1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Bạn Biết Gì Về Trái Đất Và Hệ Mặt Trời

Chủ đề trong 'Thiên văn học' bởi Hero_Zeratul, 05/04/2006.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. Fairydream

    Fairydream Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/07/2002
    Bài viết:
    2.678
    Đã được thích:
    1
     Langdangngayqua

    Những hành tinh nào cũng biến đổi tròn khuyết giống Mặt Trăng ?​
    Đĩa sáng Mặt Trăng luôn thay đổi hình dạng không ngừng . Nhưng ngoài Mặt Trăng ra thì trong Hệ Mặt Trời còn có tới hai hành tinh nữa cũng biến đổi khi tròn khi khuyết giống Mặt Trăng , đó là Kim Tinh và Thủy Tinh . Bởi vì 2 hành tinh này nằm trong quỹ đạo của Trái Đất quay quanh Mặt Trời . Cũng giống như Mặt Trăng , Kim Tinh & Thủy Tinh không phát ra ánh sáng , mà ánh sáng chúng ta thấy được chính là ánh sáng Mặt Trời bị bề mặt của chính hành tinh phản xạ lại . Mặt khác , vị trí tương đối của chúng : Kim Tinh - Trái Đất - Mặt Trời hoặc Thủy Tinh - Trái Đất - Mặt Trời luôn biến đổi không ngừng . Điều này khiến cho hình dạng của các hành tinh này nhìn từ Trái Đất cũng biến đổi tròn khuyết không ngừng . Chu kỳ biến đổi tròn khuyết của Mặt Trăng là một tháng âm lịch . Sau một tháng âm lịch vị trí tương đối của bộ ba Trái Đất - Mặt Trời - Mặt Trăng lại trở về đúng trạng thái của một tháng trước đó . Còn bộ ba Kim Tinh - Trái Đất - Mặt Trời thì phải qua 584 ngày mới trở về trạng thái cũ . Đối với bộ ba Thủy Tinh - Trái Đất - Mặt Trời thì khoảng thời gian đó là 116 ngày . Tuy nhiên bằng mắt thường chúng ta không thể thấy được sự thay đổi tròn khuyết của Thủy Tinh và Kim Tinh .
    Người đầu tiên dự đoán sự thay đổi này là nhà thiên văn vĩ đại người Ba Lan Copecnic . Sau đó 60 năm , nhà thiên người Ý Galilay đã chứng thực điều tiên đoán đó . Năm 1610 , Galilay đã dùng kính thiên văn quan sát Kim Tinh . Sau nhiều đêm quan sát ông thấy rằng đĩa sáng Kim Tinh biến đổi dần dần . Bắt đầu từ dạng nét mày cong , đến dạng nửa hình tròn và cuối cùng là dạnh hình tròn . Đồng thời trọn cả hình dạng Kim Tinh cũng dần dần nhỏ đi . Sau 3 tháng quan sát liên tục , Galilay nhận thấy khi vị trí Kim Tinh ở gần Mặt Trời nhất , nó hầu như trở nên tròn nhưng đường kíng của nó lúc đó lại là nhỏ nhất . Rồi sau đó , mặt tròn của Kim Tinh cũng khuyết dần đi và đường kính theo đó cũng lớn dần lên ...
    nâng lên núm vú đồisữa trăng nhi nhỉ giọtbay qua cụm liễu phơinhững cườm tay điểm hộtsương phất phơ lau láchkhe uốn mình giai nhânđường non khéo điêu khắcnhững dáng hình khỏa thân ?


    tình yêu đi nhanh hơn đường kiếm của TP cuộc sống khắc nghiệt hơn số phận LTH ...

