1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Bạn Biết Gì Về Trái Đất Và Hệ Mặt Trời

Chủ đề trong 'Thiên văn học' bởi Hero_Zeratul, 05/04/2006.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. Fairydream

    Fairydream Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/07/2002
    Bài viết:
    2.678
    Đã được thích:
    1
    Xin được tiếp tục[​IMG][​IMG]Nhật thực và nguyệt thực:Nhật thực và nguyệt thực là hiện tượng xảy ra khi Mặt Trời, Trái Đất và Mặt Trăng cùng nằm trên một đường thẳng và che khuất lẫn nhau.Vì quỹ đạo chuyển động của Mặt Trăng quanh Trái Đất là một mặt phẳng nghiêng so với quỹ đạo chuyển động quanh Mặt Trời của Trái Đất nên 2 mặt phẳng này cắt nhau tạo thành một giao tuyến trong đó có 2 điểm dối tâm gọi là 2 tiết điểm của bạch đạo. Nhật thực hay nguyệt thực sẽ xảy ra khi Mặt Trăng nằm tại một trong hai tiết điểm[​IMG]Dưới ánh sáng Mặt Trời, Trái Đất và Mặt Trăng tạo ra phía sau mình một nón bóng tối khổng lồ. Khi 3 thiuên thể nằm trên giao tuyến nói trên thì trục của 2 nón bóng tối này cùng nằm trên mặt phẳng quỹ đạo của Mặt Trăng. [​IMG]Khi Mặt Trăng đi qua tiết điểm giữa Trái Đất và Mặt Trời (ngày không Trăng) ,cái nón bóng tối của nó quét qua Trái Đất tạo thành 1 bóng đen .Những khu vực bị bóng đen đó bao phủ khi đó xảy ra nhật thực. Vì Mặt Trăng có đường kính nhopr hơn 400 lần so với Mặt Trời và khoảng cách từ nó đến Trái Đất cũng nhỏ hơn 400 lần so với khoảng cách từ Trái Đất đến Mặt Trời nên khi xảy ra nhật thực toàn nphần chính là khi Mặt Trăng lướt qua che vừa khít lên đĩa sáng Mặt Trời. Những nơi khác do có sự thay đổi góc nhìn nên chỉ có nhật thực hình khuyên.Nhật thực toàn phần ít khi xảy ra vìbóng của Mặt Trăng in xuống Trái Đất chỉ tạo thành một vêt rất nhỏ so với bóng cua Trái Đất và cái bóng đó lướt đi với tốc độ 1km/s. Tại 1 điểm nhất định khi muốn thấy 2 lần nhật thực toàn phần kế tiếp nhau cần đợi 250-300 năm.[​IMG]Ngược lại, khi Mặt trăng đi qua tiết điểm đối xứng bên kia Trái Đất (ngày Trăng tròn) , nó đi qua cái nón bóng tối của Trái Đất và không nhận được ánh snags đến từ Mặt Trời, do đó xảy ra nguyệt thực. Cũng vì nón bóng tối của Trái Đất lớn hơn rất nhiều so với Mặt Trăng nên nguyệt thực xảy ra trong một thời gian dài và thấy được nhiều nơi trên Trái Đất.[​IMG][​IMG][​IMG][​IMG][​IMG][​IMG][​IMG]Giờ đây , nhờ khoa học phát triển nhật thực và nguyệt thực chỉ còn là một hiện tượng cho chúng ta thưởng thức. Nhưng trong lịch sử, 2 hiện tượng này đã từng có liên quan đến rất nhiều việc phát triển khoa học nói riêng và đời sống nhân loại nói chung.-Có một câu chuyện thần thoại phương đông kể rằng 2 nữ thần Mặt Trời và Mặt Trăng là do Ngọc Hoàng sinh ra có nhiệm vụ thay nhau đi giám sát dân cư từng vùng.Chồng của 2 nữ thần này là một con Gấu. Khi gấu đi với một trong hai người vợ thì khi đó dưới hạ giới người ta thấy Mặt Trời hoặc Mặt Trăng bại che khuất và người ta phải đuổi gấu đi bằng cách gõ mạnh vào chiêng ,trống hay cối giã gạo.v.v....Cũng có chuyyện cho rằng đó là khi Mặt Trăng hoặc Mặt Trời đã bị gấu ăn mất.-Ở Thổ Nhĩ Kì, vào năm 1877, người ta đã chĩa súng về phía Mặt Trời bắn liên tiếp vì cho rằng quỷ Satan đã ăn mất Mặt Trời của họ.-Chính nhờ có nguyệt thực mà vào thế kỉ 4 trước công nguyên, Aristote đã kết luân được Trái Đất có hình cầu khi nhận thấy bóng của Trái Đất in trên Mặt Trăng bao giờ cũng có hình tròn.-Khi có nhật thực toàn phần, trên mặt đất xuất hiện những bóng nhỏ như những làn sóng lướt đi, còn chân trời thì loé lên những vầng hào quang rực lửa. Sử gia Herodot đã ghi lại một trận đánh kết thúc bất ngờ giữa quân Lidia và quân Midia vì các binh sĩ 2 bên đều kinh hoàng khi thấy hiện tượng này. Đến nay nhờ sự phát triển ngành thiên văn học, người ta dễ dàng xác định trận đánh đó diễn ra vào ngày 28/5/585 (trược công nguyên).-Việc xảy ra nhật thực còn cho phép xác định được một hệ quả của thuyết tương đối (Einstein): khi ánh sáng đi từ một ngôi sao qua Mặt Trời sẽ bị hấp dẫn uốn cong vào trong. Điều này chỉ có thể làm được khi có ánh sáng thích hợp của hiện tượng nhật thực.
    [​IMG][​IMG][​IMG][​IMG][​IMG][​IMG][​IMG][​IMG][​IMG][​IMG][​IMG]RAGNAROK- TUAN SON Gửi lúc 15:35, 14/01/03
  2. Fairydream

    Fairydream Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/07/2002
    Bài viết:
    2.678
    Đã được thích:
    1
     [​IMG]Catastrophe Gửi lúc 16:05, 14/01/03[​IMG]
    Chào các bác, em mới vào ttvn nên đi dao một vòng xem thế nào . Vừa vào đây thấy mấy chủ đề hay tuyêt nên quyết định vào xem rồi tiện thể hỏi các bác một câu được không:[​IMG][​IMG][​IMG][​IMG]Em nghe nói phát hiện một hành tinh tromng hệ mặt trời có đường kính 1,6 km đang bay quanh mặt trời với quỹ đạo gần giống trái đất, chu kì 348 ngày.dự kiến trong 24 triệu năm nữa nó sẽ va váo trái đất và đào một lỗ dường kính 30km.Các bác làm ơn xác minh cho em có đúng không?

