1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Bạn có biết?

Chủ đề trong 'Học thuật' bởi cup79, 24/12/2003.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. cup79

    cup79 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/06/2003
    Bài viết:
    416
    Đã được thích:
    1
    Bạn có biết?

    Có một số thông tin tôi thấy hay hay nhưng chả thấy chủ đề/box nào thích hợp để post vào, vậy đành ghé nhờ vào LS_VH. Các bác mod thấy chỗ nào thich hợp thì chuyển hộ tôi nhé. TKS.
    ================================================
    Có dễ dàng bóp vỡ được vỏ trứng không?

    Bạn có thể nghĩ rằng việc ấy quả là trò trẻ con! Ấy chớ, mặc dù mỏng là thế nhưng vỏ của một quả trứng thông thường cũng không phải là quá mảnh dẻ. Muốn bóp vỡ bằng cách ép hai đầu nhọn của nó vào lòng bàn tay, bạn phải "vận công" tương đối đấy.

    Chính hình dáng lồi của vỏ trứng đã khiến cho nó vững bền một cách lạ thường như thế. Nguyên nhân của hiện tượng cũng giống như tính vững bền của các loại cửa cuốn hình vòm dưới đây:


    Trong hình là một cái cửa sổ bằng đá xây cuốn như thế. Sức nặng S (tức là trọng lượng của các phần nằm bên trên của bức tường) tỳ lên viên đá hình cái nêm chèn ở giữa vòm cuốn sẽ đè xuống dưới một lực, biểu diễn bằng mũi tên A trên hình vẽ. Nhưng hình dạng cái nêm của viên đá làm cho nó không thể tụt xuống dưới được mà chỉ có thể đè lên những viên đá bên cạnh thôi. Ở đây lực A có thể phân tích làm hai lực B và C, theo quy tắc hình bình hành. Các lực này cân bằng với sức cản của các viên đá nằm dính sát nhau, rồi đến lượt chúng mỗi viên đá lại chịu sự nén chặt của các viên đá xung quanh. Như vậy lực từ bên ngoài đè lên cái cửa xây cuốn sẽ không thể làm cửa bị hỏng được.

    Thế nhưng, lực tác dụng từ bên trong ra lại có thể làm đổ cái cửa này tương đối dễ dàng. Lý do cũng dễ hiểu: hình dạng cái nêm của các viên đá chỉ giữ không cho chúng tụt xuống, chứ chẳng hề ngăn chúng đi lên chút nào.

    Vỏ quả trứng chẳng qua cũng là một cái vòm cửa nói trên, chỉ có điều nó được cấu tạo bởi một lớp liền nhau. Khi có sức ép từ bên ngoài vào thì nó không dễ bị vỡ tan ra như ta tưởng. Có thể đặt một chiếc ghế khá nặng dựa chân lên 4 quả trứng sống mà chúng vẫn không bị vỡ. Bây giờ chắc bạn đã hiểu tại sao thân gà mẹ cũng khá nặng, mà khi xéo lên ổ không làm vỡ trứng, trong khi chú gà con yếu ớt lúc nở ra lại có thể dùng mỏ phá tung dễ dàng lớp vỏ bao bọc bên ngoài.

    Tính bền vững kỳ lạ của các bóng đèn điện - những thứ thoạt như rất mảnh dẻ và giòn - cũng được cắt nghĩa như tính bền vững của vỏ trứng. Sự bền vững của chúng còn làm ta ngạc nhiên hơn nữa, nếu bạn nhớ rằng có loại bóng đèn bên trong là khoảng chân không tuyệt đối, không một tí gì có thể chống lại áp suất của không khí bên ngoài. Thế mà độ lớn của áp suất không khí trên một bóng đèn điện lại chẳng phải là nhỏ: một bóng đèn có đường kính 10 cm phải chịu một lực trên 700 N (bằng trọng lượng của một người) ép vào từ mọi phía. Bóng đèn chân không còn "cao thủ" hơn, nó có thể chịu được một áp suất lớn hơn áp suất trên 2,5 lần.