    [​IMG]

    [​IMG]Gửi lúc 17:51, 14/03/03
  2. Fairydream

    Fairydream Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/07/2002
    Bài viết:
    2.678
    Đã được thích:
    1
     Langdangngayqua

    Một sự kiện hiếm có xảy ra trên Mộc Tinh ...​
    Đêm 18 tháng 3 năm 1993 , hai nhà thiên văn người Mỹ đã dùng kính thiên văn phát hiện ra một thiên thể cực kỳ lạ thường . Thiên thể này rất đẹp , dường như bị vỡ nát và xuất hiện trên bầu trời như một chuỗi ngọc . Sau khi quan sát kỹ lưỡng họ đã phát hiện ra thiên thể này chính là một sao chổi bị vỡ thành 21 mảnh . Điều kỳ lạ hơn là những mảnh vỡ này quay quanh Mộc Tinh đã hàng chục năm và sẽ đâm thẳng vào Mộc Tinh từ ngày 16 đến ngày 22 tháng 7 năm 1994 . Đây là một sự kiện vô cùng hiếm . Sao chổi này được mang tên hai nhà bác học phát hiện ra nó là sao Shoemaker Levy . Các nhà bác học đã tính toán rằng trước đây sao chổi này quay quanh Mặt Trời , rồi sau đó mới bị hút vào trường hấp dẫn của Mộc Tinh . Khi tiến gần Mộc Tinh , sức hút Mộc Tinh với sao chổi không đều . Phần sao chổi gần Mộc Tinh hơn thì bị hút mạnh hơn còn phần ở xa hơn thì bị hút yếu hơn . Do đó , sao chổi này bị biến dạng và vỡ ra từng mảnh . Các mảnh vỡ quay quanh Mộc Tinh và sau đó sẽ lần lượt rơi xuống hành tinh này .
    Các nhà thiên văn đã dùng hết mọi phương tiện hiện đại nhất để quan sát hiện tượng này . Các mảnh vỡ của sao chổi lần lượt rơi xuống Mộc Tinh trong vòng một tuần và mặc sức tàn phá bề mặt Mộc Tinh . Có mảnh sao chổi bị bốc thành bụi và khí trước khi rơi xuống Mộc Tinh . Những mảnh sao chổi như những mảnh nước đã trộn với bụi khổng lồ đường kính 3 - 4 km đâm vào hành tinh với tốc độ 200.000 km/h . Năng lượng tàn phá của những mảnh sao chổi này lớn bằng hàng trăm nghìn quả boom khinh khí . Viễn kính vũ trụ Hubble đã giúp con người thấy được sức tàn phá của 8 trong số 21 mảnh sao chổi . Những vết thương in trên bề mặt Mộc Tinh có kích thước nhỏ nhất là vài trăm km và lớn nhất là hàng nghìn km . Hai tháng sau khi bị các mảnh sao chổi bắn phá , những vết thương vẫn còn in hằn trên bề mặt Mộc Tinh ...
    trăm năm như giấc mộngphù du kiếp dài đâubèo mây không hợp mấtvui chi để mang sầu ...

    [​IMG]

    Được langdangngayqua sửa chữa / chuyển vào 17:58 ngày 14/03/2003
    [​IMG]Gửi lúc 17:57, 14/03/03
  3. RAGNAROK

    RAGNAROK Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    02/07/2002
    Bài viết:
    3.891
    Đã được thích:
    1
              xin lỗi các bác, nhưng thật sự tôi nghĩ việc khôi phục theo kiểu từng bài thế này là ko cần thiết, hãy để các chủ đề bắt đầulại tì việc tranh luận có lẽ sẽ sôi nổi hơn, mở đầu xin được đưa một bài viết của tôi:
    Sự ra đời của hệ Mặt Trời.
     
    Chúng ta sống trên Trái Đất - hành tinh thứ 3, và cũng là hành tinh duy nhất có sự sống trong hệ Mặt Trời - một hệ hành tinh gồm 9 hành tinh, hàng nghìn tiểu hành tinh, hàng trăm vệ tinh và sao chổi quay quanh một ngôi sao mẹ duy nhất là Mặt Trời.
    Tìm hiểu sự ra đời của hệ Mặt Trời, đó cũng chính  là tìm hiểu về quá khứ, về nguồn gốc của sự sống chúng ta đang có.
     
