1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Bạn Biết Gì Về Trái Đất Và Hệ Mặt Trời

Chủ đề trong 'Thiên văn học' bởi Hero_Zeratul, 05/04/2006.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. Fairydream

    Fairydream Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/07/2002
    Bài viết:
    2.678
    Đã được thích:
    1
     
    Sao Mộc
    Với khối lượng và kích thước lớn nhất hệ Mặt Trời cùng dáng vẻ đầy oai nghiêm, Mộc tinh hoàn toàn xưngd đáng với cái tên Jupiter_ chúa tể của các vị thần.Sao Mộc là hành tinh thứ năm trong Thái Dương hệ. Nó cách Mặt Trời 5,2 ua, bán kính xích đạo là 71435 km và có khối lượng bằng 318 lần khối lượng Trái Đất. Sao Mộc quay quanh Mặt Trời theo chu kì 12 năm nhưng một ngày tính theo giờ Trái Đất thì chỉ dài có 9h50''. Trên bầu trời đêm, sao Mộc là thiên thể rất dễ nhận ra vì nó chỉ thua có sao Kim về độ sáng.Sao Mộc có tất cả 15 vệ tinh trong đó có 4 vệ tinh sáng nhất có thể dễ dàng nhận ra qua kính thiên văn. Đó là 4 vệ tinh được Galilei phát hiện và được đặt tên là 4 vệ tinh Galilei trong đó vệ tinh lớn nhất có bán kính tới trên 5000km (còn lớn hơn sao Thuỷ). Ngoài ra sao Mộc còn có một vệ tinh dưới dạng một vành sáng. Vành này gồm nhiều mảnh đất đá đường kính từ mấy chục đến mấy trăm met. Độ dầy của vành sáng này chưa đến 30 km và rộng khoảng 9000km, khoảng cách từ mép ngoài vành sáng đến bề mặt sao Mộc là 57000km. Vành này quay quanh sao Mộc với chu kì 7h. Nghiên cứu còn cho thấy ngoài Trái Đất ra thì trong hệ Mặt Trời sao Mộc là hành tinh duy nhất có cực quang. Phần nửa bán cầu không hướng về phía Mặt Trời của sao Mộc có một dải cực quang dài tới 30 000 km.Nguyên tố phổ biến nhất trên sao Mộc là hydro. Sao Mộc có lớp khí quyển dày trên 1000 km gồm 82% hydro, 17% heli và 1% còn lại gồm các chất khí khác.Từ trường sao Mộc lớn hơn 10 lần so với từ trường Trái Đất, trục từ trường lệch với trục tự quay 10,8 độ và có cấu tạo cực từ gần giống như của Trái Đất. Do đó nếu mang một la bàn từ Trái Đất lên sao Mộc thì vẫn có thể xác định chính xác hướng Bắc-Nam.Trọng lực trên sao Mộc lớn hơn trọng lực Trái Đất 2,6 lần nhưng nhiệt độ bề mặt chỉ có -140 độ C . Chính điều này đã giúp sao Mộc giữ được hydro và heli trong khí quyển của mình. Qua kính thiên văn có thể thấy bề mặt có nhiều dải mây tối và sáng chạy đan xen nhau. Sao Mộc bức xạ nhiệt hết sức mạnh mẽ, mặt khác do hoạt động tự quay của sao Mộc diễn ra rất nhanh (9h 50'' một vòng) nên tạo ra trên bề mặt của nó những dòng khí chuyển động tạo ra những dòng màu sắc khác nhau. Ngoài ra, qua quan sát từ kính thiên văn có thể thấy trên sao Mộc có một vết đỏ rất lớn nằm ở phía Nam đường xích đạo của sao Mộc. Vết đỏ này có hình elip , rộng khoảng 11000 km và có chiều dài khoảng 26000 km. Qua ảnh chụp từ các tàu thăm dò được phóng lên nghiên cứu sao Mộc, phát hiện vết đỏ này là một luồng khí bốc lên mạnh mẽ và xoáy tròn ngược chiều kim đồng hồ. Nhờ bị kẹp giữa hai luồng khí chuyển động mạnh ngược chiều nhau mà vết đỏ có thể tồn tại trong thời gian rất dài.
    [​IMG][​IMG][​IMG][​IMG][​IMG][​IMG][​IMG][​IMG][​IMG][​IMG]
    RAGNAROK