    [red]Phen này ông quyết đi buôn cối
    Trên ... mạng bao nhiêu đứa giã trầu. (Xin lỗi cụ Tú)[/red]
  2. cup79

    cup79 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/06/2003
    Bài viết:
    416
    Đã được thích:
    1
    Liệu Acsimet có thể nhấc bổng trái đất?
    Acsimet.
    ?oHãy cho tôi một điểm tựa, tôi sẽ nhấc bổng trái đất lên!? -tục truyền đó là lời của Acsimet, một nhà cơ học thiên tài thời cổ, người đã khám phá ra các định luật về đòn bẩy. Nhưng bạn có biết muốn nâng một vật nặng bằng trái đất lên cao dù chỉ 1 cm thôi, Acsimet sẽ mất bao nhiêu thời gian không? Không dưới ba mươi nghìn tỷ năm!
    Có lần Acsimet viết thư cho vua Hieron ở thành phố Xiracudo, là người đồng hương và cũng là bạn thân của ông rằng, nếu dùng đòn bẩy, thì với một lực dù nhỏ bé đi nữa, cũng có thể nâng được một vật nặng bất kỳ nào: chỉ cần đặt vào lực đó một cánh tay đòn rất dài của đòn bẩy, còn vật nặng thì cho tác dụng vào tay đòn ngắn. Và để nhấn mạnh thêm điều đó, ông viết thêm rằng nếu có một trái đất thứ hai, thì bước sang đấy ông sẽ có thể nhấc bổng trái đất của chúng ta lên.
    Nhưng, giá như nhà cơ học thiên tài thời cổ biết được khối lượng của trái đất lớn như thế nào thì hẳn ông đã không ?ohiên ngang? thốt lên như thế nữa. Ta hãy thử tưởng tượng trong một lát rằng Acsimet có một trái đất thứ hai, và có một điểm tựa như ông đã muốn; rồi lại tưởng tượng thêm rằng ông đã làm được một đòn bẩy dài đến mức cần thiết. Nhưng kể cả khi đã có mọi thứ, muốn nâng trái đất lên cao dù chỉ 1 cm thôi, Acsimet sẽ phải bỏ ra không dưới ba vạn tỷ năm! Sự thật là như thế đấy. Khối lượng của trái đất, các nhà thiên văn đã biết, tính tròn là:
    60 000 000 000 000 000 000 000 000 N
    Nếu một người chỉ có thể trực tiếp nâng bổng được một vật 600 N, thì muốn ?onâng trái đất? lên, anh ta cần đặt tay của mình lên tay đòn dài của đòn bẩy, mà tay đòn này phải dài hơn tay đòn ngắn gấp:
    100 000 000 000 000 000 000 000 lần!
    Làm một phép tính đơn giản bạn sẽ thấy rằng khi đầu mút của cánh tay đòn ngắn được nâng lên 1cm thì đầu mút kia sẽ vạch trong không gian một cung ?ovĩ đại?, dài: 1 000 000 000 000 000 000 km. Cánh tay Acsimet tỳ lên đòn bẩy phải đi qua một đoạn đường dài vô tận như thế chỉ để nâng trái đất lên 1 cm ! Thế thì ông sẽ cần bao nhiêu thời gian để làm công việc này? Cho rằng Acsimet có đủ sức nâng một vật nặng 600 N lên cao một mét trong một giây (khả năng thực hiện công gần bằng 1 mã lực!) thì muốn đưa trái đất lên 1 cm, ông ta phải mất một thời gian là:
    1 000 000 000 000 000 000 000 giây, hoặc ba vạn tỷ năm!
    Acsimet dành suốt cả cuộc đời dài đằng đẵng của mình cũng chưa nâng được trái đất lên một khoảng bằng bề dày của một sợi tóc mảnh?.
    Không có một thứ mưu mẹo nào của nhà phát minh thiên tài lại có thể nghĩ ra cách rút ngắn khoảng thời gian ấy được. ?oLuật vàng của cơ học" đã nói rằng bất kỳ một cái máy nào, hễ làm lợi về lực thì tất phải thiệt về đường đi. Vì thế, ngay như Acsimet có cách để làm cho cánh tay mình có được vận tốc lớn nhất có thể trong tự nhiên là 300.000 km/s (vận tốc ánh sáng) thì với cách giả sử quãng đường này, ông cũng phải mất 10 vạn năm mới nâng được trái đất lên cao 1 cm!

