1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Bạn có hài lòng về trường Bách Khoa không???

Chủ đề trong 'Đại học Bách Khoa TpHCM' bởi meoconsg, 13/01/2006.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. chrysopogon

    chrysopogon Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/04/2003
    Bài viết:
    215
    Đã được thích:
    0
    Hồi đó comay đi mùa hè xanh 2001 hay 2002 gì đấy quên rồi, thầy Phổ xuống tận nơi, cho comay 100K xài chơi hihi tranh thủ khoe tí. Thầy Phổ là người giúp comay rất nhiều trong các hoạt động kiểu "ăn cơm nhà vác tù và hàng tổng" ở trường. Comay thương thầy nhất. Anh ntran10 cũng thương thầy í à, anh còn biết cả vợ thầy nữa cơ à? Có phải nhà thầy ở ngay cạnh trường ko thế?
    Thầy Võ Phổ là anh hùng đấy, thầy còn được là đại diện học sinh miền Nam ra Bắc và chụp hình với Bác Hồ nữa cơ đấy. Tấm hình Bác Hồ chụp với học sinh miền Nam ấy.
  2. ntran10

    ntran10 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    21/03/2002
    Bài viết:
    1.040
    Đã được thích:
    0
    Lâu lắm rồi mình không gặp thầy nữa, lúc trước có đi đám tang bố vợ thầy (nhà văn Minh Hương) ở nhà tang lễ Quận 3, lúc nào gặp mình thầy cũng : xin chào tác giả của "Thương tặng Bách Khoa", cái bài thơ mà suýt chút nữa mình bị đuổi học vì phạm vào chính trị nhưng đã được thầy và một số thầy cô khác cứu cho. Từ bài thơ này của mình, nổi lên phong trào đòi lại tên cho trường, sau đó trường được trả lại tên cũ là "Đại học Bách Khoa" như bây giờ, bằng ĐH của mình được ghi ĐHBK, hihiiiii, các khoá trước mình là ĐH Kỹ Thuật. Thầy cũng có làm thơ, nhưng không được hay cho lắm.
  3. chrysopogon

    chrysopogon Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/04/2003
    Bài viết:
    215
    Đã được thích:
    0
    Ôi thế ra ntran10 chính là tác giả của bài thơ ấy đấy à? Comay ko được biết bài thơ đó thế nào, nhưng có nghe thầy nhắc, ko ngờ hôm nay lại dc "gặp" ở đây, hay thật
    Comay cũng ko thích tên trường mình là ĐH Kỹ thuật, Bách Khoa hay hơn nhiều. Và comay nghĩ rằng tất cả SV BK đều thích tên BK chứ ko phải là Kỹ thuật. Nhớ lần kỷ niệm 45 năm ngày thành lập trường, được đọc cái "tiểu sử" tên trường, thay đổi đến chóng mặt, nghĩ chán thật, chẳng lẽ mọi người chẳng có việc gì khác để làm nên rảnh quá bèn ngồi đó đổi tên trg lung tung, mà cũng chỉ có mỗi 2 cái tên BK với KT xoay qua xoay lại
    Nay tên trường mình đã trở lại là BK, ko có nguy cơ bị đổi thành 1 cái tên nhảm nhí nào khác, có 1 phần công lao to lớn của ntran10, ngưỡng mộ quá
  4. mauhoado

    mauhoado Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/06/2005
    Bài viết:
    6
    Đã được thích:
    0
  5. cocovespa

    cocovespa Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/09/2005
    Bài viết:
    19
    Đã được thích:
    0
    Lụm được cái này đọc chơi nhé!
    ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO TỪ GÓC ĐỘ CỰU SINH VIÊN CỦA TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA TP. HCM
    GVC. ThS. Nguyễn Thúy Quỳnh Loan
    Khoa Quản lý Công nghiệp - Trường Đại học Bách khoa Tp. HCM
    CN. Nguyễn Thị Thanh Thoản
    Ban Đảm bảo Chất lượng - Trường Đại học Bách khoa Tp. HCM