    [​IMG]Gửi lúc 16:05, 14/01/03[​IMG]
  3. Fairydream

    Fairydream Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/07/2002
    Bài viết:
    2.678
    Đã được thích:
    1
     Ragnarok
    Cách đây không lâu, tôi có nghe nói về việc xuất hiện hành tinh mới này rồi . Nhưng hình như thông tin này không chính xác lắm đâu, bác thử xem lại nguồn tin của mình xem, hi vọng là bác nói đúng vì như thế thì quả là tin vui vì Trái Đất chúng ta lại có thêm một anh em mới phải không các bác.[​IMG][​IMG][​IMG][​IMG][​IMG][​IMG][​IMG][​IMG][​IMG][​IMG]

    [​IMG]Gửi lúc 17:20, 16/01/03[​IMG]
  4. Fairydream

    Fairydream Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/07/2002
    Bài viết:
    2.678
    Đã được thích:
    1
     Dr_slums

    Sao Thuỷ ​
    Nhìn từ kính thiên văn cực mạnh , Sao thuỷ là một hành tinh màu vàng nhạt . Có kích thước thật 4878km và cách mặt trời 58 triệu Km . Chịu ảnh hưởng bởi ánh sáng chói loà của Mặt trời nên chúng ta chỉ có thể nhìn thấy sao thuỷ trước khi Mặt trời mọc hay lặn . Do ở gần Mặt trời nên nhiệt độ bền mặt Sao Thuỷ vào " ban ngày " lên đến 450 độ C trong khi vào " ban đêm " lại xuống đến - 150 độ C . Sở dĩ có hiện tượng chênh lệch nhiệt độ lớn như vậy như vậy là do trục của Sao Thuỷ quay rất chậm một " ngày đêm "trên Sao Thuỷ dài gấp 176 lần ở Trái Đất .Trục quay của Sao Thuỷ chỉ nghiêng có 2 độ trên mật phẳng quỹ đạo quay quanh Mặt trời . Tuy tốc độ tự quay rất chậm nhưng vì Sao thuỷ có quỹ đạo gần Mặt trời nên có có tốc độ chóng mặt : 180.000 Km/h , quay hết một vòng tương đương với 88 ngày đêm trên Trái Đất . Với tốc độ tự quay chậm nhưng quay quanh Mặt trời nhanh như vậy nếu con người sống trên sao Thuỷ thì chúng ta sẽ thấy " Tết " nhiều hơn là thấy Mặt trời mọc vào lúc sáng sớm .Tháng 11/1973 , tàu thăm dó Mariner 10 được phóng về phía Sao Thuỷ , năm tháng sau đã tiếp cận được với sao Thuỷ . Tàu thăm dò đã ba lần tiến hành chụp ảnh Sao Thuỷ giửi về Trái Đất trong những năm 1974 và 1975 , có lần tàu chỉ cách bề mặt Sao Thuỷ có hơn 300 Km . Nhưng bức ảnh gửi về cho thấy bề mặt Sao Thuỷ rất giống Mặt Trăng với 60 % diện tích là các miệng hố thiên thạch và 40 % diện tích còn lại thì gồ ghề lồi lõm .Một số hố thiên thạch mới hình thành có bờ miêng còn rõ nét phần còn lại là miệng hố đã bị bào mòn . Một vài miệng hố có dung nham bao phủ có thể là do đây vốn là miệng núi lửa cổ cũng có thể là do dấu vết va chạm với các mảnh thiên thạch . Miệng hố lớn nhất là Caloris Planitia có đường kính 1.400 Km. Các hố thiên thạch thường được đặt tên các nhà Toán học , Vật Lý học , Hoá Học , Hoạ sỹ , Kiến trúc sư đại tài , ..v..v.. Về mặt cấu tạo Sao Thuỷ có lớp ngoài cùng là đá và cát bụi , bên trong là một lớp bao có cấu t ạo silicat và một cái nhân rất lớn bằng sắt chiếm 80 % khối lượng của Sao Thuỷ . Các nhà khoa học đã xếp sao Thuỷ vào loại không còn hoạt động địa chất từ hơn 3 tỷ năm nay .Trên Sao Thuỷ hầu như không có khí quyển dù là ban ngày hay ban đêm thì bầu trời vẫn có một màu đen . Thật ra khí quyển của Sao Thuỷ rất mỏng chỉ băng 1/3 so với Trái Đất và rất loãng gồm Oxi 56 % , Natri 35 % , Heli 8 % , Kali và Hidro 1 % trong đó Natri va Kali chỉ tồn tại vào " ban ngày " còn " ban đếm " thì bị mặt đất hấp thụ nên bầu khí quyển lại càng loãng . Do không có bầu khí quyển mà lại ở gần Mặt trời nên sao Thuỷ là hành tinh có sự chênh lệch nhệt độ cao nhất trong hệ Mặt trời . Các nhà khoa học đã khăng định khó có thể có sự sống ở một hành tinh mà nhiệt độ của nó có thể làm nóng chảy cả thiếc và đồng .
    ***************Với thế giới bạn chỉ là một người , nhưng có thể với một người bạn là cả thế giới.
    Được dr_slums sửa chữa / chuyển vào 18:21 ngày 24/02/2003
    [​IMG]Gửi lúc 10:52, 16/02/03
  5. Fairydream

    Fairydream Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/07/2002
    Bài viết:
    2.678
    Đã được thích:
    1
     Dr_slums

