1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Bản chất lực hấp dẫn

Chủ đề trong 'Vật lý học' bởi ntt0180, 09/01/2009.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. ntt0180

    ntt0180 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    18/05/2005
    Bài viết:
    1.115
    Đã được thích:
    0
    Một bài phản biện ngắn nhưng khá lý thú!
    Thú thật ban đầu tôi chỉ đọc thoáng qua và không để ý lắm, vì nội dung bài viết khó nắm bắt khi dùng nhiều từ địa phương, tiếng lóng... Khi viết một bài về khoa học nên tránh dùng từ bình dân để người đọc không bị phản cảm hay phân tâm.
    Tuy nhiên, sau khi lược bỏ những từ không cần thiết thì đây là một bài viết về một thí nghiệm rất cơ bản, một dẫn chứng hùng hồn bảo vệ cơ học Newton. Nếu tôi không hiểu thấu đáo và phân tích thật chính xác tôi sẽ là một kẻ thiếu căn bản, và quan niệm về hấp dẫn của tôi sẽ bị bác bỏ hoàn toàn.
    Thay hai viên bi và chiếc đĩa bằng sắt, để coi như chúng không biến dạng. Tôi đưa ra hai thí nghiệm thế này:
    - Giả sử ta có một tấm bảng sắt hình chữ nhật với chiều dài đủ lớn. Ta cho một viên bi lên trên tấm bảng và đẩy nó chuyển động tịnh tiến. Đến một vận tốc nào đó, viên bi sẽ chạy theo chiều ngược với chiều chuyển động của tấm bảng. Tất nhiên, ta cần có những điều kiện gần như tuyệt đối là: tấm bảng phẳng và đặt theo phương ngang, viên bi tròn và bỏ qua ma sát.
    - Giả sử có hai chiếc đĩa tròn được lắp song song theo phương ngang và gắn vào cùng một mô tơ. Chiếc đĩa bên trên có diện tích nhỏ hơn tấm bên dưới, và mép đĩa bên trên có thành ngăn để không cho bi văng ra ngoài.
    Cho hai chiếc đĩa quay (tất nhiên là) theo cùng vận tốc. Chiếc đĩa bên trên có đặt hai viên bi, tất nhiên chúng sẽ bị văng ra phía thành ngăn mép đĩa. Khoét hai cái lỗ ở đĩa bên trên, sao cho hai viên bi có thể lọt qua và nhẹ rơi xuống đĩa bên dưới (Chú ý: khoảng cách giữa hai đĩa nhỏ hơn chiều cao hai viên bi). Giữ chiếc đĩa bên trên dừng lại.
    Lúc này dưới lực đẩy của chiếc đĩa bên trên, hai viên bi sẽ lăn và đứng yên một ví trí tại chiếc đĩa bên dưới. Từ từ nâng chiếc đĩa bên trên lên, viên bi sẽ không văng ra ngoài thành ngăn mép đĩa bên dưới.
    Nếu đọc và thực hiện hai thí nghiệm tôi mô tả bên trên, bạn sẽ sơ bộ hiểu được ý tôi muốn trình bày:
    - Ở thí nghiệm của bạn, lực tác dụng lên hai viên bi là gì?
    Xin thưa đó là lực truyền từ đĩa lên. Lực này không có phương thẳng mà có phương (theo đường) tròn. Vậy nên ngay sau khi chiếc đĩa quay, lực này sẽ đẩy viên bi về phía mép đĩa. Đây không phải là lực li tâm, mà là do phương của lực tác dụng có dạng tròn. Thật ra nếu gọi nó là ly tâm cũng được, nhưng không phải là lực ly tâm mà là hiệu ứng ly tâm - một hiện tượng đẩy hai viên bi ra xa tâm. Chú ý là chúng văng ra xa tâm theo phương tiếp tuyến vì trong một thời gian rất ngắn (tức thì) thì chuyển động tròn không khác với chuyển động tịnh tiến.
    - Nếu bằng một cách nào đó ta làm cho hai viên bi quay (lăn) cùng vận tốc góc với chiếc đĩa, rồi từ từ đặt hạ nhẹ chúng xuống chiếc đĩa (w1=w1 thì tiếp xúc rất nhẹ nhàng), tôi dám chắc chắn 100% là chúng sẽ không văng ra ngoài mép đĩa.
    Nói thêm một chút là:
    - Nếu hai viên bi đứng yên (w=0) trên chiếc đĩa thì ngay sau khi quay đĩa, hai viên bi sẽ bị văng ra mép. Câu bên trên chỉ có ba từ "ngay sau khi" là có giá trị nhất. Chứ không phải quay lâu rồi chúng với văng ra. Bạn nên để ý và phân tích kỹ vấn đề này! Khi hai viên bi lăn trên đĩa với cùng vận tốc góc, chúng sẽ không vị văng.
    - Hạ nhẹ hai viên bi quay cùng vận tốc nhưng không lăn xuống chiếc đĩa. Nếu không có lực đẩy tác dụng tiếp, hai viên bi cũng bị lăn ra mép đĩa. Do quán tính của chúng.
    - Tôi hoàn toàn chưa thực hiện các thí nghiệm này. Nếu ai có điều kiên thực hiện và có kết quả. Làm ơn chụp hình và post lên đây giùm!
    Cuối cùng tôi xin được nói lại lần nữa là: "Thuyết năng lượng" của tôi khác, quan niệm về hấp dẫn, không gian và thời gian của tôi khác. Tức là: quan niệm về ba khái niệm này là ba việc khác nhau và đều nằm ngoài "Thuyết năng lượng". "Thuyết năng lượng" cũng không có phát biểu gì về vấn đề điểm hay chất điểm cả.
    Được ntt0180 sửa chữa / chuyển vào 22:04 ngày 18/06/2009
  2. Insomnium