    [red]Phen này ông quyết đi buôn cối
    Trên ... mạng bao nhiêu đứa giã trầu. (Xin lỗi cụ Tú)[/red]
  3. cup79

    cup79 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/06/2003
    Bài viết:
    416
    Đã được thích:
    1
    Cái nào nặng hơn?
    Trên đĩa cân đặt một thùng nước đầy tới miệng. Trên đĩa cân bên kia cũng có một thùng nước giống như thế, cũng đầy nước tới miệng, nhưng có một khúc gỗ nổi lên trên. Hỏi thùng nào nặng hơn?
    Câu đố này được đặt ra cho nhiều người, và có nhiều câu trả lời khác nhau. Người thì đáp thùng nước có khúc gỗ nổi lên mặt phải nặng hơn, vì ?ongoài nước ra, trong thùng còn cả gỗ?. Kẻ bảo ngược lại, thùng nước kia nặng hơn vì ?onước nặng hơn gỗ?T.
    Câu trả lời đúng là cả hai thùng nặng như nhau. Trong thùng thứ hai đúng là có ít nước hơn thùng thứ nhất, vì khúc gỗ nổi có đẩy bớt một ít nước ra ngoài. Nhưng theo định luật về sự nổi thì với mọi vật nổi, phần chìm của nó sẽ chiếm chỗ của một phần nước có trọng lượng đúng bằng trọng lượng của vật đó. Vì thế mà cân giữ nguyên thế thăng bằng.
    Bây giờ bạn hãy thử giải đáp câu đố khác. Đặt lên đĩa cân một cốc nước và để bên cạnh nó một quả cân. Sau khi đã làm đĩa thăng bằng, bỏ quả cân vào cốc nước. Hỏi cân sẽ như thế nào?
    Theo định luật Acsimet, quả cân ở trong nước sẽ nhẹ hơn khi để bên ngoài. Bạn có thể tưởng tượng rằng đĩa cân có đặt cốc sẽ vồng lên. Nhưng thực ra cân vẫn thăng bằng. Đó là vì quả cân khi bỏ vào cốc nước đã chiếm chỗ của một phần nước, làm cho nước dâng cao hơn mực nước kia. Vì thế lực ép lên đáy cốc tăng lên, khiến cho đáy cốc phải chịu thêm một lực phụ, bằng chỗ ?ohao hụt? trọng lượng của quả cân.
    [red]Phen này ông quyết đi buôn cối
    Trên ... mạng bao nhiêu đứa giã trầu. (Xin lỗi cụ Tú)[/red]
  4. cup79

