1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Bạn có biết về công nghệ tráng men?

Chủ đề trong 'Hoá học' bởi NuaTraiTao, 25/06/2005.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. NuaTraiTao

    NuaTraiTao Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    18/03/2003
    Bài viết:
    110
    Đã được thích:
    1
    Bạn có biết về công nghệ tráng men?

    Tôi đang cần tìm hiểu cũng như tài liệu về công nghệ tráng men. Anh chị nào biết hoặc có tài liệu giúp tôi với. Đây là kỹ thuật tráng men trên kim loại. Cần đảm bảo các yêu cầu về bền nhiệt, hoá và cả bền về ăn mòn điện hoá nữa. Xin cảm ơn nhiều.
  2. cntrangmen

    cntrangmen Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/08/2010
    Bài viết:
    2
    Đã được thích:
    0
    Chào bạn!

    Trên phương diện công nghiệp, men thủy tinh được sử dụng thông dụng như là một biện pháp bảo vệ cho các loại vật liệu thép (thép và gang) thường bị hư hỏng nhanh, bị han gỉ và bị ăn mòn: việc tráng men bảo vệ chúng kịp thời, tránh được chi phí cao cho việc bảo dưỡng và thay thế. Trong những năm gần đây những ứng dụng của men đã phát triển mở rộng đối với cả những sản phẩm có tính chất bề mặt ít bị ăn mòn hơn (nhôm, đồng...): nhằm khẳng định giá trị mỹ thuật và giá trị ứng dụng, và ngoài ra cũng là một biện pháp bảo vệ cho những vật liệu này. Ngoài ra vì chi phí các loại vật liệu khác như Inox quá cao và đôi khi vẫn không thể chống lại sự ăn mòn trong một số điều kiện về nhiệt độ, môi trường và hoá chất. Vì những lý do đó men thủy tinh ngày càng được sử dụng rộng rãi trong gia đình: từ chảo rán đến những dụng cụ nhà bếp, từ đồ vệ sinh đến các thiết bị điện tử và những tấm kết cấu trong xây dựng.

    Công nghệ tráng men thường có hai loại: công nghệ tráng men bột tĩnh điện (powder enamel coating) và công nghệ tráng men ướt (wet enamel coating).
    Chất lượng của sản phẩm cuối cùng là như nhau, tuy nhiên công nghệ tráng men thì hơi khác một chút.

    1. Công nghệ tráng men bột tĩnh điện:

    Để tráng men theo công nghệ này bạn cần phải:
    a. Khâu cơ khí:
    - Cắt, đột dập, hàn thành sản phẩm thô
    b. Khâu tráng men:
    - Tẩy gỉ sét (tiền xử lý) cho sản phẩm bằng a xít, phải tẩy dầu mỡ bám trong quá trình đột dập.
    - Phun cát (mạt sắt) tạo độ nhám cho bề mặt để men dễ bám dính
    - Phun men bột tĩnh điện vào sản phẩm với số lượng vừa đủ theo tiêu chuẩn.
    - Nung men tại nhiệt độ và thời gian theo tiêu chuẩn.
    c. Ưu điểm của công nghệ tráng men bột tĩnh điện là:
    - Bề mặt sản phẩm đẹp.
    - Chất lượng sản phẩm tốt đồng đều, ít bị ảnh hưởng của yếu tố con người hay thời tiết.
    - Có thể sản xuất được với công suất lớn, có thể lắp đặt hệ thống dây chuyền sản xuất tự động hoàn toàn theo quy trình đã cài đặt sẵn.
    d. Nhược điểm của công nghệ tráng men bột tĩnh điện là:
    - Chi phí giá thành dây chuyền thiết bị tráng men cao.
    - Chi phí cho men bột tĩnh điện cao hơn men ướt

    2. Công nghệ tráng men ướt

    Để tráng men theo công nghệ này bạn cần phải:
    a. Khâu cơ khí:
    - Cắt, đột dập, hàn thành sản phẩm thô
    b. Khâu tráng men:
    - Tẩy gỉ sét (tiền xử lý) cho sản phẩm bằng a xít, phải tẩy dầu mỡ bám trong quá trình đột dập.
    - Phun cát (mạt sắt) tạo độ nhám cho bề mặt để men dễ bám dính
    - Phun men hoặc đổ men vào sản phẩm hoặc nhúng sản phẩm vào bể men và nhấc ra sấy khô trước khi cho vào lò nung
    - Nung men tại nhiệt độ và thời gian theo tiêu chuẩn.
    c. Ưu điểm của công nghệ tráng men ướt là:
    - Chi phí dây chuyền thiết bị thấp hơn công nghệ tráng men bột tĩnh điện.
    - Chi phí cho men ướt thấp hơn chi phí men bột tĩnh điện.
    d. Nhược điểm của công nghệ tráng men ướt là:
    - Bề mặt hay bị chảy, lồi lõm, độ dầy men không đều
    - Chất lượng sản phẩm không đồng đều, hay bị ảnh hưởng của yếu tố con người hay thời tiết.
    - Không thể sản xuất được với công suất lớn bởi vì có nhiều qui trình thủ công và phải đợi sấy cho men khô mới có thể nung được.