    Insomnium Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/06/2009
    Bài viết:
    34
    Đã được thích:
    0
    Mình thấy sôi nổi vào đây bàn luận tý ...
    Theo mình thời gian là 1 trong những chiều cơ bản của vũ trụ trong mọi lý thuyết hiện đại.
    Về entropy thì ta có thể hiểu là khả năng mà một hệ có thể rơi vào trạng thái độ trong một tình trạng hay nôm na hơn đó chính là mức đọ hỗn loạn của hệ (năng lượng của hệ và mật độ vật chất của hệ có xu hướng dàn đều). Do đó entropy ko liên quan j đến việc tăng, giảm năng lượng của hệ.
    Lực hấp dẫn giữa 2 cái xe rất là nhỏ bạn không thể cảm thấy được.
    Việc 1 xe chạy qua xe kia mà xuất hiện lực hút không phải do hấp dẫn, mà do hiện tượng khác gióng với việc 2 chiếc tàu thủy bị hút vào nhau khi 1 chiếc tàu chạy qua cái kia (do sự sụt giảm áp suất của vùng kk, nước giữa 2 vật thể khi 1 vật thể chuyển động qua vật thể kia.
    Nếu 2 vật thể đứng yên tương đối với nhau thì có rất nhiều.
    Nhưng nếu là 1 vật thể đứng yên với không gian thì sẽ không có đâu.
    Hầu hết các lý thuyết hiện đại đều không thể có thí nghiệm thực chứng, nhưng không vì thế mà ta bác bỏ nó. Do đó bác không thể vì không thể kiểm chứng đuợc lực hấp dẫn khi vật thể không quay thì cho răng lực hấp dẫn không xuất hiện khi vật đứng yên.
    Nếu đó là quan niệm của bác thì tôi không có ý kiến gì. Còn nếu bác có dẫn chứng gì khác chứng minh điều này thì chúng ta nói tiếp.
    Còn tôi thì cho rằng:
    Lực hấp dẫn xuất hiện cả khi vật đứng yên. Lúc này vật chỉ làm cong không thời gian xung quanh vật, khiến cho các vật khác đi vào sế di vào gần vật dưới tác dụng của lực hấp dãn có phương là đương nỗi 2 vật.
    Khi vật chuyển động quay thì sẽ làm cho ca không gian cũng chuyển động quay theo tạo thành sóng hấp dẫn. Tức là truyền NL hấp dẫn đi xa. Việc vật chuyển động không làm thay đổi lực hấp dẫn giữa 2 vật.
    Tức là lực hấp dẫn khi quay và không quay là hoàn toàn giông nhau (cùng 1 biểu thức)
    Cái khác biệt là khi quay, sẽ tạo ra sóng hấp dãn tức là làm giảm khối lượng của vật
    .
  3. Insomnium

