1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Bản chất lực hấp dẫn

Chủ đề trong 'Vật lý học' bởi ntt0180, 09/01/2009.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. ntt0180

    ntt0180 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    18/05/2005
    Bài viết:
    1.115
    Đã được thích:
    0
    Bản chất lực hấp dẫn

    http://vnexpress.net/GL/Khoa-hoc/2008/08/3BA05F43/
    Thứ năm, 28/8/2008, 11:26 GMT+7

    Những ngôi sao giỡn mặt tử thần

    Chúng nằm sâu trong vùng trung tâm của dải Ngân hà và di chuyển quanh hố đen, vùng không gian có khả năng hủy diệt mọi loại vật chất trong vũ trụ, kể cả ánh sáng.

    Từ lâu các nhà thiên văn học đã muốn biết tại sao những ngôi sao khổng lồ có thể tồn tại bên cạnh hố đen nằm ở giữa dải thiên hà của chúng ta. Quá trình hình thành của chúng không thể giống với những ngôi sao bình thường - nghĩa là được tạo nên bởi một đám mây gồm bụi và khí - bởi đám mây này chắc chắn bị xé nát dưới tác động của lực trọng trường khủng khiếp từ hố đen gần đó.

    Một số nhà khoa học cho rằng những ngôi sao được hình thành ở bên ngoài trung tâm của thiên hà rồi di chuyển theo đường xoáy ốc vào trung tâm. Tuy nhiên, người ta chưa tìm được bất kỳ bằng chứng nào để chứng minh giả thuyết này.

    Giờ đây hai nhà thiên văn học người Scotland đã xây dựng một mô hình để giải thích sự hình thành của những ngôi sao khổng lồ trong không gian đầy chết chóc gần hố đen.

    Theo mô hình của Ian Bonnell thuộc Đại học St Andrew và William Ken Rice thuộc Đại học Edinburgh, một đám mây khí bụi khổng lồ bị hút về phía hố đen. Khi tới gần, phần lớn đám mây bị xé toạc thành nhiều mảnh bởi lực hấp dẫn của hố đen. Nhưng một phần của nó "thoát hiểm" nhờ sự chuyển động hỗn loạn của các khối khí. Phần còn lại tạo thành một đĩa khí bụi hình bầu dục di chuyển quanh hố đen.

    Mặc dù di chuyển gần hố đen, đĩa khí không bị hút vào hố vì nó nằm trong phạm vi an toàn. Những biến đổi về mật độ vật chất bên trong đĩa khí khiến nó cô đặc dần theo thời gian, cuối cùng vỡ tan và tạo thành các ngôi sao. Những ngôi sao này tiếp tục di chuyển theo quỹ đạo hình bầu dục mà đĩa khí bụi để lại.
    ...

    --------------------------------------------------------------------------------------------
    Vàng: đến thế này mà các nhà khoa học không chịu nghĩ lại rằng: hấp dẫn chỉ là hiệu ứng cuốn (các vật xung quanh) của vật thể chuyển động quay. Hình hài của hẫp dẫn như một vũng xoáy nước hay một cơn lốc...
    Mọi vật thể xung quanh bị hút vào tâm lốc theo đường xoáy ốc.

    Einstein: hình thái biệu hiển của hấp dẫn là không gian, không gian cong lớn ở những vật có khối lượng lớn, và phẳng dần ra khi đi ra xa vật đó. Einstein cũng cho rằng không gian quanh trái đất còn bị xoắn đi theo sự quay của nó. (Điều này mới được các nhà khoa học chứng minh khi thấy sự trễ pha dần của các vệ tinh quay quanh trái đất)...
    Rõ ràng Einstein đã thấy trước được điều này.

    Những ngôi sao bên trên không bị cuốn vào tâm hố đen đơn giản vì nó cũng quay. Tốc độ quay của chúng rất lớn nên tạo ra được hiệu ứng, cản lại hiệu ứng cuốn của hố đen. Điều này được hình dung như việc máy bay lên thẳng thắng được hấp dẫn của trái đất để bay lên, tuy sự thật thì khác đi nhiều.