    Sao Kim ​
    Sao Kim (còn gọi là sao Hôm, sao Mai) là hành tinh thứ 2, nằm cách Mặt Trời 108,2 triệu km, có kích thước gần xấp xỉ Trái Đất chúng ta. Sao Kim là thiên thể sáng nhất trên bầu trời đêm, chỉ kém ánh sáng Mặt Trăng nên một người tinh mắt vẫn có thể đọc sách dưới ánh sáng của sao Kim. Sao Kim rất dễ nhìn thấy trên bầu trời đêm, có lúc ở phía Tây sau khi Mặt Trời lặn một lúc rồi biến mất (ta gọi là Sao Hôm), có lúc ở phía Đông trước khi Mặt Trời mọc (ta gọi là Sao Mai). Sao Kim là hành tinh ở gần Trái Đất nhất, chỉ cách ta hơn 41triệu km. Sao Kim có lớp mây trắng dày đặc bao phủ bên ngoài, với những vùng xoáy lốc ở trên cao. Lớp mây này đã phản chiếu phần lớn ánh sáng Mặt Trời làm cho sao Kim sáng hơn các hành tinh khác. Từ nhiều thế kỷ, người ta cứ nghĩ rằng với bầu trời mây dày đặc, chắc sao Kim có điều kiện thuận lợi cho sự sống phát triển. Thật ra, môi trường sống trên sao Kim rất khắc nghiệt, khác hoàn toàn với môi trường sống trên Trái Đất. Tàu thăm do Vênêra của Nga đã đo được nhiệt độ trên bề mặt sao Kim là 4750C. Tình trạng này là do hiệu ứng nhà kính của lớp mây dày giữ không cho nhiệt Mặt Trời thoát ra ngoài không gian và do sao Kim ở gần Mặt Trời. Áp lực không khí của sao Kim cũng cao gấp 90 lần áp lực không khí trên Trái Đất. Thành phần khí quyển của Sao Kim gồm 96% khí CO2, 3,5% khí nitơ và 0,5% các khí SO2, acgông, ôxyt cacbon và không tìm thấy ôxi. Không khí này chứa đầy khí độc điôxyt cacbon xen lẫn các luồng khí xoáy chứa axit sunfuric. Bầu khí quyển của sao Kim có chiều dày khoảng 200km, gồm có 3 tầng: Trên cùng là tầng sương mù dày khoảng 100 km, Kế đó là tầng mây dày đặc, dày khoảng 20 km và sát mặt đất là lớp điôxyt cacbon.Do có lớp mây dày đặc bao phủ, người ta không thể nhìn thấy được bề mặt sao Kim. Năm 1982, tàu thăm dò Vênêra 13 của Nga đã đáp xuống sao Kim chụp ảnh gửi về Trái Đất cùng các số liệu đo đạc nhưng chỉ hoạt động được hơn 2 giờ trong điều kiện nóng bỏng ở đó. Từ năm 1990 đến1993, tàu thăm dò Magienlăng đã vén được tấm màn mây dày đặc của saoKim, bằng cách dùng rađa đo vẽ toàn bộ bề mặt sao Kim. Kết quả cho thấy bề mặt sao Kim gồm vài đỉnh núi cao, nhiều thung lũng rộng lớn và một ít hố thiên thạch mới có như ở trên Trái Đất. Có 2 vùng cao mà các nhà khoa học đặt tên là lục địa Aphrôđit (Arpho***e Terra) lớn bằng châu Phi và lục địa Ichixta (Ishtar Terra) rộng lớn hơn nhiều. Sự tự quay của sao Kim cũng đã gây ra nhiều tranh cãi trong giới khoa học. Thứ nhất là sao Kim quay quanh trục gần như thẳng đứng với mặt phẳng xích đạo, chỉ nghiêng có 201'', và quay theo chiều từ Đông sang Tây ngược lại so với chiều tự quay của tất cả các hành tinh khác, và ngược với cả chiều quay của sao Kim quanh Mặt Trời (còn theo Hiệp hội Thiên văn Quốc tế - IAU - thì điều này là không đúng). Thứ 2 là, nếu quan sát từ bên ngoài đám mây có thể thấy rằng thời gian để sao Kim tự quay một vòng chỉ là 4 ngày, nhưng nếu dùng sóng vô tuyến quan sát mặt đất sao Kim thì thời gian đó lại là 224,7 ngày. Sự lầm lẫn ấy là do các luồng gió cực mạnh đã làm chuyển động các lớp mây trên cùng với tốc độ cực nhanh khoảng hơn 100km/giây, nên chỉ cần 4 ngày lớp mây đó đã quay được một vòng, trong khi thật ra sao Kim phải mất 224,7 ngày mới tự quay được một vòng.Sao Kim quay trên quỹ đạo quanh Mặt Trời, với tốc độ khá nhanh 35km/giây, một vòng mất 243 ngày nên một "năm" trên sao Kim chỉ dài hơn một "ngày" không bao nhiêu. Nếu dùng ống nhòm quan sát sao Kim, chúng ta thấy bề mặt sao Kim cũng diễn ra giống như một tuần trăng, có lúc chỉ thấy sao Kim như trăng lưỡi liềm, có lúc thấy như trăng tròn, có lúc không nhìn thấy như đêm không trăng.Về cấu tạo bên trong, sao Kim có lớp vỏ mỏng silicát, một lớp bao bằng đá và một lớp nhân đặc trong cùng gồm có sắt và niken. Sao Kim có nhiều nét gần giống với Trái Đất: đó là kích thước và khối lượng, một khoảng cách Mặt Trời, có bầu trời khí quyển dày đặc và có cấu tạo bên trong giống như nhau. Nhưng sao Kim lại có sự khác biệt với Trái Đất ở một vài điẻm : Sao Kim nhỏ hơn và ở gần Mặt Trời hơn, bầu khí quyển chứa đầy khi cacbônnic không thở được còn mây thì chứa các giọt axit sunfuric độc hại; áp lực không khí trên sao Kim tương đương với áp lực dưới dạng đại dương của Trái Đất ở độ sâu 1000 m, và cuối cùng là lớp vỏ của sao Kim dày hơn và liền một khối (trong khi lớp vỏ Trái Đất lại mỏng hơn và gồm nhiều mảnh ghép lại). Với ánh sáng rực rỡ vào ban đêm, các nhà thiên văn phương Tây đã đặt cho sao Kim cái tên "Ngôi sao thần Vệ nữ'', nữ thần sắc đẹp, nhưng với bầu khí quyển độc hại và nhiệt độ nóng cháy, sao Kim như là một địa ngục của Thần Chết hơn là ngôi sao của nữ thần sắc đẹp.
    ***************Với thế giới bạn chỉ là một người , nhưng có thể với một người bạn là cả thế giới.
    Được dr_slums sửa chữa / chuyển vào 18:19 ngày 24/02/2003
    [​IMG]Gửi lúc 16:35, 23/02/03[​IMG]
  6. Fairydream

