1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Bản chất thế giới ?

Chủ đề trong 'Học thuật' bởi AcommeAmour, 21/06/2008.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. AcommeAmour

    AcommeAmour Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    31/05/2002
    Bài viết:
    2.058
    Đã được thích:
    0
    Bạn thân mến.
    Tôi đang nói về Bất khả tri. Còn giữa tôi và bạn thì tôi rất yêu bạn, cũng như tôi yêu tất cả mọi người, tôi yêu thế giới này. Cho dù lúc lìa đời thì tôi cũng không nói :" Giã từ thế giới độc ác đâu ". Bạn theo Phật, ok. Bạn theo Lão ..ok.....Bạn theo Muslim...Ok...Mọi vật đều ngang bằng...hay còn gọi là Tề vật luận...
  2. ntvim88

    ntvim88 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/09/2006
    Bài viết:
    15
    Đã được thích:
    0
    Hình như Tề Vật luận là người coi trọng các vật thể chứ không phải tôn giáo đâu bạn ơi
  3. hatbuicodoc

    hatbuicodoc Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/11/2005
    Bài viết:
    330
    Đã được thích:
    0
    Tôi không phản đối hay bảo vệ thuyết bất khả tri, vì xung quanh vấn đề này tôi còn nhiều nghi vấn. Nhưng tôi phản đối kiểu tranh luận dùng những tiểu xảo ngôn ngữ lắt léo.
    Tỉ dụ bạn hay ăn ở hàng phở quen, vài hôm mới thanh toán một lần cũng không sao. Một hôm sau khi ăn bạn nói với bà chủ hàng "Tôi không đem theo tiền". Chuyện bình thường phải không? Nhưng tôi kể lại là: "Sau khi ăn, hắn CƯỜI ĐỂU GIẢ, nói tôi không đem theo tiền!" hoặc là "Sau khi ăn hắn ĐỎ MẶT NGƯỢNG NGHỊU, LÍ NHÍ NÓI tôi không mang theo tiền..." thì người nghe lại cho rằng bạn là một thằng ăn quỵt!!!
    Thực sự thày bạn phải "toát mồ hôi... lắp bắp" khi trả lời câu hỏi bình thường của bạn chăng? Hay chỉ là bạn đặt chuyện để làm người ta tin vào điều bạn muốn thể hiện. Vạn nhất có ông thày yếu kém đến mức toát mồ hôi, lắp bắp khi nói chuyện với bạn (thật là khó tin), thì việc sử dụng chi tiết đó để minh hoạ cho thuyết bất khả tri, cũng phi logic. Dù dùng luận cứ hay minh hoạ nào, thì nên trung thực, khách quan nếu muốn người ta bị thuyết phục, bạn ạ. Còn nếu muốn "xây dựng tâm lý nhân vật" (một trong những kỹ năng hư cấu) thì lần này bạn làm tồi quá!
    Vả chăng "chưa thể biết" thì liên quan gì đến "bất khả tri" mà đã "đủ hiểu rồi"? Bạn chưa đến tuổi dậy thì khác với bạn bị bất lực chứ? Nhập nhèm đánh lận kiểu này là hành vi nguỵ biện!
  4. mrking_hoang

    mrking_hoang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/12/2006
    Bài viết:
    2.266
    Đã được thích:
    2
    Cả tôn giáo nữa đấy!
    Hồi giáo cũng dạy an trú vào hiện tại như hiện pháp lạc trú của Phật Thích Ca Mâu Ni mà.
    Đức giáo chủ Mohamet là người rất tốt!
  5. lhvuth

