1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

bạn có biết 1 trong 7 nhà ngoại cảm nổi tiêng Việt Nam là người Điện Biên Phủ?

Chủ đề trong 'Điện Biên' bởi southboyvn, 18/08/2008.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. southboyvn

    southboyvn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/11/2007
    Bài viết:
    33
    Đã được thích:
    0
    bạn có biết 1 trong 7 nhà ngoại cảm nổi tiêng Việt Nam là người Điện Biên Phủ?

    Tôi tình cờ mua được cuốn tập ký của nhiều tác giả " Trả lại tên cho liệt sỹ khuyết danh cuả nhiều tác giả "nxb Hội Nhà Văn 2008. cuốn sách viết về Nhà ngoại cảm Nguyễn Ngọc Hoài tìm mộ . Xin trích một câu truyện nhỏ trong cuốn sách để các bạn đọc ?oTôi đọc những câu chuyện mà nhà ngoại cảm Nguyễn Ngọc Hoài đã giúp rất nhiều gia đình đi tìm hài cốt liệt sỹ đã anh dũng hy sinh trong hai cuộc kháng chiến , thông qua nhà ngoại cảm biết bao điều bí hiểm kỳ lạ nhưng lại chính xác gần như tuyệt đối mà Nguyễn Ngọc Hoài đã thực hiện tiếp nhận được vong hồn của các liệt sỹ , để đưa các anh về với gia đình , quê hương , đó chính là tình người ,lòng người và cuộc đời ta có ...........Nhà thơ Mai Hồng Niên
    (Theo tập ký trả lại tên cho liệt sỹ khuyết danh -nhiểu tác giả của nhà xuất bản hội nhà văn 2008 )


    ?o ĐÚNG LÀ CHÚ ĐÂY RỒI,
    CHÚ PHƯỢNG ƠI !?

    Đinh Trần

    Thông tin về liệt sĩ Bùi Xuân Phượng gần như chỉ có vẻn vẹn trong giấy báo tử ( năm sinh, quê quán, thời gian nhập ngũ, chức vụ, đơn vị, ngày tháng năm hy sinh, nơi hy sinh mặt trận phía Nam) có chăng gia đình chỉ biết thêm anh hy sinh ở khu vực Phước Long do một số đồng đội còn sống trở về cho biết trước khi anh hy sinh họ đã gặp anh ở đây.
    Chỉ với thông tin như vậy, bằng tâm linh, nhà ngoại cảm Nguyễn ngoc Hoài đã giúp chúng tôi tìm, xác định chính xác mộ anh và hoàn thành viêc cất bốc hài cốt chỉ trong vòng hai ngày (6-7/9/2007).

    NGƯỜI ĐI TÌM MỘ VÀ NHÀ NGOẠI CẢM CÓ TÂM TRONG SÁNG
    Bùi Văn Nam sinh ra không biết mặt cha. Lúc Nam chào đời cũng là lúc cha Nam đang trên đường vào Nam chiến đấu. Một năm sau (1969) cha Nam hy sinh. Mười năm sau (1979 ) mẹ Nam cũng bị đắm đò chết đuối trên dòng sông Hồng không vớt được xác. Ba anh em Nam được bà nội nuôi nấng, bữa rau, bữa cháo qua ngày. Nam được đưa vào trường nuôi dạy con em liệt sỹ Nguuyễn Viết Xuân. Ba anh em Nam lớn lên trong cảnh mồ côi cả cha lẫn mẹ, không được nuôi dưỡng chu đáo, nhưng anh em Nam đã vượt lên số phận, giờ đây đã có gia đình ổn định. Tuy vậy anh em vẫn thương nhớ bố mẹ khôn nguôi. Cứ nghĩ đến vong linh của bố mẹ trở thành những cô hồn vật vờ xin ăn nay đây mai đó,đói rét, lạnh lẽo, anh em Nam càng thêm đau lòng và càng nung nấu ý nguyện tìm bằng được hài cốt của bố mẹ để phụng thờ. Làm ăn kiếm được đồng ra, đồng vào, Nam không sắm sửa gì, gom góp lại để đi tìm hài cốt bố mẹ. Năm 2001, nghe một nhà ngoại cảm nổi tiếng mách bảo, anh em Nam thuê người đào chỗ có bụi cây rậm nhất ở bãi cát sông Hồng, nơi mẹ Nam trước đây bị đắm đò để tìm tìm hài cốt mẹ nhưng không thấy. Nam thuê cả máy xúc, xúc cát tìm hai ngày mà vẫn không kết quả. Anh em Nam cảm thấy tuyệt vọng.
    Thấy tình cảnh anh em Nam đáng thương quá, tháng 7/2007 tôi mách bảo Nam nhờ nhà ngoại cảm Nguyễn Ngọc Hoài ở Liên hiệp khoa học công nghệ thông tin ứng dụng (UIA) tìm giúp bằng con đường tâm linh. Theo cảm nhận của tôi thì đây là nhà ngoại cảm có tâm, có đức, tận tụy chu đáo với mọi người, không phân biệt sang hèn. Anh em Nam như tìm được lối thoát.

