1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Bản chất lực hấp dẫn

Chủ đề trong 'Vật lý học' bởi ntt0180, 09/01/2009.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. ntt0180

    ntt0180 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    18/05/2005
    Bài viết:
    1.115
    Đã được thích:
    0
    Tôi cũng vậy đấy, tôi cũng chỉ có vài suy nghĩ tự dưng nảy đâu ra, ko mong muốn và họ cho tôi là khác họ, khổ! May cũng có VLV hay bác Trí gì gì đó, ko có lẽ tôi cũng phải đi khám bệnh.
    Thực tình thì tôi mới chỉ đọc thoáng qua câu hỏi của bạn. Tôi chỉ dám hứa rằng tôi sẽ chia sẻ cùng với bạn bằng cách đọc kỹ và suy nghĩ về chúng, nếu thời gian và thể trạng cho phép.
    Bạn thành thật, tôi cũng xin thành thật với bạn. Đợt này tôi đang suy nghĩ về sự hình thành của khối lượng. Hay đúng hơn là thắc mắc về kết quả của cái siêu thí nghiệm đắt tiền. Tôi cũng có một vài câu hỏi và phán đoán nhất định với cái thí nghiệm khổng lồ đó...
    Cá nhân tôi cho rằng: khối lượng về mặt trực quan là do là do một loại hạt nào đó gây ra là điều ko đúng. Tức là ko phải khối lượng do "sự vật" gây nên mà là do "hiện tượng" gây nên. Đó là hiện tượng quay.
    Tất nhiên, tôi có suy nghĩ này là do quan niệm khác người của tôi: các lực cơ bản hình thành từ chuyển động quay. Vậy thì vật thể và sự vật... được hình thành từ những lực cơ bản và đều là do chuyển động quay mà ra cả. Khối lượng ko phải là sức nặng mà là sự hình thành vật cho chuyển động quay. Trọng lượng với là sức nặng, khi một vật nằm trong vùng xoáy (quay) của một vật khác và bị nó cuốn (hút) theo. Còn khi không có sự quay (đúng hơn là chuyển động) ko có vật thể được hình thành và cũng ko có vật nào hút vật nào cả. Tất nhiên, vật chất vẫn có, nhưng khi đó chúng là các hạt cơ bản nhỏ xíu, đồng đều (như cốc nước bột sắn) - do ko thể kết hợp lại với nhau thành các hạt hay các vật thể to hơn.
    Tức là các lực cơ bản là những hiện tượng (quay). Các khái niệm như vật thể, sự vật, khối lượng hay trọng lượng đều có nguyên nhân từ những sự quay (hiện tượng) này mà ra cả. Vật thể là thứ ta cảm thấy được, còn hiện tượng là cách chúng vận động, đây là hai phạm trù khác nhau. Các lực cơ bản là hiện tượng. Các hạt cơ bản, vật thế hay sự vật là thứ được hình thành (khối lượng) mà ta cảm thấy hay cầm nắm được. Đầu tiên là phải có vật chất (hạt cơ bản), sau đó có các hiện tượng rồi với hình thành được các hạt lớn hơn, các vật thể hay sự vật... Đá sở dĩ hình thành thành núi do nội lực cấu tạo nên nó thắng lực hấp dẫn, nước phải chảy xuống chỗ trũng, ko hình hành được hình hài riêng mà phải theo hình của bình chứa vì nội lực liên kết của nó nhở hơn lực hấp dẫn...
    Diễn tả thật khó, nhưng những duy nghĩ của tôi đang theo dòng đó...
    Được ntt0180 sửa chữa / chuyển vào 11:54 ngày 03/05/2009
  2. GentleTigerW

    GentleTigerW Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/04/2009
    Bài viết:
    106
    Đã được thích:
    0
    Quan niệm của bạn không đúng đâu. Có nhiều bằng chứng để bác bỏ quan niệm của bạn lắm. Chẳng hạn lực ma sát tồn tại độc lập với chuyển động quay. Hơn nữa chuyển động quay gây ra lực ly tâm thì làm sao kết hợp các vật chất lại với nhau được. Các chuyển động quay tròn theo quỹ đạo của vật chất mà bạn nhìn thấy lẽ ra phải là chuyển động thẳng nhưng vì bị lực hấp dẫn liên tục kéo lệch phương nên mới tạo ra quỹ đạo quay tròn ( đường tròn thực chất là đường gấp khúc khép kín). Giả sử ko có lực hấp dẫn thì vật chất chuyển động thẳng o chứ không quay tròn đâu.
  3. dangiaothong

    dangiaothong Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    10/09/2005
    Bài viết:
    4.854
    Đã được thích:
    7
    Thế tôi buộc sợi dây không dãn vào vật mà quay tròn thì cái lực căng cũng là lực hấp dẫn à?
  4. ntt0180

