1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Bản chất lực hấp dẫn

Chủ đề trong 'Vật lý học' bởi ntt0180, 09/01/2009.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. dohoia

    dohoia Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/07/2005
    Bài viết:
    79
    Đã được thích:
    0
    Đúng vậy. Chẳng ai nói là entropy tăng nghĩa là năng lượng giảm. Nói vậy là bạn ntdu chưa hiểu hoặc chưa giải thích hết vấn đề. Nhưng có điều là phát biểu thứ 2 của ông nó mơ màng quá đi thôi. Nguyên lý "năng lượng cực tiểu" có đúng không, mọi vật luôn co xu hướng vận động hướng tới mức năng lượng nhỏ nhất khả dĩ. Thế nào là nhỏ nhất khả dĩ? trong hệ vi mô ví dụ như của 1 nguyên tử hay xét trong trường tinh thể, hay trong trái đất, hay trong toàn vũ trụ... Theo em thì cái nguyên lý đó nó chỉ có tính vi mô thôi (tính địa phương thì chính xác hơn). Ông có kiến giải khác không ạ.
    Trong khi đó nguyên lý tăng entropy mang tính vĩ mô thể hiện ngay trong phát biểu của nó đó là xét trong một hệ kín. Nếu muốn áp dụng nó thì phải khoanh vùng lại, không cho nó trao đổi năng lượng với bên ngoài. Và theo nguyên lý này thì trong lòng hệ kín các quá trinh trao đổi sẽ tiến tới sự san bằng về năng lượng (đúng ra ban đầu nguyên lý chỉ đề cập đến sự san bằng về nhiệt lượng mà thôi nhưng cứ chấp nhận mở rộng ra là năng lượng). Vậy tăng entropy không có nghĩa là về mức năng lượng thấp nhất mà cái nào cao hơn mức trung bình sẽ về thấp, thấp hơn sẽ tăng lên.
    Trở lại với hấp dẫn. Cần phải có một vật đứng yên tuyệt đối với khối lượng lớn để kiểm chứng ư . Vậy em cũng đề nghị là muốn đo khối lượng electron có là do chuyển động của chúng, bản thân electron đứng yên là không có khối lượng, trừ khi có ai đó bắt nó lại và đặt lên bàn cân, không như vậy thì em cũng chẳng tin vào mấy con số vớ vẩn các nhà khoa học cung cấp làm gì .
  2. ntt0180

    ntt0180 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    18/05/2005
    Bài viết:
    1.115
    Đã được thích:
    0
    Tôi đã có tham khảo Nguyên lý năng lượng cực tiểu. Có điều, có những loại năng lượng người ta ko biết nó có phải là vật chất hay ko, chứ chưa nói đến những vật thể cụ thể hàng ngày ta vẫn nghiên cứu.
    Về mặt tổng quát, theo ĐL BTNL thì tổng năng lượng của vũ trụ bảo toàn. Loại năng lượng này tăng, thì loại năng lượng kia giảm... Thuyết này chỉ nói về năng lượng và sự tăng giảm của chúng. Ko có sự mâu thuẫn nào ở đây. Không nói về các loại năng lượng của một hệ.
    Ko biết mọi người sao chứ tôi cho rằng ko có hệ nào kín cả. Sở dĩ có hệ kín là do chúng ta lý tưởng hoá để nghiên cứu thôi. Trái đất chỉ là một hệ kín khi chỉ có duy nhất nó trong vũ trụ. Ko liên hệ, ko mà sát...
    Đoạn bôi vàng: ở đây mức trung bình mà bạn nói, theo tôi chính là mức thấp nhất. Chắc chắn rằng khi đang có một năng lượng giảm xuống thì phải có một mức năng lượng tăng lên. Mặc dù tôi vẫn theo quan niệm trên, hệ kín chỉ là một hệ ko tưởng.
    Tôi ko muốn cân cái gì cả. Bạn ko tin các nhà khoa học, tôi xin phép ko có bình luận gì. Tôi chỉ muốn có điều kiện để kiểm chứng. Đúng hơn là tôi ko hiểu ý của bạn.
    Được ntt0180 sửa chữa / chuyển vào 22:08 ngày 12/01/2009
  3. ntdu

    ntdu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/11/2006
    Bài viết:
    196
    Đã được thích:
    0
    Tôi xin nói thêm chút:
    - Đúng như các bạn nói: nguyeen lý tăng entropy ngụ ý đơn giản là sẽ có sự san bằng về NL, tức là ban đầu có các "đống" NL, sau đó san dần ra mọi nơi đều có NL nhưnhau, và hệ kín "chết"(vì không có chỗ trũng nữa cho NL chảy).(hêh, tiền mà cũng chảy kiểu này có fải hay hơn không nhỉ!!!).
    - Nguyên lý về cực tiểu của NL thực ra cũng k có gì quá khó hiểu nên không cần tranh luận.
    - Tuy nhiên, từ hai mệnh đề đó mà đi đến một vũ trụ học thì e là hơi sơ sài., nhất là thấy ít liên quan đến hấp dẫn trừ khi bạn đào sâu thêm lập luận. Dù sao haps daan vaan laf cái đau đầu
  4. ntt0180