    NHỮNG THÔNG TIN BAN ĐẦU ĐÁNG TIN CẬY.

    Ngày 31/7/ 2007 (18/6 âm) anh em Nam đến nhà nhờ tôi đưa đến số 1 Đông Tác để đăng ký tìm mộ. Không biết run rủi thế nào chúng tôi gặp ngay cô Hoài ở đây. Đăng ký xong cô Hoài lại nhận lời làm luôn chứ không phải chờ như những trường hợp khác mặc dù lúc này đã là 15h30 .
    Theo yêu cầu, Nam cung cấp cho cô Hoài những thông tin có được về liệt sỹ: ?oLiệt sỹ Bùi Xuân Phượng sinh ngày 10/7/1940, quê quán: thôn Ngọc Chi, xã Vĩnh Ngọc, huyện Đông Anh, Hà Nội. Nhập ngũ 1960, xuất ngũ 1963, tái ngũ 1/7/1968, trung đội phó Sư đoàn 9, . Hy sinh ngày 14/11/1969 tại Phước Long.?
    Thông tin về liệt sĩ chỉ vẻn vẹn có vậy. Ngồi trầm tư một lúc rồi cô bảo bố em nói rằng: ?oTôi là sĩ quan. Nhà tôi có 8 anh chị em, tôi là người con thứ ba, bố tôi chết trước mẹ tôi, tôi chết trước vợ tôi, tôi có ba con trai ở quê hết, nhà cửa trước được an tự chia làm năm phần, vợ tôi bị lật đò chết ở đoạn sông vòng vòng vào buổi trưa. Đò lật chết bốn người, tôi hy sinh ở khu vực Bà Rịa, chưa được quy tập, đi tìm cũng khó lắm??
    Cô hỏi anh em Nam: ?o Những điều bố em nói có đúng không??.
    Nam công nhận hầu hết là đúng nhưng chỉ có hai điểm không đúng là :
    Lật đò chết ba người chứ không phải bốn người và bố em chiến đấu ở Phước Long thì không thể hy sinh ở Bà Rịa được.
    - Lật đò chết bốn người chứ không phải là ba! cô Hoài khẳng định.
    - À, trong số ba người chết có một người có mang - Nam thừa nhận.
    - Tôi nghe liệt sĩ nói là hy sinh ở Bà Rịa, Bà Ría gì đó. Xem lại ở Phước Long xem có địa danh nào na ná như vậy không ?
    - Ở Phước Long có núi Bà Rá. Bà Rá, Bà Rịa, Bà Đen theo truyền thuyết là ba chị em - tôi trả lời giúp anh em Nam.
    - Thế thì liệt sĩ hy sinh ở núi Bà Rá-cô Hoài khẳng định
    Những thông tin cô nói khá chính xác, không hề nói dựa vào những thông tin được cung cấp, khiến chúng tôi rất khâm phục và tin tưởng .