    Tóm tắt
    Khảo sát ý kiến cựu sinh viên về chất lượng đào tạo là phần không thể thiếu được trong công tác đảm bảo chất lượng của trường đại học. Do đó, bài viết này trình bày kết quả đánh giá chất lượng đào tạo từ góc độ cựu sinh viên của trường Đại học Bách khoa Tp.HCM ở các khía cạnh: chương trình đào tạo, đội ngũ giảng viên, cơ sở vật chất, và kết quả đào tạo. 479 bảng câu hỏi phản hồi của cựu sinh viên đã được xử lý và phân tích trong nghiên cứu này. Từ kết quả đánh giá, bài viết đưa ra những mặt mạnh và mặt yếu trong công tác đào tạo của nhà trường và đề xuất một số cải tiến để nâng cao chất lượng đào tạo.
    Giới thiệu
    Hiện nay, chất lượng đang được quan tâm nhiều trên thế giới. Mọi người bàn luận về chất lượng trong mọi lĩnh vực của xã hội: trong các ngành công nghiệp, dịch vụ,? và trong cả lĩnh vực giáo dục. Chất lượng luôn là vấn đề quan trọng nhất của tất cả các trường đại học. Do đó, việc nâng cao chất lượng đào tạo là nhiệm vụ quan trọng nhất của bất kỳ cơ sở đào tạo đại học nào.
    Mặc dù có tầm quan trọng như vậy nhưng chất lượng vẫn là một khái niệm khó định nghĩa, khó xác định, khó đo lường và cách hiểu của người này cũng khác so với người kia. Do đó, khái niệm chất lượng trong giáo dục đã được đưa ra từ nhiều góc độ khác nhau (Vroeijenstijn, Nguyễn Hội Nghĩa (người dịch), 2002):
    ? Khi chính phủ xem xét chất lượng, trước hết họ nhìn vào tỉ lệ đậu/rớt, những người bỏ học và thời gian học tập. Chất lượng dưới con mắt của chính phủ có thể miêu tả như ?ocàng nhiều sinh viên kết thúc chương trình theo đúng hạn quy định, với chất lượng tiêu chuẩn quốc tế, và với chi phí thấp nhất?
    ? Những người sử dụng, khi nói về chất lượng, sẽ nói về kiến thức, kỹ năng và đạo đức trong suốt quá trình học tập: ?osản phẩm? bị thử thách chính là những cử nhân, kỹ sư.
    ? Đội ngũ cán bộ giảng dạy sẽ định nghĩa chất lượng như là ?ođào tạo hàn lâm tốt trên cơ sở chuyển giao kiến thức tốt, môi trường học tập tốt và quan hệ tốt giữa giảng dạy và nghiên cứu?.
    ? Đối với sinh viên, chất lượng liên hệ đến việc đóng góp vào sự phát triển cá nhân và việc chuẩn bị cho một vị trí xã hội. Giáo dục phải kết nối với mối quan tâm cá nhân của người sinh viên.
    Vì vậy chúng ta có thể nói rằng ?ochất lượng được xác định bởi sự thỏa thuận giữa các bên liên quan về những yêu cầu mong muốn. Giáo dục đại học phải cố gắng hoàn thành càng nhiều ước muốn càng tốt và điều này phải thể hiện trong những mục đích và mục tiêu đào tạo?.
    Đảm bảo chất lượng cho giáo dục đại học là hoạt động cần thiết nhằm cung cấp cho sinh viên tốt nghiệp có đủ trình độ đáp ứng nhu cầu đòi hỏi ngày càng cao của xã hội. Vì vậy, kết quả của cuộc khảo sát sinh viên đã tốt nghiệp sẽ phản ánh mức độ thích ứng của sản phẩm đào tạo của trường với nhu cầu của thị trường lao động và được tổng hợp cho toàn bộ hệ thống.
    Trong vài năm gần đây, trường Đại học Bách Khoa Tp.HCM (ĐHBK) cũng tiến hành không định kỳ lấy ý kiến của sinh viên tốt nghiệp về chất lượng đào tạo trong đợt họ về nhận bằng tốt nghiệp. Tuy nhiên, họ mới chỉ tốt nghiệp mới ba tháng nên chưa đủ thời gian để phản ánh đúng chất lượng đào tạo của trường. Theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo về kiểm định chất lượng trường đại học, việc lấy ý kiến phản hồi của cựu sinh viên cũng là một trong những hoạt động cần thiết để minh chứng cho việc nâng cao chất lượng đào tạo của trường. Do đó, trong khoảng thời gian tháng 9 ?" 12/2005 chúng tôi đã thực hiện đề tài nghiên cứu đánh giá chất lượng đào tạo từ góc độ cựu sinh viên của trường ĐHBK Tp.HCM với các mục tiêu cụ thể như sau:
    - Khảo sát và đánh giá chất lượng đào tạo từ góc độ cựu sinh viên
    - Đề xuất một số kiến nghị để cải tiến chất lượng đào tạo cho trường ĐHBK

    Khung nghiên cứu của đề tài được thể hiện trong hình 1. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài này là giúp cho phía nhà trường có cái nhìn tổng quan về chất lượng đào tạo của trường trong những năm qua theo góc độ cựu sinh viên. Đây cũng là tài liệu tham khảo cho trường trong việc cải tiến chất lượng và xây dựng kế hoạch lấy ý kiến sinh viên.
    Phương pháp nghiên cứu
    Đề tài đã tiến hành điều tra cựu sinh viên của trường ĐHBK đã tốt nghiệp và đi làm ít nhất là 6 tháng trở đi. Do hạn chế thời gian và cách tiếp cận nên trong nghiên cứu chỉ khảo sát cựu sinh viên thuộc 6 Khoa của trường: (1) Điện - Điện tử, (2) Kỹ thuật Xây dựng, (3) Công nghệ Hóa học, (4) Cơ khí, (5) Công nghệ Thông tin, và (6) Quản lý Công nghiệp. Với 1000 bảng câu hỏi phát ra, chúng tôi đã thu được 479 bảng câu hỏi đạt chất lượng, tương ứng với tỷ lệ phản hồi 47,9%.
    Đặc điểm mẫu điều tra
    Do đây là trường đại học kỹ thuật nên tỷ lệ phản hồi của cựu sinh viên phân theo giới tính là nam chiếm 73,9% và nữ chiếm 19,6%. Tỷ lệ phản hồi phân theo khoa được thể hiện trong Hình 2. Trong đó, 25% người trả lời thuộc cấp quản lý (giám đốc, phó giám đốc, trưởng/phó phòng) và 75% là nhân viên.