    lhvuth Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/03/2004
    Bài viết:
    11
    Đã được thích:
    0
    Vâng,nhận thức đầy đủ bản chất thế giới là vấn đề vô vàn khó khăn.Nhưng phải chăng,khi con nguời có ý thức về bản chất thế giới,thì đó chứng tỏ rằng có 1 thượng đế nào đó tồn tại sẵn trong con nguời rồi-nói theo kiểu decartes.Phải chăng chình thưọng đế tạo ra chò trơi trí tuệ này,bắt chúng tà kiếm .Và tôi nghĩ rằng chúng ta,ai có lòng tin sẽ tìm thấy ánh sáng chân lý,vì tôi tin rằng đó là ý muốn của Thượng Đế dẫn dắt chúng ta.
  6. mrking_hoang

    mrking_hoang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/12/2006
    Bài viết:
    2.266
    Đã được thích:
    2
    Tôi cũng nghĩ thế đấy! Đúng ra kết quả của tư duy của tôi có nguyên nhân là sự vận động của toàn thể vũ trụ. Vì vậy nên nguyên nhân của sự suy nghĩ không phải là vận động thuần túy của một bộ óc hay một linh hồn; một cái tôi nhỏ bé nào cả.
    Cái chân ngã của tôi là toàn bộ sự hiện hữu; cõi Vô Tướng bất sinh bất diệt.
  7. AcommeAmour

    AcommeAmour Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    31/05/2002
    Bài viết:
    2.058
    Đã được thích:
    0
    Trích dẫn:
    "Tôi không phản đối hay bảo vệ thuyết bất khả tri, vì xung quanh vấn đề này tôi còn nhiều nghi vấn. Nhưng tôi phản đối kiểu tranh luận dùng những tiểu xảo ngôn ngữ lắt léo.
    Tỉ dụ bạn hay ăn ở hàng phở quen, vài hôm mới thanh toán một lần cũng không sao. Một hôm sau khi ăn bạn nói với bà chủ hàng "Tôi không đem theo tiền". Chuyện bình thường phải không? Nhưng tôi kể lại là: "Sau khi ăn, hắn CƯỜI ĐỂU GIẢ, nói tôi không đem theo tiền!" hoặc là "Sau khi ăn hắn ĐỎ MẶT NGƯỢNG NGHỊU, LÍ NHÍ NÓI tôi không mang theo tiền..." thì người nghe lại cho rằng bạn là một thằng ăn quỵt!!!
    Thực sự thày bạn phải "toát mồ hôi... lắp bắp" khi trả lời câu hỏi bình thường của bạn chăng? Hay chỉ là bạn đặt chuyện để làm người ta tin vào điều bạn muốn thể hiện. Vạn nhất có ông thày yếu kém đến mức toát mồ hôi, lắp bắp khi nói chuyện với bạn (thật là khó tin), thì việc sử dụng chi tiết đó để minh hoạ cho thuyết bất khả tri, cũng phi logic. Dù dùng luận cứ hay minh hoạ nào, thì nên trung thực, khách quan nếu muốn người ta bị thuyết phục, bạn ạ. Còn nếu muốn "xây dựng tâm lý nhân vật" (một trong những kỹ năng hư cấu) thì lần này bạn làm tồi quá!
    Vả chăng "chưa thể biết" thì liên quan gì đến "bất khả tri" mà đã "đủ hiểu rồi"? Bạn chưa đến tuổi dậy thì khác với bạn bị bất lực chứ? Nhập nhèm đánh lận kiểu này là hành vi nguỵ biện!
    "
    -----
    Một lối ngụy biện khác là :
    -Cố tình nhấn mạnh vào những tiểu tiết để người nghe quên đi yếu điểm(không phải điểm yếu), và điểm yếu của mình (không phải yếu điểm)..
    -Nào . Có giỏi thì giải quyết yếu điểm của vấn đề và điểm yếu của bạn đi :
    " Triết học của Lão tử là duy tâm hay duy vật ? "
    ......ehhehehhehee...
  8. mrking_hoang

    mrking_hoang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/12/2006
    Bài viết:
    2.266
    Đã được thích:
    2

