1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Bạn có kỹ thuật cá nhân điêu luyện ko?

Chủ đề trong 'Mỹ Thuật' bởi butsat, 13/03/2003.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. butsat

    butsat Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    02/04/2002
    Bài viết:
    1.547
    Đã được thích:
    0
    Bạn có kỹ thuật cá nhân điêu luyện ko?

    Trích từ:Tôi rất sợ phải rơi vào tình trạng nặng nề lý thuyết, vượt quá tầm hiểu biết của những anh em mới tham gia, dẫn đễn ngõ tắc và chỉ phục vụ nhu cầu của một số ít mà thôi, trong khi nhiều anh em vào đây xem chưa có nhiều kiến thức và thực hành. Họ xem cũng không hiểu và không tham gia được. Như vậy số lượng thành viên sẽ không được tăng lên. Nếu mình chỉ chú trọng tới những gì cơ bản, rồi thỉnh thoảng nâng lên, hoặc có những bài nghiên cứu thì hay hơn. Chia xẻ bài vẽ, ký hoạ, hoặc những tác phẩm tự mình làm được thì có lẽ sẽ làm cho không khí rôm rả, và hứng khởi hơn.

    Thể theo lời hiệu triệu của bác Cc, tôi lập topic này để bà con chia xẻ những kỹ thuật từ nhỏ nhất cho đến các kỹ xảo khi làm việc. Bởi học mỹ thuật thường giai đoạn đầu chủ yếu là tích luỹ kỹ thuật cá nhân, giai đoạn sau thì kỹ thuật và lý luận ngang bằng, giai đoạn cuối thì chủ yếu về nghiên cứu lý luận. Do đó kỹ thuật với người mới học rất quan trọng, và đã có rất nhiều huyền thoại về kỹ thuật cá nhân trong trường mỹ thuật công nghiệp chả khác gì trong bóng đá như: đổ một bóng đèn bằng thạch cao mỏng như tờ giấy, đi một nhát bút lông dài nửa mét mà ke tắp cả hai bên, đặt 2 tờ giấy can đè lên nhau mà cắt đứt tờ trên ko làm đứt tờ dưới, đè 6-7 lớp bột màu lên nhau mà vẫn ko bị lầy và mỏng gần như một lớp...rất nhiều, rất nhiều. Vậy chúng ta có thể chia xẻ với nhau ở đây.



    Buồn ngủ khi làm việc, làm việc khi buồn ngủ
  2. butsat

    butsat Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    02/04/2002
    Bài viết:
    1.547
    Đã được thích:
    0
    Để bắt đầu, tôi xin đóng góp kỹ thuật bồi bảng của tôi. Nghe có vẻ buồn cười nhưng trên thực tế, nhiều sinh viên học đến năm cuối mà ko bồi nổi một cái bảng cho nó tử tế chứ chưa nói gì đến đẹp hay là căng phẳng.
    Loại bảng bồi thông thường có khuôn khổ 40x60cm và 60x90cm. Loại giấy chúng ta hay dùng nhất là giấy hình hoạ, tức giấy Bãi Bằng nguyên khổ A0 hoặc khổ 79x118cm sửa đi. Còn hồ thì bây giờ thông dụng hồ dán Đông Đô và keo nước.
    Trước khi bồi nên xén giấy theo khổ trước, như thế bảng sẽ dễ bồi và đẹp hơn. Thường tôi chừa ra mỗi chiều thêm 4cm= tổng độ dày 2 cạnh bảng mỗi chiều ~ 2cm.
    Với loại hồ Đông Đô thì thời gian bôi phết lâu, nên tôi phết hồ lên cạnh bảng trước, một tay cầm hộp hồ đồng thời giữ bảng, tay kia vít chặt và miết theo cạnh bảng để hồ dàn mỏng và đều. Sau đấy mới làm ướt giấy và vuốt mép.
    Với keo nước thì chỉ việc bóp rồi kéo luôn nên tốn ít thời gian, tôi thường làm ướt giấy trước dải keo sau, trong thời gian giấy nở ra thì tranh thủ bôi keo. Làm như thế giấy có thời gian nở hết, bảng sẽ căng.
    Với loại bảng mới mua thường gỗ hút nước rất mạnh, nên phải bôi nhiều keo hồ gấp đôi bình thường, nếu ko khi khô sẽ bị tuột giấy.
    Loại bảng ngoại cỡ thì thường nên làm ướt giấy trước và phải bôi hồ nhanh tay, tốt nhất là dùng keo nước. Trước khi ốp giấy vào bảng nên làm ẩm thêm một lần để tránh cho giấy bị khô cục bộ một chỗ, sau dễ bị co hoặc thủng.
    Kỹ thuật làm ướt giấy cũng nhiều cách. Có người ưa ném cả tờ giấy vào bể nước hoặc dội cả xô nước lên giấy, nhưng như thế ko làm cho bảng căng hơn. Bởi như thế giấy bị ướt cả 2 mặt, và mặt dưới bị hút dính vào mặt bảng tất ko thể dãn nở được tối đa. Thông thường có thể dùng khăn ướt lau đều, vuốt trước 3 cạnh, cạnh cuối để xong xuôi hết rôi mới vuốt thì giấy ko còn chỗ co, bảng sẽ căng hết mức, lúc khô búng lên kêu như trống là được. Nếu được thì các bạn nên sắm một hộp xịt nước, như thế tiện hơn ít nhiều mà ko phải giữ ẩm cho khăn.
    Với loại giấy hình hoạ thì dễ bồi rồi. Nhưng một số loại giấy như giấy trắng Đức (2500+3500VND /tờ) rất bở. Nếu vuốt nhiều sẽ bị nổi vẩy ghét hoặc bục giấy, với loại này thường ko nên miết cố mà nên nâng mép giấy lên rồi áp xuống kéo, dễ căng hơn. Có loại giấy như giấy báo tuy mỏng mà rất dai, dễ bồi và thường để vẽ bột màu, loại giấy này ngậm màu rất tốt.
    Có một số kỹ thuật khó hơn như bồi giấy ghép, nghĩa là phải dán các tờ giấy rời vào nhau rồi để khô, sau đó mới bồi lên bảng. Thường bồi loại này nên làm ẩm giấy vừa đủ chứ ko nên làm ướt sũng, dễ bị rời giấy tại chỗ nối. Loại bồi khác cũng rất chuối là các bài phối cảnh in từ máy ra, nếu vuốt nước sẽ bị loang nhoè mực. Các bạn kiến trúc, nội ngoại thất...nói chung dân thiết kế kỹ thuật hay gặp phải loại này. Lúc đó có thể lót giấy rồi dùng bàn là là cho giấy nở ra rồi vuốt hồ cũng được, nghĩa là bồi khô. Nếu đã có thâm niên trong nghề bồi bảng, bạn có thể bồi lần lượt nhiều tờ giấy lên cùng một bảng dùng đi thiết kế hoặc chép kiến trúc di động rất tốt, vẽ xong thì khéo léo xén bóc lớp trên ra, nhưng cách này hơi mất thời gian, có lẽ ngày nay ko thông dụng.
    Mùa hè bồi giấy rất thích vì trời khô nóng và nhiều gió, tuy nhiên ko nên nóng vội mà phơi bảng vừa bồi ra ngoài nắng to, bảng sẽ bị nổ đánh "Bộp!", tiêu tờ giấy. Bồi mùa ẩm ướt, nhất là trời nồm thì giấy lâu khô hơn, có thể tuỳ nghi sưởi cho nhanh, còn quạt thì ko ăn thua vì trong không khí toàn nước.
    Trên đây là chút kinh nghiệm của tôi, bà con nào biết thêm những kỹ thuật hay hơn thì bổ xung cho mọ người cùng học hỏi. Canh thiu!
    Buồn ngủ khi làm việc, làm việc khi buồn ngủ
  3. Chuot_Con