    Việc tìm kiếm quá khứ của hệ Mặt Trời đã xuất hiện và trở thành một vấn đề hấp dẫn từ những thế kỉ 18,19 với nhiều  cuộc tranh cãi. Việc nghiên cứu về sự ra đời của hệ Mặt Trời với các hành tinh của nó cùng các vệ tinh, các tiểu hành tinh, sao chổi, thiên thạch  ? đòi hỏi phải trả lời được nhiều câu hỏi về cấu trúc cũng như những tính chất lí hoá mà chúng ta đã biết như: Tại sao các hành tinh có cùng một mặt phẳng quĩ đạo và tại sao chúng chuyển động theo cùng một hướng, yếu tố nào gây ra sự liên quan giữa sự quay của Mặt Trời và các hành tinh hay nguyên nhân sự  phân bố xung lượng từ Mặt Trời tới các hành tinh quay quanh nó là gì ?
     
    Nỗ lực trả lời các câu hỏi này đã dẫn đến nhiều ý tưởng và giả thuyết khác nhau về sự hình thành hệ hành tinh của chúng ta.
     
    Các lí thuyết cổ điển
    Trước hết là thuyết tinh vân do Immanuel Kant* sáng lập và được hoàn thiện bởi Laplace* vào cuối thế kỉ 18. Thuyết này cho rằng hệ Mặt Trời ban đầu chỉ là một đám tinh vân (nebula) bao gồm khí và bụi. Đám tinh vân này tự quay quanh trục một cách chậm chạp. Mọi vật thể đều có lực hấp dẫn hướng tâm - tức là lực hấp dẫn hướng thẳng vào tâm vật thể. Lực này làm đám tinh vân quay ngày một nhanh, mật độ vật chất tăng lên do thể tích giảm xuống, tinh vân tụ lại thành một thiên thể dạng cầu ?" đó chính là Mặt Trời. Khối cầu Mặt Trời tiếp tục quay nhanh. Một bộ phận vật chất nhận được lực li tâm đủ lớn để thắng được hấp dẫn vào tâm tách ra khỏi Mặt Trời sơ khai trở thành các vành vật chất (ring). Trong mỗi vành này, hẫp dẫn lại đóng vai trò tập hợp vật chất thành các khối cầu lớn, đó là các hành tinh. Sự việc diễn ra tương tự đối với việc hình thành các vệ tinh từ sự quay của hành tinh. Việc tách vành vật chất thành các thiên thể nhỏ hơn được dừng lại khi lực li tâm sinh ra do sự quay của thiên thể không đủ lớn để thắng được hấp dẫn bản thân của thiên thể đó. Lí thuyết này không giải thích được yếu tố về sự phân bố xung lượng của các hành tinh khi chuyển động trên quĩ đạo
     
    Với cố gắng giải thích yếu tố này, đầu thế kỉ 20 đã có 2 lí thuyết được đề ra với cùng một ý tưởng chung là do sự tương tác của một ngôi sao di chuyển gần Mặt trời gây ra sự xuất hiện các hành tinh.
     
    Lí thuyết va chạm do Chamberlin* và Moulton* đề ra vào những năm đầu tiên của thế kỉ 20 cho rằng đã có một ngôi sao đi qua và có thể đã va chạm với Mặt Trời. Sự va chạm này gây ra những đợt triều (như thuỷ triều trên Trái Đất) lớn trên bề mặt của Mặt Trời. Các chấn động đó làm một lớp vật chất tách  khỏi Mặt Trời và chuyển động trên các quĩ đạo elip. Khí và bụi tập hợp lại trên mỗi quĩ đạo tạo ra những thiên thể rắn, các quĩ đạo dần đi vào ổn định, các thiên thể rắn này trở thành các hành tinh.
     
