động đã dươcdj vừa đúng một chu kì nên mặt trăng trái đất và mặt trời không còn nằm thẳng hàng nữa. Do đó người quan sát chưa thấy mặt trời trở lại đỉnh đầu nên lúc này chưa phải là giữa trưa. Để trở lại thời điểm giữa trưa của mặt trăng, trái đất phải tiếp tục chuyển động đến vị trí 3 nhất định kéo theo mặt trăng đến vị trí c tương ứng để mặt trời , trái đất mặt trăng lại thẳng hàng.
    Như vậy chu kì ngày của mặt trăng dài hơn chu kì tự quay và quay quanh trái đất của nó (29,53 ngày ) và đúng bằng chu kì của tuần trăng.
    TRÁI ĐẤT CÓ MẤY MẶT TRĂNG??
    Trong tác phẩm "De la terre à la Lune" của mình, Jules Verne đã phỏng đoán rằng có một mặt trăng thứ hai của trái đất tồn tại cách trái đất 8140km và quay quanh quỹ đạo hết 3h20mn. Tuy nhiên (hay tất nhiên thì đúng hơn) không có ai tin vào điều này vì cho rằng đây chỉ là chuyện viễn tưởng do nhà văn sáng tác. Nhưng vào khoảng những năm 50 của thế kỉ 19, viên giám đốc đài thiên văn Toulouse đã khẳng định rằng có một Mặt trăng thứ hai. Đó là một thiên thể bay quanh trái đất với chu kì 3h20mn và cách trái đất 5000km.
    Ý kiến này được vài nhà thiên văn thời đó tán thành nhưng sau đó bị bỏ quên vì dù thiên thể nhỏ dến đâu và bay nhanh đến đâu thì cũng phải có lúc người ta thấy nó bay qua đĩa sáng mặt trời hoặc mặt trăng tạo thành một vệt đen . Dù nó ở gần trái đất đến mức luôn chui vào bóng tối của trái đất thì cũng phải có lúc người ta trôpng thấy nó vào lúc ban mai hay chiều tối.
    Cơ sở chính cho việc tìm kỉém mặt trăng thứ hai của trái đát là do Lagrange. Khi nghiên cứu bài toán về chuyển động của ba vật thể tương tác, Lagrange đã đi đến kết luận rằng trong điều kiện xác định, các vật thể ấy sẽ tạo trong không gian một tam giác cân thú vị. Mỗi vật thể chuyển động theo quỹ đạo riêng nhưng luôn ở vị trí đỉnh tam giác cân. Bản thân tam giác cân đó không ngừng biến dạng. Trong hệ vật luôn tồn tại những điểm cân bằng đặc biệt. Nếu hệ thống chỉ cób 2 vật ( như hệ trái đất -mặt trăng) thì trong đó sẽ có cái gọi là điểm cân bằng thế, thành lập với hai vật kia những đỉnh tam giác. Trong mặt phẳng chuyển động của hai vật thể này sẽ tồn tại hai tam giác cân có đỉnh trùng nhau là hai vật thể, còn hai đỉnh kia là những điểm cân bằng gọi là những điểm Lagrange. Diểm Lagrange là những cái bẫy trống trong vũ trụ, mọi vật thể rơi vào đây đều mất tốc độ. Chúng sẽ ở lại đấy vĩnh viễn hoặc khá lâu. Khi mật độ các thiên thạch và bụi vũ trụ trong bẫy đã khá lớn, chúng va chạm vào nhau, dần dần mất tốc độ và kết lại với nhau. Quá trình như vậy xảy ra rất chậm . Nhưng qua hàng tỷ năm, tại điểm Lagrange của hệ trái đất- mặt trăng có thể đã tích góp được một lượng vật chất khá lớn và có thể đã đủ để hình thành mặt trăng thứ hai cho chúng ta .
  6. Fairydream

    Fairydream Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/07/2002
    Bài viết:
    2.678
    Đã được thích:
    1
    Ragnarok Gửi lúc 17:14, 20/12/02



