1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Bản chất lực hấp dẫn

Chủ đề trong 'Vật lý học' bởi ntt0180, 09/01/2009.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. DilLaBen

    DilLaBen Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/09/2004
    Bài viết:
    173
    Đã được thích:
    0
    Execuse Me -" Bỏ qua cho tôi."
    Lâu lắm mới qua diễn đàn này, không ngờ tình hình lại căng thẳng như bán đảo Triều Tiên thế này. . Từ một chuyện bé tí (giống như phản ứng hạt nhân ý) nếu không biết kiềm chế thì sẽ tạo thành một vụ nổ bom nguyên tử không kiểm soát được. Vấn đề viết sai, khi nhận ra sai thì "Xin lỗi" là chuyện hêt sức bình thường. Một ngày tôi phải nói hàng trăm lần xin lỗi ý. Mode thấy sai phê bình là đúng. Từ cái sai này có thể ảnh hưởng này nọ thì đó là suy luận của họ. Phải biết chấp nhận người khác phê bình.
    Chúng ta còn thiếu một chuẩn chung trong tranh luận trên diễn đàn. Đó là ý kiến của ai đó không được đồng thuận mà bị phản bác thì lập tức Ngôn ngữ sẽ thay đổi: đại từ nhân xưng "trung tính" được thay bằng những thứ "tồi tệ" rất dễ gây xúc phạm. Có thể đang dùng các mĩ từ xuất phát từ Trung Hoa "tiểu đệ, tiền bối.." chuyển ngay sang " con nọ con kia " . Nên tôi thấy tranh cãi trên diễn đàn Việt nam hầu như xuất phát từ cảm tính là nhiều hơn suy nghĩ logic va khoa học. --> Tôi nghĩ đó là cái "tật" xấu của người Việt nói chung rồi nên rất khó sửa, nó đã thể hiện ở ngôn ngữ hàng ngày và tiếng Việt cũng rất ít những từ giao tiếp "trung dung". Vì thế trong cuộc sống hằng ngày có nhiều bạo lực ra từ những câu nói "giau hình ảnh này" chứ không phải là vì mâu thuẫn về ý tưởng.
    Bản thân tôi thì kiên quyết không bao giờ dùng kiểu tranh luận như thế này dù người khác có dùng những từ xấu xa "giàu hình ảnh" với tôi bởi tôi cho rằng nó vô nghĩa đối với tôi và chỉ có người ví von đó "tự sướng" thôi (Giống như AQ ý mà). Và Bởi có làm như thế thì mới chấm dứt cái văn hóa giao tiếp "xấu xa" đó được.
    Đây là ý tưởng của tôi. Không phù hợp lắm với nội dung vật lí nhưng tôi nghĩ là trước khi tranh luận về vấn đề gì Ai cũng phải tìm hiểu những nguyên tắc tranh luận. Hình như cái này chưa đưa vào Nội qui diễn đàn.
    Cảm ơn đã đọc
  2. DANKOVN21