    Fairydream Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/07/2002
    Bài viết:
    2.678
    Đã được thích:
    1
     Bigdog30784
    đây là bài của bác RAG,emcoppy lại,tại vì để cho các bài viết được theothứ tự nên emchuyển bài này ra sau vậy,các bác,nhất là bác RAG thông cảm hénSự chuyển dịch lục địa trên Trái Đất:Ngay từ khi mơpí ra đời cho đến nay, dưới ảnh hưởng của trường trọng lực, lực tổng hợp vũ trụ cùng với quán tính quay của Trái Đất, các mảng lụcđịa trên Trái Đất luôn di chuyển về các hướng. Sự di chuyển các mảng lụcđịa trên thế giới khôngphải là sựdi chuyển các phần vỏ Trái Đất (vỏ Trái Đất quá mỏng và giòn nên khôngthể tránh khỏi gãy, vỡ khuitrượt trên phần cứng của manti). Sự chuyển động diễn ra ở các mảng thạch quyển gồm vỏ Trái Đất và lớp trên của manti dày hàng trăm km (quyển mềm).Các mảng quyển mềm không chuyển động hỗn loạn mà tương ứng với dạng cầu của Trái Đất. Các lục địa khi di chuyển vẫn có mút nằm gần các cực Trái Đất. Phần đại dương giữa hailục địa được mở rộng nhanh ở vùng gần xích đạo và chậm hơn ở hai cực (điển hình nhất là Đại Tây Dương). Bất kì cặp lục địa nào thì trục nối chgúng luôn đi qua tâm hành tinh.Cùng với sự di chuyển, các mảng lục địa thường xuyên va chạm với nhau. Những mảng mỏng và rắn chắc hơn chũiuống dưới những mảng lớn và có tốc đọ chậm hơn. Việc này để lại những lớp trầm tích đùn lên thành từng dải hẹp ven đất liền. Một phần trầm tích tiếp tục theo hệ thống băng chuyền lục địa chìm sâu xuống và nóng chảy.Trong trường hợp của Ấn Độ: giữa kỉ đệ tam, Ấn Độ trôi về phía lục địa Á- Âu và va chạm vơíu lục địa này.Do có sự trùng khít dường như hoàn toàn về độ rắn của các mảng thạch quyển mà một khối lượng khổng lồ phần rìa các mảng thạch quyển bị vò nhàu tạo thành các nếp uốn và kết quả là Himalaia ra đời.Quá trình chuyển dời các lục địa diễn ra như sau:_ Thời kì Permi-Triat (225 triệu năm trước) : Đai Tây Dương và Ấn Độ Dương chưa có mặt, dạidương duy nhất của Trái Đất lúc này là đại dương teti. Các mảng thạchquyển còn nối liền với nhau trên một lục địa duy nhất là Pangeia._ Cuối kỉ Triat (180 triệu năm trước) : Pangeia tách thành Lavraxia (gồm Bắc Mĩ và Á-Âu) và Gônvana (gồm Nam Mĩ, Châu Phi, Châu Úc, Nam Cực và Ấn Độ).Tiếp đó Gônvana tách làm ba phần:+Nam Mĩ và Châu Phi+Ấn Độ+Nam Cực và Châu Úc_ Cuối kỉ Jura (135 triệunăm trước) : Ấn Độ trượt dần về phía Lavraxia, Nam Mĩ có xu hướng tách khỏi Châu Phi_ Cuối kỉ Crêta, đầu đại tân sinh (65 triệu năm trước): Ấn Độ tiếp tục trôi, Grenlan tách khỏi châu Âu. Nam MĨ tạm thời nối với Nam Cực và Châu Úc và mọi việc cứ tiếp diễn như vậy và dần dần trở thành như ngày nay.* Dự đoán trong tương lai, giống như Ấn Độ , Châu Úc sẽ va chạm với Đông Nam Á và sẽ có sự xuất hiện những dãy núi lớn. Đại Tây Dương và Ấn Độ Dương được mở rộng trong khi Thái Bình Dương bị thu hẹp. Nam Mĩ sẽ tách khỏi châu Mĩ trước khi vỡ làm đôi. Phần tây Nam Mĩ chìm xuống lòng Thái Bình Dương còn Phần Đông ra Đại Tây Dương trôi về hướng châu Phi và rất có thẩ sẽ lại nối liền với châu Phi như thời kì Gônvana.

    con chó là con chó concó đôi là đôi mắt tròn
    [​IMG]Gửi lúc 17:23, 24/02/03
  7. Fairydream