    ntt0180 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    18/05/2005
    Bài viết:
    1.115
    Đã được thích:
    0
    Chính xác.
    Đây là thí nghiệm tôi post trong topic đầu tiên của mình, năm 2005... Thí nghiệm mấu chốt của vấn đề. Hồi đó tôi cho rằng ko có lực hấp dẫn, nếu hiểu nó đúng theo VLCĐ - Vật hút vật theo phương nối hai trọng tâm. Giờ tôi cho rằng vẫn có thể gọi nó là hẫp dẫn, nhưng đó chỉ là sự "cuốn theo" mà thôi - tức là vẫn khái niệm hấp dẫn ấy - nhưng bản chất thực tế đã khác đi rồi.
    Then chốt của vấn đề nằm ở sự trễ pha của sợi dây. Thực tế khác với lý thuyết khi bạn đọc bài toán và làm thí nghiệm. Sự trễ pha này có bạn cho rằng có nguyên nhân từ thời gian truyền lực. Nhưng vận tốc truyền lực của vật rắn (dây ko giãn) bằng với vận tốc ánh sáng. Một sợi dây ngắn thế ko thể có sự trễ pha lớn thế được.
    Sợi dây chỉ có phương pháp tuyến (vuông góc) với vật thể và trục quay (giả sử vật thể và trục quay là tròn) khi trục quay dừng lại ko quay (ko tiếp thêm sự quay nữa) vật sẽ văng theo phương tiếp tuyến (theo phương chuyển động) và có một thời điểm dây có phương pháp tuyến với hai thứ này. Nếu chế tạo được tròn tuyệt đối, thời điểm này là duy nhất.
    Tức là quan điểm về sự quay của tôi là sự quay xoáy ốc, có sự trễ pha như một cơn lốc xoáy, chứ ko phải là sự quay lý thuyết - lý tưởng như bạn gì bên trên vẫn hình dung.
    Và vẫn xin được nhắc lại rằng: đây chỉ là quan điểm của cá nhân tôi mang ra chia sẻ với mọi người. Tôi ko cho rằng nó đúng 100%. Nếu ai thây cần phải sửa gì, tôi xin theo dõi, xin đừng ném đá và nói chuyện ngoài lề.
  5. nguyenhhdang

    nguyenhhdang Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    28/02/2006
    Bài viết:
    327
    Đã được thích:
    0
    cũng chọt nghĩ như vầy
    có lẽ ý bạn ở trên đề cập đến sự quay là quay ở chiều kg khác, trong chiều chúng ta quan sát thì o thấy được vật quay và lực hd là lực có cơ chế ở pha khác mà chúng ta chỉ quan sát được hiện tượng ở pha quan sát. chà mệt.
    vậy nếu ta quay vật ở pha quan sát thì trong toàn cục vật thế nào ta, có ảnh hưởng gì đến lực hd o?
  6. cafe37

    cafe37 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    27/11/2008
    Bài viết:
    4.783
    Đã được thích:
    6
    bieetsl"""
    lực hấp dẫn tồn tại khi 2 vật có trọng lượng ở cách nhau 1 khoảng cách nhất định
    loại lực bạn nêu gọi là lực ly tâm ạ
  7. cafe37

    cafe37 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    27/11/2008
    Bài viết:
    4.783
    Đã được thích:
    6
    khi trái đất và quả cầu đều đứng yên với nhau thì sự rơi tương tự như là thả 1 quả cầu từ độ cao 10m trên mặt đất. nó sẽ rơi 1 đường thẳng
  8. dangiaothong

    dangiaothong Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    10/09/2005
    Bài viết:
    4.854
    Đã được thích:
    7
    Khi học vật lý cũng nên học thêm ít tiếng việt
    Ly tâm có nghĩa là rời xa tâm, Cái lực căng dây là lực hướng tâm bạn ạ.
    Chán cái kiểu phán như thánh, he he, may mà thấy có đuôi 37 nên hông nói nhiều!
  9. dongda

    dongda Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    10/11/2002
    Bài viết:
    850
    Đã được thích:
    2
    Nói về chuyện bị xé ra từng mảnh nha
    Đầu tiên nói về phản lực đã
    Lực và phản lực tuy ngược chiều và cùng điểm đặt nhưng không triệt tiêu nhau được vì nó được đặt lên 2 vật khác nhau. Đặt lên 2 vật khác nhau nha !
    Lấy 1 ví dụ nhỏ là cái dép bạn đang đi
    cái dép này chịu tác dụng của một số lực sau :
    1-lực của cái chân của bạn ấn xuống
    2-lực của mặt đất ép từ dưới lên
    3-lực hấp dẫn của trái đất
    4-lực hấp dẫn của mặt trời, trăng, sao ...
    Cái dép cũng phản lực lại lên chân bạn và ép xuống đất 1 lực nhưng đấy là các lực tác dụng vào các vật thể khác (bạn và trái đất) nên ko tính vào đây
    Cái dép có khối lượng nên nó cũng hấp dẫn các vật thể khác như các tinh tú nhưng đấy là lực tác dụng vào các vật thể khác nên cũng ko tính.
    Vậy cái dép có bị lực hấp dẫn xé rách ra từng mảnh không ? tớ cho là có bị hấp dẫn xé nhưng chưa đủ mạnh để rách (không tính trường hợp dép đã bị rách từ trước do gì gì và này nọ)
    ok ?
    Cái dép là vật thể nhỏ , có thể lấy ví dụ về cái to hơn 1 tí, nước biển chẳng hạn
    nước biển bị khí quyển đè từ trên xuống, bị đáy biển đẩy từ dưới lên, bị trái đất , mặt trăng , mặt trời hấp dẫn
    Vậy nước biển có bị lực hấp dẫn xé rách ra không ? tớ cho là có bị hấp dẫn xé nhưng chưa đủ mạnh để rách. Bằng chứng là cứ theo chu kỳ nhật nguyệt, thuỷ triều vẫn lên xuống đều đều ...
    Nếu OK thì nhớ vote nha !
  10. Smellthecafe

    Smellthecafe Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/09/2004
    Bài viết:
    7
    Đã được thích:
    0
    Mía, cử lảm nhảm mãi điệp khúc quay mới lị hd.
    Thử cho hai cái đầu đất sét tròn ung ủng lên cái đĩa có gắn mô tơ ở tâm. Bật mô tơ quay xem cái cái đầu đất đấy dính lại với nhau hay mày đi đường mày tao đi đường tao.
    BK, nói lòng vòng 1 hồi thì ra ly tâm = hướng tâm = hd, khặc khặc...

Chia sẻ trang này