    DANKOVN21 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/08/2005
    Bài viết:
    710
    Đã được thích:
    0
    Lại thêm một điều khó hiểu. Chết mất thôi!
    Giới khoa học bối rối vì ''siêu sao'' đột tử
    Một ngôi sao có độ sáng gấp hàng triệu lần mặt trời nổ tung dù chưa đủ tuổi bước vào giai đoạn tự hủy diệt. Cái chết sớm của nó khiến nhiều nhà thiên văn cho rằng, chúng ta chưa hiểu rõ quá trình tiến hóa của các ngôi sao.
    Kính viễn vọng không gian Hubble của Cơ quan Hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) đã phát hiện siêu tân tinh (hiện tượng phát nổ của sao siêu lớn) này. Vụ nổ cách Trái đất 200 triệu năm ánh sáng và xảy ra vào năm 2005. Các nhà khoa học thuộc Viện Khoa học Weizmann (Israel) và Đại học San Diego (Mỹ) khẳng định đó là siêu tân tinh lớn nhất mà giới thiên văn từng chứng kiến.
    Theo các lý thuyết hiện đại về quá trình tiến hóa của ngôi sao, siêu sao xấu số kia, chưa đến tuổi tự hủy diệt. Từ trước tới nay, tất cả sao siêu lớn phát nổ có khối lượng không vượt quá 20 lần khối lượng mt trời. Nhưng ngôi sao mà kính viễn vọng Hubble quan sát được có khối lượng gấp 100 lần mặt trời. Đó là điều khiến giới thiên văn bối rối.
    ?oĐiều đó có nghĩa là có một nguyên nhân nào đó khiến siêu sao kia tự hủy diệt sớm, hoặc chúng ta đã hiểu sai một cách cơ bản về quá trình tiến hóa của các sao siêu lớn. Nếu giả thiết thứ hai đúng thì các học thuyết hiện nay cần phải được xem xét lại?, Avishay Gal-Yam, một chuyên gia của Viện Khoa học Weizmann, phát biểu.
    Thời điểm tự hủy diệt của một ngôi sao được quyết định ngay từ lúc nó hình thành bởi kích cỡ của nó, cũng như nguồn năng lượng giúp nó phát sáng trong suốt cuộc đời. Các ngôi sao, trong đó có mặt trời, lấy năng lượng từ hạt nhân hydro hòa lẫn với heli trong nhiệt độ cực nóng và áp lực cực lớn bên trong lõi. Một hạt nhân heli nhẹ hơn một chút so với tổng khối lượng của 4 hạt nhân hydro. Theo thuyết tương đối của Einstein (E=mc2), khối lượng mất đi được giải phóng thành năng lượng.
    Khi những ngôi sao giống mặt trời đốt cháy hết nhiên liệu hydro, chúng sẽ hắt ra những đám bụi vật chất trước khi lụi tàn trong yên lặng. Song quá trình tự hủy diệt những sao có khối lượng lớn (gấp 8 lần Mặt trời trở lên) diễn ra khá phức tạp và ầm ĩ. Phản ứng tổng hợp hạt nhân vẫn sẽ tiếp tục sau khi đã cạn kiệt nguồn hydro, tạo ra nhiều nguyên tố nặng hơn ở các tầng khác nhau của ngôi sao. Tới một thời điểm nào đó, quá trình này sẽ biến lõi của ngôi sao thành sắt.
    Dưới áp suất và nhiệt độ cực lớn tại vùng trung tâm của ngôi sao, hạt nhân sắt phân rã thành proton và nơtron. Hiện tượng này khiến lõi và các lớp phía trên nó sụp đổ vào bên trong, đẩy phần vật chất còn lại của ngôi sao ra ngoài không gian để tạo nên một vụ nổ siêu lớn trong thời gian ngắn. Năng lượng mà một vụ nổ như vậy giải phóng trong vài ngày bằng năng lượng mà mặt trời giải phóng trong suốt cuộc đời của nó. Độ sáng của vụ nổ lớn đến nỗi, dù nó xảy ra cách Trái đất tới 200 triệu năm ánh sáng, chúng ta vẫn có thể nhìn thấy nó vào ban ngày.
    Sau vụ nổ, lõi của sao siêu lớn giảm kích thước hàng nghìn lần, biến thành những hố đen có khối lượng gấp 10-15 lần mặt trời. Phần lớn vật chất của sao bị hút vào hố đen.
    Đoạn cuối tay nhà báo viết khá luẩn quẩn. Ai có thể diễn đạt thoáng hơn không?
  3. DANKOVN21

