1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Bàn chân trong khiêu vũ

Chủ đề trong 'Dancing' bởi Zizi_de_Zozo, 06/05/2002.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. Zizi_de_Zozo

    Zizi_de_Zozo Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    25/04/2002
    Bài viết:
    727
    Đã được thích:
    0
    Bàn chân trong khiêu vũ

    Rất quan trọng đấy các bạn ạ.
    Ai chưa chú ý thì xin chú ý lại xem nhé.

    Được sửa chữa bởi - zizi_de_zozo vào 06/05/2002 19:12
  2. quocviet

    quocviet Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    03/01/2002
    Bài viết:
    1.350
    Đã được thích:
    0
    Khi nhảy, chủ yếu là dùng đầu mũi chân phải không ạ?
    Nếu nói: càng dùng đầu mũi chân nhảy bao nhiêu thì càng tốt bấy nhiêu thì có đúng không ạ?
    Nếu có thể nhảy được toàn bộ bằng đầu mũi chân thì có tốt không?

    Em khó hiểu như bài cơ học đất
    Mà vững vàng như kết cấu không gian
    Anh với em liên kết bởi mối hàn
    Sơ đồ tính thay bằng ba nội lực.
  3. PantherSon

    PantherSon Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    10/09/2001
    Bài viết:
    686
    Đã được thích:
    0
    To quocviet,
    Dùng đầu mũi chân nhiều như vầy là ballet hay là jumping vậy? :)
    Bàn chân có 2 nửa: phần nửa sau gọi là gót (Heel), phần nửa trước gọi là mũi (Ball hoặc Toe). Trong Modern Ballroom, người ta dùng Ball với ý nghĩa là phần nửa trước của bàn chân, còn Toe với ý nghĩa là phần mũi của bàn chân (chẳng hạn như khi kiễng cao lên thì sẽ đứng trên Toe). Còn trong Latin American thì người ta thường nói là Toe, với ý nghĩa là phần mũi chân luôn tiếp xúc với mặt sàn (khi cổ chân duỗi thẳng).
    Các phần của bàn chân đều được dùng theo những kỹ thuật đã quy định sẵn, và nói chung là ngang nhau không phần nào nhiều cũng không phần nào ít. Chẳng hạn như các bước tiến trong Modern Ballroom thì gót chân sẽ tiếp đất trước, những sau đó sẽ chuyển trọng tâm lên mũi chân; còn các bước lùi thì đương nhiên là mũi chân tiếp đất trước, nhưng cũng thường chuyển trọng tâm sang gót lập tức. Trong Latin American thì hầu hết các bước đi đều bằng mũi chân, nhưng sau đó sẽ chuyển trọng tâm lên gót để tạo nên chuyển động hông.
    Sơ lược về các phần của bàn chân như vậy. Còn nhiều khái niệm nữa nhưng vì mọi người chưa quen nên có vẻ mông lung lắm. quocviet có gì phản đối không? :)
    Thân mến,
    PantherSon
  4. quocviet

    quocviet Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    03/01/2002
    Bài viết:
    1.350
    Đã được thích:
    0
    hi... thế thì xem ra hiện tại em đã đi đúng cả Modern lẫn Latin rồi.
    Cám ơn anh Sơn nhé.
    Ý em hỏi nhảy bằng mũi chân là cũng là muốn hỏi ở mấy điệu Latin thôi, ơ thế còn Jive thì sao nhỉ? Em thấy nó nhảy nhiều bằng mũi chân lắm, gần như là toàn bộ à?

    Em khó hiểu như bài cơ học đất
    Mà vững vàng như kết cấu không gian
    Anh với em liên kết bởi mối hàn
    Sơ đồ tính thay bằng ba nội lực.
  5. PantherSon

    PantherSon Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    10/09/2001
    Bài viết:
    686
    Đã được thích:
    0
    Đúng là mấy điệu Latin rồi, mà thực ra anh muốn đề cập tới Rumba và Cha Cha Cha thôi. Paso Doble kỹ thuật đi bộ khác hẳn. Samba cũng đi toàn trên mũi chân là chính, nhưng chuyển động hông thường dùng kỹ thuật Bouncing và một vài kỹ thuật khác không có ở 2 điệu kia.
    Jive cũng không nằm ngoài, tức là toàn dùng mũi chân tiếp đất trước. Tuy vậy, đó chỉ là lý thuyết về footwork mà thôi, mà cái này chưa được 1/10 của toàn bộ kỹ thuật. Lấy ví dụ điển hình là điệu Jive, nhạc nhanh, nhảy trên mũi chân. Khi mũi chân tiếp đất, nếu không biết cách phối hợp sự co duỗi của cổ chân và đầu gối, thì sẽ dẫn tới:
    - Đau bắp chuối
    - Cứng chân --> nhảy chậm nhạc
    - Nhảy cà tưng thấy cả người chồm lên hạ xuống
    - ...
    Nói rông dài chút thôi quocviet à. Tóm lại là mũi chân, quocviet đúng 100%. :)
    Thân mến,
    PantherSon
  6. quocviet

    quocviet Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    03/01/2002
    Bài viết:
    1.350
    Đã được thích:
    0