    [​IMG][​IMG]TẠI SAO CÓ THUỶ TRIỀU??Trong vũ trụ, các vật thể đều có sức hút tác dụng lên nhau, thiên thể ở càng gần nhau thì hấp dẫn tác dụng lên nhau càng lớn. Trong hệ Mặt Trời, Mặt Trăng ở gần trái đất của cjhúng ta nhất, do đó hấp dẫn của Mặt trăng tác dụng lên TĐ là lớn nhất . Lực hút này tác dụng mạnh mẽ lên các phân tử nước trên bề mặt TĐ. Vì nước là một chất linh động nên :[​IMG]Hãy tưởng tượng điểm O là tâm trái đất , hai trục AB và CD vuông góc với nhau qua O đường thẳng nối A-O-B đi qua tâm Mặt Trăng. Vì A là điểm gần MT nhất nên lực hút tác dụng lên điểm này là mạnh nhất, dodó mực nước ở A dâng lên cao nhất. đồng thời các phân tử nước ở C và D dồn tới A để lấp chỗ trống, do đó ở C và D lúc này mực nước rút xuống( triều xuống) . Nhưng tại B-điểm xa Mặt Trăng nhất cũng có nước dâng lên. Vậy tại sao???Đó là do A, O, B là 3 điểm thẳng hàng và thẳng hàng với tâm Mặt Trăng. Lực tác dụng lên A, O, và B từ Mătrj Trăng là các lực cùng phương , cùng chiều nhưng độ lớn khác nhau( do khoảng cách khác nhau). Lực này truyền cho A, O vàB những gia tốc khác nhau. Vì tâm O của trái đất là cố định so với MT trong những thời điểm nhất định nên các gia tốc này làm cho A ngày càng rời xa O và O ngày càng xa B . Nhưng vì O cố định nên nó tạo ra một lựcluy tâm tác dụng lên các phân tử nước ở cả A và B, do đó ở B cũng có hiện tượng triều lên.[​IMG]Trái Đất tự quay quanh trục với chu kì 24h, trong khi đó, MT chuyển động quanh Trái đất với chu kì 27,32 ngày (tức là chậm hơn 27,32 lần) nên Trái đất luôn luôn đuổi kịp thuỷ triều. Gọi A1 là điểm có thuỷ triều cao nhất ứng với điểm A của mực nước. Khi A1 chuyển động theo Trái đất thì A chuyển động theo cùng 1 chiều do hấp dẫn của Mặt Trăng. Khi A1 đã chuyển động được đúng một vòng để trở lại vị trí cũ thì A mới đi được 1/27,32 chu kì của mình. Để đuổi kịp A, A1 cần thêm 52 phút nữa. Như vậy bất cứ điểm nào trên Trái Đất khi cần có một đợt thuỷ triều thứ 2 với cùng mức nước thì phải đợi 24h52mn.[​IMG][​IMG]LIỆU CÓ KHÍ TRIỀU KHÔNG??Vì không khí có tính linh động còn cao hơn nước rất nhiều nên thực chất khí triều xảy ra hàng ngày trên trái đất là hết sức mạnh mẽ nhưng con người không thể nhìn thấy(đương nhiên) .[​IMG]Ngay cả các lớp thạch quyển dù có tính linh động rất nhỏ cũng không thể tránh khỏi ảnh hưởng của hấp dẫn này. Hàng ngày các lớp đất đá này vẫn không ngừng "dập dờn ", nhưng với biên độ rất nhỏ ( không quá 20cm) nên con người không thể nhận ra.
  7. Fairydream

