1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Bản chất lực hấp dẫn

Chủ đề trong 'Vật lý học' bởi ntt0180, 09/01/2009.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. ntt0180

    ntt0180 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    18/05/2005
    Bài viết:
    1.115
    Đã được thích:
    0
    Đâu đâu... vẫn đang vui mà. Đúng là box VL có khác, nóng theo thời tiết, mấy nay HN nóng quá, ong hết cả thủ. Vào lại mấy bài trích 2, 3 lớp nữa, om hết cả đầu... và đọc lòi hết cả mắt!
    Phải nói là đang vui đến mức lên đồng ấy chứ, nhưng tự nhiên bị mod đập cho một cái tỉnh hết cả người. Đúng là cái "phương của lực" nói là hơi hồ đồ thật, chưa ngẫm kỹ.... Thấy nhộn quá mở lòng ra tâm sự ào ào cho vui thêm, nên đã không để ý.... SRĐS
    Thôi nghỉ ngơi cho một tuần làm việc mới vất vả trong cái nắng 35''''C vậy!
    Còn với bạn gì có cái tên như người Ai Cập muốn coi qua cái TNL của tôi thì tôi xin nói ngắn gọn thế này:
    Mọi hình thái vận động trong vũ trụ này, từ những hiện tượng lớn nhất cho đến những hiện tượng nhỏ nhất, đều có nguyên nhân từ năng lượng. Viên than hồng nguội đi, viên đá rơi từ trên cao xuống, viên bi đang lăn dần dừng lại...
    Trong hiện tượng đó đang có một loại năng lượng có thể giải phóng để giảm xuống mức thấp hơn. Tất nhiên là sẽ có một loại năng lượng khác được nâng lên. Viên đá rơi xuống động năng tăng lên nhưng thế năng giảm đi. Có thể cùng loại năng lượng đó song ở vật thể khác. Viên than hồng nguội đi thì không khí nóng lên...
    Cho nên TNL của tôi được phát biểu ngắn gọn là:
    "Hiện tượng Vật lý xảy ra khi đang có sự trao đổi năng lượng" và "Mọi năng lượng luôn có xu hướng giải phóng để tìm về mức thấp hơn".
    (Loại năng lượng ở đây là: nhiệt năng, động năng, thế năng...)
    Chỉ là quan niệm riêng thôi đấy nhé! Đừng ném đá hay chém bâng quơ !
    Được ntt0180 sửa chữa / chuyển vào 23:36 ngày 21/06/2009
  2. Archimedes

    Archimedes Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/01/2008
    Bài viết:
    94
    Đã được thích:
    1
    ối giồi ôi tên tôi phiên âm tiếng việt là Ác si mét ng` Hy Lạp thế mà anh nhìn sao ra ng` ai cập à Anh nói rõ hơn đc ko, cái anh nói chưa có đả động gì tới bản chất lực hấp dẫn cả, còn cái "phương của lực là đường tròn" nũa là sao?
  3. Smellthecafe

    Smellthecafe Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/09/2004
    Bài viết:
    7
    Đã được thích:
    0
    .
    Thứ nhất: Viên bi đặt trên đĩa chuyển động thẳng đều sẽ không lăn đi đâu cả dù vận tốc của đĩa có là 300000 km/s, OK ? Nếu không tin ông cứ bôi mỡ vào chân rồi đứng trên một tàu điện đang chạy thẳng đều thì sẽ biết ngay (không cần ông phải tròn như viên bi đâu vì đã coi như ko co ma sát rồi ).
    Thứ hai: Sao lại phải làm một thí nghiệm quá phức tạp như thế nhỉ, để kiểm chứng chỉ cần 1 cái đĩa + 1 viên bi. Trên đĩa có 1 cái lẫy để giữ chặt viên bi. Quay đĩa đến vận tốc góc không đổi rồi nhả lẫy ra sẽ biết viên bi có đứng yên trên mặt đĩa hay không. Câu trả lời chắc tất cả các bạn ở đây đều biết là không giống như ông nghĩ. Còn tại sao thì phải dùng cơ học cổ điển thôi nếu ông không phản đối .
    Trong thí nghiệm về 2 cái đầu đất tôi đã không xét kĩ dẫn đến hiểu nhầm về sự truyền lực giữa đĩa và đầu, sorry nhé .
  4. ntt0180

