1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Bản chất và đích cuối của khí công, thiền, đạo, yoga..

Chủ đề trong 'Yoga - Khí công - Nhân điện - Thiền' bởi nucuoichoem, 24/07/2007.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. nucuoichoem

    nucuoichoem Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/07/2007
    Bài viết:
    152
    Đã được thích:
    0
    Bản chất và đích cuối của khí công, thiền, đạo, yoga..

    Bản chất của khí công, thiền, đạo, yoga: thông qua những hình thức tập luyện khác nhau, để tạo sự liên kết giữa hệ thống thần kinh thực vật và hệ thống thần kinh động vật. Khi đó có thể dùng ý thức chủ quan để tác động đến hệ thần kinh thực vật từ đó có thể làm những việc mà người bình thường với hai hệ thống thần kinh riêng rẽ không thể làm được.
    Bản chất thì đơn giản như vậy, nhưng phương pháp tập luyện thì khác nhau do đó trăm hoa đua nở ai cũng cãi nhau xem đích đến cuối cùng của phái mình học là gì..Theo tôi thì đích đến hính là sự liên kết tuyệt đối giữa hai hệ thống thần kinh trong trong cơ thể. Khi đó có thể phát huy mọi khả năng của cơ thể đến tận mức tế bào...
    Đọc rồi đừng bác nào chửi nha..Tôi biết sao nói vậy thôi.
  2. BatKhaTuNghi

    BatKhaTuNghi Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    24/07/2007
    Bài viết:
    2.255
    Đã được thích:
    11
    Làm ơn bỏ cái Thiền và Đạo ra ngoài list giùm cái nhớ!
  3. kundalini2

    kundalini2 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/04/2006
    Bài viết:
    1.519
    Đã được thích:
    1
    Mặc dù đã nhắc LHX về cái tội Spam rồi, vậy mà vẫn điềm nhiên như vào chốn không người.
    Với Verson mới, có vẻ như tình hình không khả quan hơn cho lắm. Đúng là LHX thì dù kiểu gì cũng vẫn là LHX thôi, hơ hơ..
    Lock 3 ngày vì Spam tại Topic này!!
  4. nucuoichoem

    nucuoichoem Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/07/2007
    Bài viết:
    152
    Đã được thích:
    0
    Phương pháp tập để tạo liên kết giữa hai hệ thần kinh:
    Tất cả các phương pháp trên thế giới trước tiên đều cố gắng tạo một sự liên kết giữa hệ thần kinh động vật tới một phần của hệ thần kinh thực vật trước, rồi qua đó tạo liên kết tiếp đến các phần thần kinh thực vật còn lại.
    Khí công: Tập thở, thông qua việc tập trung tư tưởng đến việc thở theo một cách thức quy định, sẽ tạo được những liên kết đầu tiên giữa hệ thần kinh động vật và phần thần kinh thực vật điều khiển hệ hô hấp, sau đó sẽ liên kết tiếp đến phần thần kinh thực vật điều khiển hệ tiêu hóa..hệ thần kinh tuần hoàn..hệ thần kinh thực vật điều khiển đồng hóa và dị hóa vvv
    Võ thuật: Trước mắt thông qua các bài tập vận động như tấn, quyền, cước để tạo sự liên kết giữa hệ thần kinh động vật với phần thần kinh thực vật điều khiển sự vận động của cơ bắp để phát huy được sức mạnh cũng như sức chịu đựng tối đa của cơ bắp. Rồi từ đó tiến tới những phần thần kinh thực vật khác.
    Yoga: Cố gắng đưa cơ thể vào những trạng thái cử động kỳ quặc. (Giống như Võ thuật, nhưng ở đây là tư thế tĩnh) và kết hợp với việc thở (Giống như khí công) để cùng lúc tạo sự liên kết giữa hệ thần kinh động vật với hệ thần kinh thực vật điều khiển cơ bắp và nhịp thở. Từ đó tiến tới những phần thần kinh thực vật khác.
    Thiền: Hạn chế việc cử động, ngồi yên để tập trung tinh thần vào tự tạo ra các ảo giác và tự kỷ ám thị, nhằm tạo ra sự liên kết giữa hệ thống thần kinh động vật và phần thần kinh thực vật tạo ra ảo giác, cảm giác. Từ đó tiến tới những phần thần kinh thực vật khác.
    Đạo: Cố gắng quy kết hiện tượng sự vật về một vài các hình ảnh (Ngũ Hành, Âm Dương..vvv) từ đó hạn chế suy nghĩ về các hình ảnh khác, tập trung suy nghĩ về một vài hình ảnh, từ đó tạo ảo giác, tự kỷ ám thị (tương tự thiền) nhằm tạo ra sự liên kết giữa hệ thống thần kinh động vật và phần thần kinh thực vật tạo ra ảo giác, cảm giác. Từ đó tiến tới những phần thần kinh thực vật khác.
    Niệm: (Chú ) Sử dụng âm thanh đều và lặp đi lặp lại để tạo sự liên kết với phần thần kinh thực vật điều khiển thính giác, từ đó tạo liên kết tới các phần thầnh kinh thực vật khác. Từ đó tiến tới những phần thần kinh thực vật khác.
    Ngoài ra còn rất nhiều hệ phái tập luyện với một số phương pháp khác không thông dụng (tà đạo) để tạo ảo giác liên kết hai hệ thống thần kinh như:
    Dùng dược vật: Pha chế các loại dược thuốc có tác dụng như ma túy, Dùng thôi miên: Đưa cơ thể vào trạng thái vô ý thức, để tập trung ảo giác. Bùa phép: Cố gắng tập trung suy nghĩ vào những đồ vật, sau đó tạo ảo giác tự kỷ ám thị Và một số cách luyện tập kỳ quái khác như: Nam-Nữ (Thông qua trạng thái khoái cảm để tạo ảo giác tự kỷ ám thị ) .vv
    Được nucuoichoem sửa chữa / chuyển vào 08:57 ngày 25/07/2007
  5. proxy17