    Được RAGNAROK sửa chữa / chuyển vào 15:12 ngày 25/02/2003
  2. Fairydream

    Fairydream Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/07/2002
    Bài viết:
    2.678
    Đã được thích:
    1
     Bigdog30784
    SAO THỔ Sao thổ là ngôi sao khổng lồ,có nhiều nét rất giống sao mộc, ở cách mặt trờI 1427 triệu km,gấp 2 lần khoảng cách sao mộc-mặt trời.chính Galile đã là ngườI phát hiện sao thổ vào năm 1610 khi phát minh ra kính thiên văn,nhờ ánh sáng rực rỡ và cái vành khuyên đặc biệt mà lúc đó Galile tưởng là 2 cái tai của sao thổ. Đến năm 1655,nhà vật lí Hà Lan tên là Huygens mớI xác định và mô tả lần đầu tiên khá tỉ mỉ vành khuyên này. Đây là hành tinh xa nhất của hệ mặt trờI có thể nhìn thấy bằng kính thiên văn bình thường.chiếc vành khuyên nằm dọc theo đường xích đạo sao thổ và có đường kính khoảng 270.000km,rộng khoảng 65.000 km nhưng rất mỏng,có chỗ chỉ 1km.nhìn từ xa tớI thì vành khuyên này gồm 3 vòng đai,ngăn cách bởI 2 đường ranh cassini và Enke.các ảnh chụp từ tàu thăm dò Voyager2 cho thấy ,vành khuyên này được tạo thành từ nhiều vòng đai nhỏ hợp lại.mỗI vành đai là tập hợp của vô số thiên thạch lớn nhỏ có lớp băng bao bọc ở ngoài ,xen lkẫn những hạt nước đá,quay quanh chung quanh sao thổ như các vệ tinh.chúng phản chiếu rất mạnh ánh sáng mặt trờI ,giúp ta có thể nhìn thấy vành khuyên này từ trái đất . ở 1 vài vồng đai,có các vệ tinh quay ở 2 bên mép rìa như canh giữ vòng đai đó,nên các nhà thiên văn đặt tên cho chúng là vệ tinh thiên khuyển.có khoảng 12 vệ tinh loạI này nhìn thấy rõ trong các ảnh chụp từ tàu thăm dò Voyager 1 và 2,nâng tổng số vệ tinh của sao thổ lên 22 vệ tinh.trong số này lớn nhất là vệ tinh Titan có đường kính 5.150km và là vệ tinh duy nhất trong hệ mặt trờI có bầu khí quyển dày đặc bao quanh ,chứa chủ yếu là khí nitơ và 1 phần khí metan.nhiệt độ trung bình của titan là -180 độ C.còn có 6 vệ tinh lớn nữa ,có đường kính từ 390 - 1500km.số còn lạI ,vừa có kích thước nhỏ ,có hình dáng không phảI hình cầu như các vệ tinh khác.càng đi vào gần sát sao thổ,các vật chất cấu tạo nên vành sao thổ càng có kích thước lớn dần và càng có nhiều vệ tinh.vòng ngoài cùng có màu hơi tốI ,chỉ có 1 vệ tinh,vòng thứ 2 màu sáng nhất có 4 vệ tinh còn vòng trong cùng có màu tốI hơn ở bên trong ,vừa có nhiều vệ tinh ,lạI vừa có đặc điểm : có một số vệ tinh quay trên cùng 1 quỹ đạo. đó là 2 vệ tinh đione và helen cùng quay cách sao thổ 377.400km,3 vệ tinh Tethys,Telesto,Calypso cùng quay cách sao thổ 294.660km,còn 2 vệ tinh Epimethee ,Janus thì có quỹ đạo quay rất xít nhau,151.422 và 151.472km.trong vòng đai này có vệ tinh Mimas còn thấy rõ miệng hố Herschel, dấu vết của sự va chạm vớI vệ tinh khác do chúng quay vớI quỹ đạo quá gần nhau.Những vệ tinh thiên khuyển do quay trong vành khuyên cảu sao thổ đã để lạI những khoảng trống ở phía sau ,khi chúng đi xuyên qua các thiên thạch và hạt băng của vành khuyên.phần lớn các vệ tinh này đều có quỹ đạo quay rất gần,cách sao thổ không quá 0,5 triệu km.chỉ có 3 vệ tinh Hyperion,Lapetus, phoebe quay hình bầu dục rất dẹp ,lạI vừa có chiều quay ngược vớI chiều quay của tất cả các vệ tinh khác của sao thổ.vệ tinh Lapetus cũng đáng lưu ý vì nó không chỉ có màu vàng ánh mà còn vì phần vàng ánh nhìn thấy này chỉ chiếm 1 phần,còn lạI phần kia lạI tốI đen.giảI thích hiện tượng sao thổ có nhiều vệ tinh quay trên cùng 1 quỹ đạo hoặc có quỹ đạo rất sít nhau ,các nhà khoa học cho rằng trước đây chúng chỉ là 1 vệ tinh ,sau đó bị tách ra làm 2 hoặc 3.Sao thổ có cấu tạo gần giống như sao mộc,gồm các chất khí heli và hidro cùng vớI các tinh thể amoniac nhưng loãng hơn ,trong cùng là 1 cái nhân bằng đá cứng lẫn băng.vì thế ,sao thổ có tỉ trọng nhẹ hơn cả nước. sao thổ là 1 trong những hành tinh lạnh lẽo,nhiệt độ trên lớp mây ngoài cùng là -180 độ C.cũng như sao mộc ,sao thổ có tốc độ quay rất nhanh,tạo nên nhiều dảI mây trắng song song,vớI những trận bão khủng khiếp có sức gió lên đến 1.800km/giờ nên ta chỉ thấy các dảI mây lờ mờ không được rõ như ở sao mộc. sao thổ tự quay 1 vòng chỉ mất có 10 giờ 40 phút,và quay quanh mặt trờI vớI tốc độ 9,6km/giây,1 vòng mất 29,5 năm.do tốc độ tự quay quá nhanh,sao thổ có hình dáng hơi dẹt ở 2 cực,phình to ở vùng xích đạo .trong quá trình sao thổ quay quanh mặt trờI ,từ trái đất ta nhìn thấy vành khuyên sao thổ từ các góc cạnh khác nhau,nên có lúc nhìn thấy to,lúc nhỏ,có luúcgần như không nhìn thấy vì quá mỏng.bầu khí quyển sao thổ tương tự như ở sao mộc nhưng có nhiệt độ thấp hơn,gồm chủ yếu là hidro(94%) ,heli(6%) và hơi nước ,khí metan và amoniac

    đừng bao giờ phạm phải sai lầm chấp nhận quá sớm là mình sai
    [​IMG]Gửi lúc 18:13, 04/03/0
  3. Fairydream