    Hình 2: Tỷ lệ phản hồi của cựu sinh viên phân theo Khoa
    Nhìn chung sinh viên mới ra trường (năm 2005) có mức lương khoảng 1-2 triệu VND. Nhưng sau khoảng 4 đến 5 năm công tác (khoá tốt nghiệp năm 2002 trở về trước), tỷ lệ cựu sinh viên đạt được mức lương trên 5 triệu khá cao (chiếm 63% trong tổng số người có mức thu nhập trên 5 triệu).
    Khả năng tìm việc của sinh viên Bách Khoa tương đối nhanh. Họ dễ dàng được các doanh nghiệp chấp nhận. Chỉ trong vòng một tháng sau khi tốt nghiệp đã có 53% cựu sinh viên xin được việc làm và trong vòng 9 tháng hầu như (97%) đã tìm được việc (Bảng 1). Kết quả thống kê cho thấy, tỷ lệ cựu sinh viên Bách khoa chuyển đổi công ty khá thấp (Bảng 2).
    Bảng 1: Thời gian có việc làm
    Thời gian có việc làm Tỉ lệ % % tích lũy
    Trong vòng 1 tháng 53 53
    Từ 1-3 tháng 30 83
    Từ 3-6 tháng 14 96
    Từ 6-9 tháng 1 97
    Từ 9-12 tháng 3 100
    Bảng 2: Tỷ lệ thay đổi công ty
    Thay đổi công ty Tỷ lệ %
    Chưa thay đổi lần nào 35
    Thay đổi 1 lần 19
    Thay đổi 2 lần 22
    Thay đổi 3 lần 17
    Thay đổi từ 4 lần trở lên 7
    Bằng cấp là một trong những yếu tố mà các doanh nghiệp quan tâm khi tuyển chọn nhân sự. Nhiều doanh nghiệp còn căn cứ vào bằng cấp để trả lương và đề bạt chức vụ cho nhân viên trong quá trình làm việc của họ. Theo kết quả khảo sát (Bảng 3), cựu sinh viên cho rằng bằng đại học ảnh hưởng khá lớn đến việc có công việc và mức lương hiện tại. Tuy nhiên, bằng đại học không ảnh hưởng nhiều đến việc đề bạt, vì họ cho rằng năng lực trong quá trình làm việc mới chính là yếu tố chính ảnh hưởng đến việc đề bạt.
    Bảng 3: Mức độ ảnh hưởng của bằng đại học
    Bằng đại học giúp Mean Std. Deviation
    Có công việc hiện tại 3.56 .91
    Có mức lương hiện tại 3.20 .91
    Được đề bạt trong công việc 2.99 .97
    (Ghi chú: 1- Ảnh hưởng rất ít, 2- Ảnh hưởng ít, 3- Ảnh hưởng trung bình, 4- Ảnh hưởng nhiều, 5- Ảnh hưởng rất nhiều)
    Sự liên quan giữa ngành học với công việc hiện tại giúp cho sinh viên có thể ứng dụng kiến thức đã học vào công việc thực tế, phát huy năng lực của mình và thuận lợi để phát triển xa hơn trong tương lai. Công việc hiện tại của cựu sinh viên Bách khoa có liên quan đến ngành học của họ khá cao (mean = 3.69), hay nói một cách khác, nhiều cựu sinh viên hiện đang làm việc đúng ngành nghề được đào tạo.
    Đánh giá chất lượng đào tạo từ góc độ cựu sinh viên
    Trong phần đánh giá chất lượng đào tạo, nghiên cứu này trình bày bốn khía cạnh: chương trình đào tạo, đội ngũ giảng viên, cơ sở vật chất và kết quả đào tạo. Thang đo Likert 5 điểm được sử dụng trong nghiên cứu này. Kết quả cho thấy giá trị ?~mean?T tập trung nhiều trong khoảng 3 ?" 4. Do đó, để thuận tiện cho việc nhận xét, chúng tôi đưa ra một số quy ước sau:
    -Mean < 3.00: Mức thấp (dưới trung bình)
    -Mean = 3.00 ?" 3.24: Mức trung bình
    -Mean = 3.25 ?" 3.49: Mức trung bình khá
    -Mean = 3.50 ?" 3.74: Mức khá tốt hoặc khá cao
    -Mean = 3.75 ?" 3.99: Mức tốt hoặc mức cao
    -Mean > 4.00: Mức rất tốt hoặc rất cao