    cup79 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/06/2003
    Bài viết:
    416
    Đã được thích:
    1
    Bài toán Tháp Hà Nội
    Có thể còn ít người Việt Nam biết Tháp Hà Nội, nhưng rất nhiều thanh niên sinh viên trên toàn thế giới lại biết đến nó. Đó là vì, Tháp Hà Nội là tên một bài toán rất nổi tiếng trong Chương trình khoa học tính toán (Computing Science) dành cho sinh viên những năm đầu tại các trường đại học ở nhiều nơi trên thế giới.
    Tương truyền rằng ngày xửa ngày xưa, lâu lắm rồi, ở một vùng xa xôi viễn đông, thành phố Hà Nội của Việt Nam, vị quân sư của Hoàng đế vừa qua đời, Hoàng đế cần một vị quân sư mới thay thế. Bản thân Hoàng đế cũng là một nhà thông thái, nên ngài đặt ra một bài toán đố, tuyên bố ai giải được sẽ được phong làm quân sư. Bài toán của Hoàng đế là: cho n cái đĩa (ngài không nói chính xác là bao nhiêu) và ba cái trục: A là trục nguồn, B là trục đích, và C là trục trung chuyển. Những cái đĩa có kích cỡ khác nhau và có lỗ ở giữa để có thể ***g vào trục, theo quy định "nhỏ trên lớn dưới". Đầu tiên, những cái đĩa này được xếp tại trục A. Vậy làm thế nào để chuyển toàn bộ các đĩa sang trục B, với điều kiện chuyển từng cái một và luôn phải đảm bảo quy định "nhỏ trên lớn dưới", biết rằng trục C được phép sử dụng làm trục trung chuyển?
    Vì địa vị quân sư được coi là vinh hiển nên có rất nhiều người dự thi. Từ vị học giả đến bác nông phu, họ đua nhau trình lên Hoàng đế lời giải của mình. Nhiều lời giải dài tới hàng nghìn bước, và nhiều lời giải có chữ "chuyển sang bước tiếp theo" (go to). Nhưng hoàng đế thấy mệt mỏi vì những lời giải đó, nên cuối cùng hạ chiếu: "Ta không hiểu những lời giải này. Phải có một cách giải nào khác dễ hiểu và nhanh chóng hơn". May mắn thay, cuối cùng đã có một cách giải như thế.
    Thật vậy, ngay sau khi chiếu vua ban ra, một vị cao tăng trông bề ngoài giống như một kỳ nhân hạ sơn tới xin yết kiến hoàng đế. Vị cao tăng nói: "Thưa Bệ hạ, bài toán đố đó dễ quá, hầu như nó tự giải cho nó". Quan trùm cấm vệ đứng hầu ngay bên cạnh vua quắc mắt nhìn gã kỳ nhân, muốn quẳng gã ra ngoài, nhưng Hoàng đế vẫn kiên nhẫn tiếp tục lắng nghe. "Nếu chỉ có 1 đĩa, thì...; nếu có nhiều hơn 1 đĩa (n>1), thì...", cứ thế vị cao tăng bình tĩnh giảng giải. Im lặng được một lát, cuối cùng Hoàng đế sốt ruột gắt: "Được, thế cao tăng có nói rõ cho ta lời giải hay không cơ chứ?". Thay vì giải thích tiếp, gã kỳ nhân mỉm cười thâm thúy rồi biến mất, bởi vì hoàng đế tuy giỏi giang nhưng rõ ràng là chưa hiểu ý nghĩa của phép truy hồi (recursion). Nhưng các bạn sinh viên ngày nay thì có thể thấy cách giải của vị cao tăng là hoàn toàn đúng.
    Toàn bộ đoạn chữ nghiêng ở trên được trích nguyên văn từ cuốn sách giáo khoa dành cho sinh viên ngành thuật toán và lập trình - "giải toán nâng cao và cấu trúc dữ liệu" (intermediate problem solving and data structures) do Paul Henman và Robert Veroff, hai giáo sư Đại học New Mexico, cùng biên soạn với Frank Carrano, giáo sư Đại học Rhode Island (Mỹ).
    Bạn nào chưa từng biết Tháp Hà Nội thì cũng nên "thử sức" một chút xem sao, vì đây là một trò chơi rất thú vị. Bạn có thể bắt đầu bằng bài toán 3 đĩa, rồi nâng lên 4 đĩa. Với 4 đĩa chắc bạn bắt đầu thấy rắc rối. Nâng tiếp lên 5 và cao hơn nữa, chẳng hạn n = 1 triệu, bài toán sẽ rắc rối đến mức không ai đủ kiên trì và đủ thì giờ để thử từng đĩa một. Vậy mà vị cao tăng dám nói là dễ quá! Xin tiết lộ, ấy là vì vị đó đã sử dụng phép truy hồi - một quy tắc toán học cho phép xác định số hạng thứ n từ số hạng đứng trước nó, tức số hạng thứ n-1. Cái giỏi của vị cao tăng là ông tìm ra một quy tắc chung, tức một thuật toán chung cho tất cả các bước chuyển đĩa.
    Vậy thay vì mô tả toàn bộ quá trình chuyển đĩa từng cái một như những thí sinh trước đó đã làm, vị cao tăng chỉ mô tả một quy tắc chung. Cứ làm theo quy tắc đó, lặp đi lặp lại chẳng cần suy nghĩ gì, rồi cuối cùng tự nhiên sẽ tới đích. Vì thế vị cao tăng nói rằng bài toán này "tự nó giải nó".
    Trong khoa học tính toán ngày nay, phép truy hồi là thuật toán cơ bản để lập trình. Ưu điểm của phương pháp truy hồi là ở chỗ nó dùng một công thức nhất định để diễn tả những phép tính lặp đi lặp lại bất chấp số lần lặp lại là bao nhiêu. Nếu số lần lặp lại lên đến con số hàng triệu hàng tỷ thì con người không đủ sức và thời gian để làm, nhưng máy tính thì có thể giải quyết trong chớp mắt. Điểm mạnh của computer là ở chỗ nó không hề biết e ngại và mệt mỏi trước những công việc lặp đi lặp lại lên đến hàng triệu hàng tỷ lần. Và vì thế, việc cộng tác giữa computer với con người là mô hình lý tưởng của lao động trí óc trong cuộc sống hiện đại.
    Về mặt lịch sử, Tháp Hà Nội được E. Lucas phát hiện từ năm 1883, nhưng mãi đến gần đây người ta mới nhận ra ý nghĩa hiện đại của nó. Hiện vẫn chưa rõ vì sao Lucas lại gọi chồng đĩa trong bài toán là Tháp Hà Nội, mà không gọi là Tháp Bắc Kinh, hay Tháp Tokyo.
    Tháp Hà Nội đã mở tung cánh cửa cho tương lai khi nhiều nghiên cứu lấy Tháp Hà Nội làm điểm xuất phát đã đạt được thành tựu mới:
    (1) Nâng câu hỏi của Tháp Hà Nội lên một mức cao hơn, sao cho số lần chuyển đĩa là nhỏ nhất. Các nhà toán học đã phát hiện ra rằng Tháp Hà Nội có cùng bản chất với bài toán tìm Đường Hamilton (Hamilton Path) trên một hình giả phương cấp n (n-Hypercube), một bài toán cũng rất nổi tiếng.
    (2) Nhà toán học D.G. Poole đã sáng tạo ra Lược Đồ Hà Nội - một tam giác có các đỉnh tương ứng với các cách sắp xếp đĩa trong Tháp Hà Nội, từ đó tìm ra những liên hệ lý thú giữa Tam giác Pascal với Lược đồ Hà Nội. Liên hệ này đã được công bố trong một công trình mang một cái tên đầy liên tưởng: Pascal biết Hà Nội (Pascal knows Hanoi).
    Hiện nay, tại một số đại học ở Australia, uy tín của sinh viên Việt Nam trong lĩnh vực lập trình được đánh giá ngang với sinh viên Ấn Độ - một cường quốc lập trình của thế giới, làm cho Tháp Hà Nội vốn đã nổi tiếng lại càng nổi tiếng hơn.