    Năm 1918, James Jeans* và Harold Jeffreys* đề xuất lí thuyết triều, là một biến thể khác của lí thuyết va chạm nói trên. Giả thuyết này nói rằng trên bề mặt Mặt Trời đã xuất hiện một đợt triều lớn do một ngôi sao đi qua gần nó. Sức hút hấp dẫn của ngôi sao này cuốn khí và bụi từ Mặt Trời sơ khai thành các dòng chảy với khối lượng và kích thước khác nhau trên các quĩ đạo elip. Các dòng vật chất này, sau khi cô dặc lại, tạo thành hình dáng là các hành tinh như ngày nay. Lí thuyết này cũng vẫn chưa giải thích được sự phân bố xung lượng của các hành tinh.
     
    Lí thuyết hiện đại
    Lí thuyết hiện đại quay lại với giả thuyết tinh vân của Laplace để giải thích cho sự phân bố xung lượng từ Mặt Trời đến các hành tinh.. Tinh vân đó được xem như một hạt nhân đậm đặc bao quanh bởi một lớp khí và bụi mỏng. Lí thuyết này giống với lí thuyết do Gerard Kuiper* đưa ra, trong đó tinh vân xuất hiện sự quay không ổn định. Dưới tác dụng của các lực li tâm cùng với chuyển động nhiễu  loạn của các đợt triều trên bề mặt, nó tách ra các đám bụi tiền hành tinh (protoplanet) chuyển động quanh tâm chung, các đám bụi tiền hành tinh này co đặc lại thành các hành tinh. Hiển nhiên giả thuyết này của Kuiper không giải thích được sự khác biệt đặc trưng về lí-hoá của các hành tinh.
     
    Lí thuyết hiện đại do một nhà khoa  học khác là H.C. Urey* đưa ra. Giả thuyết này cho biết các hành tinh được hình thành ở nhiệt độ thấp khoảng 1200 đến 2200 độ C (chứ không phải ở nhiệt độ cao cùng với Mặt Trời như các giả thuyết nêu trên). Urey đề xuất rằng nhiệt độ này là vừa đủ. Nó đủ lớn để duy trì hoạt động của các chất khí như hydro hay heli, nhưng cũng đủ nhỏ để không làm nóng chảy các  kim loại như sắt, silic. Dưới tác dụng của hấp dẫn, các đám bụi trên các quĩ đạo tập hợp lại với nhau, trở thành các tiền hành tinh. Lúc này nhiệt độ bắt đầu tăng cao, các kim loại nặng có xu hướng chìm sâu vào tâm khối vật chất và trở thành nhân nóng chảy của hành tinh, lớp ngoài gồm các nguyên tố nhẹ hơn nguội dần tạo thành lớp vỏ. Với các  hành tinh ở xa, các chất khí phía ngoài như metan, ammoniac? bị đẩy xuống nhiệt độ rất thấp, chúng đóng băng lại ngăn cản sự tiếp cận của các nguyên tố nặng. Các hành tinh như thế trở thành các thiên thể có kích thước lớn với tỷ trọng khá thấp (như sao Mộc, sao Thiên Vương, ?)
     
    Năm 1995, lần đầu tiên con người nghiên cứu về một hệ hành tinh ngoài hệ Mặt Trời của chúng ta , hệ 51 Pegasi*. Việc nghiên cứu những hệ hành tinh như thế đã cho thấy nhiều điểm tương đồng với những gì do lí thuyết hiện đại đề ra. Tuy nhiên, nhân loại cũng cần dừng lại và suy xét  kĩ hơn về những nền tảng  được nghiên cứu. Tại các hệ hành tinh đó, có những hành tinh nhỏ hơn sao Diêm Vương, có những hành tinh nhiều lần lớn hơn sao Mộc, cũng có những quĩ đạo gần sao mẹ hơn quĩ đạo của sao Thuỷ và có cả những quĩ đạo tròn hơn nhiều quĩ đạo các  hành tinh của chúng ta. Điều đó nói lên rằng có một sự sai khác trong cơ cấu phân bố động lượng của các hệ đó, có nghĩa  là bản thân sự ra đời của chúng có thể không hoàn toàn giống hệ Mặt Trời  của chúng ta. Tất cả những điều này khiến lí thuyết  hiện đại nêu trên cũng  không tránh khỏi việc bị đưa ra xem xét lại và các cuộc tranh cãi có lẽ sẽ còn rất lâu mới chấm dứt.
     