    Chương trình đào tạo
    Chương trình đào tạo đóng vai trò hết sức quan trọng trong quá trình đảm bảo chất lượng. Có thể nói chương trình đào tạo là công cụ để tổ chức và quản lý đào tạo của nhà trường. Kết quả đánh giá của cựu sinh viên về chương trình đào tạo được trình bày ở Bảng 4.
    Bảng 4: Kết quả đánh giá về chương trình đào tạo
    Chương trình đào tạo MeanStd.Deviation
    Kiến thức quản trị kinh doanh rất cần thiết 3.71 1.020
    Đảm bảo đủ năng lực liên thông sau đại học 3.55 .857
    Phù hợp của kiến thức chuyên môn với công việc:3.36 .908
    Phương pháp kiểm tra theo năng lực và quá trình:3.35 .844
    Đánh giá, kiểm tra sát với chương trình đào tạo:3.11 .849
    Cấu trúc chương trình linh hoạt, thuận lợi 3.09 .956
    Nội dung chương trình được cập nhật, đổi mới.2.89 .929
    Chương trình đào tạo sát với yêu cầu công việc 2.78 .881
    Phân bố hợp lý giữa lý thuyết và thực hành 2.64 .878
    Mức độ hài lòng với chương trình đào tạo 3.28 .785
    (Ghi chú: 1 = hoàn toàn không đồng ý, 2 = không đồng ý, 3 = trung lập, 4 = đồng ý, 5 = hoàn toàn đồng ý).
    Nhìn chung cựu sinh viên khá hài lòng về chương trình đào tạo của nhà trường. Đặc biệt họ đánh giá khá cao ở yếu tố ?~đảm bảo đủ năng lực liên thông sau đại học (mean = 3.55). Kế đến là các yếu tố ?~sự phù hợp của kiến thức chuyên môn với công việc?T và ?~phương pháp kiểm tra theo năng lực và quá trình?T.
    Ngoài ra, khi đề cập tới yếu tố kiến thức quản trị kinh doanh có cần thiết cho người kỹ sư không thì kết quả cựu sinh viên trả lời là rất cần thiết (giá trị mean cao nhất = 3.71). Thực tế, việc trang bị kiến thức quản trị cho sinh viên kỹ thuật thường được xem nhẹ ở các trường đại học kỹ thuật vì các kiến thức chuyên môn kỹ thuật đã chiếm quá nặng trong chương trình học. Nhưng những cựu sinh viên được khảo sát cho thấy để làm tốt công việc của họ không những phải vững chuyên môn mà còn phải có thêm kiến thức quản trị để hoạch định, điều hành và quản lý công việc của họ.
    Bên cạnh đó, các cựu sinh viên đánh giá ở mức thấp (dưới trung bình) một số yếu tố trong chương trình mà họ đã học. Cụ thể là ?~chương trình đào tạo chưa có sự phân bố hợp lý giữa lý thuyết vào thực hành?T (mean = 2.64). Phần lớn họ chỉ ngồi trên ghế nhà trường và học lý thuyết, còn thời gian thực hành và đi thực tế thì quá ít. Muốn đảm bảo chất lượng, chương trình đào tạo phải phù hợp với yêu cầu người học, đáp ứng thị trường lao động và yêu cầu của phát triển kinh tế xã hội. Vì vậy, chương trình đào tạo cần phải được thiết kế sát với thực tế và thường xuyên cập nhật đổi mới. Nhưng thực tế, cựu sinh viên cho rằng chương trình đào tạo mà họ đã học chưa đáp ứng được các yêu cầu này (mean < 3.00).
    Đội ngũ giảng viên
    Đội ngũ giảng viên là người trung gian giữa kiến thức và sinh viên, chuyển tải những bài học cho sinh viên, dìu dắt sinh viên từng bước ứng dụng kiến thức vào thực tế. Vì vậy, quá trình dạy - học phải được tổ chức trên cơ sở lấy người học làm trung tâm. Bảng 4 mô tả kết quả đánh giá của cựu sinh viên về đội ngũ giảng viên.
    Bảng 4: Kết quả đánh giá về đội ngũ giảng viên
    Đội ngũ giảng viên Mean Std. Deviation
    Vững kiến thức chuyên môn 3.81 .759
    Kinh nghiệm thực tế nhiều 3.34 .953
    Dẫn dắt sinh viên ứng dụng thực tế 3.00 .869
    Phương pháp dạy sinh động, thu hút 2.89 .815
    Thường khảo sát ý kiến người học 2.54 .966
    Mức độ hài lòng với đội ngũ giảng viên: 3.28 .790
    (Ghi chú: 1 = hoàn toàn không đồng ý, 2 = không đồng ý, 3 = trung lập, 4 = đồng ý, 5 = hoàn toàn đồng ý).
    Nhìn chung cựu sinh viên cũng khá hài lòng về đội ngũ giảng viên của nhà trường. Cựu sinh viên đánh giá cao yếu tố ?~vững kiến thức chuyên môn?T của đội ngũ giảng viên nhà trường (giá trị mean cao nhất = 3.81). Thực tế, tiêu chuẩn để được tuyển chọn là giảng viên của nhà trường khá cao. Hơn nữa sau khi tuyển chọn về, các giảng viên lại tiếp tục được đào tạo ở trong và ngoài nước để nâng cao trình độ chuyên môn. Theo báo cáo của nhà trường trong đợt kiểm định chất lượng, tính đến thời điểm tháng 6 /2005 tỷ lệ đội ngũ cán bộ giảng dạy có trình độ sau đại học là 56%, trong đó trình độ tiến sĩ là 20%. Ngoài vững chuyên môn, người học cũng đòi hỏi người giảng viên có nhiều kinh nghiệm thực tế. Nhưng cựu sinh viên đánh giá yếu tố kinh nghiệm thực tế của đội ngũ giảng viên chỉ ở mức trung bình khá (mean = 3.34).
    Có hai yếu tố mà cựu sinh viên đánh giá thấp trong phần này là phương pháp giảng dạy của nhiều giảng viên chưa thực sự sinh động và thu hút (mean = 2.89) và phần lớn các giảng viên chưa khảo sát ý kiến người học (mean = 2.54). Hiện nay vẫn còn nhiều giảng viên giảng dạy theo phương pháp truyền thống: thầy giảng - đọc và trò ghi chép một cách thụ động. Cũng có nhiều giảng viên soạn bài trên phim trong và sử dụng máy chiếu (overhead projector), nhưng lúc giảng lại chỉ đơn thuần đọc những nội dung ghi trên phim trong nên làm cho không khí lớp học khá ?~buồn ngủ?T. Việc kết hợp nhiều phương pháp giảng dạy như bài tập nhóm, thảo luận và trình bày trên lớp, đóng vai,? được áp dụng còn khá ít. Ngoài Khoa Quản lý Công nghiệp chủ động tiến hành lấy ý kiến người học, nhà trường cũng tiến hành khảo sát lấy ý kiến người học thí điểm ở một số khoa trong trường. Thực tế, việc lấy ý người học cần phải do giảng viên chủ động thực hiện hơn là do Khoa hay Trường tiến hành thì mới mang lại ý nghĩa cải tiến chất lượng bài giảng cho môn học mà họ đảm trách. Nhưng nhiều giảng viên hiện nay vẫn chưa mạnh dạn hay còn e ngại trong việc khảo sát ý kiến người học.
  6. cocovespa