    [red]Phen này ông quyết đi buôn cối
    Trên ... mạng bao nhiêu đứa giã trầu. (Xin lỗi cụ Tú)[/red]
  5. cuonglhvt

    cuonglhvt Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    26/10/2003
    Bài viết:
    5.262
    Đã được thích:
    0
    Không thể trách ông Ác-si-mét được (tôi lưu ý rằng nếu bạn ghi chữ nguyên ngữ thì bạn phải viết là Archimede còn bạn ghi phiên âm thì phải có gạch nối ở giữa các âm tiết, vì đây là box học thuật, không nên dùng những cách phiên âm tuỳ tiện). Trái đất thời ông ta (theo quan niệm của người Hy Lạp lúc đó) chỉ có mấy nước xung quanh vùng Địa Trung Hải thôi nên lỡ lời nói khoác một tí ấy mà. Vả lại chúng ta biết câu chuyện này qua những bản dịch của tiếng Anh và tiếng Pháp. Mà trong tiếng Anh, chữ "earth" vừa có nghĩa là trái đất, vừa có nghĩa là đất (thời ông Ác-si-mét, quan niệm rằng trái đất tròn chưa phổ biến) Đừng có bắt bẻ ông ấy quá nhé! Vả lại đây cũng là một các nói biểu trưng thôi.
    Được cuonglhvt sửa chữa / chuyển vào 10:20 ngày 03/01/2004
  6. Nguoinoithat