    Đặng Vũ Tuấn Sơn
     
  4. OKOKONO

    OKOKONO Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/08/2005
    Bài viết:
    307
    Đã được thích:
    0
    Cac ban xem anh nhe dep me ly luon!!![​IMG]
  5. OKOKONO

    OKOKONO Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/08/2005
    Bài viết:
    307
    Đã được thích:
    0
    Anh dep nua ne cac ban coi de!!!!!!!!!!!!!!
    http://planete.astronomie.free.fr/__images/Planetoscope_G.jpg
    http://www.ulb.ac.be/sciences/astro/cd/planetes/Montage2_JPL_PIA03153.jpg
    http://www.em6.fr/goodies/img_goodies/systeme_solaire_g.jpg
    Bat to len xem moi dep ba con oi!!!!!
    Được okokono sửa chữa / chuyển vào 22:58 ngày 24/04/2006
  6. Odin2003

    Odin2003 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/01/2003
    Bài viết:
    172
    Đã được thích:
    0
    quanh lí thuyết tinh vân hiện đại về sự ra đời của hệ Mặt Trời cũng có vài giả thuyết tương đối khác nhau:
    Giả thuyết thứ nhất cho rằng Mặt Trời và các hành tinh của nó hình thành do tác động cả một vụ nổ Super Nova diễn ra trong Ngân Hà.
    Giả thuyết thứ 2 cho rằng có một thiên hà khác đã va chạm với Ngân Hà của chúng ta dẫn đến sự xáo trộn một phần vật chất ở rìa Ngân Hà cùng các chán động của nó gây ra.
    Giả thuyết thứ 3 nói rằng sự cô đặc bất thường vật chất tối (dark matter) cách đây 5 tỉ năm lại là nguyên nhân chính của sự ra đời hệ Mặt Trời (giả thuyết này tỏ ra thiếu cơ sở nhất do hiện nay khoa học chưa có một lí giải nào hợp lí cho sự tồn tại và các tính chất của vật chất tối)
    Một giả thuyết nữa cho rằng hệ Mặt Trời hình thành do ảnh hưởng của một super nova, nhưng khác với giả thuyết phía trên, giả thuyết này nói rằng một vụ nổ super nova gần tinh vân ban đầu đã tuồn vật chất sang tinh vân của chúng ta tạo ra một super nova khác, gây ra động năng cho vật chất trong tinh vân ban đầu dẫn đến sự hình thành hệ Mặt Trời
  7. Hero_Zeratul