    Fairydream Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/07/2002
    Bài viết:
    2.678
    Đã được thích:
    1
     Bigdog30784
    Là hành tinh thứ 3 của hệ mặt trờI,vớI kích thước vừa phảI (đường kính 12.750km),trái đất chỉ lớn hơn sao kim một chút,tỉ trọng chỉ hơn sao thuỷ một chút ,còn cấu tạo bên trong và thành phần hoá học thì trái đất không khác nhóm các hành tinh bên trong là bao nhiêu,tuy tỉ lệ từng thành phần khác vớI các hành tinh này.Nhìn từ vũ trụ ,trái đất hiện ra như 1 hành tinh xanh: màu xanh biển của các đạI dương,màu trắng pha lơ các mây bao bọc bên ngoài,và màu xanh lá cây chen lẫn màu nâu của các lục địa lúc ẩn lúc hiện bên dướI màn mây.điểm thứ 1 cần nói đến là khoảng cách giữa trái đất và matự trờI là 150 triệu km. Đó là khoảng cách đủ để nước có thể tồn tạI được ở thể lỏng,rất cần cho sự sống. khoảng cách này cũng là khoảng cách để nhiệt đến từ mặt trờI ở mức độ thuận lợI cho các phản ứng hoá học tạo nên các hợp chất hữu cơ.điều thứ 2 cần nói là khốI lượng vừa phảI của trái đất đủ để giữ lạI 1 bầu khí quyển không quá đậm đặc đến mức nguy hạI như ở sao kim,nhưng cũng không quá loãng đến mức không giữ được nhiệt như ở sao hoả hay mặt trăng. Trong suốt quá trìnhphát triển ,bầu khí quyển trái đất luôn biến đổI chậm chạp ,giảm dần lượng khí CO2 ,tăng dần khí oxi. đầu tiên khí cacbonic ,hơi nước và nitơ thoát ra từ các miệng núi lửu được giữ lạI trong khí quyển. sau đó các đạI dương được hình thành từ sự nguộI lạnh và ngưng kết của hơi nước trong khí quyển rơi xuống. Khi có đạI dương ,nước hấp thụ bớt khí CO2 trong khí quyển. đến khi các sinh vật đầu tiên xuất hiện ở biển ,trong đó có loài tảo lục ,thì sự hấp thụ CO2 và thảI khí oxi và trong không khí ngày càng tăng. Ngày nay ,khí quyển chứa 78% nitơ, 21% oxi và 1% còn loạI là CO2,acgong,metan,hơi nước và các khí khác. từ những sinh vật đầu tiên xuất hiện cho đến nay,quá trình oxi hoá bầu khí quyển trái đất đã diễn ra gần 3 ỉt năm. mặc dù có 1 ỉt lệ rất thấp ở lớp không khí đậm đặc sát mặt đất ,hơi nước (khoảng 0,5 ?" 5%), CO2 (0,03%),khí metan và ozon (vài phần triệu) lạI có vai trò hết sức quan trọng đốI vớI sự sống. Khí CO2 và hơi nước hấp thu năng lượng mặt trờI ,giữ lạI các tia hồng ngoạI ,gây hiệu ứng nhà kính điều hoà nhiệt độ trên trái đất. còn ozon ,vớI nồng độ cao ở cách mặt đất 80km,có vai trò hấp thụ các tia cực tím nguy hiểm vớI sự sống không cho xuống đến mặt đất. khí quyển còn như 1 cỗ máy thiên nhiên sử dụng năng lượng mặt trờI phân phốI điều hoà nước trên khắp hành tinh dướI hình thức mây mưa, điều hoà lượng CO2 và O2 trên trái đất,..bầu khí quyển của trái đất có chiều dày vào khoảng hơn 800 km gồm nhiều tầng. từ mặt đất lên đến độ cao 20km là tầng đốI lưu có không khí đậm dặc nhất .là nơi diễn ra mọI hiện tượng khí tượng mây mưa sấm chớp ,có nhiệt độ giảm dần theo độ cao. từ độ cao 20 ?"50km là tầng bình lưu có nhiệt độ tăng dần từ -60o C đến 0o C,là nớI các luồng không khí chuyển động theo chiều ngang vớI tốc độ cao và có lớp ozon ở trên cùng. tầng giữa nằm từ 50 ?" 80km là nơi các thiên thạch nhỏ va vào trái đất ,cọ sát vào không khí và bị bốc cháy tan thành sao băng. tầng nhiệt ở độ cao 80 ?" 450 km,có không khí rất loãng tồn tạI dướI dạng ion điện nên còn gọI là tầng điện li,là nơi phản hồI các sóng vô tuyến trở lạI mặt đất và cũng có 1 lớp ozon ngăn chặn các tia cực tím ở trên cao. Đây cũng là nơi diễn ra các hiện tượng cực quang,hiện tượng này chỉ thấy được ở vùng gần cực. trên cùng là tầng ngoài nằm từ 450km đến khoảng 800 km,không khí loãng dần và hoà vào không gian giữa các hành tinh.Các kết quả nghiên cứu gần đây cho thấy lượng ozon trong tầng thấp nhất củakhí quyển ngày càng nhiều trong khi đó hàm lượng ozon trong tầng bình lưu ngày càng giảm(đã giảm tớI 6%,và đã bị lủng ở nam cực) từ 20 năm trở lạI đây. hậu quả của sự suy giảm này là các tia cực tím có thể xuyên qua khí quyển đến mặt đất ngày càng nhiều hơn và làm cho nhiệt độ trong tầng đốI lưu và ngày càng nóng lên do hàm lượng ozon gần mặt đất ngày càng tăng.Ngoài ra trái đất còn có đặc điểm : đây là 1 hành tinh còn đang hoạt động. từ 1 thiên thể nóng bỏng ban đầu ,mặt ngoài của trái đất nguộI dần tạo thành lớp vỏ cứng của trái đất,dày khoảng 30km.lớp vỏ này gômg nhiều mảng ghép lạI ,có 7 mảng lớn và hơn một chục mảng nhỏ . chúng trôi trượt ,va đập vào nhau ở bên trên lớp bao vẫn còn nóng chảy ở nhiệt độ 1.000oC ,dày khoảng 2.900km,vớI thành phần chủ yếu là sắt (90%) và các nguyên tố nhẹ silic, oxi(10%). Trong cùng là lớp nhân gồm 2 phần : nhân ngoài dày khoảng 2.200km gồm sắt,niken, oxi ở trạng thái nóng chảy đặc quánh,và nhân trong dày khoảng 1.300km,gồm sắt .niken bị nén chặc ở nhiệt độ tớI 4.000o C. nơi các mảng nền va chạm,cọ quẹt vào nhau là nơi thường xảy ra hiện tượng động đất hoặc núi lửa phun,nơi dồn ép đất đá lắng tụ dướI đáy biển lên thành núi cao.sự trôi trượt và chuyển dịch liên tục của các mảng nền trôi trên lớp bao làm cho bề mặt trái đất luôn biến đổI không ngừng. Cách đây 250 triệu năm ,trên trái đất chỉ có 1 lục địa duy nhất là lục địa Pangiêa và 1 đạI dương khổng lồ là biển Têtít. Cách đây 120 triệu năm đã tách ra thành 2 lục địa Gôngvana và Lôraxia còn bây giừo đã thành 6 lục địa và 4 đạI dưong.Trên trái đất cũng còn không ít miệng hố thiên thạch. từ việc nghiên cứu các mẫu đất đá trên mặt trăng,sao kim,sao hoả,?do các tàu thăm dò vũ trụ mang về ,cùng vớI việc nghiên cứu các miệng hố thiên thạch trên các hành tinh và các vệ tinh và vệ tinh khác trong hệ mặt trờI,các nhà khoahọc đã nhận thấy có mốI tương quan giữa tuổI hành tinh vớI số lượng hố thiên thạch,hành tinh được hình thành càng lâu ,càng có nhiều miệng hố thiên thạch. số thiên thạch rơi vào các hành tinh ,vệ tinh nhiều nhất là trong khoảng thờI gian cách đây khoảng 4 tỉ năm,giảm dần cách đây 3,5-4 tỉ năm tuổivà từ 3,5 tỉư năm trở lạI đây đã ổn định ở con số không nhiều lắm( may quá các bác nhỉ). bản đồ phân bố các miệng hố thiên thạch phần lớn có tuổI dướI 200 triệu năm,còn số tuổI trên 600 triệu năm chỉ vài ba cái. Tính bình quân ra,vớI những thiên thạch có đường kính trên 10km thì cứ 3 triệu năm mớI va chạm vớI trái đất 1 lần.Trái đất tựu quay quanh trục 1 vòng hết 24 giờ và quay quanh mặt trờI 1 vòng hết 365 ngày và 6 giờ vớI tốc độ 29,8km/giây. Khi quay ,trục quay của trái đất nghiêng vớI mặt phẳng hoàng đạo 23o 24?T và luôn nghiêng về 1 phía, đã tạo ra các hiện tượng các mùa khí hậu. vớI hình dạng khốI cầu ,khi quay trái đất đã tạo ra sự phân bố nhiệt độ không đều trên bề mặt từ xích đạo về phía 2 cực ,gây nên sự chênh lệch về khí áp ,tạo ra hệ thống các loạI gió điều hoà nhiệt độ trai đất .chuyển động quay của trái đất không quá nhanh để lực ly tâm có thể bắn chúng ta ra ngoài không gian.lực ly tâm tác đọng lên mọI vật cùng quay theo trái đất nhưng vô cùng nhỏ.Lực ly tâm lớn nhất ở xíh đạo ,nó kéo mọI vật lên trên và làm cho chúng nhẹ hơn 1 chút ít.Vì thế mọI vật ở xích đạo cân nhẹ hơn 5o/oo so vớI ở 2 cực.,và cũng vì vậy mà trái đất hơi bị phình ra ở xíh đạo,bán kính xích đạo lớn hơn bán kính từ 2 cực đến tâm trái đất 21kmvớI tốc đọ quay và vớI cái nhân chứa sắt và niken,trái đất đã tạo quanh mình 1 từ trường cực mạnh mà không 1 hành tinh nàp trong hệ mặt trờI có được. địa từ trường bao phủ không gian quanh trái đất ,ngăn chặn mọI tia vũ trụ có hạI cho sự sống ,không cho lọt xuống bề mặt trái đất.


    con chó là con chó concó đôi là đôi mắt tròn
    [​IMG]Gửi lúc 17:24, 24/02/03
  8. Fairydream

    Fairydream Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/07/2002
    Bài viết:
    2.678
    Đã được thích:
    1
     Dr_slums

