1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Bạn có biết? - Kỳ 1: Kandinsky - ART Music

Chủ đề trong 'Nhạc cổ điển' bởi toocky, 18/04/2005.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. toocky

    toocky Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    20/11/2002
    Bài viết:
    116
    Đã được thích:
    0
    Bạn có biết? - Kỳ 1: Kandinsky - ART Music

    Toocky hy vọng toic này sẽ là nơi bạn chia sẻ những điều thú vị trong thế giới nghệ thuật nói chung và âm nhạc nói riêng. Trao đổi và học hỏi sẽ giúp mọi người hiểu biết nhiều hơn.
    "Học, học nữa, học mãi mà .

    Không cần thiết phải là những điều to tát lớn lao, một vài phát hiện nhỏ nhưng thú vị và có giá trị đều được welcome. Topic đầu tiên của toocky, nên mong mọi người ủng hộ nhé.

    Xin mở đầu bằng một tác giả mà có lẽ các bạn chưa biết và một vài bức tranh của ông. Toocky đặc biệt có hứng thú với ông, bởi ông có chung một tình yêu với tất cả chúng ta. Tình yêu dành cho âm nhạc.

    Wassily Kadensky
  2. toocky

    toocky Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    20/11/2002
    Bài viết:
    116
    Đã được thích:
    0
    Họa sĩ Kandinsky sinh ra tại Moscow-Russia năm 1866.
    Ông theo học tại Học viện Nghệ thuật Munich - Germany từ năm 1896 đến 1900. Nhưng tác phẩm đầu tay là những bức tranh thiên nhiên, thiên về cổ điển. Năm 1909, sau chuyến đi thăm Paris, ông bị ấn tượng mạnh mẽ bởi tác phẩm của các họa sĩ Post-impressinism, cách vẽ của táo bạo và nhiều màu sắc hơn rất nhiều
    Kể từ năm 1913, ông bắt đầu bằng sáng tác những tác phẩm thuộc trường phái "Abstract Art", và hầu như tất cả những bức tranh của ông đều hướng về Âm nhạc, tình yêu của Kandinsky. Điểm ấn tượng mạnh trong các bức tranh của Kandensky là sự kết nối kỳ diệu với âm nhạc. Ông sử dụng nhiều màu sắc, các hình khối đơn giản như tròn, vuông, tamgiác... Xem tranh Kandensky, dường như có thể cảm nhận được sự ẩn hiện của âm nhạc, đặc biệt là nhịp điệu (rhythm).
    Các bạn xem tranh và tìm hiểu thêm về ông nhé.
    Wassily Kandinsky (1866-1944)
    Transverse Line, 1923
    141 x 202 cm
    Oil on canvas
    Kunstsammlung Nordrhein-Westfalen, Dusseldorf
    Bức này nhặc được trên mạng, không biết tên gì, ai biết chỉ hộ toocky với
    Vẽ theo trường phái của Kadensky: Bức "on White"
    Kandensky "Composition 8"
    "yellow red blue"
    <tranh to quá nên mọi người chịu khó copy paste link vào explorer>
    http://images.google.co.uk/images?q=tbn:2uDzjfbb6DMJ:http://www.lk.cs.ucla.edu/LK/Presentations/facultylecture/img/kandinsky.yellow-red-blue.gif
    ENJOY!!!
    Được Apomethe sửa chữa / chuyển vào 01:56 ngày 18/04/2005
  3. toocky

    toocky Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    20/11/2002
    Bài viết:
    116
    Đã được thích:
    0
    Loạt tranh "Composition" của Kadinsky (bức Composition VIII đã post ở bài viết phía trên)
    Composition IV
    Composition V
    Composition VI
    Composition Vii
    Composition IX
    Composition X
    ENJOY!!!
    Được Apomethe sửa chữa / chuyển vào 01:57 ngày 18/04/2005
  4. Tao_lao

    Tao_lao Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/04/2002
    Bài viết:
    2.152
    Đã được thích:
    1
    Người ta thường nói ''tai nghe không bằng mắt thấy''. Những diễn giải lòng vòng bằng ngôn từ về nhạc nhiều khi thật là khó nắm bắt. VD như nói nhạc Debussy rất ''ấn tượng'', rồi dùng lí thuyết, âm sắc...để diễn tả 1 cách rườm rà, chi bằng cho người ta xem tranh của phái Ấn tượng Pháp (như bức Ấn tượng: Bình Minh của Monet), rồi cho người ta nghe ''Khai khúc cho buổi trưa của Thần đồng áng'' của Debussy, mọi chuyện có lẽ dễ dàng hơn nhiều: 1 hình ảnh giá đáng nghìn từ ( a picture worths a thousand words).
    Cũng vậy, xem các bức tranh ''phẳng'' (dường như không có chiều sâu) rồi so sánh với nhạc trung cổ, 1 bức tranh tuyến tính (với việc áp dụng các định luật hình học) thì việc cộng thêm chiều kích trong âm nhạc phục hưng được giải thích rất rõ ràng. Tương tự như thế: phái ''đá'' với âm nhạc Baroque,hội hoạ cổ điển (cân bằng, đối xứng) với âm nhạc cổ điển, hội hoạ trọng sắc với âm nhạc trọng cảm xúc của lãng mạn, hội hoạ ấn tượng (và thi pháp tượng trưng) với âm nhạc ấn tuợng của Debussy, Ravel, hội hoạ biểu hiện với âm nhạc biểu hiện của Schoenberg , hội hoạ tối giản với âm nhạc tối giản của Philip Glass...v.v....
    Chỉ là những gợi ý sơ xài. Hi vọng các bạn sưu tập tranh cùng đóng góp khai triển thêm với những hình ảnh minh hoạ sống động.
    Chúc vui.
  5. Apomethe