    DANKOVN21 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/08/2005
    Bài viết:
    710
    Đã được thích:
    0
    Theo quan niệm của tôi về hấp dẫn - không phải là lực hút theo đường thẳng, mà là hiệu ứng cuốn theo đường xoáy ốc - thì (tôi xin mạn phép được) giải thích điều này nôm na như sau:
    (Các quan niệm về chuyển động và bức xạ vẫn như cũ)
    Thời điểm tự hủy diệt của một ngôi sao được quyết định ngay từ lúc nó hình thành, khi vũ trụ có một vùng siêu bất đối xứng. Vùng này tự tạo ra một ngẫu lực vô cùng lớn, kéo lượng "vật chất xung quanh" quay theo và hút chúng vào tâm. Khi đó nhiệt độ và áp suất vô cùng lớn, đủ điều kiện cho hiện tượng bức xạ xảy ra...
    Điều này được hình dung giống như việc ta nhúng con cù quay vào nước trước khi quay nó...
    Sau đó đám vật chất này quay chậm lại, do khối lượng làm giảm vận tốc. Áp suất và nhiệt độ giảm không đảm bảo đủ điều kiện cho hiện tượng bức xạ xảy ra nữa. Lực quay giảm dần đến khi dừng thì sẽ có một vụ nổ xảy ra. Vì khi không có chuyển động quay tạo ra hấp dẫn, vật chất sẽ đẩy nhau - nổ tung.
    Với những ngôi sao lớn hơn, vùng lõi của nó không thể kéo lê vùng bên ngoài quay tiếp nên nó "bỏ rơi" vùng này. Vùng lõi tiếp tục quay tiếp... Nhưng việc quay này cũng nhanh chóng suy giảm. Khi dừng hẳn, thì sẽ có một vùng vật chất bị nén dưới áp suất lớn. (Như bên trên, vùng sẽ nổ tung để giải phóng năng lượng). Đó chính là vụ nổ ta thấy.
  4. GentleTigerW

    GentleTigerW Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/04/2009
    Bài viết:
    106
    Đã được thích:
    0
    Hiệu ứng đường xoáy ốc sinh ra do chuyển động quay quanh trục của nó. Thực tế thì lực hấp dẫn vẫn luôn tồn tại cho dù ko có xoáy ốc, ví dụ như trái đất hút các vật chất trên bề mặt của nó ( bao gồm cả chính bạn ).
    Nhân tiện tôi xin hỏi các bạn: với phản lực của lực hấp dẫn (của trái đất) + với lực hấp dẫn của mặt trời và các hành tinh khác tác động lên trái đất thì lẽ ra trái đất phải bị xé ra từng mảnh nhưng thực tế thì không xảy ra chuyện đó. Vậy phản lực của lực hấp dẫn biến đâu mất rồi Bạn nào trả lời đc vote 5 * ngay lập tức
  5. ntt0180

    ntt0180 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    18/05/2005
    Bài viết:
    1.115
    Đã được thích:
    0
    - Bạn có thấy trái đất quay quanh trục nó không?
    - Giả sử có một khối cầu bằng kim loại, đủ lớn và rắn, rơi tự do từ ngoài ko gian vũ trụ xuống mặt đất. Bạn nghĩ quỹ đạo của nó như thế nào? Có phải đường xoáy ốc ko?
    Được ntt0180 sửa chữa / chuyển vào 10:15 ngày 01/05/2009
  6. GentleTigerW

    GentleTigerW Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/04/2009
    Bài viết:
    106
    Đã được thích:
    0
    - Bạn quên là trái đất quay quanh trục sinh ra lực ly tâm. Nếu không có lực hấp dẫn hướng tâm kết hợp vào thì bạn đào đâu ra xoáy ốc ?
    - Khối cầu kim loại đủ lớn và rắn, theo như tôi hiểu thì ý của bạn là coi như bỏ qua sức cản của bầu khí quyển phải không ? Bạn muốn bàn về thiên văn học thì bạn chịu khó quan sát bầu trời chứ đừng ngồi tưởng tượng. Sao băng đầy ra kìa, giả sử nó ko bị đốt cháy do lực ma sát thì nó sẽ "rơi tự do từ ngoài ko gian vũ trụ xuống mặt đất" như cách diễn tả của bạn đấy. Tôi thách bạn thấy được sao băng nào mà lại có quỹ đạo xoáy ốc đấy.
    @all, câu hỏi vẫn đang bỏ ngỏ chờ người tài giải đáp: với phản lực của lực hấp dẫn (của trái đất) + với lực hấp dẫn của mặt trời và các hành tinh khác tác động lên trái đất thì lẽ ra trái đất phải bị xé ra từng mảnh nhưng thực tế thì không xảy ra chuyện đó. Vậy phản lực của lực hấp dẫn biến đâu mất rồi ?
    Hỏi các bạn thêm 1 câu nữa: tại sao lực hấp dẫn của hố đen tạo ra xoáy ốc ? Lưu ý với các bạn là hố đen tạo ra xoáy ốc ở mọi vị trí xung quanh nó. Hix... không ít người cứ tưởng tượng xoáy ốc hố đen giống như cái vũng xoáy nước ao nhà, bó tay
  7. ntt0180