    ntt0180 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    18/05/2005
    Bài viết:
    1.115
    Đã được thích:
    0
    THL và 3 quan niệm kia (về thời gian, không gian và hấp dẫn) không liên quan gì đến nhau mà. TNL đâu có bàn gì về hấp dân đâu bạn.
    Hình thức thì vẫn là như vậy. Nhưng làm thí nghiệm cần phải chính xác. Cái lẫy bạn giữ bằng tay à? Tay bạn có run không? Câu trả lời đó là của bạn đó à? Bạn đã biết có bao nhiêu người đồng tình với bạn chưa, mà nói tất cả mọi người? Người ta pm cho bạn hay sao? Sao không thấy họ pm hoặc post lên đây nhỉ?
    Thí nghiệm 2 thì vật truyền lực là chiếc đĩa thứ hai. Lúc nghĩ lại tôi thấy rồi nhưng ngại e***. Đó là lỗi của tôi.
  5. Insomnium

    Insomnium Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/06/2009
    Bài viết:
    34
    Đã được thích:
    0
    Quan niệm rất là đơn giản nhưng mà cũng rất cô đọng.
    Vậy cho tôi hỏi cái gì quyết định năng lượng dạng nào sẽ tăng lên, năng lượng dạng nào sẽ giảm xuống ?
  6. ntt0180

    ntt0180 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    18/05/2005
    Bài viết:
    1.115
    Đã được thích:
    0
    Thế cái gì quyết định việc trái đất hút quả táo?
    Chẳng có cái gì quyết định loại nào tăng lên loại nào giảm xuống cả. Một loại năng lượng - do điều kiện nào đó - có thể giảm xuống được, nó sẽ đẩy loại năng lượng khác (hoặc cùng loại năng lượng nhưng ở vật khác) lên.
    ---o0o---
    Nếu bên trên bạn trả lời là lực hấp dẫn, thì bên dưới tôi xin trả lời là điều kiện tự nhiên. Thực tế với là quan trọng, còn lực chỉ là một khái niệm do con người đặt ta thôi. Nó chưa phải là nhân tố đầu tiên và cơ bản nhất trong vật lý. Khái niệm thuộc phạm trù lý thuyết, khác với thực tế. Về bản chất thì lực hấp dẫn cũng được sinh ra từ điều kiện thực tế. Khi m#0 thì mới có hấp dẫn, khi m=0 thì hấp dẫn =0.
    Khi một viên than hồng nguội đi - chẳng có lực quái nào ở đây cả. Newton hay khái niệm lực của ông không có mặt ở đây. Lại cần một định luật khác giải thích cho điều này. Nghĩa là tôi không nói khái niệm về lực là sai, mà tôi muốn tìm ra một phát biểu đúng cho cả cơ học và nhiệt học. Trước mắt cứ là như thế đã. Còn mở rộng hơn, thì hơn cả hiện tượng vật lý, nó đúng cho cả các hiện tượng tự nhiên: vật lý, hoá học, sinh học... đều có liên quan đến năng lượng.
    Được ntt0180 sửa chữa / chuyển vào 01:54 ngày 10/07/2009
  7. Insomnium