    Fairydream Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/07/2002
    Bài viết:
    2.678
    Đã được thích:
    1
    dr_slums Gửi lúc 15:50, 21/12/02 
    Bài này viết hôm trước rồi xong không hiểu sao lại không tìm thấy may qua ở nhà vẫn còn lưu 1 bản .
    Mặt trời là một ngôi sao lớn nhất trong hệ Mặt trời . Có khối lượng gấp 300.000 lần Trái Đất và ở cách xa chúng ta 150 triệu Km (được gọi là một đơn vị thiên văn .Nếu nhìn lên từ Trái Đất thì chúng ta chỉ nhìn thấy mặt ngoài gọi là quang cầu ( Photosphere ) có chiều dày khoảng 700 Km .Quang cầu trông giống như hạt gạo lấm tấm chuyển động không ngừng với vận tốc 1- 2 Km / giây , như sôi sục lên , xuất hiện những chu kỳ 5- 10 phút rồi lại chìm vào trong lòng Mặt trời như những bọt khí nóng . Quang cầu có nhiệt độ khoảng 5.500 C , là vùng hoạt động nhất trên Mặt trời và là nơi bức xạ ra các tia bức xạ Mặt trời được phóng ra xung quang . Thỉnh thoảng người ta thấy các tai lửa bắn ra từ Mặt trời những tai lửa này có nhiệt độ khoảng 7.000 C đến 10.000 C cao hơn nhiệt độ bên trong Mặt trời suy ra các tai lửa có nguồn gốc từ bên trong Mặt trời . Tai lửa cso vai trò trao đổi chất giữa sắc cầu và nhật hoa . Các vết đen trên Mặt trời là những vùng khí xoáy có nhiệt độ thấp hơn vào khoảng 4.500 * C . nguyên nhân là do những nhiễu loạn từ trường gây ra . Số lượng các vết đen tăng giảm theo một chu kỳ 11 năm . Các vết đen thường gặp ở hai bên xichs đạo của Mặt trời từ vĩ độ 5 - vĩ độ 40 . Các vết đen thường xuất hiện theo từng cặp : một mang điện tích dương còn một mang điện tích âm thường nằm cách nhau không xa . Các vết đen đầu tiên xuất hiện là những vết nhỏ cạnh đó sẽ có một vết khác xuất hiện và chúng lớn dần lên trong vài ngày . Phần trung tâm vết đen có thể rông hơn 100.000 Km và có thể tồn tại vài tháng .Bên ngoài Mặt trời là nhật hoa . Nhật hoa là một đám bụi có nhiệt độ khá cao , không nhìn thấy được , bao quanh Mặt trời, gồm các hạt nhỏ và nhẹ , chủ yếu là các hạt điện tích , những điện tử do các lớp bên dưới phóng lên . Bị gia tốc bởi nhiệt độ cao của Mặt trời các hạt bụi này phóng ra với vận oóc khá lớn và mất dần năng lượng ( do bức xạ nhiệt ) kích thước nhỏ đi và biến mất dần trong khoảng không vũ trụ . Nhật hoa như một vầng sáng bạc , hình dạng luôn thay đổi . Những năm có nhiều vết đen trên Mặt trời, nhật hoa trải rộng ra khắp xung quanh , những năm có ít vết đen trên Mặt trời , nhật hoa chỉ kéo dài dọc xích đạo . Nhật hoa chỉ có thể nhìn thấy ở Trái Đất mỗi khi có nhật thực toàn phần . Sắc cầu (Chromosphere ) nằm giữa nhật hoa và quang cầu luôn luôn chuyển động . có chiều dày không cố định . Từ quang cầu sắc cầu xuất hiện ở bên trên như một viền sáng yếu ớt với những lưỡi đỏ nhạt , cao thấp khác nhau luôn biến động nhảy múa trên nền đám mây bụi của nhật hoa . . Vì sắc cầu rất mỏng chì khoang 3.000 km nên chúng ta chỉ có thể nhìn thấy trong khoảng vài giây khi có nhật thực toàn phần . Trong kính thiên văn , sắc cầu luôn luôn chuyển động như những đám cháy trên đồng cỏ , thỉnh thoảng lại bắn vụt lên những tai lửa cao đến hơn chục Km .Nhân Mặt trời là nơi diễn ra phản ứng nhiệt hạch , có nhiệt độ lên đến 15.000.000 K , biến Hidro thành hêli và giải phóng một nguồn năng lượng không lồ làm Mặt trời chói sáng lên . Năng lượng này được phóng ra từ nhân ra xung quanh dưới dạng các tia bức xạ gamma và các photon gamma nhưng ngay lập tức chúng bị các nguyên tử khác hấp thụ rồi phóng ra các tia sóng điện từ có bước sóng dài hơn : Đó là vùng phóng xạ . Sau đó các vùng đối lưu chuyển chuyển tiếp các nguồn năng lượng này lên trên bề mặt Mặt trời với những dòng chuyển dịch cuộn xoáy rất mạnh và càng ra xa nhân Mặt trời thi nhiệt độ càng giảm : đó là vùng đối lưu . Ở quang cầu năng lượng này lại được những luồng đối lưu từ trong lòng Mặt trời chuyển ra bên ngoài mà ta nhìn thấy dưới dạng các hạt , cá vết đen , các tai lửa , các lữa lửa , ..... và phóng ra ngoài tứ phía các tia bức xạ gamma , cực tím , các tia thấy được bằng mắt thường và hồng ngoại ,.... Năng lượng một photon được Mặt trời sinh ra từ trong lòng của Mặt trời phải đi quãng đường đến quang cầu là khoảng 2 triệu năm . Sau khi thoát ra khỏi quang cầu nó chỉ cần có 8 phút để đến Trái Đất . Được cấu tạo từ 92 % H , 7,8 % He , và các nguyên tố nặng khác ở trạng thái plasma ( khoảng 0,2 % ) . Nguồn năng lượng do Mặt trời có được là do phản ứng nhiệt hạch tổng hợp hidro thành He .
    4 H ==> He + 2 phositron + 2 nơtrinô + 2 photon gamma .
    Mỗi giây có khoảng 600 - 700 triệu tấn bị hidro tiêu huỷ và khoảng 4 triệu tấn được biến thành năng lượng theo phương trình E= mC2 . Với tốc độ tiêu thụ nhiên liệu như hiện nay thì Mặt trờicòn có thể sáng thêm 5 tỷ năm nũa mặc dù nó đã sáng được 4 đến 5 tỷ năm rồi .
    ***************Với thế giới bạn chỉ là một người , nhưng có thể với một người bạn là cả thế giới.
  8. Fairydream