    Tôi sẽ giải thích thế này không biết các bạn có hài lòng không:
    Bất khả tư nghị-không thể nghĩ bàn; bất khả tri-không thể tri nhận(hay nói đúng hơn là "bất khả tư nghị nhi vô tư nghị" hay "bất khả tri nhi vô khả tri". Có hai phương diện.
    I.Phương diện thứ nhất là mặt chấm dứt các tình thức(tình cảm) và sự luyến chấp vào bất kì một khẳng định;một mệnh đề;một kết luận nào đó! Từ đó quét sạch sự thiên kiến và thói khư khư giữ lập trường của mình.
    (1).Phật giáo là DUY VẬT có phải không?Câu trả lời là không; vì Phật giáo khẳng định "Vạn pháp DUY TÂM"
    (2).Phật giáo là DUY TÂM có phải không? câu trả lời là không;vì Phật giáo khẳng định "cảnh sinh trần;trần sinh tâm"
    (3).Phật giáo vừa là DUY TÂM vừa là DUY VẬT có phải không? Câu trả lời là không ; vì hai bác bỏ trên đều đúng.
    (4).Phật giáo chẳng DUY TÂM mà cũng chẳng DUY VẬT phải không? Câu trả lời là không; bởi vì câu trả lời thứ nhất đã khẳng định sự DUY VẬT của Phật giáo và câu trả lời thứ hai đã khẳng định sự DUY TÂM của Phật giáo.
    (5).Có phải không thể xác định được Phật giáo là DUY TÂM hay DUY VẬT trên các biểu hiện giáo lý và ý nghĩa của nó không? Câu trả lời là không; vì qua các biểu hiện;giáo lý và ý nghĩa của nó vẫn có thể xác định được tính DUY TÂM hay DUY VẬT của nó tùy theo các cách nhìn ngó khác nhau. Theo cách nhìn ngó này và ý nghĩa này thì nó là DUY TÂM; theo cách nhìn ngó này và ý nghĩa này thì nó là DUY VẬT.
    II.Phương diện thứ hai là hiển bày các đặc tính. (Các đặc tính bây giờ thì có thể hiển hiện ra sống động không nguy hiểm vì ta đã chặt đứt những luyến ái vào những khẳng định bằng năm phép phủ định từ (1) đến (5)
    (6).Phật giáo có phải là DUY VẬT không! Câu trả lời là phải vì nó khẳng định BẢN LAI VÔ TÂM; Nếu không có các căn(mắt tai mũi lưỡi thân não) thì không thể có các Thức (Tâm) được.
    (7)Phật giáo có phải là DUY TÂM không? Câu trả lời là phải vì nó khẳng định BẢN LAI VÔ NHẤT VẬT; không có một vật nào cả; chỉ vì THỨC(TÂM) phân biệt mà có cảnh này cảnh kia;vật này vật kia; nên gọi là "vạn pháp duy tâm"
    (8)Phật giáo có phải là vừa DUY TÂM vừa DUY VẬT không? Câu trả lời là phải; vì cả hai khẳng định phía trên đều đúng và không ngăn ngại lẫn nhau.
    (9)Phật giáo có phải chẳng DUY TÂM mà cũng chẳng DUY VẬT không? Câu trả lời là phải. Vì câu trả lời (6) đã xóa bỏ sự DUY TÂM và câu trả lời (7) đã xóa bỏ sự DUY VẬT của Phật giáo.
    (10)Có phải không thể khẳng định được Phật giáo là DUY TÂM hay DUY VẬT không? Câu trả lời là phải. Vì chỉ qua các đặc tính của Phật giáo; những giáo lý biểu hiện của Phật giáo không phải là toàn thể Phật giáo. Nên không thể khẳng định được nó là DUY TÂM hay DUY VẬT.
    III.Qua khảo sát toàn diện mười mặt(thập diện) của câu hỏi và trả lời; ta có thể đưa ra một thắc mắc là "Liệu ta có nên thích một trong các câu trả lời trên hơn các câu trả lời khác không?"
    (1).Xét trên phương diện Bình Đẳng Tính Trí; Trang Tử khẳng định rằng các lập trường trên là tương đẳng; là ngang nhau(tề); nên ta không thể(không nên) thích một "câu trả lời(luận điểm)" này trong mười câu trả lời hơn chín câu còn lại. Chọn lựa một và vứt tất cả những quan điểm còn lại; ta rơi vào thiên vị của tình cảm; và không thoát khỏi dukkha (sự không toàn vẹn; cái khổ trên phương diện "trí thức")
    (2).Xét trên bình diện Viên Thành Cảnh Trí; Viên Dung Vô Ngại; thì mười mặt trên đều cùng đồng thời tạo lập lẫn nhau; cùng nhau tồn tại; trong một mặt này đã phản ánh đồng thời tất cả các mặt khác. Trong một đã có mười; trong mười đã có một.Một mệnh đề đều đồng nhất với tất cả các mệnh đề khác.
    (3).Trên bình diện Duyên Sinh thì tất cả những mệnh đề trên là cùng nhau tạo ra và cùng hủy diệt lẫn nhau.Phàm phu(phàm phu trí thức) thì bám vào một trong các mệnh đề; và tranh luận gay gắt với các mệnh đề khác.Bám vào một trong các cách trả lời có hoặc không; hoặc vừa có vừa không; hoặc chẳng có chẳng không.
    (4)Bốn cặp bổ đề(tứ cú): "có; không; vừa có vừa không; chẳng có chẳng" không đều là những cái bẫy ; những cái lưới giăng ra chộp bắt lấy những kẻ phàm phu trí thức; những kẻ bất hạnh vì tà kiến; cùng với những sợi dây trói buộc tinh tế của ngôn ngữ và tư duy.
    (5)Bậc thánh thì xa lìa cả bốn bổ đề;cũng vứt luôn cả những phủ định. (ly tứ cú; tuyệt bách phi). Về cơ bản thì cả bốn bổ đề tứ cú và một trăm phép phủ định đều không đủ để mô tả thực tại.
    Do đó; "lựa chọn tối ưu" của bậc Thánh là gì. Là im lặng;im lặng tự nó đã loại trừ tất cả các khẳng định phủ định và sự chia rẽ.Cho nên Lão Tử không nói; Thích Ca Mâu Ni im lặng.
  9. AcommeAmour