    Insomnium Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/06/2009
    Bài viết:
    34
    Đã được thích:
    0
    Điều này là đúng. Nhưng điều đó không hề ảnh hưởng tới vấn đề giải thich lực hấp dẫn. Bởi vì có sự tương ứng với thuyết hấp dãn tương ứng. 1 thang máy tăng tốc mãi mãi tương ứng với việc khối lượng của 1 vật tiến tới vô hạn. Đó là sự đối xứng hoàn hảo.
    Khoa học luôn hướng tới sự tiên đoán. Và cho tớ nay chưa thấy ở vị trí nào mà con người biết, G lại có giá trị khác cả. Dù chúng ta chưa thể kiểm tra được tất cả (mà đúng hơn là chẳng có cái nào kiểm tra được) nhưng cũg ko thể khẳng định nó sẽ sai vì cho đến nay nó vẫn còn đúng.
    Tôi hoàn toần đồng ý với bạn rằng Einstein ko lật đổ Newton. CHỉ là đưa lý thuyết của Newton lên 1 tầm cao mới, khắc phục nhưng nhược điểm của nó, loại bỏ nhưng điều sai.
    Hiệu ứng đường xoáy ốc sinh ra do chuyển động quay quanh trục của nó. Thực tế thì lực hấp dẫn vẫn luôn tồn tại cho dù ko có xoáy ốc, ví dụ như trái đất hút các vật chất trên bề mặt của nó ( bao gồm cả chính bạn ).
    Nhân tiện tôi xin hỏi các bạn: với phản lực của lực hấp dẫn (của trái đất) + với lực hấp dẫn của mặt trời và các hành tinh khác tác động lên trái đất thì lẽ ra trái đất phải bị xé ra từng mảnh nhưng thực tế thì không xảy ra chuyện đó. Vậy phản lực của lực hấp dẫn biến đâu mất rồi Bạn nào trả lời đc vote 5 * ngay lập tức [/QUOTE]
    Đáp án đã có rồi đấy. Đó là lực hút mà trái đất tác động lên mặt trời và mặt trời tác động lên trái đất là 1 cặp lực phản lực. Dưới góc độ quan sát là trái đất thì trái đát tác dụng lên mặt trời 1 lực (Chính là lực hút của trái đất đối với mặt trời) còn phản lực chính là lực hút của mặt tròi tác dụng lên trái đất) lực này cân bằng với lực li tâm của trái đất nên trái đất vẫn chuyển động tròn đều quanh quỹ đạo.
    Đoạn cuối : 2 viên bi se vẫn lăn ra ngoài do lực li tâm.
  4. ntt0180

    ntt0180 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    18/05/2005
    Bài viết:
    1.115
    Đã được thích:
    0
    Bạn trích dẫn dài quá. Có những đoạn không phải của mình. Có những đoạn mình viết khá lâu rồi... Lúc đi làm biết là bạn trả lời nhưng phải đợi đến tối với nghiên cứu được.
    Đầu tiên phải hoan nghênh vì bạn là người không quá dị ứng với cái mới. Tiếp đến là rất trân trọng những phát biểu của bạn. Đó là những kiến thức bạn lĩnh hội rất tốt từ Vật lý Cổ điển. Coi như bạn là đại diện đứng ra bênh vực cho VLCĐ, với tôi đó là một quan niệm và tôi hoàn toàn rất tôn trọng quan niệm ấy.
    Tôi sẽ không đi vào chi tiết nữa, vì thú thật có những điều chỉ có thí nghiệm hay thực tế để kiểm chứng với ngã ngũ được. Tranh luận với nhau chỉ tổ mất thời giờ. Tuy nhiên có một số điểm chúng ta vẫn nên bàn bạc tiếp, vì những thứ này ta nên trao đổi như một sự trao đổi về nhân sinh quan mà thôi:
    - Về thuyết năng lượng, tôi đã có cả một topic về nó rồi, nếu bạn quan tâm có thể đọc lại.
    - Về quan niệm về 3 khái niệm: không gian, thời gian và hấp dẫn thì hấp dẫn ta đang bàn và bạn có nói về khái niệm thời gian: Vậy tôi xin hỏi nhỏ bạn chút này: Bạn nghĩ gì về khái niệm thời gian, nếu giả sử không tồn tại loài người? Có khái niệm thời gian không? Nếu có thì có với cái gì? Nó có quan trọng nữa không?
    Bàn về quan niệm hấp dẫn của bạn (VLCĐ) và của tôi. Tôi lại nhớ đến một chuyện vui về thuyết "Địa tâm" của Nhà thời Thiên chúa - thuyết này cho rằng Mặt trời quay quanh Trái đất... Einstein trong một lần vui đùa có nói rằng: kể cả quan niệm như thế thuyết "Địa tâm" cũng không sai. Ta có thể giữ nguyên Trái đất và coi Mặt trời chuyển động quanh nó cũng được, nhưng lúc này quỹ đạo của mặt trời là rất phức tạp và hỗn độn. Nếu giữ nguyên mặt trời thì đơn giản hơn - trái đất quay quanh nó.
    Một thứ đứng yên cũng hấp dẫn, quay cũng hấp dẫn, hấp dẫn khi quay giống hệt với... hút khi quay. Chỉ có một điều kiện duy nhất để kiểm chứng là chỉ có hai vật trong vũ trụ và chúng đứng yên so với nhau thì không bao giờ có. Vậy sao ta không đơn giản cho rằng: hút là do quay - có gọn hơn không?
    Cuối cùng tôi xin nói thế này:
    - Bạn cho rằng chuyển động có gia tốc ta có thể xác đinh được bên nào chuyển động, thì xin đọc lại thuyết tương đối rộng một chút ạ. Đáng lẽ tôi không nhắc điểm chi tiết này, nhưng vì đây là sự hiểu sai có tính hệ thống nên cần phải nhắc ra.
    - Đã tranh luận với nhau thì phải dùng lý lẽ. Bạn rất hay đưa ra một câu khẳng định chắc nịch ra trong một bài tranh luận mà không có phân tích - lý lẽ gì. Với kiểu trao đổi như thế, rất khó để bàn bạc gì thêm. Bạn hãy cứ giữ quan niệm của mình, tôi tôn trọng chúng và tôi cũng có những quan niệm của riêng tôi, tôi cũng không cần bạn tôn tâm hay chia sẻ khi bạn thấy quan niệm của tôi là không đúng. Bạn hãy cứ làm việc của mình, đừng mất thời gian vì tôi. Xin cảm ơn!
    Được ntt0180 sửa chữa / chuyển vào 08:51 ngày 20/06/2009
  5. nguoiluhanhcodoc_666