    ntt0180 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    18/05/2005
    Bài viết:
    1.115
    Đã được thích:
    0
    Đúng vậy.
    Đúng là việc đầu tiên là xem lại các khái niệm.
    Các kn như: vật chất, vật thể, sự vật... - vật chất và biểu hiện
    Các kn như: năng lượng, động năng, thế năng... - năng lượng và biểu hiện...
    Nếu ko rõ được những thứ này, ko làm được gì cả.
    Nhưng có quá nhiều thứ
  5. dohoia

    dohoia Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/07/2005
    Bài viết:
    79
    Đã được thích:
    0
    Xin lỗi, em viết hơi lủng củng đoạn đó. Chính xác phải là
    Trở lại với hấp dẫn. Cần phải có một vật đứng yên tuyệt đối với khối lượng lớn để kiểm chứng ư. Vậy em cũng đề nghị rằng thì là khối lượng của electron có là do chuyển động của chúng. Bản thân electron đứng yên là không có khối lượng, trừ khi có ai đó bắt nó lại và đặt lên bàn cân, không như vậy thì em cũng chẳng tin vào mấy con số vớ vẩn các nhà khoa học cung cấp làm gì.
    Và em xin diễn đạt ý của em như sau: Ông bảo phải có vật đứng yên tuyệt đối để kiểm chứng hấp dẫn nên em thấy nó khác nào ông đó em phải giữ e đứng lại để cân. Mà thực tế người ta có cần làm vậy đâu vẫn cân được e đấy thôi. Trừ phi ông không tin kết quả của các nhà khoa học (chứ không phải là em ko tin đâu ). Nếu ông đã đọc ''thần đồng đất Việt'' thì thấy rằng không cần thiết phải có cái cân thật bự để cân con voi đâu đúng không nào.
  6. ntt0180

    ntt0180 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    18/05/2005
    Bài viết:
    1.115
    Đã được thích:
    0
    Mình tin rằng: việc mình mong muốn trái đất đứng yên, để kiểm chứng hẫp dẫn khác với việc cần giữ e đứng lại để cân e.
    Chúng chỉ giống nhau là ở chỗ: không thể thực hiện được (không tưởng)... giống như kiểu mong Bác Hồ sống lại.
    ... còn về bản chất, đây là hai việc khác nhau. Một bên là hiện tượng, một bên là sự vật...
    Nhưng dù sao, đây là một sự so sánh khá thú vị.
    Về kết quả cân e của các nhà khoa học, mình ko có ý kiến gì. Bài trước là do mình hiểu nhầm ý bạn.
    Còn về hấp dẫn, Newton và các nhà khoa học cho rằng: hai vật bất kỳ luôn hút nhau với một lực bằng tích số hai khối lượng chia cho bình phương khoảng cách (*). Về mặt thực tế, trực quan mà nói: mình thấy rất khó tin. Giả như có hai cái xe hơi đậu cạnh nhau, bạn có tin chúng hút nhau một lực không? Tôi cho rằng cái này sẽ hút cái kia khi nó chạy lướt qua bên cạnh với vận tốc 200km/h.
    Tất nhiên, khoa học không trọng trực quan, cảm giác, niềm tin... nhưng tôi cho (và tin) rằng có chuyển động mới có hấp dẫn.
    (*) trong trường trái đất thì x với hằng số hấp dẫn.
    Được ntt0180 sửa chữa / chuyển vào 16:31 ngày 13/01/2009
  7. dohoia

    dohoia Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/07/2005
    Bài viết:
    79
    Đã được thích:
    0
    Ông nói chuyện thật là hài hước . Ông có biết hằng số hấp dẫn nó nhỏ thế nào không ạ 6.67x10 mũ -11 đấy ạ. Ông thử tính xem lực hấp dẫn của 2 cái ôtô đấy là bao nhiêu? Em thử tính ông xem nhé, giải sử khoảng cách giữa 2 otô là 10 cm đi cho gần, mỗi cái nặng 1 tấn đi ạ vậy lực hấp dẫn sẽ ~ 0.007 N. Có phải là muỗi đốt Boeing không hả ông.
    Còn chuyện 2 otô đang chạy hút nhau thì em không tiện nêu ý kiến, có bác nào khác hứng thú thì hay hơn .
    PS: phần so sánh của em ở bài trước ông đã cho ý kiến rất chí lý rồi ạ. Em chỉ muốn nói là đừng bắt ai đó làm điều không tưởng thôi ạ.
  8. ntt0180

    ntt0180 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    18/05/2005
    Bài viết:
    1.115
    Đã được thích:
    0
    Vâng, cảm ơn.
    Thú thật là tôi không hiểu ý bạn. Ý của tôi là có hay không chứ không phải là bao nhiêu.
    Được ntt0180 sửa chữa / chuyển vào 00:21 ngày 16/01/2009
  9. werty98

    werty98 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    17/06/2003
    Bài viết:
    8.178
    Đã được thích:
    5.571
    Chuyển động của cái gì so với cái gì? Có vẻ nhà thông thái ngày càng thoát tục ấy nhể
  10. ntt0180

    ntt0180 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    18/05/2005
    Bài viết:
    1.115
    Đã được thích:
    0
    Của bất kỳ thứ gì. Tuỳ vào môi trường xung quanh nó và tốc độ của nó... mà hẫp dẫn đó có giới hạn.
    Vàng: thật buồn vì bạn nói như vậy.
    Tôi là một người bình thường. Tôi đã thất bại, tôi thật vui mừng khi biết mình thất bại.
    Được ntt0180 sửa chữa / chuyển vào 16:59 ngày 16/01/2009

Chia sẻ trang này