    Cho em hỏi chút về Jive ạ.
    cái cổ chân và đầu gối phối hợp thế nào anh nói rõ hơn được không? Em tập Jive chân còn cứng lắm, mà xem trên đĩa thì chân họ cực lỏng và mềm.
    Có bài tập nào để tập cái chân của điệu Jive anh Sơn giới thiệu cho em với.

    Em khó hiểu như bài cơ học đất
    Mà vững vàng như kết cấu không gian
    Anh với em liên kết bởi mối hàn
    Sơ đồ tính thay bằng ba nội lực.
  7. RocknRoll

    RocknRoll Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    18/02/2002
    Bài viết:
    132
    Đã được thích:
    0

    Quả là chân rất quan trọng trong khiêu vũ. Nhung trong khi còn đang cãi nhau loảng xoảng về việc Học nhiều để choi cho chuẩn, hay chỉ hoc qua qua rồi choi cho suóng cái đã thì bàn chi đến chuyện Toe, Heel, Ball of Foot, inside, outside.... Vì để đạt đuọc đến trình độ control đuọc buóc chân thì tôi đuọc biết là phải tập theo cách "Tập nhiều choi đúng" của Pantherson đấy.
    Theo tôi cú "nhẩy" sao cho co thể thật tụ nhiên, thật enjoy thả lỏng, mặt mày tuoi tỉnh, chân tay gọn gàng... đung có các 'hành động kỳ qoặc' nhiều là duọc. Đùng "nhẩy" theo kiểu nhu đi lao động phổ thông ấy thì khiêu vũ sẽ giũ đuọc giá trị Elegant của nó. Còn nguọc lại nếu ai đó vẫn khăng khăng đòi quan tâm chi tiết nhu vậy thì: Congratulation bạn!!!!! và bạn hãy tìm học đúng thầy, khi đó bạn sẽ biết chính xác nên quan tâm cái gì truóc, cái gì sau.
    Truóc khi biết đuọc điều đó, tốt nhất chúng ta nên "nhẩy" sao cho "trang thái" co thể thật tụ nhiên nhu đi bộ ấy, đùng cố làm nó căng lên.
    Chúc mọi nguòi thành công!!!
    WHAT A WONDERFUL WORLD !
  8. PantherSon