    Mặt Trăng​
    Mặt trăng là một vệ tinh quay quanh Trái Đất, có đường kính chỉ bằng 1/4 đường kính của Trái Đất và chỉ cách Trái Đất có 284.000 km. Đây là một thiên thể gần gũi với loài người, thường có mặt vào ban đêm, thay thế Mặt Trời soi sáng mặt đất. Tuy có lúc trăng tròn, trăng khuyết, hay trăng lưỡi liềm, sớm hay muộn, bao giờ Mặt Trăng cũng có mặt trên bầu trời đêm. Mặt Trăng có thể quan sát bằng mắt thường với những vùng sáng và vùng tối mà theo trí tưởng tượng của tổ tiên ta, đó là: thằng Cuội ngồi cạnh gốc cây đa chăn trâu, còn theo người Trung Hoa thì đó là chị Hằng Nga và cung Quảng (cung Trăng).Năm 1610, khi Galilê phát hiện ra kính thiên văn, người ta phân biệt được những vùng sáng là các "lục địa" và các vùng tối là "đại dương". Kể từ ngày 20/07/1969 khi 2 nhà du hành vũ trụ Mỹ đầu tiên đặt chân lên Mặt Trăng, cho đến ngày 14/12/1972 đã có thêm mười người lên đó tiến hành chụp ảnh, khảo sát và đem về nhiều mẫu đất đá, giúp cho loài người sáng tỏ thêm thành phần cấu tạo và những giả thuyết về nguồn gốc Mặt Trăng.Hiện nay có 3 giả thuyết :- Một giả thuyết cho rằng Mặt Trăng là một hành tinh song sinh với Trái Đất được hình thành cùng một lúc, cùng một thành phần cấu tạo. Thực tế các mẫu thu thập được t ừ Mặt Trăng cho thấy thành phần chúng rất khác với Trái Đất.- Một giả thuyết khác cho rằng Mặt Trăng là một thiên thể trong vành đai các tiểu hành tinh thoát ra ngoài, bị sức hút của Trái ĐẤt giữ lại. Giả thuyết này kém phần thuyết phục nhất.- Một giả thuyết ngày nay được nhiều người tán đồng hơn cả là: cách đây khoảng 4,5 tỷ năm Mặt Trăng được tách ra từ Trái Đất khi va chạm với một thiên thể có kích thước cỡ như sao Hoả và cũng đang trong quá trình hình thành như Trái Đất. Sau đó những vật chất nặng lắng đọng vào bên trong lòng Mặt Trăng, vật chất nhẹ nổi lên trên bề mặt. Vào khoảng 3,8 tỷ năm, Mặt Trăng bị nhiều thiên thạch bay hỗn loạn trong không gian va chạm liên tục. Sau đó 1 tỷ năm, các vụ va chạm giảm hẳn, các hố thiên thạch lớn bị dung nham từ bên trong lòng Mặt Trăng trào ra lấp đầy dần, tạo lên những vùng tương đối bằng phẳng trên bề mặt, ngày nay các nhà thiên văn gọi là "biển Mặt Trăng". Từ đó đến nay, bề mặt Mặt Trăng hầu như ít biến đổi trừ trường hợp có vài va chạm với các thiên thạch gần đây. Điều đó rất dễ phân biệt bởi đất đá bắn tung ra chung quanh, tạo thành những vệt dài hình phóng xa quanh miệng hố. Mọi hoạt động của núi lửa, động đất đã không còn xảy ra trên Mặt Trăng cách đây hàng tỷ năm.Với khoảng 380 kg mẫu đá mang về từ Mặt Trăng nhờ các tàu thăm dò của Nga và Mỹ, đã được đem phân tích các nhà khoa học nhận thấy, đó là loại đá phún xuất (phần lớn như đá badan) và nhiều mảnh vụn khi va chạm với các thiên thạch. Hầu như toàn bộ bề mặt Mặt Trăng bị bao phủ bởi một lớp đá vụn dày khoảng 20 m. Các phương pháp định tuổi những mẫu đá Mặt Trăng cho thấy đất đá ở các "lục địa Mặt Trăng" có tuổi từ 3,8 tỷ năm trở lên, còn tuổi của các "biển Mặt Trăng" từ 3,2 - 3,8 tỷ năm.Trên bề mặt Mặt Trăng không có nước cũng không có gió, vì không có lớp không khí bao bọc chung quanh. Vì thế, mọi dấu chân, dấu vết do các nhà du hành vũ trụ để lại sẽ tồn tại ở đó hàng ngàn năm sau. Các dấu vết này chỉ có thể bị đất đá, cát bụi của một thiên thạch và chạm vào Mặt Trăng làm bắn tung ra, lấp đi mà thôi. Cũng vì không có không khí, nên dù giữa ban ngày bầu trợi lúc nào cũng một màu đen và nhiệt độ có thể lên tới 1250C còn ban đêm có thể xuống đến - 1600C. Ngày 05/03/1998, cơ quan Không gian và Vũ trụ Mỹ (NASA) thông báo đã phát hành hiện dấu hiệu về một lượng nước khá lớn trên Mặt Trăng. Các thiết bị đo quang phổ nơtron trên tàu thám hiểm tự hành "Người thăm do Mặt trăng" (Lunar Prospector) đang bay theo quỹ đạo qua 2 cực để dò tìm, đo vẽ bề mặt Mặt Trăng, đã phát hiện nước dưới dạng nước đóng băng ở nhiệt độ - 1500C trong lòng đất (đất đóng băng) và dưới đáy các vết nứt ở 2 cực. Lượng nước này ước tính khoảng từ 100 - 330 triệu tấn, có thể có nguồn gốc từ sự và chạm với một sao chổi cách đây 3,6 tỷ năm. Số nước này