    --------------------------------------------------------------------------------------------
    ntt cho rằng không gian càng cong lớn ở tâm lốc, phẳng dần ra khi ở càng xa tâm lốc.
    và...
    Một vật lớn đến mấy mà không quay thì cũng chẳng có sức hút (nặng) gì, thập trí nó còn đẩy các vật khác. Nhưng sẽ có một logic trong tự nhiên là: một vật thể nếu muốn quay với tốc độ lớn thì phải có khối lượng lớn.

    Khối lượng ở đây là mức độ tập trung vật chất tạo thành vật, chứ không phải sức nặng. Sức nặng chỉ có khi một vật thể _ bị một vật thể quay khác hút. Như việc chúng ta bị trái đất (quay) hút nên ta có trọng lượng, nếu ra ngoài không gian vũ trụ, ta chỉ có khối lượng. Hoặc giả như trái đất dừng lại không quay, tất cả chúng ta và trái đất sẽ cùng không trọng lượng.
    ...

    --------------------------------------------------------------------------------------------
    Bài khác liên quan:
    http://vnexpress.net/GL/Khoa-hoc/2009/01/3BA0A3B6/

    Được ntt0180 sửa chữa / chuyển vào 11:07 ngày 09/01/2009
  2. ntt0180

    ntt0180 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    18/05/2005
    Bài viết:
    1.115
    Đã được thích:
    0
    Xác nhận thuyết tương đối rộng của Einstein

    Một trong những tiên đoán cuối cùng chưa được kiểm chứng của thuyết tương đối rộng nay đã được thừa nhận: Trái đất quay làm xoắn không - thời gian. Các phép đo chính xác đầu tiên của hai nhà nghiên cứu vừa đưa ra kết quả đó.
    Hiệu ứng vặn xoắn được mô tả như sau: Hãy hình dung một quả bóng bowling nặng, đặt trên một tấm lưới cao su. Nếu ta xoay quả bóng, nó sẽ kéo tấm cao su quay theo. Tương tự như vậy, khi trái đất quay, nó kéo không - thời gian chuyển động theo mình, mặc dù vô cùng chậm.
    Với bằng chứng này, Ignazio Ciufolini tại Đại học Lecce, Italy và Erricos Pavlis tại Đại học Maryland ở Baltimore đã đến đích trước hành trình của tàu Gravity Probe B trị giá 700 triệu USD, được phóng đi hồi tháng 4 vừa qua nhằm kiểm nghiệm độ chính xác của thuyết tương đối rộng.
    Thuyết tương đối rộng của Einstein giả định rằng không gian và thời gian tạo nên một cấu trúc mà sự có mặt của một vật thể sẽ khiến cấu trúc đó oằn xuống. Lý thuyết cũng ngụ ý một vật thể nặng khi quay sẽ kéo lê và vặn xoắn không gian xung quanh nó giống như kiểu một con quay đặt trên đĩa mật - hiện tượng còn được biết đến với tên gọi hiệu ứng Lense-Thirring, hay quen thuộc hơn là ''''frame-dragging'''', do hai nhà vật lý Áo Joseph Lense và Hans Thirring đề xuất năm 1918.
    Các nhà nghiên cứu đã đo được hiện tượng không gian oằn xuống trước "sức nặng" của trái đất, nhưng hiệu ứng vặn xoắn thì chưa hề phát hiện trực tiếp. Đến nay, họ vẫn chưa có được những phương tiện đủ chính xác để tính toán những dao động tí hon này. Người ta chỉ dự đoán rằng về lý thuyết, nếu tấm thảm không gian xung quanh trái đất quả thực bị kéo lê và vặn xoắn, thì các vệ tinh sẽ chịu ảnh hưởng trực tiếp của sự biến dạng đó.
    Mới đây, sau 11 năm quan sát sự chuyển động của hai vệ tinh quay quanh trái đất (LAGEOS và LAGEOS 2), Ciufolini và Pavlis đã tìm thấy mỗi vệ tinh lệch đi khoảng 2 mét mỗi năm, do không gian bị xoắn lại bởi sự quay của trái đất chúng ta.
    Nhóm nghiên cứu cho biết kết quả của họ bằng 99% giá trị dự báo của thuyết tương đối, với sai số tới 10%. "Đây là phép đo chính xác đầu tiên về hiện tượng frame-dragging", Neil Ashby, một nhà vật lý tại Đại học Boulder, bang Colorado (Mỹ) nhận định.
    Tuy nhiên, vài nhà khoa học nghi ngờ độ chính xác của phép đo này. "Một trong những khó khăn là phải tách được hiệu ứng vặn xoắn ra khỏi ảnh hưởng to lớn của lực hấp dẫn trái đất", Clifford Will, chủ tịch nhóm cố vấn của NASA cho dự án Gravity Probe B, nhận xét.
    Nếu trái đất cân xứng hoàn hảo, phép đo hiệu ứng vặn xoắn sẽ rất dễ dàng. Nhưng vì bề mặt trái đất mấp mô lồi lõm nên sản sinh ra trường hấp dẫn không đều nhau, và hiện tượng này đẩy các vệ tinh lệch đi xa nhiều hơn so với hiệu ứng frame-dragging, Will cho biết.
    Để tách biệt hai hiệu ứng này, Ciufolini và Pavlis đã sử dụng một bản đồ trường hấp dẫn của trái đất do tàu GRACE (*) của NASA, phóng lên hồi tháng 3/2002, cung cấp. Song các nhà nghiên cứu cho rằng điều đáng nói là ngay cả mô hình trường hấp dẫn của GRACE cũng chưa chắc chắn có chính xác tuyệt đối hay không.
    Dù sao đi nữa, thí nghiệm của tàu Gravity Probe B vẫn được đặt nhiều hy vọng hơn, bởi nó có khả năng đo đạc chính xác tới 1%. Về phía các nhà vật lý, họ không tin rằng tất cả các thí nghiệm này có thể lật ngược được thuyết tương đối, nhưng khẳng định sự xác nhận mới là cần thiết.
    http://vietsciences.free.fr/docbao/tinhangngay/xacnhanthuyettuongdoirong.htm
    http://my.opera.com/nhugionhumay/blog/show.dml/1667970
    Được ntt0180 sửa chữa / chuyển vào 16:58 ngày 09/01/2009
  3. a4cva