    Apomethe Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    22/10/2004
    Bài viết:
    937
    Đã được thích:
    0
    Thật thú vị, vừa đang xem Turn left, turn right. Có cảnh cô gái đọc thơ của nhà thơ Ba Lan Wislawa Szymborska trong lúc chàng trai kéo một piece violin của Elgar, cũng là một ý hay chứ nhỉ
  6. cuc_sat

    cuc_sat Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/10/2003
    Bài viết:
    17
    Đã được thích:
    0
    Cũng giống như Stravinsky trong âm nhạc, người mà cho đến thế kỷ 21, nền âm nhạc hiện đại vẫn phải chịu ơn ông và các nhạc sĩ thẳng thắn thừa nhận tầm ảnh hưởng to lớn, thì trong hội họa, Kandinsky được coi là người vẽ tranh trừu tượng đầu tiên, chính xác hơn là phi biểu hình (vô hình tượng) mà sau này trở thành 1 trào lưu lớn của nghệ thuật tạo hình, mở ra một chân trời mới cho các họa sĩ tìm tòi khám phá, ko lệ thuộc vào tự nhiên và bất cứ một chủ đề cụ thể nào.
    Wassily Kandinsky nổi tiếng nhất với loạt tranh Ứng tác và bố cục(composition) (đánh theo số thứ tự, mà tooky đã post một số bức lên) st trong giai đoạn từ năm 1910-1914 mà trong đó ông đã đi đến loại bỏ tất cả các yếu tố biểu hình, biểu thị. Năm 1910, ông đã hoàn thành quyển khảo luận ?oVề giá trị tinh thần trong nghệ thuật? (xuất bản năm 1912) trình bày về những giá trị trừu tượng của màu sắc và hình thể.
    Để cho dễ hình dung khi nói về các tp "trừu tượng" của mình Kandinsky đã so sánh với âm nhạc, mà ta có thể suy diễn ra nôm na là: Nếu đem so sánh cách người ta xem tranh với cách người ta nghe một bản nhạc cổ điển.Ví như sonata Ánh trăng của Beethoven hay bản Ánh trăng của Debussy chẳng hạn , dù trong tự nhiên ánh trăng thì chẳng bao giờ phát ra âm thanh nào cả nhưng người ta đều cảm thấy sự sâu lắng và lãng mạng, hoặc hình dung ra được vô khối hình ảnh khác nhau về đêm trăng mờ hay tỏ... khi thưởng thức bản nhạc đó?. Trong khi với hội họa, kể cả cho đến đầu thế kỷ 20 nếu họa sĩ vẽ một bức tranh tên Ánh trăng thì chắc chắn người xem vẫn đòi hỏi ở đó phải có hình tròn màu sáng hay đại loại một khung cảnh gợi lên đêm tối? hay nếu họa sĩ vẽ chân dung một ai đó thì người xem đều tìm kiếm đâu là hình mô tả cái miệng, đâu là cái mắt rồi mới xét xem cái mắt hay làn môi đó buồn hay vui, biểu cảm thế nào?chính vì vậy Kandinsky đã lý luận rằng một bức tranh hiện đại cũng như âm nhạc, bản thân đường nét, màu sắc, các điểm, các hình cơ bản tròn hay vuông cũng giống như những nốt nhạc hay từng nhạc cụ trong một dàn nhạc giao hưởng mà âm thanh của chúng đều mạng một giá trị biểu cảm đặc trưng, một thông điệp ?ovô hình? rất riêng, vậy thì trong một bức tranh một đường nét chuyển động hướng lên trên cao cũng có thể tạo được cảm xúc giống như một hồi kèn trompet, hay một mảng màu đỏ khi đặt đúng chỗ có thể gây cảm xúc như tiếng trống trận, màu xanh lại tạo nên sự thanh bình, du dương như nét nhạc của bộ dây? và nhất là khi các yếu tố này được sắp xếp trong một trật tự nhất định thì chúng sẽ tạo những cảm xúc, suy tư hay niềm vui, sự hài hòa hay bùng nổ?