    cocovespa Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/09/2005
    Bài viết:
    19
    Đã được thích:
    0
    Cơ sở vật chất
    Cơ sở vật chất có vai trò quan trọng không kém trong việc đảm bảo chất lượng giảng dạy. Phòng học ổn định với trang thiết bị giảng dạy hiện đại có thể giúp cho giảng viên áp dụng được nhiều phương pháp giảng dạy sinh động và thu hút người học. Phòng thí nghiệm và thực hành có đủ những trang thiết bị cơ bản và hiện đại sẽ dễ dàng giúp cho sinh viên ứng dụng lý thuyết đã học vào thực tế, và phát huy tốt khả năng tư duy sáng tạo của sinh viên. Hệ thống thư viện với các phòng đọc rộng rãi và cung cấp nhiều tài liệu học tập và tham khảo sẽ giúp cho người học phát huy khả năng tự học và nghiên cứu khoa học. Bảng 5 mô tả kết quả đánh giá của cựu sinh viên về cơ sở vật chất hỗ trợ cho việc học tập và nghiên cứu của người học.
    Bảng 5: Kết quả đánh giá về cơ sở vật chất
    Cơ sở vật chất Mean Std. Deviation
    Phòng học rộng, thoáng mát 3.35 .956
    Tài liệu tham khảo phong phú, đa dạng 3.15 .946
    Thư viện, phòng học, sách báo phục vụ tốt 3.11 .962
    Trang thiết bị hỗ trợ giảng dạy tốt 3.04 .944
    Thiết bị thực hành, phòng thí nghiệm phục vụ tốt2.84 .955
    Mức độ hài lòng với cơ sở vật chất 3.12 .871
    (Ghi chú: 1 = hoàn toàn không đồng ý, 2 = không đồng ý, 3 = trung lập, 4 = đồng ý, 5 = hoàn toàn đồng ý).
    Nhìn chung, cựu sinh viên hài lòng ở mức trung bình đối với cơ sở vật chất hỗ trợ cho việc học tập và nghiên cứu khoa học. Phòng học rộng, thoáng mát là một trong những nhân tố giúp cả người dạy lẫn người học trong quá trình truyền đạt kiến thức và tiếp thu bài, và tạo điều kiện chủ động cho việc áp dụng nhiều phương pháp giảng dạy sinh động. Cựu sinh viên đánh giá yếu tố này cao nhất trong phần cơ sở vật chất (mean = 3.35).
    Yếu tố mà cựu sinh viên đánh giá thấp là thiết bị thực hành và phòng thí nghiệm (mean = 2.84). Số lượng phòng thí nghiệm, thực hành chưa đáp ứng được quy mô đào tạo. Thực tế một số phòng thí nghiệm thường xuyên phải hoạt động quá tải để đáp ứng nhu cầu số lượng sinh viên quá đông.
    Thực sự nhà trường cũng nhìn thấy những điểm hạn chế về cơ sở vật chất. Do đó, trong những năm gần đây, nhà trường đã từng bước nâng cấp và xây dựng một số phòng thí nghiệm cơ bản và theo chiều sâu để đáp ứng yêu cầu học tập và nghiên cứu khoa học không chỉ cho người học mà cả cho đội ngũ giảng viên. Ngoài ra, nhà trường cũng có những đầu tư lớn cho việc xây dựng các phòng học mới và hệ thống thư viện. Có lẽ nhiều cựu sinh viên do đã ra trường khá lâu nên không thấy được những đổi mới về cơ sở vật chất của trường trong vài năm gần đây. Do đó, mức hài lòng của cựu sinh viên về yếu tố ?~cơ sở vật chất?T thấp hơn so yếu tố ?~chương trình đào tạo?T và ?~đội ngũ giảng viên?T. Tuy nhiên, chúng ta cũng cần phải suy nghĩ thêm ở khía cạnh, do tốc độ phát triển kinh tế - xã hội nên đòi hỏi của người học về yếu tố này ngày càng cao.
    b]Kết quả đào tạo
    Đánh giá kết quả đào tạo là một khâu hết sức quan trọng trong quá trình phát triển công tác đào tạo ở bất kỳ cấp độ nào ?" bộ môn, khoa, trường hay bộ. Thứ nhất, chất lượng của sản phẩm đào tạo có năng lực nhận thức, tư duy đến mức nào và kỹ năng, kỹ xảo được đào tạo đạt đến mức nào. Thứ hai, những kiến thức và kỹ năng trang bị cho người học có đáp ứng được yêu cầu công việc hay không, thừa hay thiếu, và cần điều chỉnh như thế nào. Cựu sinh viên đánh giá về kết quả đào tạo được trình bày trong Bảng 6.
    Bảng 5: Đánh giá về kết quả đào tạo
    TT/Kết quả đào tạo Mean Std. Deviation
    1.Có lợi thế cạnh tranh trong công việc 3.95 .830
    2.Nâng cao khả năng tự học 3.75 .830
    3.Chịu áp lực công việc cao 3.70 .846
    4.Tư duy độc lập, năng lực sáng tạo 3.61 .825
    5.Thích ứng với môi trường mới 3.61 .796
    6.Kỹ năng phân tích, đánh giá và giải quyết vấn đề3.59 .808
    7.Kỹ năng chuyên môn tốt 3.47 .807
    8.Ứng dụng kiến thức vào công việc thực tiễn 3.32 .845
    9.Kiến thức và kỹ năng về quản lý/tổ chức công việc3.21 .832
    10.Thăng tiến nhanh trong tương lai 3.19 .818
    11.Làm việc trong môi trường đa văn hóa 3.17 .849
    12.Sử dụng tin học tốt 3.13 .976
    13.Tính chuyên nghiệp 3.13 .925
    14.Làm việc nhóm 3.10 .969
    15.Sử dụng ngoại ngữ tốt 2.66 .918
    16.Kỹ năng giao tiếp tốt 2.87 .955
    Mức độ hài lòng với kết quả đào tạo của trường 3.49 .735