    ntt0180 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    18/05/2005
    Bài viết:
    1.115
    Đã được thích:
    0
    Hoan hô! Có lẽ có thêm một người dị biệt...
    Nếu bạn muốn nói điều gì, xin cứ nói!
    Nếu bạn muốn bổ sung cho tôi điểm gì, xin cứ nói. Sai đâu, tôi sẽ sửa đó.
    Nếu bạn quan sát thiên văn và có phát kiến gì mới, xin cứ phát biểu... Vì quanh ta họ nhìn và mô tả cả rồi. Bây giờ họ đang cố nhìn vài trăm triệu năm ánh sáng.
    Xin bạn đừng hỏi, vì diễn đàn là chia sẻ những gì "mình biết". Tôi ko theo dòng suy nghĩ của bạn nên ko thế trả lời. Tất nhiên tôi luôn có một vài câu hỏi, nhưng tôi ko đặt ra đây...
    May thay!
  8. VasilyTran

    VasilyTran Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    12/10/2008
    Bài viết:
    900
    Đã được thích:
    167
    Nếu thật sự có một quả cầu đứng yên so với TĐ và TĐ đứng yên thì bạn nghĩ quả cầu sẽ rơi vào T Đ theo đường xoắn ốc hay là không rơi xuống ?
  9. GentleTigerW

    GentleTigerW Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/04/2009
    Bài viết:
    106
    Đã được thích:
    0
    Èo... có thể tôi có một số quan điểm dị biệt nhưng tôi không phải là người dị biệt đâu, hix...
    Tôi đưa ra 2 câu hỏi là hỏi thật đấy chứ không phải đánh đố. Bản thân tôi cũng đâu có biết trả lời như thế nào cho đúng. Tôi cũng không biết có ai giải đáp được không nữa. Cầu mong là có ai đó giải đáp được để tôi có thể biết thêm 2 điều mới chứ.
    Mà tôi cũng rất tò mò. Thế nên tôi cũng rất muốn biết các câu hỏi của bạn. Bạn có thể vui lòng post các câu hỏi của bạn lên đây được không ? Hoặc bạn gửi thư riêng cho tôi cũng được. Biết đâu tôi giải đáp được cho bạn thì sao. Have a nice day !
  10. ntt0180

    ntt0180 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    18/05/2005
    Bài viết:
    1.115
    Đã được thích:
    0
    Xin lỗi vì đã thay đổi điều kiện đề bài, vì trong vũ trụ (dưới sự hình dung của tôi) đứng yên và là chuyển động (hay đúng hơn là vấn đề về chuyển động tương đối, chuyển động tuyệt đối) là khá phức tạp. Có thể là tôi rút bớt điều kiện đi cho vấn đề đơn giản hơn.
    Giả sử trong vũ trụ chỉ duy nhất có trái đất. Ko chuyển động tịnh tiến hay quay, đều hay ko đều gì cả. Có một quả cầu thép ở gần nó, so với nó cũng ko chuyển động thì hai vật thể này ko hút nhau. Thậm trí là còn đẩy nhau.
    Khoảng cách gần là bao nhiêu, đẩy nhau lực bằng bao nhiêu... thú thật tôi cũng ko rõ. Nhưng tôi tin rằng nó liên quan đến khối lượng, cấu tạo và vật thể cấu tạo nên chúng... Xin đừng cho tôi là đem con bỏ chợ vì điều kiện của tôi có hạn và ta ko thể thực hiện được thí nghiệm trên để kiểm chứng.
    Xin nói lại là: đó chỉ là quan niệm của riêng tôi. Mọi người có thể cho nó sai, xin cứ phân tích tôi sẽ theo dõi, nhưng xin đừng ném đá... Bản thân tôi cũng thích quan điểm cho rằng sai lầm do nhiệt tình tốt hơn sự thờ ơ thông thái...

Chia sẻ trang này