    Hero_Zeratul Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/06/2003
    Bài viết:
    1.575
    Đã được thích:
    0
    Bài của bạn @mrbowwow gửi lúc 17:53, 14/05/06
    ====
    Vết đen mặt trời : Dòng điện và từ trường của chúng.
    Đường kính của vết đen rộng nhất vào cỡ 10^4 km, khoảng vài lần đường kính Trái Đất. Những vết đen rộng nhất tồn tại trong khoảng 2 tháng.
    Các vết đen mặt trời hoàn toàn không phải đen. Độ sáng của chúng điển hình vào khoảng 1/4 độ sáng của môi trường xung quanh. Độ sáng này vẫn dễ làm mù mắt người. Theo định luật Stefan-Boltzmann, nhiệt độ của các vết đen vào khoảng 4.10^3.
    Vì toàn bộ Mặt trời là một quả cầu khí nên không thể có các vật chất từ rắn trong đó. Từ trường phải do dòng điện tạo ra, như đã xảy ra đối với một nam châm trong phòng thí nghiệm. Liệu các dòng điện có thể chạy trong chất khí ? Có thể .Bởi có nhiều nguyên tử trong khí mặt trời bị ion hoá.
    Khi các Electron và các hạt mang điện của chúng chuyển động tương đối đối với các nguyên tử và các ion, có một dòng điện chạy trong chất khí.
    Có thể lấy hình ảnh soleniod như một mô hình của vết đen mặt trời :
    dây được quấn chặt theo dạng một ống hình trụ. "Dây" tương ứng với khí ở biên giới của vết đen ( khoảng 10^3 km ). Các dòng điện quay xung quanh vết đen, với đường kính khoảng 10^4 km, ở đó từ trường là dồng nhất. Để đơn giản hoá, chúng ta sẽ giả sử rằng solenoid dài hơn rất nhiều so với đường kính của nó. Khi đó, từ trường trong ống dây là đồng nhất. Một solenoid "dài vô hạn" như vậy được quấn bởi n vòng dây trên 1 mét mang dòng điện I có từ trường đồng nhất ở bên trong với cường độ B=4.pi.10^ -7 nI, nếu B được đo bởi tesla và I là ampe. Với B = 0,15 T quan sát được, ta được nI=1,2.10^5 A/m. Đây là dòng điện quanh solenoid dọc theo mỗi mét dài.
    Độ sâu thực sự của một vết đen và từ trường của nó ước tính là 3.10^4 km. Do đó, solenoid dài 3.10^4 và dòng điện tổng cộng quay quanh solenoid, nghĩa là quay quanh vết đen mặt trời, là 4.10^12 A. Dòng điện này rất mạnh ! Từ trường cũng rất mạnh nên cần xem xét vết đen như một NAM CHÂM rất mạnh.
    Có một sự khác biêt giữa vết đen mặt trời ở thể khí và phòng thí nghiệm : Trong phòng thí nghiệm nếu chúng ta dùng dây mảnh thì dòng diện nung nóng dây. Dây càng dày thì càng ít nhiệt. "Dây" Mặt trời dày như vết đen, 10^3 km. Thực tế không toả nhiệt ra. Thực tế dòng điện có thể chạy mãi mãi nghĩa là cho đến khi có một lực khác làm biến mất vết đen mặt trời. Trong chừng mực nào đó, vết đen mặt trời phải được xem nhưu một NAM CHÂM SIÊU DẪN.
  8. arex

    arex Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/07/2004
    Bài viết:
    5
    Đã được thích:
    0
    Xin chào sẵn tiện nói về hệ mặt trời các bạn đã có ai đề cập đến các tiểu hành tinh ở giữa sao hoả và sao mộc chưa theo mình biết có một số giả thiết khá thú vị về sự hình thành của các tiểu hành tinh đó đấy
  9. vu_le_anh

    vu_le_anh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/05/2006
    Bài viết:
    13
    Đã được thích:
    0
    Có giả thiết cho rằng các tiểu hành tinh đó là những gì còn lại của một vụ va chạm của 2 (hoặc nhiều hơn) hành tinh có quỹ nằm giữa sao Hỏa và sao Mộc. Về vấn đề này em chỉ biết đến thế!
    Được vu_le_anh sửa chữa / chuyển vào 02:10 ngày 27/05/2006
  10. perseus

    perseus Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/07/2006
    Bài viết:
    317
    Đã được thích:
    0
    Đuôi thiên thạch của sao chổi Encke​
    Ảnh kính thiên văn hồng ngoại Spitzer chụp sao chổi Encke. Trong hình có thể thấy sao chổi Encke có 2 đuôi được tạo thành từ các thiên thạch nhỏ. Các thiên thạch này được kéo theo và tạo thành một vòng khép kín trên quỹ đạo của sao chổi Encke quanh Mặt Trời
    Sao chổi Encke có chu kỳ rất ngắn (3.3 năm). Hàng năm, vào tháng 10, Trái Đất đi qua đám thiên thạch trên quỹ đạo sao chổi Encke tạo thành mưa sao băng Taurid.
    [​IMG]
    Nguồn:
    http://sscws1.ipac.caltech.edu/Imagegallery/image.php?image_name=ssc2005-04a
    Được Perseus sửa chữa / chuyển vào 00:58 ngày 09/09/2006

Chia sẻ trang này