    PantherSon Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    10/09/2001
    Bài viết:
    686
    Đã được thích:
    0
    <BLOCKQUOTE id=quote><font size=1 face="Arial, Tahoma" id=quote>Trích từ:Theo tôi cú "nhẩy" sao cho co thể thật tụ nhiên, thật enjoy thả lỏng, mặt mày tuoi tỉnh, chân tay gọn gàng... đung có các 'hành động kỳ qoặc' nhiều là duọc...
    ...tốt nhất chúng ta nên "nhẩy" sao cho "trang thái" co thể thật tụ nhiên nhu đi bộ ấy, đùng cố làm nó căng lên[/QUOTE]
    Về căn bản thì tôi đồng ý hoàn toàn với các quan điểm "làm thế nào để cơ thể và tâm hồn tự nhiên nhất khi khiêu vũ". Tôi vẫn luôn nói điều này rất nhiều, mặc dù trong ý thức thì biết rằng thực hiện không dễ chút nào. Đó là vì để chân tay, cơ thể chuyển động được tự nhiên theo nhạc, thì đòi hỏi người nhảy phải có trình độ tương đối rồi. Đối với các học sinh cơ bản, trong vòng nửa năm đầu tiên, nếu nói với họ rằng "hãy nhảy thật tự nhiên, theo nhạc, để cho cơ thể thoải mái là được" thì sẽ là phi thực tế, vì họ còn đang phải rất tập trung vào nhạc, vào bước chân, vào dẫn hay theo,... và chẳng tài nào có thể tự nhiên được. Rất nhiều bạn dù mới học nhưng thấm nhuần tư tưởng này - đuơng nhiên là rất tốt - nhưng khi ra sàn thì lập tức trở nên lúng túng, ngơ ngác giữa bốn bề chuyển động và ánh sáng. Nếu lúc đó tập trung tốt thì có thể nhảy được, nhưng nếu "thả lỏng tự nhiên" thì bỗng nhiên mọi thứ bay vù, không nhảy được nữa.
    Tôi cho rằng người nhảy ở trình độ Bronze (Intermediate) và thấp hơn nên để tâm đến các bước nhảy và kỹ thuật một cách hợp lý. Đương nhiên không nên quá căng thẳng, nhưng cũng không nên quá thả lỏng vì khi kỹ thuật chưa thành hình mà cố làm vẻ tự nhiên thì thường là tác dụng ngược lại, bước nhảy trông hời hợt. Khi đã qua trình độ này rồi, mỗi người nhảy sẽ có những cảm nhận riêng về chuyển động tự nhiên của cơ thể và sẽ có những điều chỉnh phù hợp, đương nhiên là trong khuôn khổ kỹ thuật và dưới sự hướng dẫn của giáo viên. Vậy thì ở đây tạm không bàn đến vấn đề đó vội, hãy gò cho quocviet của chúng ta một ít bài tập đã.
    Bài tập tốt nhất cho cổ chân và gối, co duỗi và phối hợp, có lẽ là nhảy dây chậm. Đừng nhảy nhanh quá vì khi ra lực nhiều cả chân sẽ cứng lại mất.
    - Đứng trên nửa trước của bàn chân, gót không chạm xuống sàn.
    - Bắt đầu: rùn cổ chân và gối xuống, sau đó bật lên.
    - Tiếp đất: dùng mũi chân. Khi vừa tiếp đất thì cổ chân và gối sẽ căng, lập tức phải trùng xuống, cả cổ chân và gối. Thường thì cổ chân sẽ về trạng thái trùng trước, sau mới là gối. Tập quen dần thì 2 chuyển động sẽ xảy ra đồng thời.
    - Đợi cổ chân và gối trùng đủ rồi lại bật lên.
    - Không nên nhảy quá 60 lần/phút. Chậm hơn nữa để theo dõi cảm giác của mình thì tốt hơn.
    Khi nhảy Jive, đương nhiên nhạc nhanh hơn nhiều, do vậy mức độ trùng xuống sẽ ít hơn, và bật lên cũng nhanh hơn. Nhưng nếu ta phối hợp được và điều khiển được cảm giác ở tốc độ chậm rồi, thì nhạc nhanh không phải là vấn đề lớn đâu. Bài tập nhảy dây nhưng không cần dùng dây cũng được. Thực sự thì anh cũng chưa được biết các vận động viên quốc tế họ tập cái này theo phương pháp gì. Bài này là anh dựa vào kỹ thuật rồi đưa ra phương pháp tập, quocviet nếu không chê thì hãy tập thử. Nhưng nếu tập bài này mà thấy tình hình xấu đi thì nên dừng lại ngay và báo cho anh.
    Thân mến,
    PantherSon
    Quên mất, bài tập này có ích cho cả Jive và Samba
    Được sửa chữa bởi - PantherSon vào 08/05/2002 00:01
  9. quocviet

    quocviet Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    03/01/2002
    Bài viết:
    1.350
    Đã được thích:
    0
    thanks a lot !!
    ANh Sơn khiêm tốn quá thôi.

    Em khó hiểu như bài cơ học đất
    Mà vững vàng như kết cấu không gian
    Anh với em liên kết bởi mối hàn
    Sơ đồ tính thay bằng ba nội lực.
  10. Olympic

    Olympic Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    16/04/2002
    Bài viết:
    1.045
    Đã được thích:
    0
    QV dạo này cũng chăm tập ra phết nhẩy. Cố gắng nhe chú, anh mừng cho chú wá
    --------------------------------------------------
    Em dịu dàng như nhánh cỏ
    Tôi vụng về làm cơn gió chơi vơi
    Cỏ đang hát lời ca xa vắng
    Gió bối rối đệm khúc nhạc tơ lòng
    Cỏ có nghe chăng: Lời gió nói
    Cỏ có bao giờ quên gió hay không?
    Hay nắng hồng đã cuốn cỏ đi mất
    Gió đơn độc khúc nhạc buồn bi thương​
    Nếu chiến tranh đã gây thù chuốc oán
    Thì thể thao sẽ nối lại vòng tay

Chia sẻ trang này