tương đương với một hồ nước có diện tích 7km2, sâu 10,5 m. Sự có mặt của nước dưới dạng đất đóng băng đã được biết đến từ lâu nhưng lượng nước đóng băng ở 2 cực được phát hiện lần này mở khả năng lập trạm nghiên cứu trên Mặt Trăng, giảm nhẹ việc tiếp tế cho phi hành đoàn và có điều kiện chế ôxi để thở, chế tạo nhiên liệu cho các chuyến bay liên hành tinh trong thế ký XXI.Do kích thước nhỏ hơn, trọng lượng trên Mặt Trăng chỉ bằng1/6 trọng lực của Trái Đất. Một nhà du hành lên Mặt Trăng sẽ có trọng lượng chỉ còn bằng 1/6 trên Trái Đất và có thể nhảy xa, nhảy cao gấp 6 lần ở Trái Đất.Sức hút của Trái Đất có ảnh hưởng rất lớn đến Mặt Trăng, làm chậm tốc độ tự quay và tốc độ quay của Mặt Trăng quanh Trái Đất (chỉ còn 1km/giây). Mặt Trăng quay quanh trục một vòng mất 27 ngày 8 giờ, bằng với thời gian nó quay quanh Trái Đất. Người ta gọi thời gian này là một tháng vũ trụ. Vì đặc điểm quay như vậy nên từ Trái Đất nhìn lên, bao giờ chúng ta cũng chỉ nhìn thấy một mặt của Mặt Trăng mà thôi. Mãi đến khi tàu thăm dò Lunar 3 bay quanh Mặt Trăng ngày 10/10/1959, con người mới biết được hình dáng mặt sau của Mặt Trăng. Phía nhìn thấy từ Trái Đất có nhiều "biển", còn phía này có rất ít "biển" và nhiều "lục địa" hơn.Nhìn từ Trái Đất chúng ta chỉ thấy phần Mặt Trăng được Mặt Trời chiếu sáng, vì vậy, trong một chu kỳ quay quanh Trái Đất, ta thấy hình như hình dạng Mặt Trăng thay đổi: lúc là trăng lưỡi liềm, lúc là trăng thượng huyền, lúc trăng tròn và lúc không thấy trăng. Từ đêm không trăng lần này đến đêm không trăng lần sau: gọi là 1 tuần trăng. Một tuần trăng có 29,5 ngày và ta còn gọi là tháng âm lịch.Vì thế, tháng âm lịch có tháng thiếu (29 ngày) và tháng đủ (30 ngày). Tại sao, Mặt Trăng quay quanh Trái Đất một vòng chỉ mất có 27 ngày 8 giờ mà một tuần trăng lại tới 29,5 ngày ? Đó là do trong khi Mặt Trăng quay quanh Trái Đất thì Trái Đất lại quay quanh Mặt Trời, nên khi Mặt Trăng quay được đúng một vòng, Mặt Trăng không còn nằm ở vị trí giữa Trái Đất và Mặt Trời (vị trí ngày không có Trăng) nữa do Trái Đất đã dịch chuyển sang vị trí khác. Muốn ở đúng vị trí đó, Mặt Trăng phải quay hơn một vòng, tức là phải quay thêm hơn 2 ngày nữa, tất cả mất 29,5 ngày. Các nhà thiên văn gọi đó là tháng giao hội, còn tháng vũ trụ là thời gian quay đúng 1 vòng của Mặt Trăng.Trong vị trí của ngày không trăng, Mặt Trăng nằm giữa Trái Đất và Mặt Trời, nó có thể che khuất làm Mặt Trời không chiếu được đến Trái Đất: ta có nhật thực. Ngược lại ở vị trí trăng tròn, Mặt Trăng nằm sau Mặt Trời và Trái Đất, đến lượt Trái Đất có thể che khuất Mặt Trời và in bóng của mình lên Mặt Trăng: ta có nguyệt thực. Nhưng vì quỹ đạo quay của Mặt Trăng không nằm trên cùng mọt mặt phẳng của quỹ đạo quay Trái Đất nên không phải tháng nào cũng có nhật thực, nguyệt thực. Nếu ta nhìn thấy Mặt Trời hay Mặt Trăng bị che lấp hoàn toàn, lúc đó bầu trời sẽ tối sầm lại: ta gọi đó là nhật thực toàn phần hay nguyệt thực toàn phần. Nếu thấy Mặt Trời hay Mặt Trăng chỉ bị che khuất một phần, nhiều hay ít: ta gọi đó là nhật thực bán phần hay nguyệt thực bán phần.Không chỉ có Mặt Trăng chịu sức hút của Trái Đất, ngược lại Trái Đất cũng chịu tác động của sức hút Mặt Trăng lên lớp nướcđại dương bao quanh Trái Đất, làm lớp nước này phồng lên về phía Mặt Trăng, gây ra hiện tượng thuỷ triều, nước nước lớn, nước ròng ở các vùng ven biển. Thủy triều còn chịu tác động của sức hút Mặt Trời, tuy yếu hơn của Mặt Trăng vì ở xa, nên ở vị trí giao hội (lúc Mặt Trời, Mặt Trăng ở cùng một phía) thì lúc đó trên Trái Đất xảy ra triều cường, còn nếu nằm ở vị trí vuông góc với Trái Đất thì xảy ra triều kiệt.Về cấu tạo bên trong, Mặt Trăng là một vệ tinh chết gồm 3 lớp đều là đá: ngoài cùng là lớp vỏ đá (dày hơn ở mặt sau không nhìn thấy, vì ở đó hầu hết là đất liền), một lớp cũng bằng đá có chứa sắt, ở trong cùng.
    ***************Với thế giới bạn chỉ là một người , nhưng có thể với một người bạn là cả thế giới.
    Được dr_slums sửa chữa / chuyển vào 18:08 ngày 24/02/2003
    [​IMG]Gửi lúc 17:58, 24/02/03
  9. Fairydream