    a4cva Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    06/11/2002
    Bài viết:
    1.859
    Đã được thích:
    8
    thế cho em hỏi sao các vệ tinh địa tĩnh so với trái đất là đứng im, ko quay sao trái đất vẫn có lực hấp dẫn với nó? bời vì nếu ko có lực hấp dẫn đó thì vệ tinh đã bị bắn khỏi quỹ đạo và bay vào vũ trụ rồi?
  4. dohoia

    dohoia Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/07/2005
    Bài viết:
    79
    Đã được thích:
    0
    Em nghĩ là ông đã đánh đồng 2 việc hoàn toàn khác nhau.
    1. Vật có khối lượng lớn quay kéo theo không gian cong - xoắn (trường hấp dẫn xoắn, rất nhỏ) - ý của Enstein.
    Enstein chửa kịp nói câu nào rằng nếu vật ko quay thì nó ko có lực hấp dẫn.
    2. Hấp dẫn sinh ra là do chuyển động quay của vật - ý của ông.
    Em cho rằng ông có vấn đề về logic ở đây hoặc giả ông cố tình lái mọi người tin theo thuyết của mình. over!
  5. VasilyTran

    VasilyTran Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    12/10/2008
    Bài viết:
    900
    Đã được thích:
    167
    Bác là thành viên kì cựu mà ?
    Được VasilyTran sửa chữa / chuyển vào 09:14 ngày 11/01/2009
  6. ntt0180

    ntt0180 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    18/05/2005
    Bài viết:
    1.115
    Đã được thích:
    0
    không dám!
    Bác thông cảm! Cá nhân có xu hướng "vun" vào mình là bản tính con người. Tiếc là trong vũ trụ ko có vật nào thật lớn, đứng yên (tương đối) để ta kiểm chứng nhỉ.
    Và vấn đề không phải là ai phát biểu, mà là phát biểu có đúng hay không thôi. Sự vận động tự nhiên là chân lý. Nếu phát hiện sai với nó, ta bỏ!
    Thực ra thuyết của mình là "thuyết năng lượng" với 2 phát biểu chính: "mọi hiện tượng xảy ra khi đang có sự hấp thụ và giải phóng năng lượng" và "mọi loại năng lượng (*) luôn có xu hướng tìm về mức thấp hơn".
    (*)= quang năng, động năng, thế năng, nhiệt năng...
    Còn quan điểm về: không gian, thời gian và hấp dẫn của mình nằm ngoài thuyết đó. Quan điểm về hấp dẫn thì như bài đầu topic, không gian là vật chất và thời gian là thứ không có thực, chỉ tồn tại trong ý niệm của con người (ko màu, ko mùi, ko vị và... ko dừng lại được?)
  7. dangiaothong