    Cô lấy giấy bút vẽ một mạch sơ đồ tìm mộ: Một cái hồ to, phía Đông hồ có một con đường chạy theo hướng Bắc Nam, phía Nam có một bệnh viện lớn, phía Đông Nam là khu nhà công cộng (tập thể), phía Đông Bắc có nhà ông An. Từ nhà ông An đi vào rừng khoảng 2 km đến khe nước, đi lên 100 m nữa thì đến mộ .
    Cô Hoài giao sơ đồ cho Nam và dặn ngoài rằm tháng bảy hãy đi tìm mộ. Nam sốt ruột muốn đi sớm, cô bảo :
    - Để các vong vui vẻ hưởng ngày rằm tháng bảy thì dễ tìm hơn , phải hiểu rằng đây không phải ý của tôi đâu đấy .
    Ngày 31/8/2007(19/7 âm) Nam đến nhờ cô làm lễ để chuẩn bị lên đường. Làm lễ xong cô vẽ cho Nam một sơ đồ cụ thể từ khe nước đến mộ: Theo đường mòn lên núi, đến ngã ba rẽ trái 50m có một hang đá nhỏ, rẽ phải đi một đoạn sẽ gặp một gốc cây bị chặt cao 80 cm, có một hòn đá vỡ, từ gốc cây đến mộ là 13,7 m ( khi tìm thấy, đo được là 13,50 m). Từ hòn đá vỡ đến mộ là 4m ( thực tế đo là hơn 4 m ). Trong mộ có kỷ vật, ở dưới còn liệt sĩ nữa, ngăn cách bằng tăng.
    Cô Hoài bảo Nam:
    - Đây là bố em vẽ chứ không phải tôi vẽ đâu nhé!
    Về nhà nghiên cứu bản đồ và những tài liệu để tìm hiểu địa hình ở khu vực Bà Rá thì thấy đây là môt ngọn núi cao 890m so với mặt nước biển, có chu vi tới 18km .Ở đây rừng cây rậm rạp, dây leo chằng chịt. Thời Mỹ - Ngụy, địch chiếm đóng đỉnh núi làm căn cứ truyền tin, đổ quân và tiếp tế bằng đường không. Ta chiếm phía dưới. Hiện nay đỉnh núi là đài phát sóng Bình Phước, sát chân núi người dân làm rẫy, phía trên rừng vẫn được bảo tồn. Với địa hình rộng lớn và phức tạp như vậy, có biết bao nhiêu khe nước, hang đá, gốc cây bị chặt cụt, hòn đá vỡ thì đâu là khe nước, hang đá, gốc cây, hòn đá vỡ được xác định trên sơ đồ? Quả là câu hỏi hóc búa mà tôi chắc chắn dù có đi hàng tháng trời chúng tôi cũng khó có thể tìm được, hoặc có tìm được đến đây cũng không xác định được đâu là hang đá nhỏ, gốc cây cụt, hòn đá vỡ trong sơ đồ, vì rừng cây quá rậm rạp. Nhưng tôi tin rằng cứ đi với cái tâm của mình vong linh thiêng sẽ dẫn đường chỉ lối, dẫn dắt mình tới đích.