    Bạn có thể vào trang www.congnghetrangmen.com để tìm hiểu thêm và yêu cầu cung cấp tài liệu.

    Thân.
  3. cntrangmen

    cntrangmen Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/08/2010
    Bài viết:
    2
    Đã được thích:
    0
    Chào bạn!

    Trên phương diện công nghiệp, men thủy tinh được sử dụng thông dụng như là một biện pháp bảo vệ cho các loại vật liệu thép (thép và gang) thường bị hư hỏng nhanh, bị han gỉ và bị ăn mòn: việc tráng men bảo vệ chúng kịp thời, tránh được chi phí cao cho việc bảo dưỡng và thay thế. Trong những năm gần đây những ứng dụng của men đã phát triển mở rộng đối với cả những sản phẩm có tính chất bề mặt ít bị ăn mòn hơn (nhôm, đồng, inox): nhằm khẳng định giá trị mỹ thuật và giá trị ứng dụng, và ngoài ra cũng là một biện pháp bảo vệ cho những vật liệu này. Vì những lý do đó men thủy tinh ngày càng được sử dụng rộng rãi trong gia đình: từ chảo rán đến những dụng cụ nhà bếp, từ đồ vệ sinh đến các thiết bị điện tử và những tấm kết cấu trong xây dựng.

    Công nghệ tráng men thường có hai loại: công nghệ tráng men bột tĩnh điện (powder enamel coating) và công nghệ tráng men ướt (wet enamel coating).
    Chất lượng của sản phẩm cuối cùng là như nhau, tuy nhiên công nghệ tráng men thì hơi khác một chút.

    1. Công nghệ tráng men bột tĩnh điện:

    Để tráng men theo công nghệ này bạn cần phải:
    a. Khâu cơ khí:
    - Cắt, đột dập, hàn thành sản phẩm thô
    b. Khâu tráng men:
    - Tẩy gỉ sét (tiền xử lý) cho sản phẩm bằng a xít, phải tẩy dầu mỡ bám trong quá trình đột dập.
    - Phun cát (mạt sắt) tạo độ nhám cho bề mặt để men dễ bám dính
    - Phun men bột tĩnh điện vào sản phẩm với số lượng vừa đủ theo tiêu chuẩn.
    - Nung men tại nhiệt độ và thời gian theo tiêu chuẩn.
    c. Ưu điểm của công nghệ tráng men bột tĩnh điện là:
    - Bề mặt sản phẩm đẹp.
    - Chất lượng sản phẩm tốt đồng đều, ít bị ảnh hưởng của yếu tố con người hay thời tiết.
    - Có thể sản xuất được với công suất lớn, có thể lắp đặt hệ thống dây chuyền sản xuất tự động hoàn toàn theo quy trình đã cài đặt sẵn.
    d. Nhược điểm của công nghệ tráng men bột tĩnh điện là:
    - Chi phí giá thành dây chuyền thiết bị tráng men cao.
    - Chi phí cho men bột tĩnh điện cao hơn men ướt

    2. Công nghệ tráng men ướt

    Để tráng men theo công nghệ này bạn cần phải:
    a. Khâu cơ khí:
    - Cắt, đột dập, hàn thành sản phẩm thô
    b. Khâu tráng men:
    - Tẩy gỉ sét (tiền xử lý) cho sản phẩm bằng a xít, phải tẩy dầu mỡ bám trong quá trình đột dập.
    - Phun cát (mạt sắt) tạo độ nhám cho bề mặt để men dễ bám dính
    - Phun men hoặc đổ men vào sản phẩm hoặc nhúng sản phẩm vào bể men và nhấc ra sấy khô trước khi cho vào lò nung
    - Nung men tại nhiệt độ và thời gian theo tiêu chuẩn.
    c. Ưu điểm của công nghệ tráng men ướt là:
    - Chi phí dây chuyền thiết bị thấp hơn công nghệ tráng men bột tĩnh điện.
    - Chi phí cho men ướt thấp hơn chi phí men bột tĩnh điện.
    d. Nhược điểm của công nghệ tráng men ướt là:
    - Bề mặt hay bị chảy, lồi lõm, độ dầy men không đều
    - Chất lượng sản phẩm không đồng đều, hay bị ảnh hưởng của yếu tố con người hay thời tiết.
    - Không thể sản xuất được với công suất lớn bởi vì có nhiều qui trình thủ công và phải đợi sấy cho men khô mới có thể nung được.


    Bạn có thể vào trang www.congnghetrangmen.com để tìm hiểu thêm và yêu cầu cung cấp tài liệu.

    Thân.

Chia sẻ trang này