    Nguoinoithat Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    28/11/2002
    Bài viết:
    417
    Đã được thích:
    0

    Câu trả lời đúng là cả hai thùng nặng như nhau. Trong thùng thứ hai đúng là có ít nước hơn thùng thứ nhất, vì khúc gỗ nổi có đẩy bớt một ít nước ra ngoài. Nhưng theo định luật về sự nổi thì với mọi vật nổi, phần chìm của nó sẽ chiếm chỗ của một phần nước có trọng lượng đúng bằng trọng lượng của vật đó. Vì thế mà cân giữ nguyên thế thăng bằng.
    Cái này là định luật Ác_Si_Mét chứ định luật về vật nổi cái gì.Trọng lực của thanh gỗ phải cân bằng với lực đẩy Ác-Si_Mét nếu không thì thanh gỗ chìm mất.
    Theo định luật Acsimet, quả cân ở trong nước sẽ nhẹ hơn khi để bên ngoài. Bạn có thể tưởng tượng rằng đĩa cân có đặt cốc sẽ vồng lên. Nhưng thực ra cân vẫn thăng bằng. Đó là vì quả cân khi bỏ vào cốc nước đã chiếm chỗ của một phần nước, làm cho nước dâng cao hơn mực nước kia. Vì thế lực ép lên đáy cốc tăng lên, khiến cho đáy cốc phải chịu thêm một lực phụ, bằng chỗ ?ohao hụt? trọng lượng của quả cân.
    Sao nghe nó lủng củng khó hiểu vậy.Khoa học phải rõ ràng chứ.
    Được Nguoinoithat sửa chữa / chuyển vào 22:20 ngày 02/01/2004
  7. cuonglhvt

    cuonglhvt Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    26/10/2003
    Bài viết:
    5.262
    Đã được thích:
    0
    Đây cũng là thêm một bài về "Đất nước ta rừng vàng biển bạc". Thực tế là cho đến thời nhà Lê, người Việt Nam giải được phương trình bậc 1 (bằng phương pháp thủ công là áp thử nghiệm vào đề bài như những bài toán gà và chó) là đã cảm thấy tự đắc lắm rồi. Còn như giải được phương trình bậc 2 như ông Lương Thế Vinh là đã được gọi bằng "Thánh". Làm gì có bậc cao tăng nào lập và giải được thuật toán tháp Hanoi. Bài toán này có nguồn gốc từ Ấn Độ, truyền thuyết rằng có 2 ông thần giữ đền ngồi di chuyển hình như là 36 cái vòng (hay bao nhiêu nữa tôi cũng không nhớ rõ)theo quy tắc cái dưới lớn hơn cái trên. Khi đã di chuyển được hết số cọc cũng là ngày tận thế. Còn việc nó được đặt trên là Hanoi là vì lúc trước nó chưa có tên, có nhà toán học Pháp (tôi quên tên) đầu thế kỷ XX đến Việt Nam nhìn thấy cái tháp Rùa, thấy giống giống nên đặt tên là Hanoi vậy thôi. Đừng nghe người nước ngoài tâng bốc ta mà vội mừng. Đời con người cái khó nhất không phải là đối mặt với khó khăn mà là biết tháo bỏ những vòng hào quang giả tạo mà người ta đội lên đầu mình.
    Thân ái!
  8. cuonglhvt