    Fairydream Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/07/2002
    Bài viết:
    2.678
    Đã được thích:
    1
    Langdangngayqua
    Đặt tên 9 hành tinh như thế nào ?​
    Ở phương Tây thời xa xưa người ta cho rằng những hành tinh của Hệ Mặt Trời có liên quan tới vận mệnh của loài người . Điều này khiến họ liên tưởng tới các thần linh nên đã lấy tên các vị thần trong thần thoại Hy Lạp đặt cho các hành tinh . Người cổ Hy Lạp và cổ La Mã căn cứ vào những đặc điểm riêng của từng hành tinh để gán tên các vị thần cho chúng .
    Thủy Tinh chuyển động nhanh nhất , lúc ẩn lúc hiện lại hay bị Mặt Trời che khuất nên rất khó quan sát . Người xưa lấy tên vị thần đi nhanh như bay Hecmet theo tiếng Hy Lạp , hay còn gọi là thần Mecua theo tiếng La mã để đặt cho Thủy Tinh .
    Hành tinh được coi đẹp nhất Hệ Mặt Trời là Kim Tinh . Người xưa coi nó là biểu tượng của tình yêu và sắc đẹp . Người Hy Lạp lấy tên vị thần tình yêu Apo*** để gọi nó . Người La Mã gọi nữ thần đó là Venus nên Kim Tinh có tên là Venus . Ở Việt Nam thì gọi là sao Hôm và sao Mai , thực ra hai sao này là Kim Tinh .
    Khi quan sát người ta thấy Hỏa Tinh có ánh sáng màu đỏ sẫm , màu của chiến tranh , vì vậy hành tinh này mang tên của vị thần chiến tranh Ares theo tiếng Hy Lạp hay Mars theo tiếng La Mã .
    Còn Mộc Tinh qua kính thiên văn lại rất xán lạn có dáng dấp nghiêm trang lẫm liệt . Vì vậy người xưa đã lấy ngai vàng của thiên thần tối cao Zeus dành cho hành tinh này . Theo tiếng La Mã tên của vị thần này là Jupiter nên hành tinh cũng có tên gọi là Jupiter .
    Thổ Tinh phải đi mất 29 năm để đi hết một vòng trên nền trời sao , khiến cho người ta liên tưởng đến sự trôi đi của thời gian . Vì vậy người ta lấy tên của vị thần thời gian để đặt tên cho hành tinh này . Thần thời gian theo tiếng La Mã cổ là Saturn nên hành tinh này tên là Saturn .
    Đó là cách đặt tên của người phương Tây , còn người Phương Đông cho rằng vạn vật do 5 chất tạo thành . Đó là Kim , Mộc , Thủy , Hỏa , Thổ . Sau khi phát hiện ra 5 hành tinh của Hệ Mặt Trời người ta lấy tên 5 chất cơ bản này đặt tên cho các hành tinh .
    Năm 1781 , nhà thiên văn người Anh Hexel đã phát hiện ra một hành tinh mới . Hành tinh này được mang tên vị thần Uranus , ông nội của thần Zớt vĩ đại , người phương Đông gọi là Thiên Vương Tinh .
    Năm 1846 , lại một hành tinh nữa được tìm ra . Qua kính thiên văn hành tinh này có màu xanh lam của biển cả nên người ta lấy tên thần biển Nepturn đặt cho nó . Người phương Đông gọi nó là Hải Vương Tinh .
    Năm 1930 , nhà thiên văn người Mỹ Tombaugh đã phát hiện ra hành tinh thứ 9 của Thái Dương Hệ . Đấy là hành tinh xa nhất , mờ tối nhất khiến cho người ta liên tưởng tới địa ngục tối om và đáng sợ . Lấy tên vua địa ngục Pluto đặt tên cho hành tinh này . Người phương Đông gọi là Diêm Vương Tinh .
    Hy vọng đến năm 2030 theo chu kỳ khoảng 100 năm , người ta sẽ tìm được hành tinh thứ 10 của Thái Dương Hệ , biết đâu nơi ấy sẽ có sự sống ...
    trăng hồn nhiên đợi giờ sa ngã ...tình yêu đi nhanh hơn đường kiếm của TP cuộc sống khắc nghiệt hơn số phận LTH ...

    [​IMG]Gửi lúc 20:41, 10/03/03
  4. Fairydream

    Fairydream Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/07/2002
    Bài viết:
    2.678
    Đã được thích:
    1
    Langdangngayqua