    nguoiluhanhcodoc_666 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/05/2006
    Bài viết:
    222
    Đã được thích:
    0
    Bình nhiên liệu của nó giảm xuống vì nó phải thắng lực ma sát.
    Nếu chuyên động là đều thì ta không thể phân biệt được ai là người chuyển động.
    Nếu 1 trong 2 là chuyên động không đều thì người đó sẽ nhận ra được lực tác dụng lên mình và nhận ra là mình đang chuyển động.
    [/QUOTE]
    Fms=k.N
    Nếu chỉ cần thắng bộ phân ma sát trong công thức trên (tức hệ số k). Một thằng trẻ con cũng đẩy được đoàn tàu đi.
  6. energy06

    energy06 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/03/2007
    Bài viết:
    1.323
    Đã được thích:
    0
    Bạn nào ở trên nói bản chất của lực hấp dẫn là sự quay thật là vô lý. Chỉ có thể nói ngược lại là trong vũ trụ, mọi thứ chuyển động quay (hoặc cong) là do lực hấp dẫn sinh ra.
    Một ví dụ đơn giản nhất là để tinh toán vận tốc vũ trụ cấp II (vận tốc trốn thoát) trên các thiên thể, người ta phải dựa vào khối lượng của thiên thể đó chứ ko dựa vào sự quay
  7. Insomnium

    Insomnium Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/06/2009
    Bài viết:
    34
    Đã được thích:
    0
    Bác lấy đâu ra cái kiểu tư duy duy ý chí đấy thế.
    Bởi vì vật thể hút nhau bằng lực hấp dẫn khi chúng có khối lương.
    Khi quay chúng vẫn có khối lượng như thế. Nên lực hấp dẫn vẫn vậy.
    Điều đó thì chẳng liên quan j đến việc hút do quay cả.
    Như tôi đã nói, khi quay thi sẽ còn tạo thêm sóng hấp dấn nữa. Và đây mới chính là hệ quả của sự quay. Quay tạo ra sóng hấp dẫn, chứ quay ko tạo ra lực hấp dẫn.(cái này đã được thực nghiệm chứng minh)
    Tôi không biết là mình cổ điển ở chỗ nào ?
    Chúng ta tranh luận với mục đích là để hiểu rõ thêm về VL.
    Tất nhiên mỗi người cug có nhưng quan niêm của mình. Nhưng mà đừng giữ khư khư như vậy, hay đem nó ra tranh luận để thấy được nó đúng sai đến mức độ nào.
  8. Insomnium

    Insomnium Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/06/2009
    Bài viết:
    34
    Đã được thích:
    0
    [/quote]
    Fms=k.N
    Nếu chỉ cần thắng bộ phân ma sát trong công thức trên (tức hệ số k). Một thằng trẻ con cũng đẩy được đoàn tàu đi.
    [/quote]
    Bác nghĩ lực ma sát bé vậy sao?
    bác có đẩy đươc 1 chiếc ô tô ko mà đòi 1 đứa bé đẩy 1 đoàn tàu ?
    Khi 1 vật chuyển động thì nó luôn bị lực ma sát giữ lại.
    Muốn vật vẫn giứ nguyên được gia tốc thì phải cung cấp thêm cho vật 1 NL đủ bù Công của lực ma sát
    Và Dầu diezen mât đi là để bù lại công của lực ma sát đó.
  9. werty98

    werty98 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    17/06/2003
    Bài viết:
    8.178
    Đã được thích:
    5.571
    Gia tốc đấy ở đâu mà ra?
    Được werty98 sửa chữa / chuyển vào 14:03 ngày 20/06/2009
  10. dangiaothong

    dangiaothong Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    10/09/2005
    Bài viết:
    4.854
    Đã được thích:
    7
    Chết mất Giờ lại có thêm khái niệm "phương của lực là đường tròn"

Chia sẻ trang này