    Nhìn chung, cựu sinh viên khá hài lòng với kết quả đào tạo của trường. Kết quả đánh giá chi tiết có thể tạm chia thành các nhóm yếu tố sau:
    -Nhóm yếu tố được đánh giá ở mức cao (mean = 3.75 ?" 3.95): ?~Có lợi thế cạnh tranh trong công việc?T và ?~Nâng cao khả năng tự học?T. Điều này có thể giải thích là nhờ có danh tiếng của nhà trường và phương pháp giảng dạy đòi hỏi người học phải tự nghiên cứu nhiều. Do đó, có thể xem đây là những thế mạnh của sinh viên Bách khoa.
    -Nhóm yếu tố được đánh giá ở mức khá cao (mean = 3.59 ?" 3.70): ?~Chịu áp lực công việc cao?T, ?~Tư duy độc lập, năng lực sáng tạo?T, ?~Thích ứng với môi trường mới?T, ?~Thích ứng với môi trường mới?T, và ?~Kỹ năng phân tích, đánh giá và giải quyết vấn đề?T. Đây cũng là một số thế mạnh tiếp theo của sinh viên Bách khoa.
    -Nhóm yếu tố được đánh giá ở mức trung bình khá và trung bình (mean = 3.10 ?" 3.47): ?~Kiến thức và kỹ năng về quản lý/tổ chức công việc?T, ?~Thăng tiến nhanh trong tương lai?T, ?~Làm việc trong môi trường đa văn hóa?T, ?~Sử dụng tin học tốt?T, ?~Tính chuyên nghiệp?T, và ?~Làm việc nhóm?T. Theo đánh giá của cựu sinh viên thì các yếu tố này chưa phải là thế mạnh của sinh viên Bách khoa.
    -Nhóm yếu tố được đánh giá ở mức thấp (mean < 3.00): ?~Sử dụng ngoại ngữ tốt?T và ?~Kỹ năng giao tiếp tốt?T. Đây là hai yếu tố được có thể xem như là điểm yếu của sinh viên Bách khoa hiện nay.
    Một số đề xuất cải tiến chất lượng
    Qua phân tích kết quả khảo sát chất lượng đào tạo từ góc độ cựu sinh viên, chúng tôi đề xuất một số kiến nghị dưới đây về chương trình đào tạo và đội ngũ giảng viên nhằm giúp nâng cao chất lượng đào tạo của nhà trường.
    ?Đối với chương trình đào tạo-
    Cần bổ sung thêm kiến thức quản trị kinh doanh trong chương trình học của các khoa kỹ thuật. Đứng trước xu hướng hội nhập kinh tế, các doanh nghiệp không chỉ đòi hỏi người kỹ sư có chuyên môn giỏi mà còn đòi hỏi họ có một số kiến thức và kỹ năng quản trị cơ bản. Do đó, chương trình học nên thiết kế một số môn học tự chọn về lĩnh vực quản trị kinh doanh để sinh viên có cơ hội trang bị thêm các kiến thức này.
    -Cần xây dựng mối quan hệ chặt chẽ và lâu dài với các doanh nghiệp vì nó sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho nhà trường/khoa trong việc tìm hiểu nhu cầu của người sử dụng lao động, thiết kế chương trình học sát với yêu cầu công việc thực tế. Có làm như vậy thì chương trình học mới thường xuyên được cập nhật và đổi mới phù hợp với nền kinh tế tri thức.
    -Cần phải cân đối hợp lý giữa thời lượng lý thuyết và thực hành trong chương trình đào tạo nói chung và từng môn học nói riêng. Khi có nhiều thời lượng thực hành sinh viên mới có thể dễ dàng trong việc vận dụng kiến thức và kỹ năng đã học vào thực tế, và qua đó phát huy tốt hơn khả năng tư duy sáng tạo. Ngoài ra, đối với các môn thực tập hay thực hành ngoài việc yêu cầu sinh viên tìm hiểu thực tế cũng cần đòi hỏi sinh viên phải tham gia một phần trong công việc thực tế dưới dạng dự án. Để đạt được điều này, các khoa cần phải phát triển nhiều dự án nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ cũng như xây dựng mối quan hệ tốt với các doanh nghiệp như đã nói ở trên.
    -Cần bổ sung thêm kỹ năng tin học, ngoại ngữ cho sinh viên và thay đổi cách đánh giá kết quả học tập hiện nay, vốn chỉ tập trung vào đánh giá kiến thức hơn là rèn luyện kỹ năng. Trong bối cảnh hiện nay, ngoài mục tiêu đào tạo nguồn nhân lực cho sự nghiệp công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước, chúng ta cần định hướng đào tạo nguồn lực để đáp ứng thị trường toàn cầu. Trước yêu cầu đó, sinh viên tốt nghiệp có kiến thức chuyên môn giỏi chưa đủ mà cần phải trang bị thêm nhiều kỹ năng khác như kỹ năng giao tiếp, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng quản lý/ tổ chức công việc, ngoại ngữ, tin học,..
    ?Đội ngũ giảng viên
    -Đổi mới phương pháp giảng dạy, chuyển từ thầy giảng trò ghi sang thầy hướng dẫn và trò chủ động học, tự nghiên cứu, tự tìm tòi kiến thức. Giảng viên nên kết hợp nhiều phương pháp giảng dạy và khai thác thành tựu của công nghệ thông tin nhằm vừa giúp bài giảng sinh động và vừa giúp sinh viên phát huy các kỹ năng quan trọng như kỹ năng phân tích và giải quyết vấn đề, kỹ năng thuyết trình, kỹ năng làm việc nhóm,?
    -Khuyến khích mỗi giảng viên tự lấy ý kiến người học về môn học mà mình phụ trách nhằm giúp họ tự điều chỉnh phương pháp và nội dung giảng dạy cho phù hợp. Kết quả lấy ý kiến người học do giảng viên thực hiện không nhất thiết phải công bố cho khoa hay trường, có như vậy giảng viên mới giảm bớt những e ngại khi lấy ý kiến người học. Về phía nhà trường/khoa cũng định kỳ khoảng 2-3 năm lấy ý kiến người học về các môn học trong chương trình đào tạo. Khi tiến hành khảo sát này, nhà trường/ khoa cần phải chuẩn bị nguồn lực và ngân sách thích hợp cho việc thu thập và xử lý dữ liệu.
    -Để nâng cao kinh nghiệm thực tế, nhà trường cần tổ chức các đợt tham quan thực tế trong và ngoài nước cho đội ngũ giảng viên. Các giảng viên ?~đầu đàn?T cần chủ động trong việc ?~kéo?T các dự án nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ về tổ/nhóm chuyên môn của mình để tạo cơ hội cho giảng viên trẻ tham gia. Đây chính là cơ hội để giảng viên trẻ tích lũy kinh nghiệm thực tế. Hơn nữa đây cũng là cơ hội để họ nâng cao thu nhập.