    Thủy Tinh - hành tinh ở gần Mặt Trời nhất ...
    Nằm cách Mặt Trời 58 triệu km , Thủy Tinh thực hiện một vòng quanh Mặt TrờI hết 88 ngày đêm . Vì ở rất gần Mặt TrờI nên Thủy Tinh thườnh bị che lấp trong ánh hào quang của Mặt Trời . Chính vì vậy nên việc nghiên cứu Thủy Tinh là một trong những vấn đề khó khăn của thiên văn học . Chỉ đến năm 1965 ngườI ta mới đo được chu kỳ tự quay quanh trục của Thủy Tinh là 58 ngày 15 giờ 36 phút . Nhiệt độ trên bề mặt Thủy Tinh thay đổI rất nhiều . Ban ngày nhiệt độ rất cao lên tới +3500C , ban đêm nhiệt độ lại quá thấp chỉ có -1700C .
    Thủy Tinh cũng có tầng khí quyển như Trái Đất . Nhưng khí quyển Thủy Tinh loãng hơn khí quyển Trái Đất rất nhiều . Theo các nhà thiên văn Mỹ , tỉ trọng khí quyển của Thủy Tinh chỉ bằng tỉ trọng khí quyển Trái Đất ở độ cao 620 km . Thành phần khí quyển của Thủy Tinh chủ yếu la Hidro , Heli , Oxi và các khí trơ .
    Tỉ trọng trung bình của Thủy Tinh bằng 5,4 g/cm3 tức là bằng tỉ trọng trung bình của Trái Đất . NgườI ta cho rằng trên Thủy Tinh không có nước . Sự sống không thể có mặt trên Thủy Tinh vì không có nước , thêm vào đó điều kiện khí hậu quá khắc nghiệt .
    Trong hai năm 1974 - 1975 , tàu vũ trụ Marines 10 của Mỹ đã 3 lần tiến hành nghiên cứu và quan sát Thủy Tinh ở khoảng cách gần và phát về tổng cộng 5000 bức ảnh , chụp 57% bề mặt Thủy Tinh . Quan sát các bức ảnh chụp bề mặt Thủy Tinh ta thấy rất lồI lõm , chi chít những vũng , hố ? Hơn nữa sự sắp xếp các vũng hố này tương tự sự sắp xếp các vũng hố trên Mặt Trăng . NgườI ta cũng bắt gặp 1 dãy núi hình vòng có đường kính 40 km . Dãy này được mang tên nhà thiên văn học người Mỹ Huipo , ở đông nam dãy núi Huipo có một khe núi rộng 1 km dài 100 km . Khe núi này được mang tên đài thiên văn vô tuyến Arecibo . Nhờ quan sát sự dịch chuyển của khe núi này , ngườI ta đã đo được chu kỳ tự quay của Thủy Tinh . Hơn nữa trên bề mặt Thủy Tinh còn có một thung lũng đường kính tới 1300 km . Khi thung lũng này ở đốI diện với Mặt Trời , ánh nắng Mặt Trời chiếu thẳng đã làm nhiệt độ ở đây tăng đột ngột và thung lũng này là nơi nóng nhất của cả 9 hành tinh Hệ Mặt Trời . Vì vậy các nhà khoa học đặt cho nó cái tên là ?oThung lũng Caler? tức ?othung lũng Nóng? . Thung lũng này cũng rất giống biển Mưa của Mặt Trăng . Trên Thủy Tinh còn có những vách đá dốc đứng cao tới 3 km và kéo dài hàng trăm km . NgườI ta lấy tên chiếc tàu mà Mazenlan dùng để đi vòng quanh Trái Đất là Victoria để đặt cho vách đá ở gần cực bắc , và tên chiếc tàu mà Colombus dùng để thám hiểm châu Mỹ là Santa Maria để đặt cho vách đá ở xích đạo .
    Tại sao bề mặt Thủy Tinh lạI giống bề mặt của Mặt Trăng đến như thế ? Các nhà bác học đặt câu hỏI . Một số người cho rằng ở thời kỳ đầu của sự hình thành Hệ Mặt Trời đã từng có một thời đại ?omưa? sao lớn xảy ra . Vô số thiên thạch va đập vào các thiên thể khiến cho chúng mang thương tích đầy mình và sinh ra các dãy núi , các vách đá và vô số hố như vậy .
    những hành tinh còn lại ít hôm nữa em sẽ post ...
    trăng hồn nhiên đợi giờ sa ngã ...tình yêu đi nhanh hơn đường kiếm của TP cuộc sống khắc nghiệt hơn số phận LTH ...

    Được langdangngayqua sửa chữa / chuyển vào 20:46 ngày 10/03/2003
    [​IMG]Gửi lúc 20:44, 10/03/03[​IMG]
  5. Fairydream

    Fairydream Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/07/2002
    Bài viết:
    2.678
    Đã được thích:
    1
     Bigdog30784
    sao lộn xộn thế,chờ em post xong về các hành tinh trong hệ mặt trời rồi post những cái ấy thì tốt hơn chứ,chỉ tại bài dài quá nên hơi bị lười ấy mà nên mấy hôm vừa rồi không post.sao thiên vương
    Sao thiên vương được nhà thiên văn học nghiệp dư nổI tiếng ngườI Anh gốc Đức William Herschel (1738 - 1822 ) tìm thấy . ngày 13/3/1781,ông thấy 1 điểm sáng lung linh ở gần sao Zeta,lúc đầu ông nghĩ đấy là sao chổI.ngày 17 tháng 3 ông tìm lạI vật thể này và thấy nó di chuyển 1 đoạn so vớI các vì sao cố định . ông tiếp tục theo dõi vật thể lạ này thêm 2 tháng nữa và thấy nó dịch chuyển dần đến chòm sao song tử.ong cho đấy là 1 sao chổI và gửI đến các nhà thiên văn ở đài quan sát Greenwich và Oxford vớI 1 thông báo vớI tựa đề : "bài tính về 1 sao chổI" và sau đấy không quan tâm đến nó nữa nhưng các nhà thiên văn khác vẫn tiếp tục theo dõi vật thể này .chỉ sau 1 thờI gian ngắn sau,các nhà thiên văn nhất trí xác định đó là 1 hành tinh di chuyển xung quanh mặt trờI trên 1 quỹ đạo bên ngoài sao thổ. sao thiên vương nằm ở khoảng cách gấp đôi khoảng cách giữa sao thổ vớI mặt trời. Lúc đầu ông tưởng đó là 1 đám tinh vân hay sao chổI ,nhưng sau nhiều ngày quan sát , ông mớI phát hiện ra đó là 1 hành tinh mớI ,có kích thước to gấp 4 lần trái đất. vớI khoảng cách này , ánh sáng mặt trờI phảI mất đến 2 giờ 30 phút mớI đến được sao thiên vương ,trong khi đó chỉ cần 8 phút là đến được trái đất ,sao thiên vương quay 1 vòng quanh mặt trờI mất 84 năm,vớI trục quay nằm ngang gần trùng vớI mặt phẳng quỹ đạo và vớI tốc độ quay quanh mình vớI tốc độ rất nhanh,1 vòng chỉ mất 16 giờ.Vì trục nằm ngang vớI mặt phẳng quỹ đạo nên trong quá trình quay quanh mặt trờI,mỗI cực của sao thiên vương hướng về phía mặt trờI trong suốt 42 năm liền và 42 năm tiếp theo lạI nằm trong bóng tối. Vì thế mùa ở đây rất dài ,nhưng nhiệt độ ở sao thiên vương quanh năm vẫn không đổI ,luôn lạnh lẽo vì ở quá xa mặt trời.chính vì vậy mà khi phát hiện ra hành tinh này ngườI ta gọI nó là hành tinh địa ngụcSao thiên vương còn có 1 từ trường độc đáo . trục của từ trường không nằm ngang như trục của sao thiên vương mà thẳng đứng như các hành tinh khác và nghiêng 600 so vớI mặt phẳng quỹ đạo. điều này đã làm cho từ trường của sao thiên vương không khác mấy vớI từ trường của các hnàh tinh khác nhưng mà lạI làm cho tâm từ trường lệch xa tâm của sao thiên vương.Nhìn từ vũ trụ ,sao thiên vương có màu lá biếc do phản chiếu bầu khí quyển có chứa khí metan vì khí metan hấp thụ hết các tia hồng ngoạI của ánh sáng mặt trời. Hidro chiếm phần quan trọng trong thành phần khí quyển sao diêm vương (tớI 85%) ,còn lạI là khí heli(12%) và metan chiếm 3% .nhiệt độ ở đây xuống đến -2500C.những thông tin từ tàu thăm dò voyager 2 cho phép dự đoán sao thiên vương có 1 nhân rất nhỏ bằng đá cứng ,bao bọc bên ngoài là lớp các khí amoniac,metan hoá lỏng hoà tan vớI nước. sao thiên vưng cũng có 1 vành khuyên như sao thổ,sao mộc gồm 11 vành đai tạo thành.những vòng đai nằm gần sao thiên vương được cấu tạo bởI các thiên thạch có kích thước tớI 1m và có màu tốI .còn những vòng đai ở ngoài cùng đựoc cấu tạo bởI các thiên thạch nhỏ dướI 20cm cùng vớI bụI vũ trụ và có màu sáng hơn.trước đâu ngườI ta chỉ biết có 5 vệ tinh lớn của sao thiên vương nhưng qua ảnh chụp từ tàu voyager 2 ,ngườI ta phát hiện có tớI 15 vệ tinh chia làm 2 nhóm .nhóm trong có 10 vệ tinh nhỏ có đường kính dướI 150 km,trong đó có vệ tinh Coocđêlia quay bên trong vành khuyên ,nằm cách sao thiên vương từ 50.000 - 85.000 km. Các vệ tinh của sao thiên vương đều được đặt tên các nhân vật trong các tác phẩm của đạI văn hào William shakespeare.Trong các vệ tinh đó,Miranda và Ariel được các nhà thiên văn quan tâm nhất . Miranda hiện ra trên ảnh chụp từ tàu voyager như 1 vệ tinh không còn nguyên vẹn,như được ghép lạI từ nhiều mảnh vỡ sau khi va chạm vớI 1 tiểu hành tinh khá lớn. trên bề mặt Miranda ,chúng ta có thể thấy những sống núi và những bờ vách dốc đứng lỗ chỗ các dấu vết va chạm vớI các thiên thạch. vệ tinh Ariel có đường kính tớI 1.150km,in đậm nét nhiều vệt thung lũng rất sâu,cùng vớI vài hố thiên thạch rảI rác đó đây.