    Fairydream Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/07/2002
    Bài viết:
    2.678
    Đã được thích:
    1
    Bigdog30784-Gửi lúc 12:36, 24/12/02 
    bài viết rất tuyệt.Em cũng đã được đọc trong box này 1 bài nói về J002E3(nếu em nhớ không nhầm) là mặt trăng thứ 2 của tỷái đất,nhưng lại không thấy có báo chi hay tin tức khoa họcgì thông báo về chuyện này nên không dám tin tưởng.mà hình như em nhớ khoảng cách từ trái đất đến mặt trời kí hiệu là AU thì phải,hi vọng mình không nhớ nhầm[​IMG]nhân tiện nói về mặt trăng em đó các bác nhé,tại sao khi nguyệt thực đáng lẽ phải không thấy mặt trăng thì em lại thấy mặt trăng có màu đỏ.hi` hi`,chỉ là câu đố vui vui thôi,tại hồi nhỏ emthấy mặt trăng màu đỏ sợ quá nên bây giờ nhớ rất rõ.dạo này emcũng hơi bận vì phải ôn thi,nên em sẽ ít post bài nên em mong các bác thông cảm cho em nhé.

    con chó là con chó concó đôi là đôi mắt tròn
  9. Fairydream

    Fairydream Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/07/2002
    Bài viết:
    2.678
    Đã được thích:
    1
     