    Kết luận[/b]
    Mặc dù nghiên cứu này mới chỉ điều tra cựu sinh viên của 6 khoa trong trường ĐHBK Tp. HCM, nhưng phần lớn đây là các khoa lớn trong trường nên kết quả phân tích phần nào đã phản ánh một bức tranh tổng quát về chất lượng đào tạo của trường từ góc độ cựu sinh viên.
    Các yếu tố được cựu sinh viên đánh giá cao là tính liên thông của chương trình, giảng viên vững kiến thức chuyên môn. Bên cạnh đó vẫn còn một số yếu tố bị đánh giá thấp là chương trình đào tạo chưa có sự phân bố hợp lý giữa lý thuyết vào thực hành, chưa được cập nhật, đổi mới thường xuyên, chưa được thiết kế sát với yêu cầu thực tế; phương pháp giảng dạy chưa sinh động và giảng viên chưa khảo sát lấy ý kiến người học; phòng thí nghiệm, thực hành chưa thực sự phục vụ tốt cho công tác dạy ?" học và nghiên cứu khoa học. Kết quả đào tạo được đánh giá cao ở việc có lợi thế cạnh tranh trong công việc và nâng cao khả năng tự học, nhưng bị đánh giá thấp ở khả năng sử dụng ngoại ngữ và kỹ năng giao tiếp.
    Dựa trên cơ sở phân tích kết quả khảo sát, nghiên cứu đã đưa ra một số đề xuất về chương trình đào tạo và đội ngũ giảng viên nhằm nâng cao chất lượng đào tạo cho trường.
    Mặc dù nghiên cứu này mang lại nhiều thông tin tham khảo hữu ích cho việc cải tiến chất lượng đào tạo của trường, nhưng nó vẫn tồn tại một số hạn chế nhất định như đối tượng khảo sát mới tập trung vào 6 khoa và phương pháp lấy mẫu thuận tiện nên tính khái quát chưa cao. Trong bài viết này cũng chưa đưa ra sự so sánh giữa các khoa để xác định các yếu tố cần cải tiến cụ thể hơn cho từng khoa.
    Tài liệu tham khảo
    Nguyễn Đức Chính (Chủ biên) (2002), Kiểm định chất lượng trong giáo dục đại học, NXB Đại học Quốc gia Hà nội
    Schomburg, H., Baldauf, B., Teichler, U., and Winkler, H. (1993), Standard Instrument for Graduate Surveys, Center for Research on Higher Education and Work ?" University of Kassel ?" Germany
    Vroeijenstijn, A.I., Nguyễn Hội Nghĩa (người dịch) (2002), Chính sách giáo dục đại học - Cải tiến và trách nhiệm xã hội, NXB Đại học Quốc gia Tp. HCM