    đừng bao giờ phạm phải sai lầm chấp nhận quá sớm là mình sai
    [​IMG]Gửi lúc 16:32, 11/03/03[​IMG]
  6. Fairydream

    Fairydream Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/07/2002
    Bài viết:
    2.678
    Đã được thích:
    1
    Langdangngayqua 
    Hải Vương Tinh - hành tinh đầu tiên được tìm ra bằng phương pháp tính toán
    Hải Vương Tinh là hành tinh thứ 8 của Hệ Mặt Trời và cũng là hành tinh đầu tiên được tìm ra bằng phương pháp tính toán . Phát minh này cũng là một luận cứ tuyệt vời chứng minh sự đúng đắn của định luật vạn vật hấp dẫn . Sau khi tìm ra Thiên Vương Tinh người ta nhận thấy hành tinh này không chuyển động đúng theo quỹ đạo mà người ta tính toán cho nó , tức là nó không chỉ chịu tác động của các lực hút của Mặt Trời và các hành tinh đã biết mà còn chịu tác động của hành tinh nào đó mà người ta chưa biết . Bằng cách giải quyết dần dần các bài toán người ta đã xác định được vị trí tương đối của hành tinh này . Ngay lập tức sau đó ngày 23 tháng 9 năm 1846 , nhà thiên văn Gaile đã tìm ra hành tinh này trên bầu trời bằng kính thiên văn tại nơi mà ông được thông báo theo kết quả tính toán .
    Khoảng cách trung bình từ Hải Vương Tinh đến Mặt Trời là 4500 triệu km . Chu kỳ chuyển động quanh Mặt Trời là 164 năm 288 ngày . Như vậy kể từ ngày tìm ra Hải Vương Tinh , hành tinh này còn chưa đi hết một vòng quanh Mặt Trời . Đường kính xích đạo của Hải Vương Tinh bằng 50400 km . Tỉ trọng trung bình của nó thì bằng 2,30g/cm3 tức là lớn hơn tỉ trọng của các hành tinh khác . Điều nàu chứng tỏ ngoài Hydro và Heli , hành tinh này còn chứa hợp chất của các nguyên tố hoá học khác (hình như là kim cương , keke ...) . Theo kết quả tính toán của các nhà bác học , nhân của Hải Vương Tinh được cấu tạo từ các nguyên tố kim loại giống như nhân của các hành tinh thuộc nhóm I (nhóm Trái Đất) .
    Tháng 8 năm 1986 , tàu du hành vũ trụ Voyager2 đã tiến hành quan sát hành tinh này . Khác với Thiên Vương tinh , bề mặt của Hải Vương Tinh đôi chỗ bị các đám mấy che phủ . Cũng giống như Mộc Tinh , trên bề mặt Hải Vương Tinh người ta nhìn thấy 1 vệt đỏ lớn .
    Có lẽ điều lý thú nhất khi quan sát Hải Vương Tinh là người ta phái hiện ra 3 vành sáng của nó .
    tình yêu đi nhanh hơn đường kiếm của TP cuộc sống khắc nghiệt hơn số phận LTH ...