    AcommeAmour Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    31/05/2002
    Bài viết:
    2.058
    Đã được thích:
    0
    Coi như bạn K hoang đã làm xuất sắc nhiệm vụ được giao là khẳng định Phật giáo không duy tâm mà cũng chẳng duy vật. .
    Và một vấn đề sai lầm cơ bản mà K-hoang cũng như nhiều người khác là Coi Lão ,Trang chung xuồng với Phật giáo.
    Võ Đang chắc là khác với Thiếu lâm ?
    Phật chắc là khác với Đạo ?
    Lão tử đương nhiên là khác với Tất đạt Đa.
    ......mặc dù ở Lão và Phật giao thoa ở vài điểm như Tam độc. Minh đạo.......vân vân....
    Nhưng điểm khác biệt vẫn là rất lớn ...có thể coi Lão thuộc Thủy. mà Phật thuộc Thổ.
    Và nhận định của tui là các vị ở trong này khá giỏi về Phật pháp nhưng cực kỳ yếu về triết học của Lão. Không lẽ phương pháp khảo nghiệm của Lão là quá khó so với quý vị ?
  10. mrking_hoang

    mrking_hoang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/12/2006
    Bài viết:
    2.266
    Đã được thích:
    2
    Vì có mê lầm mới luận bàn về đồng và dị (giống và khác)(Như Lão và Trang với Thích chẳng hạn. Không còn mê lầm thì không còn phân biệt vô dị(không khác biệt) hay vô bất dị(không có gì không khác biệt) nữa. Bất đồng là bất dị.
    Nếu quả là tôi kém cỏi về Lão giáo thật kính mong bạn chỉ giáo!

Chia sẻ trang này