    proxy17 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/03/2007
    Bài viết:
    551
    Đã được thích:
    0
    Bác này chắc theo nghề Bác sĩ chuyên gia mổ xẻ quá!
    Nếu Tất cả chỉ có vậy thì các đạo sĩ, tu sĩ, khí công sư... ngày xưa ngày nay đều chỉ giỏi mỗi bài sinh học Đác Uyn thoai ...
    Có một bài thử phản ứng dây thần kinh thực vật của Ngài Đác Uyn tại sách GK Sinh học lớp 9, nhưng nếu chỉ có vậy thì có gì đâu? Nếu đấng bề trên thấy con người đủ sức điều hành toàn bộ thì sinh ra dây thần kinh thực vật làm giề?
    Sự u mê của con người đâu đến từ những "dây thần kinh" hay sự điều khiển nó ... nếu thế cũng chẳng có chuyện thờ ông bà, tổ tiên, ... có những thứ khi con người không thể nhận thấy bằng mắt thường, nhưng nó thật sự tồn tại. Nếu cứ bấu víu vào những gì nhìn thấy được mà giải thích thì chỉ đi vào ngõ cụt, thêm tăm tối thôi ...
    Nếu 5000 năm văn hoá tâm linh Trung Hoa mà được mổ xẻ dễ dàng theo mấy học thuyết của phương Tây thì chắc nghề Y sĩ ngày nay đắt khách quá!
  6. nucuoichoem

    nucuoichoem Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/07/2007
    Bài viết:
    152
    Đã được thích:
    0
    Bản chất thì chỉ có một nhưng nhiều con đường khác nhau nên rốt cục đã hiểu sai đi rất nhiều.
    Văn hóa là một cái gì đó to lớn, chứ ko chỉ là mỗi khí công đâu.
  7. luctieuphung5112006

    luctieuphung5112006 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/11/2006
    Bài viết:
    138
    Đã được thích:
    0
    Cái chỗ tô đỏ của bác thì đúng rồi. Nhưng bác có chắc là những chỗ còn lại của bác viết có đúng không mà khi người khác đưa ý kiến bác lại bác bỏ.
    Đành rằng nhà em biết khi bác đưa topic vô đã rất kiêm tốn rằng:"Đọc rồi đừng bác nào chửi nha..Tôi biết sao nói vậy thôi". Nhưng trong bất cứ cuộc tranh luận nào, em nghĩ bác phải tôn trọng ý kiến người khác thì mới có chiều ngược lại bác ạ. Diễn đàn là chỗ tranh luận, không phải là nơi dành cho người vỗ ngực múa gậy giữa đường.
    Em chỉ có ý kiến vậy, bác đừng lấy đó mà giận nhé.
  8. battambattu

    battambattu Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    01/11/2003
    Bài viết:
    812
    Đã được thích:
    1
    Lần đầu được nghe nói tới Phương pháp "Đạo", thật vô cùng ngưỡng mộ.
    Bác lại hiểu được bản chất của từng ấy phương pháp. Một người bình thường dành cả đời cũng khó mà nắm vững nổi một trong số đó, thật đáng nể, đáng nể!
  9. battambattu

    battambattu Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    01/11/2003
    Bài viết:
    812
    Đã được thích:
    1

    Chẳng nhẽ chỉ tới nổi mức tế bào thôi sao? thế thì ko thể gọi là đích cuối cùng được.
  10. nucuoichoem

    nucuoichoem Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/07/2007
    Bài viết:
    152
    Đã được thích:
    0
    Câu này hay . Thực ra mục đích cuối cùng thay đổi, lúc đầu thì nghĩ mục đích là quyền năng, nhưng sau đó khi đạt được hiểu ra thì quyền năng chỉ là phương tiện, mà cái mục đích chính là sự giải thoát. Đạt được giải thoát rồi thì lại thấy cái đích cuối cùng là hòa hợp..Vượt qua cả sự hòa hợp thì thấy cái đích cuối cùng là hiểu biết.
    Hiểu biết về mọi thứ trong vũ trụ. Đấy đã phải là cái đích cuối cùng chưa ???

Chia sẻ trang này