    [​IMG]

    [​IMG]Gửi lúc 20:21, 11/03/03
  7. Fairydream

    Fairydream Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/07/2002
    Bài viết:
    2.678
    Đã được thích:
    1
     Langdangngayqua

    Diêm Vương Tinh - hành tinh thứ 9 của Hệ Mặt Trời​
    Diêm Vương Tinh được nhà thiên văn người Mỹ Clyde Tombaugh phát hiện vào tháng 2 năm 1930 . Đây là hành tinh nằm xa Mặt Trời hơn cả . Khoảng cách trung bình từ hành tinh này đến Mặt Trời là 5900 triệu km . Bằng mắt thường chúng ta khó có thể quan sát được Diêm Vương Tinh , vì nó chỉ như một điểm có độ sáng yếu hơn nhũng ngôi sao mờ nhạt nhất trên bầu trời tới 4000 lần .
    Diêm Vương Tinh chuyển động rất chậm , nó mất tới 247 năm 255 ngày 12h mới đi hết một vòng quỹ đạo . Vì ở quá xa nên người ta mất rất nhiều thời gian mới đo được đường kính của Diêm Vương Tinh . Mãi đến những năm 80 mới đo được đường kính Diêm Vương Tinh khoảng 3000 km . Diêm Vương Tinh không những là hành tinh tối tăm nhất mà còn lạnh lẽo nhất . Nhiệt độ trên bề mặt của nó là -2200C . Ngay cả những vùng ấm nhất của Diêm Vương Tinh cũng được bao phủ bởi những lớp tuyết dày của khí Metan . Khí quyển Diêm Vương Tinh nói chung rất loãng , cấu tạo chủ yếu từ khí Metan và có thêm một ít hỗn hợp khí trơ .
    Năm 1978 , người ta phát hiện ra Diêm Vương Tinh có một vệ tinh là Charon ở khá gần Diêm Vương Tinh . Charon bằng 1/10 khối lượng của Diêm Vương Tinh . Chu kỳ chuyển động của nó quanh Diêm Vương Tinh đúng bằng chu kỳ tự quay của Diêm Vương Tinh . Kỳ lạ hơn nữa mặt phẳng quỹ đạo của Charon lại trùng với mặt phẳng xích đạo của Diêm Vương Tinh . Điều đó có nghĩa Charon luôn ở một điểm cố định trên mặt phẳng xích đạo của Diêm Vương Tinh . Chẳng những thế , chu kỳ chuyển động của Charon quanh Diêm Vương Tinh còn đúng bằng chu kỳ tự quay quanh nó . Vì vậy nên lúc nào Charon cũng hướng một mặt về phía Diêm Vương Tinh . Có người nói rằng Diêm Vương Tinh và Charon , tay nắm tay , mặt đối mặt cùng nhau khiêu vũ , cứ như là tình nhân ấy ...
    tình yêu đi nhanh hơn đường kiếm của TP cuộc sống khắc nghiệt hơn số phận LTH ...

    [​IMG]

    [​IMG]Gửi lúc 20:26, 11/03/03
  8. Fairydream

    Fairydream Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/07/2002
    Bài viết:
    2.678
    Đã được thích:
    1
     Langdangngayqua

    Người ta tìm ra Thiên Vương Tinh , Hải Vương Tinh , Diêm Vương Tinh như thế nào ?​
    Việc phát hiện ra ba hành tinh xa nhất của Hệ Mặt Trời là một thành công lớn của thiên văn quan sát và cơ học thiên thể .
    Vào lúc 22 - 23h ngày 13 tháng 3 năm 1781 , trong lúc quan sát bầu trời khoảng giữa hai chòm sao Kim Ngưu và Song Tử , Hexel phát hiện ra một hình tròn nhỏ phát sáng .Ông lập tức hiểu rằng mình đã phát hiện ra một thiên thể di động và có thể là sao chổi . Tuy nhiên ông không thể nhìn thấy phần đuôi và lớp vỏ bụi khí của sao chổi . Phát hiện này được thông báo khắp thế giới và rất nhiều nhà thiên văn đã quan sát thiên thể lạ này . Cho đến mùa hè năm 1781 , người ta đã thu được đủ các dữ liệu để tính toán quỹ đạo của thiên thể này . Nhà bác học Hexel đã xác định được quỹ đạo hình gần tròn của thiên thể này . Vào thời gian này thì người ta đã biết quỹ đạo của sao chổi không phải là hình tròn mà là hình elip rất dẹt . Ông cũng biết được rằng thiên thể chuyển động quanh Mặt Trời theo quỹ đạo ở cách Mặt Trời một khoảng bằng 19 lần khoảng cách Mặt Trời - Trái Đất và chu kỳ quay quanh Mặt Trời của nó là 84 năm . Như vậy Hexel phát hiện ra hành tinh mới chứ không phải là sao chổi . Hành tinh này có tên là Uranus , người phương Đông gọi nó là Thiên Vương Tinh .
    Cũng vào thời gian này người ta đã phát hiện ra các định luật về sự chuyển động của các thiên thể . Sau một thời gian nghiên cứu và quan sát , người ta phát hiện ra quỹ đạo của Thiên Vương Tinh theo tính toán không trùng với quỹ đạo người ta quan sát được . Như vậy rất có thể hành tinh này còn chịu tác động của một hành tinh nào nữa mà chúng ta chưa biết . Rất nhiều nhà thiên văn đã cố công quan sát bầu trời và tính toán để tìm ra hành tinh mới này . Trong số này phải hể đến hai nhà thiên văn người Anh , Adams và Chelis . Hai nhà thiên văn này đã tính toán và quan sát bầu trời trong nhiều năm . Họ tốn rất nhiều công sức nhưng vinh quang không thuộc về họ mà thuộc về nhà thiên văn người Đức Gaile và nhà thiên văn người pháp Levere . Levere bắt đầu nghiên cứu nhằm tìm ra hành tinh mới này từ mùa hè năm 1845 . Ông không hề biết rằng vấn đề này đã được các nhà khoa học người Anh nghiên cứu đã hơn 2 năm . Ông đã tiến hành giải rất nhiều bài toán phức tạp và đã tìm ra tọa độ gần đúng của hành tinh này . Nhà thiên văn người Đức Gaile dựa vào các kết quả tính toán của Levere đã dùng kính thiên văn và phát hiện ra hành tinh này vào tháng 9 năm 1845 . Hành tinh này có tên là Nepturn , người phuơng Đông gọi nó là Hải Vương Tinh .
    Việc phát hiện ra Diêm Vương Tinh , hành tinh thứ 9 của Hệ Mặt Trời cũng là một trong những phát kiến lớn của thiên văn học . Từ cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX , người ta đã cho rằng ngoài hải Vương Tinh , Hệ Mặt Trời còn có một hành tinh nữa . Sau khi phát hiện ra Hải Vương Tinh , Levere đã thu thập các quan sát về quỹ đạo của hành tinh này và so sánh với các tính toán của mình . Tuy rằng sự sai lệch giữa tính toán và thực tế là rất nhỏ nhưng các nhà thiên văn vẫn cho rằng : trong Hệ Mặt Trời còn một hành tinh nữa chuyển động ngoài quỹ đạo của Hải Vương Tinh . Hành tinh mới này đã được phát hiện và năm 1930 . Người phát hiện ra hành tinh này là nhà thiên văn trẻ tuổi người Mỹ Clyde Tombaugh . Anh đã tiến hành quan sát và chụp ảnh bầu trời trong nhiều đêm . Ngày 18 tháng 3 năm 1930 trong khi so sánh các bức ảnh chụp bầu trời ngày 23 và 29 tháng 1 năm 1930 , Tombaugh đã phát hiện ra hành tinh mới này . Hành tinh này có tên là Pluton , hay Diêm Vương Tinh theo cách gọi của người phương Đông ...
    tình yêu đi nhanh hơn đường kiếm của TP cuộc sống khắc nghiệt hơn số phận LTH ...