    KIÊN TRÌ VƯỢT QUA GIAN KHỔ, KHÓ KHĂN TÌM HÀI CỐT
    LIỆT SĨ THEO CHỈ DẪN CỦA NHÀ NGOẠI CẢM

    Anh em Nam nhất quyết mời tôi đi cùng, tôi nhận lời. Chờ qua ngày lễ quốc khánh .ngày 5/9 (24/7 âm) chúng tôi lên đường. Tối hôm trước khi đi, anh em Nam thắp hương tổ tiên,cha mẹ. Buổi tối dân làng, bạn bè kéo đến chơi đưa tiễn đông quá làm tôi phát hoảng ?oNếu không tìm được hài cốt liệt sĩ về thì mang tiếng lắm?.
    Anh em Nam chuẩn bị cho chuyến đi khá chu đáo, ngoài số tiền mặt mang theo để chi tiêu, còn mang theo một thẻ tín dụng, đủ đảm bảo cho chúng tôi chi tiêu hàng tháng nếu việc tìm kiếm phải kéo dài. Anh em Nam quyết tìm bằng được hài cốt của bố mới về, vì vậy chúng tôi không thể hẹn trước ngày trở về.
    15h40 ngày 5 /9, Tôi và anh em Nam, Long vào đến Phước Long. Chúng tôi đến ngay phòng LĐ-TBXH xuất trình giấy tờ và đề nghị giúp đỡ. Xem xong sơ đồ, anh Châu trưởng phòng bảo: hồ to là hồ Long thủy, có bệnh viện, có nhà tập thể, có hai ông An. nhưng đoạn đường từ nhà ông An đến khe nước trong núi 2 km thì chưa xãc định được. Sau đó chúng tôi xuống thắp hương ở chùa và nghĩa trang liệt sĩ Phước Long cầu xin Đức Phật và vong linh các anh hùng liệt sĩ phù hộ độ trì cho chúng tôi tìm được hài cốt liệt sĩ Bùi xuân Phượng. Gặp quản trang Mai xuân Quang, xem sơ đồ một lúc rồi anh bảo: ?oCứ yên trí, mai tôi sẽ dẫn đi tìm?. Sáng hôm sau (6/9) anh Quang đưa chúng tôi vào khe nước có hang đá mà anh gọi là hang đá ?oMẹ bồng con?. Trên đường đi anh bảo: ?oBây giờ đường xá thay đổi nhiều, tôi không đi theo đường vẽ trong sơ đồ được, sẽ đến khe nước có hang đá theo đường của tôi ?. Anh Quang dẫn chúng tôi đi vào đường nhựa vòng quanh chân núi chừng 6 km đến khe nước thì dừng lại rồi theo đường mòn lên núi tìm hang đá. Đến vườn chuối chúng tôi thấy một gốc cây mục cao 80 cm, qua vườn điều chúng tôi tiếp tục theo đường mòn leo dốc vào rừng. Rừng cây rậm rạp, đi cách nhau mười mét đã không nhìn thấy nhau, rất dễ bị lạc. Muỗi rừng nhiều vô kể, dốc núi cao, phải vạch cây ra mà đi, mồ hôi ướt đẫm áo.Theo đường mòn đi vào rừng một đoạn ngắn là đến ngã ba, nếu rẽ phải 50m là vào ngay hang đá nhưng sơ đồ lại vẽ rẽ trái vào hang đá nên chúng tôi cứ đi theo đường mòn bên trái để tìm, luẩn quẩn mãi 30phút sau mới tìm được hang đá. Hang đá ở bên phải đường mòn thì gốc cây bị chặt phải nằm ở bên trái đường mòn - tức là ngựơc hướng với sơ đồ. Đi tiếp chừng 20 phút chúng tôi lại gặp gốc cây to bị chặt cụt cao khoảng 80cm. Nam điện thoại hỏi cô Hoài :
    - Em gặp hai gốc cây bị chặt cụt đều cao khoảng 80cm, một gốc mục và gốc chưa mục thì gốc nào là gốc cây vẽ trong sơ đồ ?
    - Gốc cây chưa mục ấy - cô Hoài trả lời rồi hỏi tiếp Nam:
    - Đoàn đi có sáu người, trong đó có hai người già phải không?