    Insomnium Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/06/2009
    Bài viết:
    34
    Đã được thích:
    0
    Thế cái gì quyết định việc trái đất hút quả táo?
    Chẳng có cái gì quyết định loại nào tăng lên loại nào giảm xuống cả. Một loại năng lượng - do điều kiện nào đó - có thể giảm xuống được, nó sẽ đẩy loại năng lượng khác (hoặc cùng loại năng lượng nhưng ở vật khác) lên.
    ---o0o---
    Nếu bên trên bạn trả lời là lực hấp dẫn, thì bên dưới tôi xin trả lời là điều kiện tự nhiên. Thực tế với là quan trọng, còn lực chỉ là một khái niệm do con người đặt ta thôi. Nó chưa phải là nhân tố đầu tiên và cơ bản nhất trong vật lý. Khái niệm thuộc phạm trù lý thuyết, khác với thực tế. Về bản chất thì lực hấp dẫn cũng được sinh ra từ điều kiện thực tế. Khi m#0 thì mới có hấp dẫn, khi m=0 thì hấp dẫn =0.
    Khi một viên than hồng nguội đi - chẳng có lực quái nào ở đây cả. Newton hay khái niệm lực của ông không có mặt ở đây. Lại cần một định luật khác giải thích cho điều này. Nghĩa là tôi không nói khái niệm về lực là sai, mà tôi muốn tìm ra một phát biểu đúng cho cả cơ học và nhiệt học. Trước mắt cứ là như thế đã. Còn mở rộng hơn, thì hơn cả hiện tượng vật lý, nó đúng cho cả các hiện tượng tự nhiên: vật lý, hoá học, sinh học... đều có liên quan đến năng lượng.
    Được ntt0180 sửa chữa / chuyển vào 01:54 ngày 10/07/2009
    [/QUOTE]
    Khái niệm lực chỉ có thể giải thích các hiện tượng cơ học thôi.
    Tôi có 1 thí nghiệm này
    Có 1 cái bình cô lập chứa 2 khí khác nhau ngăn cách với nhau bằng 1 vách ngăn, nhiệt độ của 2 khí bằng nhau. Bây giờ bỏ vách ngăn đi. Thì 2 khí sẽ trộn lẫn với nhau. Đó cũng là 1 hiện tượng vật lý vậy quá trình trao đổi năng lượng ở đây là gỉ ?
    [​IMG]


    Được Insomnium sửa chữa / chuyển vào 10:11 ngày 10/07/2009
    Được Insomnium sửa chữa / chuyển vào 10:15 ngày 10/07/2009
  8. ntt0180

    ntt0180 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    18/05/2005
    Bài viết:
    1.115
    Đã được thích:
    0
    Mặt trời nơi phát sinh ra ánh sáng (quang học) thì có sự xuất hiện của lực hạt nhân yếu. Nhiệt học bây giờ đã gọi là nhiệt động lực học. Lực điện từ xuất hiện trong các vấn đề về điện học. Còn hạt nhân nguyên tử thì có sự xuất hiện của lực hạt nhân mạnh. Chưa cần kể đến hấp dẫn vì hấp dẫn nơi nào chả có: ánh sáng bị làm cong đi, ngọn lửa có hình tháp cũng có một phần lý do từ hấp dẫn...
    Về thí nghiệm cái bình. Bạn không nói về vị trí của vách ngăn nhưng qua hình vẽ, tôi thấy nó nằm giữa nên coi là thể tích phần bình chứa 2 khí bằng nhau và = 1/2 V bình. Tức là là có điều kiện: t1=t1, v1=v2. Vì là hai loại khí khác nhau nên chúng phải có áp suất khác nhau p1#p2.
    Khi bỏ vách ngăn, do áp suất chênh lệch, hai loại khí sẽ hoà vào nhau. Ok!
    (Bạn đã khéo tạo ra một câu hỏi khó, khi bắt tôi phải động đến áp suất. Đây cũng là một khái niệm do con người đề ra, nó không thể là thứ viện vào để giải quyết cho bài toán).
    Nhưng thứ mà tôi phát biểu ở đây là năng lượng - thuyết năng lượng - nói về các loại năng lượng. Trong các loại năng lượng ở đây, thế năng giải thích cho hiện tượng này.
    Trước khi vách ngăn được bỏ ra, hai loại khí này có hai trạng thái nhất định, tuy thể tích là như nhau. Ở hai trạng thái đó những vị trí của các phân tử khí là tương đối xác định do bình là kín, đó chính là thế năng của hai loại khí đó. Khi bỏ vách ngăn, áp suất chệnh lệch, các phân tử khí ở nơi có áp suất cao (mật độ lớn) sẽ chạy về nơi có áp suất thấp.
    Trong trường hợp này thế năng của tổng hai loại khí thay đổi, chính xác là nhỏ đi. Nhỏ đi ở đây không phải đến mức về không, mà về một trạng thái cân bằng. Trạng thái cân bằng trong cái hộp đó, khí ấy các phân tử khí ít thay đổi vị trí.
    Một loại khí có mức thế năng giảm xuống, một loại khí có mức thế năng tăng lên để hoà trộn vào hỗn hợp hai loại khí có một mức thế năng nhất định. Tất nhiên, mức ở đây là mức so với mức không, tức chân không.
    Thế năng: năng lượng vật có được do vị trí của nó hay năng lượng vật có được do vị trí tương quan giữa các phần của vật đó - trạng thái của vật.
    Vd: khi quả táo ở trên cao nó có thế năng. Kéo chiếc lò xo trong giới hạn đàn hồi, nó có thế năng. Chiếc lò xo trước khi bị kéo dãn các phân tử kim loại trọng nó đứng ở một vị trí xác định. Tập hợp các vị trí đó lại tạo ra vật - trạng thái của chiếc lò xo. Khi ta kéo dãn nó, các vị trí này thay đổi, thế năng bị tăng lên, nó có xu hướng giải phóng, đưa trạng thái lò xo trở lại như cũ, tức các phân tử kim loại gần như quay lại vị trí ban đầu trước khi biên dạng. Đó là thế năng và các vấn đề của nó.
    Thực ra khi ta coi hai vật riêng lẻ là trái đất quả táo là một hệ, thì khi quả táo rơi xuống đất thì cũng chỉ là cái hệ ấy biến dạng (thay đổi trạng thái mà thôi) mà thôi. Khi quả táo rơi xuống đất thế năng hệ nhỏ nhất.
    Được ntt0180 sửa chữa / chuyển vào 22:17 ngày 10/07/2009
  9. Thohry