    [​IMG]

    Được langdangngayqua sửa chữa / chuyển vào 14:11 ngày 13/03/2003
    [​IMG]Gửi lúc 14:06, 13/03/03[​IMG]
  9. Fairydream

    Fairydream Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/07/2002
    Bài viết:
    2.678
    Đã được thích:
    1
     Langdangngayqua

    Có hành tinh lớn thứ mười không ?​
    Hiện nay Diêm Vương Tinh là hành tinh ngoài cùng của Hệ Mặt Trời . Nó ở cách Mặt Trời trung bình 5909,2 triệu km . Vậy Hệ Mặt Trời đã kết thúc ở Diêm Vương Tinh chưa ? Có hành tinh nào ở phía ngoài Diêm Vương Tinh nữa không ?
    Cuối thế kỷ XVII , Niuton đã cho rằng trong tự nhiên mọi vật đều hút lẫn nhau với một lực gọi là lực hấp dẫn . Giả sử có hai vật hút lẫn nhau với một lực F thì lực này tỉ lệ nghịch với bình phương khoảng cách giữa chúng . Khi khoảng cách lớn vô cùng tất nhiên lực F này bằng 0 .
    Vậy bây giờ giả sử trong vũ trụ chỉ có duy nhất một Hệ Mặt Trời của chúng ta , có nghĩa là lực hút của nó lên một vật nào đó không còn nữa , thì trong trường hợp này khoảng cách từ Hệ Mặt Trời đến đấy vô cùng lớn . Như vậy giới hạn của Hệ Mặt Trời sẽ là ở nơi vô cùng tận . Trên thực tế , trong vũ trụ rộng lớn , Mặt Trời cũng chỉ là một trong muôn vàn vì sao khác . Mặt Trời cũng chịu tác dụng lưc hấp dẫn từ các vì sao và ngược lại . Do đó giới hạn của Hệ Mặt Trời sẽ ở tại chỗ mà lực hấp dẫn của Mặt Trời cân bằng với lực hấp dẫn từ các vì sao khác . Theo tính toán của các nhà thiên văn học thì giới hạn này ở cách Mặt Trời một khoảng lớn hơn 200000 lần khoảng cách từ Trái Đất đến Mặt Trời và 5000 lần khoảng cách từ Diêm Vương Tinh đến Mặt Trời . Nếu ánh sáng truyền từ Mặt Trời đến giới hạn này cũng phải mất 3 năm 16 ngày . Những con số kinh dị . Phần không gian mà trong đó các thành viên của Hệ Mặt Trời đang "sinh sống" được nhìn thấy từ Trái Đất , quá nhỏ bé so với toàn bộ không gian nằm trong giới hạn của Hệ Mặt Trời . Vậy trong khoảng bao la rộng lớn , kể từ sau quỹ đạo của Diêm Vương Tinh đến giới hạn này , chẳng lẽ không còn một hành tinh nào nữa ư ? Và người ta cũng hỏi như thế với khoảng không gian "nhỏ bé" từ quỹ đạo của Thủy Tinh đến Mặt Trời (Thủy Tinh cách Mặt Trời 58 triệu km) .
    Kể từ khi phát hiện ra Diêm Vương Tinh (năm 1930) cho đến nay , các nhà thiên văn vẫn tiếp tục cần mẫn , kiên nhẫn tìm kiếm bằng tất cả trí tuệ và niềm hy vọng của mình . Họ không ngừng chính xác hóa quỹ đạo các hành tinh đã biết , của các sao chổi nhằm tìm ra sự sai lệch giữa số liệu tính toán và số liệu quan sát để rút ra sự nhiễu động từ một thiên thể lạ khác chưa được biết đến . Từ đó sẽ tìm ra vị trí của hành tinh mới . Ngoài ra họ còn dùng phương pháp chụp ảnh để tìm ra dấu vết thiên thể mới trên kính ảnh .
    Xét lần lượt hai khoảng không gian đã nêu ở trên . Khoảng không gian từ Mặt Trời đến Thủy Tinh chỉ xuất hiện trước mắt chúng ta vào ban ngày mà thôi . Lúc này , vì ánh sáng Mặt Trời quá chói chang , chiếu át hết tất cả những vì tinh tú ở gần xung quanh , nên việc quan sát cũng như chụp ảnh không thể thực hiện được . Công việc chỉ đạt được khi có Nhật Thực toàn phần xảy ra . Lúc này đĩa Mặt Trăng che khuất hoàn toàn Mặt Trời , khoảng không gian gần Mặt Trời tối sẫm lại , tạo điều kiện tốt để quan sát . Cho đến nay , mọi số liệu có được vẫn chưa khẳng định được sự có mặt của hành tinh thứ mười trong vùng này .
    Vậy còn khoảng không gian ngoài quỹ đạo của Diêm Vương Tinh thì sao ? Ngay sau khi tìm ra Diêm Vương Tinh , nhiều dự án đã được nêu ra để tiếp tục tìm kiếm hành tinh thứ mười ở vùng này . Từ nhiều kết quả quan sát và tính toán , Tombaugh đã kết luận rằng , nếu có hành tinh mới thì nó không thể sáng hơn cấp sao +16 . Có nghĩa là , nếu so với những ngôi sao mờ nhất (cấp +6) nhìn thấy bằng mắt thường , thì độ sáng của hành tinh mới này còn mờ hơn 10.000 lần .Ngoài ra còn nhờ những số liệu nhận được từ những phi thuyền Pione , nhà thiên văn Mỹ Andersob đã dự đoán rằng , khối lượng của hành tinh mới lớn gấp 5 lần khối lượng Trái Đất (khối lượng Trái Đất là 5976 tỉ tỉ tấn) . Hành tinh mới ở cách Mặt Trời khoảng 12 tỉ km . Chu kỳ chuyển động xung quanh Mặt Trời phải mất hơn 700 năm . Do chu kỳ chuyển động quá lớn , nên người ta suy đoán rằng , có thể hiện nay nó đang ở một nơi nào đó quá xa mà chúng ta chưa thể quan sát được . Các nhà thiên văn hy vọng giảm khoảng cách từ nó đến chúng ta bằng cách phóng những phi thuyền đi xa tắp và sẽ quan sát nó từ những phi thuyền ấy . Công sức và cái giá phải bỏ ra để tìm kiếm hành tinh thứ mười này quả là không thể tưởng tượng nổi . Kính viễn vọng hiện có đặt trên Trái Đất đã trở nên yếu thế trước một hành tinh xa vời vợi như hành tinh dự đoán này . Các nhà thiên văn vẫn đang tiến hành nghiên cứu không mỏi mệt . Cái khó tăng lên có thể không phải theo cấp số cộng mà là theo cấp số nhân thậm chí theo lũy thừa ...
    về độ sáng của cấp sao em sẽ post sau ...
    sáng nay ra ngõ gặp mayước chi mai lại người này đi qua ...