    Các sáng tác của ông đều được nghiên cứu rất kỹ dựa trên việc xem xét và cân nhắc hiệu quả thị giác và cả?chủ nghĩa thần bí (cũng như Piet Mondrian, sự cân bằng hay trật tự mà các hoạ sĩ này muốn đạt tới xuất phát từ quan niệm theo cn thần bí của họ).Như tp ?oỨng tác số 7? thì có đến 12 bức khảo họa, cho thấy việc vẽ một bức tranh ?otrừu tượng? chẳng đơn giản chút nào. Bởi thế mà tranh ông vốn nhìn qua có vẻ rối rắm và phức tạp, nhưng càng quan sát kỹ bạn sẽ thấy dần ra mối liên hệ giữa các hình thể, giữa các màu sắc và rồi cuối cùng là một tổ hợp thật đáng kinh ngạc, những tổ hợp có quy luật (vừa thống nhất vừa biến hóa) chặt chẽ và khơi gợi trí tưởng tượng cũng như cảm xúc. Các bức tranh tên Ứng tác thường được vẽ khá tự do, thể hiện những tình cảm, cảm xúc bộc phát nhất thời của nghệ sỹ được vẽ khá vô thức trong trang thái căng thẳng của nội tâm.
    Những tp của ông cũng như của một số họa sĩ phi biểu hình sau này có một ý nghĩa thực tế rất lớn(như Piet Mondrian, Paul Klee, Malevich...), ngày nay là cở sở của tất cả các môn học về tạo hình, so sánh cũng giống như hệ 12 âm của Bach với âm nhạc vậy, ko chỉ trong sáng tạo mà còn trong cả phân tích và phê bình nghệ thuật. Khi còn sống, bản thân ông đã cùng với Walter Gropius (một KTS hiện đại nổi tiếng) sáng lập nên trường Bahauss năm 1921 là trường dạy Design hiện đại đầu tiên, truyền bá những tư tưởng mới của nghệ thuật tạo hình.
    Đấy là nói như thế, chứ xem tranh của Kandinsky dù gì vẫn chẳng hay bằng nghe một tp của Stravinsky, tớ cũng quan tâm đến hội hoạ trước nhạc cổ điển, nhưng rút cục thì âm nhạc vẫn giàu cảm xúc hơn
    Được cuc_sat sửa chữa / chuyển vào 19:13 ngày 26/04/2005
  7. cuc_sat

    cuc_sat Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/10/2003
    Bài viết:
    17
    Đã được thích:
    0
    Về quá trình đi tới hôi họa phi biểu hình của Kandinsky :
    Ông bắt đầu học vẽ và chơi cello từ năm 19 tuổi, cùng thời gian học trường luật và đây là nghề chính của Kandinsky cho đến năm 30 tuổi. Như tooky nói, ban đầu ông quan tâm đến hội họa Hậu ấn tượng, rất thích thú với những bức tranh của Monet (vẽ khi về già) như Đụn rơm (nghiên cứu sự thay đổi của màu sắc không khí và vật thể vào các thời điểm khác nhau trong ngày.) rồi sau đó vẽ những bức tranh theo bút pháp này nhưng huyền bí và biểu cảm hơn, rất khoáng đạt, lung linh mơ màng với những tranh phong cảnh hay truyện dân gian (thánh Geroge và con rồng, kỵ binh xanh, sóng đôi?). Và ngày càng đơn giản hơn về hình thể. Năm 1896 học vẽ ở Munich, đến năm 1910 tình cờ một lần nhìn ngắm bức tranh của mình đặt ngược dưới ánh sáng mờ ảo của buổi tối, từ đó ông phát hiện ra những khả năng biểu cảm tự thân của màu sắc đường nét và hình thể và rồi theo đuổi đề tài này, cho ra đời cuốn khảo luận và loạt tp Bố cục và Ứng tác. Ông có liên hệ với nhiều nghệ sĩ nổi tiếng cùng thời, lập nhóm ?oKỵ binh xanh? cùng Paul Klee, Feninger, Jawlenssky. Giai đoạn đầu của tranh trừu tượng, từ năm 1914 trở đi ông coi vô thức là động lực chính trong việc sáng tác (vẽ dựa trên cảm xúc, kiểu hình thể đến trước, chủ đề đến sau, để ?ocảm giác? của người nghệ sĩ dẫn dắt đôi tay) nhưng ông ko ngừng rèn luyện kỹ thuật và ngày càng trở nên ?ochắc tay? hơn, tiến tới khuynh hướng hình học ?oSắc cạnh? (thập niên 20, 30) Đây là giai đoạn cho ra đời nhiều tp đẹp nhất, khá sạch sẽ và rõ ràng. Nhìn vào tranh Kandisky giai đoạn này người ta có thể thấy rõ mối liên hệ của nó với những sản phẩm mỹ thuật ứng dụng hay kiến trúc hiện đại ngày nay (như bộ đĩa gh của Shos do Bernard Haitink chỉ huy chẳng hạn , trình bày đẹp dã man , hoặc bìa của nhiều tp của các nhạc sĩ hiện đại khác có minh họa bằng tranh của Kandinsky)
    Dưới đây là một vài tranh của Kandinsky thời kỳ đầu và thời kỳ Sắc cạnh (cùng thời kỳ với bức Transverse line tooky post lên).
    Vẽ phong cảnh Nga
    Còn bức "On white" mà tooky post lên là xuất phát từ đây
    Được cuc_sat sửa chữa / chuyển vào 22:59 ngày 26/04/2005

Chia sẻ trang này