    cuonglhvt Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    26/10/2003
    Bài viết:
    5.262
    Đã được thích:
    0
    Nói thêm một ít về việc "Nâng trái đất", Khối lượng bạn cup97 đưa ra lấy đơn vị là N. Vả lại người ta muốn nâng trái đất lên thì phải nâng trọng lượng của nó chứ không phải khối lượng. Và trọng lượng thì sẽ thay đổi tuỳ theo gia tốc trọng trường nhất định.
  9. cuonglhvt

    cuonglhvt Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    26/10/2003
    Bài viết:
    5.262
    Đã được thích:
    0
    Thông thường, vật liệu xây dựng truyền thống (gạch, đá...) có tính chất chung là chịu nén rất tốt và chịu kéo rất kém. Kết cấu xây dựng của ta có những dạng chính là dầm, sàn và cột. Tải trọng lớn nhất mà công trình xây dựng thông thường phải chịu là tải trọng bản thân (ở đây không kể đến các công trình đặc dụng). Tải trọng bản thân là trọng lượng của chính bản thân kết cấu là một lực theo phương thẳng đứng từ trên xuống. Xét những kết cấu dầm sàn điển hình, khi chịu tải từ trên xuống dưới đều gây ra mô-men uốn trong bản thân dầm, mô-men uốn sẽ tạo ra tình trạng trong một tiết diện ngang của dầm sẽ chịu hai trạng thái làm việc ngược nhau. Một nửa mặt cắt chịu ứng suất nén, một nửa chịu ứng suất nén. Kết cấu cột cũng chịu mô-men uốn y như vậy, gây ra bởi
    1. Mô-men uốn do dầm, sàn truyền xuống.
    2. Mô-men uốn do tải trọng lệch tâm.
    3. Mô-men uốn dọc do cột quá mảnh.
    Vì vật liệu xây dựng có tính chịu kéo kém nên thông thường ta sẽ đưa ra hai biện pháp giải quyết.
    1. Đưa vào những khu vực chịu kéo của kết cấu các loại vật liệu chịu kéo tốt như thép. Đây chính là nguyên nhân phải sử dụng vật liệu bê-tông cốt thép và kết cấu thép.
    2. Đổi hình dạng kết cấu sao cho tải trọng thẳng đứng chỉ gây ra ứng suất nén trong toàn bộ kết cấu. Đây chính là nguyên nhân phải sử dụng kết cấu vòm.
    Tuy nhiên khi thiết kế kết cấu dạng vòm thì phải lưu ý là tiếp tuyến vòm đoạn tiếp đất phải vuông góc với mặt đất. Nếu không vuông góc, phải thiết kế móng chịu được lực đạp ngang rất lớn, nếu không đây sẽ thực sự là một thảm hoạ.
    Trong thiết kế cơ khí, mặc dù vật liệu có khả năng chịu kéo rất tốt (thép) nhưng khi thiết kế các dạng bồn áp lực người ta cũng làm nó có dạng vòm để.
    1. Tránh tình trạng tập trung ứng suất ở các góc gãy.
    2. Tránh va đập tại các góc.
    Tóm lại, kết cấu dạng vòm và vỏ mỏng không có gì mới mẻ ở đây cả.
  10. luuthuy

    luuthuy Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/06/2002
    Bài viết:
    2.109
    Đã được thích:
    1
    Bác lại bị máy móc hoá rồi. Bài viết của bác rất hay nhưng lại ko dành cho đối tuợng của bài viết.
    Những nguời đọc bài này đa phần là tìm hiểu những vấn đề tuởng như nhỏ nhoi nhưng lại có một ý nghĩa hoặc một khả năng lạ kì trái với suy nghĩ thông thuờng.
    Nếu như bác và tôi xây dựng nhà hình trứng thì ko có gì lạ lắm, mà quan trọng hơn là giải thích tại sao thiên nhiên lại chọn trứng hình vòng cung thế chứ ko chọn kiểu "bê tông cốt thép" hay kiểu "chữ nhật hình vuông".
    Vài lời góp vui.
    Mong tiếp tục đưọc chỉ giáo.
    [red]Tức nước vỡ bờ[/red][/size=6]

Chia sẻ trang này