    Fairydream Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/07/2002
    Bài viết:
    2.678
    Đã được thích:
    1
     Dr_slums

    Sao Hoả ​
    Trên bầu trời đêm, ta có thể nhìn thấy sao Hoả có màu đỏ hoặc màu cam, vì thế mới có tên là "sao lửa". Có người còn gọi là "hành tinh đỏ". Các vệ tinh và các tàu thăm dò cho thấy đất đá trên sao Hoả có màu đỏ do có chứa nhiều ôxýt sắt.Sao Hoả tuy nhỏ nhưng có nhiều điểm giống với Trái Đất: sao Hoả tự quay quanh trục mất 24giờ 37 phút, trục quay của sao Hoả có độ nghiêng là 23,20 gần bằng độ nghiêng của Trái Đất. Vì thế ngày trên sao Hoả dài hơn ngày trên Trái Đất 37 phút và trên sao Hoả quay chung quanh Mặt Trời một vòng 678 ngày nên một "năm" trên sao Hoả gần gấp đôi năm trên Trái Đất, các mùa trên sao Hoả cũng dài hơn mùa trên Trái Đất. Nhiệt độ bề mặt sao Hoả lạnh hơn Trái Đất nhiều. Ngay cả giữa trưa hè nắng chang chang, trên sao Hoả nhiệt độ đo được cũng là -300C, còn ban đêm xuống đến -860C, nhưng không bao giờ lên đến 00C. Vào mùa đông, các chỏm băng ở 2 cực mở rộng dần ra về phía xích đạo, còn mùa hè chúng thu hẹp lại. Điều đáng lưu ý là chỏm băng ở cực Nam lớn hơn ở cực Bắc cho thấy mùa động ở bán cầu Nam trên sao Hoả lạnh hơn ở bán cầu Bắc. Điều này đã làm cho nhiều nhà khoa học cuối thế kỷ thứ XIX cho rằng trên sao Hoả có nước. Nhất là năm 1877 khi nhà thiên văn học người Ý tên Chiaparenli (Giovanni Schiaparelli, 1835 - 1910) quan sát thấy những vệt dài đan chéo nhau mà ông ta gọi là "các kênh đào" (canali) cùng những vùng rộng lớn thay đổi màu từ màu đỏ sang màu xanh đậm theo mùa, đã làm dấy lên cơn sốt về các "kênh đào trên sao Hoả". Lôoen (Percival lowell) nhà thiên văn học người Mỹ cũng xây dựng một đài thiên văn Flatxtap (Flagstaff) ở bang Arizôna để chuyên quan sát sao Hoả. Người ta tưởng tượng ra giống người thấp bé màu xanh lá cây thông minh đã ở đó, xây dựng các kênh đào để dẫn nước từ các chỏm băng ở cực về tưới cho ruộng vườn ở vùng xích đạo sao Hoả. Nhưng nhiều nhà khoa học hoài nghi về sự sống trên sao Hoả, họ cho rằng, không thể chỉ dựa vào kết quả quan sát từ xa bằng những dụng cụ chưa đủ độ tin cậy đó được.Từ năm 1969, nhiều tàu thăm dò chụp ảnh và thám sát bề mặt sao Hoả cho thấy ở đây không có dấu vết nào của sự sống. Những ảnh chụp của tàu thăm dò Vikinh (Viking 1 và 2) đổ bộ lên sao Hoả vào ngày 2007/1976 và 03/09/1976 cho thấy bề mặt sao Hoả có nhiều nét giống bề mặt sao Thuỷ hoặc Mặt Trăng, tương đối bằng phẳng với các miệng hố thiên thạch. Ở bán cầu Bắc của sao Hoả có một số hố thiên thạch, một vài ngọn núi lửa khổng lồ cao đến 29 km, chân núi rộng đến 400 km và nhiều thung lũng sông cổ trong đó có thung lũng Valet Marinêrit ( Valles Marieris) dài 5.000 km, rộng 600 km và ở một vài nơi sâu tới 6 km. Đất đá ở đây tuổi vào khoảng 1 đến 3 tỉ năm. Ở bán cầu Nam, có nhiều miệng hố hơn và có tuổi đất đá cổ hơn, trên 4 tỷ năm. Những sa mạc đá rộng lớn bằng phẳng, rải rác những hòn đá đủ kích cỡ và cát bụi, đều có màu đỏ chiếm 40% diện tích sao Hoả và mỗi khi có gió nổi lên là bụi bay mù mịt thành những trận bão bụi mà từ Trái Đất nhìn lên ta thấy hình như sao Hoả đang đổi màu. Các thiên thạch đã để lại trên bề mặt sao Hoả nhiều dấu vết: những hố thiên thạch, những vùng trũng rộng lớn như các bồn địa và những hẻm vực dài khổng lồ rất sâu. Bầu không khí của sao Hoả hết sức loãng đến mức dù cho bão có thổi mạnh đến mấy cũng chỉ đủ sức làm bốc lên những hạt bụi mịn mà thôi. Không khí ở đây chứa tới 95% khí cácbônic, 2,7% nitơ, 1,6% acgông và 0,76% ôxi, ôxyt cacbon, hơi nước. Bầu khí quyển sao Hoả gồm 3 tầng: trên cùng là các đám mây mỏng và tuyết cacbônic đông đặc, tầng giữa là hơi nước đóng băng và sát mặt đất là tầng bụi mịn chứa nhiều chất sắt. Hơi nước chỉ tìm thấy ở các lớp mây, hoặc sương mù trong các thung lũng hoặc ở sát mặt đất.Về cấu tạo, bên trong cùng là một cái nhân nhỏ bằng đá, bao bọc bên ngoài bởi lớp bao dày gồm các loại đs silicat và một lớp vỏ mỏng ở ngoài cùng toàn đá xen lẫn đất đóng băng. Chính sự có mặt của nước đóng băng ở dưới đất sao Hoả mà một vài nhà khoa học cho rằng trước đây trên sao Hoả đã từng có nước chảy trên mặt, nên bây giờ mới còn dấu vết của lòng sông chết. Chỉ khác với Trái Đất là nước trên sao Hoả không rơi từ trong không khí xuống mà từ sự tan chảy của nước đóng băng trong đất khi bề mặt bị Mặt Trời đốt nóng lên.Sao Hoả có 2 vệ tinh là Phôbôt (tiếng Hi Lạp Phobos là Sợ hãi) và Đâymôt (Deimos là Kinh hoàng) đều có đường kính không quá 30 km. Cả 2 đều quá nhẹ nên trọng lượng không đủ để tạo cho chúng có hình khối cầu.Chúng có hình dạng củ khoai tây như phần lớn các thiên thạch trong hệ Mặt Trời. Cũng có ý kiến cho rằng đây là 2 thiên thạch đã bị sức hút của sao Hoả giữ lại trên quỹ đạo quanh sao Hoả khi chúng rơi vào cách đây khoảng 40 triệu năm. Vệ tinh Phôbôt lớn hơn, nằm chỉ cách sao Hoả 9.380 km, quay quanh sao Hoả một vòng mất 7 giờ 40 phút. Trên bề mặt vệ tinh Phôbôt hiện rõ miệng hố thiên thạch lớn nhất là hố thiên thạch Xtichnây (Stickney) rộng 10 km. Vệ tinh Đâymôt nhỏ hơn nằm cách sao Hoả 23.462 km và quay một vòng quanh sao Hoả mất 30 giờ. Các ảnh chụp từ tàu thăm dò cho thấy trên bề mặt của 2 vệ tinh này lỗ chỗ những hố thiên thạch to nhỏ khác nhau.
    ***************Với thế giới bạn chỉ là một người , nhưng có thể với một người bạn là cả thế giới.
    [​IMG]Gửi lúc 18:07, 24/02/03
  10. Fairydream

    Fairydream Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/07/2002
    Bài viết:
    2.678
    Đã được thích:
    1
     Bigdog30784
    em chỉ xin bổ sung 1 tí thôiNgày 4/7/1997,tàu vũ trụ mars pathfinger hạ cánh an toàn lên sao hoả,21 năm sau sứ mệnh viking.nó phảI mất 7 tháng để dến sao hoả,và đáp tren 1 vùng đồng băng khô cằn. ngày hôm sau ,1 chiếc xetự hành 6 bánh tí hon chỉ nặng 11 kg có tên sojourner bắt đầu lăn bánh trên bề mặt sao hoả tiến hành đo đạc ,Sứ mệnh Pathfinger thực sự lôi cuốn sự chú ý trên toàn thế giới.ngày 4/11/1997,NASA cính thức kết thúc sứ mênh ngườI tìm đường pathfinger sau khi hơn 16.500 bức ảnh cùng vớI 15 mẫu phân tích hoá học và rất nhiều thông tin về điều kiện thờI tiết trên sao hoả được truyền về trái đất

    con chó là con chó concó đôi là đôi mắt tròn
    [​IMG]Gửi lúc 10:09, 25/02/03

Chia sẻ trang này