  7. meoconsg

    meoconsg Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/11/2004
    Bài viết:
    1.119
    Đã được thích:
    0
    cảm ơn anh coco. Anh có thể cung cấp cái link gốc của bài trên được không? có mấy bảng biểu số nhảy tùm lum nên đọc không hiểu gì cả.
  8. cocovespa

    cocovespa Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/09/2005
    Bài viết:
    19
    Đã được thích:
    0
    Đây cô em:
    http://www.oaq.hcmut.edu.vn/index.php?goto=mautailieu
    Chúc hiểu...
  9. meoconsg

    meoconsg Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/11/2004
    Bài viết:
    1.119
    Đã được thích:
    0
    Cảm ơn anh coco nhiều, vừa đọc xong. Cũng nhiều vấn đề đấy chứ.
    1.Tuy không hài lòng lắm về chất lượng đào tạo nhưng vẫn công nhận bằng cấp ảnh hưởng đến công việc và lương bổng hiện tại. Như vậy, ?othương hiệu? vẫn là cái được xem cao hơn.
    2. Phương pháp giảng dạy của nhiều giảng viên chưa thực sự sinh động và thu hút=> đúng. vì theo yêu cầu của trường, hình như cái chứng chỉ ?olý luận giảng dạy Đại học? không đủ để tạo nên cái skill cho giảng viên. Để đủ tạo sự thu hút, ngoài kiến thức còn phải có kinh nghiệm, năng khiếu (không biết đúng không) và sáng tạo. còn không, sẽ phải loay hoay ?ohọc lóm? để tạo ra phong cách cho chính mình.
    3.Sử dụng ngoại ngữ: đúng là không khen được.
  10. em-be

    em-be Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    12/05/2002
    Bài viết:
    1.570
    Đã được thích:
    0
    hihi cái này là LVTN của bạn em (Thoản)

Chia sẻ trang này