    [​IMG]

    Được langdangngayqua sửa chữa / chuyển vào 14:24 ngày 13/03/2003
    [​IMG]Gửi lúc 14:22, 13/03/03[​IMG]
  10. Fairydream

    Fairydream Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/07/2002
    Bài viết:
    2.678
    Đã được thích:
    1
     Langdangngayqua

    Những hành tinh nào có vành sáng như Thổ Tinh ...​
    Vành sáng của Thổ Tinh là một trong những điều kỳ diệu của thiên nhiên vũ trụ . Tuy nhiên , hiện nay trong số 9 hành tinh của Hệ Mặt Trời , người ta đã biết tới 4 hành tinh (Mộc Tinh , Thổ Tinh , Thiên Vương Tinh , Hải Vương Tinh) có vành sáng .
    Vành sáng của Thổ Tinh được Galilay phát hiện lần đầu tiên vào năm 1610 . Hiện tượng này được xem là một kỳ quan diệu kỳ của vũ trụ . Nó tuyệt không những về độ lớn , đọ sáng mà cả về kết cấu . Nó dường như tăng thêm vẻ đẹp độc đáo của Thổ Tinh . Đến năm 1980 - 1981 , các nhà khoa học người Mỹ đã làm rõ cấu trúc của vành sáng này .
    Ngày 10 tháng 3 năm 1977 , các nhà thiên văn của nhiều nước đã phát hiện ra những vành sáng rất mảnh và cách nhau khá xa của Thiên Vương Tinh . Tháng 1 năm 1986 , khi tàu vũ trụ Voieder2 bay ngang qua Thiên Vương Tinh lại phát hiện ra một vài vành sáng mới . Hiện nay người ta đã biết đến 11 vành sáng của Thiên Vương Tinh .
    Sau gần hai năm được phóng đi , vào đầu tháng 3 năm 1979 , tàu Voioder1 đã lướt qua Mộc Tinh ở khoảng cách 275.000 km và đã phát hiện ra vành sáng mỏng mảnh của Mộc Tinh . Tháng 3 năm 1979 , lại tàu vũ trụ Voioder2 đã phát hiện Mộc Tinh cũng có vành sáng dày khoảng 30 km , rộng hơn 6.000 km và cách bề mặt Mộc Tinh 50.000 km .
    Tháng 8 năm 1989 , qua các kết quả quan sát , các nhà khoa học đã xác định rằng Hải Vương Tinh có 5 vành sáng . Còn vấn đề Diêm Vương Tinh có vành sáng hay không thì hiện nay vẫn chưa rõ .
    tình yêu đi nhanh hơn đường kiếm của TP cuộc sống khắc nghiệt hơn số phận LTH ...

    [​IMG]

    [​IMG]Gửi lúc 14:27, 13/03/03

Chia sẻ trang này