    dangiaothong Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    10/09/2005
    Bài viết:
    4.854
    Đã được thích:
    7
    Có cái chắc chắn là thuyết năng lượng là cái không những chỉ tồn tại trong ý niệm của con người, mà còn chỉ tồn tại trong ý niệm của ntt.
    Mấy tờ báo lá cải viết lung tung, cái gì gọi là "vùng không gian có khả năng hủy diệt mọi loại vật chất trong vũ trụ, kể cả ánh sáng"? Có cái huỷ diệt được vật chất sao? Nghe đến đây đã không thèm đọc tiếp rồi.
  8. ntt0180

    ntt0180 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    18/05/2005
    Bài viết:
    1.115
    Đã được thích:
    0
    Mình xin được giải thích rõ:
    Việc VnExpress có là báo lá cải hay ko ta ko bàn đến. Nhưng nếu cứ cho rằng dùng sai từ thì là báo lá cải thì chắc Nhandan, VTV... cũng như thế. Đôi khi ta chấp với báo chí, đôi khi ta ko. Quan trọng là họ đưa tin về sự kiện nào; các nhà khoa học nghiên cứu, phát hiện ra gì? Tôi tin rằng những nghiên cứu phát hiện đó rất đáng trân trọng, và đó với là thứ ta đang bàn.

    Thuyết năng lượng thì rõ là chỉ có trong đầu mình... Và mình đang muốn chia sẻ nó với mọi người.
    Được ntt0180 sửa chữa / chuyển vào 10:24 ngày 12/01/2009
  9. ntdu

    ntdu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/11/2006
    Bài viết:
    196
    Đã được thích:
    0
    Không thể tồn tại cái gọi là "vùng không gian có khả năng hủy diệt mọi loại vật chất trong vũ trụ, kể cả ánh sáng". Vật chất chỉ biến đổi, chứ không có chuyện mất đi.
    Cái bạn gọi là thuyết năng lượng, tập trung ở hai điểm bạn tóm tắt, tức là:"mọi hiện tượng xảy ra khi đang có sự hấp thụ và giải phóng năng lượng" và "mọi loại năng lượng (*) luôn có xu hướng tìm về mức thấp hơn".
    thì thực ra chẳng có gì mới cả (tất nhiên tôi không nói không mới là không tốt). Đương nhiên khi có một hiện tương hay quá trình xảy ra, thì phải có sự trao đổi năng lượng; khẳng định thứ hai cũng là dễ hiểu như khi ta chú ý về entropy thôi.
  10. ntt0180

    ntt0180 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    18/05/2005
    Bài viết:
    1.115
    Đã được thích:
    0
    Đó, tôi đang mong câu nói đó của bạn: "Đương nhiên khi có một hiện tương hay quá trình xảy ra, thì phải có sự trao đổi năng lượng"
    Một trong vô số thí nghiệm giả tưởng của Einstein để nghiên cứu về quán tính-hẫp dẫn: "Có một cái thang máy chạy với gia tốc g trong vũ trụ...". Trời ơi, sao thang máy lại nhạy nhanh dần được? Tôi chưa quan tâm diễn biến và kết quả của thí nhiệm này, tôi cho rằng ko thể có được thì nghiệm đó. Hiện tượng này, sự trao đổi năng lượng có hay ko?
    Định luật bào toàn năng lượng phát biểu: "Năng lượng không tự nhiên sinh ra, cũng không tự nhiên mất đi mà nó chỉ chuyển hoá từ dạng này sang dạng khác"
    Định luật này sẽ ko chỉ ra được thí nghiệm trên là: ko thể thực hiện được. Nó chỉ suy ra rằng tổng năng lượng của vũ trụ được bảo toàn.
    Với việc tăng entropy - Chưa có ai nói tăng entropy liên quan đến việc năng lượng giảm đi cả đâu nhé!

Chia sẻ trang này