    Mặt Trăng hình thành như thế nào?[​IMG] Thông thường, vỏ Trái đất phải là lớp trầm tích, rồi tới lớp granit, rồi mới tới lớp bazan. Sau lớp trầm tích, ở đáy Thái Bình Dương người ta không tìm thấy lớp trầm tích mà gặp ngay lớp bazan. Nhà thiên văn Anh Kviring cho rằng lớp granit đáy Thái Bình Dương đã bị bóc đi. Năm 1948, ông đưa ra giả thuyết về một vật thể nhỏ có đường kinhý cỡ 15-20 km đã va vào Trái Đất và cắm tới độ sâu 1300km. Lúc đó Trái Đất còn là một khối nóng chảy nên một phần rất lớn vật chất bị bắn tung lên. Phần vụn nhỏ rơi trở lại, phần còn lại bay vào vũ trụ tạo thành Mặt Trăng[​IMG]Gorge Darwin, con trai của Charles Darwin, cũng là một trong những người đầu tiên đưa ra ý tưởng "Trăng là con đẻ của Trái Đất" , nhưng ông cắt nghĩa bằng sự cộng hưởng giữa lực dao động riêng của Trái Đất và sức hút của Mặt Trời.Theo ông ,cách đây 200 triệu năm , vì còn ở thể magma nóng chảy nên vỏ Trái Đất đàn hồi rất mạnh. Sức hút của Mặt Trời gây trên lớp vỏ ấy những đợt sóng địa triều dữ dội. Càng nguội , tần số dao động càng tăng . Cho đến khi dao động riêng của Trái Đất cộng hưởng với sóng địa triều và sau một thời gian cộng hưởng lâu dài thì một mảnh vỏ bị bật ra và như vậy chính Thái Bình Dương là cái nôi của Mặt Trăng[​IMG]Hiện tượng một vật thể từ mặt đất bay vào vũ trụ có thể xảy ra ngay cả khi không có hiện tượng cộng hưởng trên :[​IMG] Trên mặt đất , mỗi vật bất kì đều chịu 2 lực tác dụng: sức hút và lực ly tâm . trên xích đạo, lực ly tâm bằng 1/289 lần sức hút.Lực ly tâm tỷ lệ với bình phương của vận tốc góc . Do vậy nếu trái đất quay nhanh hơn 17 lần thì lực ly tâm sẽ cân bằng với lực hút và các vật trên xích đạo sẽ mất hoàn toàn trọng lượng và dễ dàng bay vào vũ trụ.Trước kia , Trái Đất có thể dã quay nhanh hơn cho đến khi tốc độ quay làm văng một mảnh vỏ ra tạo thành Mặt Trăng. Sau đó , chính mặt trăng đã gây ra những đợt sóng triều trong thạch quyển , khí quyển và thuỷ quyển kìm hãm tốc độ quay của trái đất .[​IMG] Cứ 40 vạn năm độ dài ngày đêm của trái đất lại tăng thêm 1mn. Vào giữa 2 kỉ Cambri và Ordovic (500 triệu năm trước) , một ngày đêm chỉ dài hơn 20h và sau 1 tỷ năm nữa, mỗi ngày dài tới 31h một năm chỉ còn 283 ngày .
    *******************CẤU TẠO CỦA MẶT TRĂNG: Nhờ các mẫu đất đá do các tàu Apollo đưa về, có thể chia đất đá thu được từ Mặt Trăng thành 4 dạng:[​IMG]Đá phun trào cứng độ hạt trung bình , độ rỗng lớn: Gồm những mảnh vụn màu xám, rỗng , có khối lượng riêng 3,2g/cm3, kích thước hạt từ 0,2-3mm.[​IMG]Đá phun trào rắn hạt nhỏ, độ rỗng nhỏ : Gồm những cục màu xám sẫm, rỗng , có khối lượng riêng 3,4g/cm3. Lỗ hổng bên trong có đường kính 1-3mm.[​IMG]Dăm: Gồm những mảnhvụn nhiều thành phần kết lại. Chúng có màu xám và xám tối.[​IMG]Cát và bột: Gồm cát, bụi màu xám, xám sẫm có đốm nâu hồng. Khối lượng riêng 3,1g/cm3.Kết hợp việc nghiên cứu các mẫu đất đá do Apllo12 đem về và nghiên cứu về đặc tính quang học, cường độ phản xạ, độ phân cực ánh sáng và kết quả đo bức xạ gamma cho phép khẳng định rằng lớp đất đá bề mặt Mặt Trăng hoàn toàn giống với đá bazan. Kết quả phân tích các mẫu cho thấy trong các đá này có một lượng lớn các nguyên tố hiếm trên Trái Đất như Cr, Ti, Zr, một lượng nhỏ Sn, Bi, Na, K và một lượng rất ít Au, Ag[​IMG]Nói chung , xét về dạng kết cấu vật chất cũng như thành phần hoá học, Mặt Trăng không có gì khác Trái Đất. Tuy nhiên, ở đây cũng có sự xuất hiện một số loại khoáng vật hoàn toàn không có trên Trái Đất mà đặc biệt nhất là ARMALCOLITE-loại khoáng vật có chứa nhiều Fe, Ti và Mg.
    RAGNAROK- TUAN SON[​IMG][​IMG][​IMG][​IMG][​IMG][​IMG][​IMG][​IMG][​IMG][​IMG][​IMG]

    Được RAGNAROK sửa chữa / chuyển vào 14:52 ngày 01/01/2003
  10. Fairydream

    Fairydream Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/07/2002
    Bài viết:
    2.678
    Đã được thích:
    1
     maple Gửi lúc 00:08, 04/01/03

Chia sẻ trang này