    Thohry Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/12/2006
    Bài viết:
    2.926
    Đã được thích:
    1
    ntt0180 viết:" Khi bỏ vách ngăn, do áp suất chênh lệch, hai loại khí sẽ hoà vào nhau. Ok! "
    Theo tôi hiểu thì trong thí nghiệm của ionsomnium 2 phần khí có áp suất bằng nhau. Hoặc cứ cho là áp suất 2 bên bằng nhau thì bạn sẽ giải thích thế nào?
  10. ntt0180

    ntt0180 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    18/05/2005
    Bài viết:
    1.115
    Đã được thích:
    0
    Hai loại khí khác nhau có thể tích bằng nhau, nhiệt độ bằng nhau thì chắc chắn áp suất phải khác nhau. T1=T2 & V1=V2 -> P1#P2.
    Ok! Có thê có trường hợp thể tích khác nhau nên áp suất bằng nhau. Vách ngăn sẽ ở một vị trí nào đó mà áp suất hai bên bình bằng nhau. Khi ấy thử hỏi bạn bỏ cái vách ngăn ấy đi như thế nào?
    Vách ngăn ấy bị rút ra thì sẽ có phần không gian trống áp suất thấp, đó là sẽ nguyên nhân của sự hòa trộn hai loại khí. Dù sự hòa trộn này nhanh hay chậm.
    Đừng nói với tôi là cái vách ngăn ấy biến mất được nhé. Như kiểu Einstein nói rằng cái thang máy chạy nhanh dần trong vũ trụ. Vì thang máy thì chạy nhanh dần (a>0) thế quái nào được?
    Hoặc đừng nói với tôi là bạn có thể chế tạo ra cái vách ngăn có bề dày bằng bề dày của một chất điểm. Trong trường hợp này là một phân tử khí chẳng hạn.
    Không có một lý thuyết nào toàn diện cả. Cũng không có một thí nghiệm nào tuyệt đối cả. Bạn đừng lý tưởng hóa tự nhiên. Tự nhiên chỉ là vô số những liên hệ năng lượng chằng chịt "dây mơ dễ má" với nhau. Điều này có thể thấy qua "Hiệu ứng cánh ****". Lý thuyết khác, thực tế khác. Lý thuyết ta nói bỏ cái vách ngăn đi, ok! Biến mất! Thực tế hỏi ta: "thế anh bỏ cái vắch ngăn ấy đi như thế nào"?

Chia sẻ trang này