    Quả đúng như vậy, cứ y như là cô nhìn thấy chúng tôi trong rừng .Từ đây tìm chừng 10 phút chúng tôi thấy một hòn đá to bằng cái thúng phía trên chóp nứt thành ba mảnh mà chúng tôi xác định là hòn đá vỡ vẽ trong sơ đồ (sau này mới biết chúng tôi xác định sai)
    Nam lại điện cho cô Hoài:
    - Em tìm thấy hòn đá vỡ rồi.
    - Cứ theo sơ đồ mà xác định vị trí mộ. Nói với bác quản trang thắp hương và khấn thì mới được- cô Hoài tiếp tục hướng dẫn .
    Anh Quang thắp hương và cùng mọi người tìm kiếm lui xuống phía dưới. Bỗng anh Quang cảm thấy ớn lạnh và kêu lên:
    - Đây rồi!
    Chúng tôi đổ xô lại và cắm hương ở ụ đất dài 2 m nằm ngang sườn núi. Từ đây lên đến hòn đá vỡ chừng 7m. Nam lại tìm thấy cách phía trên mô đất ấy một mét có một mô đất khác, đá xung quanh mô đất như có người xếp, giống hình một ngôi mộ . Giữa mô đất ấy có những cây hoa rất lạ mắt: Cây chỉ cao khoảng 30cm, nở hoa trắng, thân cây màu vàng hương, gốc màu đỏ, nhỏ như tăm hương, mỗi cụm hoa chỉ có ba cây, mọc thẳng từ đất lên trông không khác gì những que huơng được cắm xuống mộ. Chúng tôi phán đoán: khả năng đây là chỗ liệt sĩ Phượng nằm, còn phía chân là các liệt sĩ khác.
    Nam phấn khởi điện cho cô Hoài là đã tìm đươc mộ, sáng mai làm lễ xong sẽ động thổ. Tôi nhắc nhở anh em Nam là chỉ khi nào tìm được hài cốt mới được báo tin về nhà.
    Chúng tôi phấn khởi xuống núi, chuẩn bị đồ lễ, thuê người đào để 8h00 sáng mai động thổ. Chiều hôm đó ba người bạn của Nam từ Hà Nội vào và từ thành phố Hồ Chí Minh lên tăng cường lực lượng cho đoàn chúng tôi.
    8h00 ngày 7/9, chúng tôi đến vị trí hôm trước đã xác định và làm lễ. Trời bỗng đổ mưa to, chúng tôi căng 4m2 bạt dứa lên che chỗ sắp lễ và cả 11 người chen chúc vào đây tránh mưa. Anh Quang vừa khấn xong tên liệt sĩ Bùi Xuân Phượng thì người anh bỗng run lên bần bật rồi ngã vật về phía sau, trông thấy mà không ai kịp đỡ. Kỳ lạ là anh ngã ngửa về phía sau - nơi có gốc cây to và những gốc cây nhỏ nhọn hoắt vừa chặt vậy mà anh không hề xây xát gì. Đỡ anh dậy, chỉ một lát sau anh lại tỉnh táo, khỏe mạnh bình thường. Mưa gần một giờ thì tạnh. 9h00 chúng tôi bắt đầu động thổ, đào phía trên trước, gặp đất thì đào sâu , gặp đá thì đào đổi hướng. Đào cả mô đất phía dưới cũng chẳng thấy gì. 10 h30 cô Hoài điện vào :
    - Đào sai vị trí rồi, căn cứ vào sơ đồ chỉnh lại đi!
    Muỗi rừng nhiều quá. Tôi đi thu nhặt những bó hương bị mưa ướt không cháy xuống ngồi ở hòn đá có hình chữ nhật dựng đứng (mặt bằng hòn đá 20cm x 25cm, chiều cao độ 50cm) lấy thêm nứa khô và nến rồi châm lửa đốt. Trong khi đó mọi người cứ nghi ngờ chỗ nào có mộ là đào chỗ ấy. Thât là khó! 11h00 Nam điện hỏi, cô Hoài bảo :

Chia sẻ trang này