    Chuot_Con Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    14/01/2002
    Bài viết:
    894
    Đã được thích:
    0
    Một kinh nghiệm nhỏ tôi hay dùng khi vẽ tranh phong cảnh ngoài trời hay trong nhà là dùng giấy báo. Giấy báo mua ở đâu cũng có. Mua một tờ báo là có mấy tờ liền, dùng thả phanh. Đặc tính của giấy báo là nó giữ độ ẩm lâu, rất cần thiết khi vẽ bột màu, làm cho màu nhuyễn và tạo nên những màu trung gian, làm nó dung hòa dễ hơn.
    Bảng vẽ chỉ cần vừa hoặc rộng hơn một tí chiều rộng của tờ báo. Nếu có 2 miếng, dính với nhau bằng vải bạt cứng, hoặc vải hồ thì tốt hơn, vì khi đi xe đạp mang tranh về, sẽ có cái giữ cho tranh khỏi bẩn ra người và làm hại "tác phẩm" của mình. Không cần phải bồi giấy, xong chỉ cần bốn vòng giây chun, độ căng vừa phải với chiều cao/rộng của bảng vẽ.
    Trước khi vẽ, căng hay giây chun lên bảng trước, để ở sát mép của bảng, xong đặt giấy báo lên bảng, tưới nước lên mặt trên mà thôi. Dùng bút lông to hoặc mép của bàn tay, phía ngón tay út (lâu tôi quên không biết tiếng Việt gọi là gì), thấm ướt tay với nước và vuốt cho hết không khí ở dưới giấy ra. Khi giấy đã phẳng trên mặt, kéo 2 cái giây chun ở mép bảng vào giữ hai chiều của giấy. Căng tiếp hai giây chun còn lại vào hai mặt kia. Khoảng cách chỉ cần vừa đủ choán vào mép giấy (khoảng 1-2cm là vừa đủ).
    Vẽ ngay trong khi giấy còn ướt. Trong khi vẽ, nếu giấy khô đi thì rội nước lên, cho ướt lại.
    Tốt nhất là mua màu đã nhuyễn trong túp. Nếu không có thì phải dùng keo da trâu. Keo phải pha với nước nóng, để nguội, đóng vào hộp trước. Chỉ nên pha vừa đủ dùng trong một ngày mà thôi, vì để lâu, keo lên mùi rất khó chịu.
    (Canh có mùi).
  4. hau_k5

    hau_k5 Thành viên quen thuộc Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    12/05/2002
    Bài viết:
    749
    Đã được thích:
    0
    cám ơn , mọi ngưòi nêu những kỹ thuật rất cơ bản và bổ ích
    nhưng cho tôi hỏi một chú về kỹ thuật kí hoạ, hay nói cách khác là cách để nhớ đặc điểm nhân vật, nhớ tối giản mà lại không thiếu , còn việc nhìn chằm chằm vào mặt thì nghe hơi thô
    thân.
    neu vote thi hay vote 1. thanhk!
    minimalista
  5. Chuot_Con

    Chuot_Con Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    14/01/2002
    Bài viết:
    894
    Đã được thích:
    0
    Theo tôi, vẽ lại bằng trí nhớ rất khó. Có người có "graphic memory" (trí nhớ hình ảnh) thì có thể làm được vì họ chỉ cần lôi bức tranh ở trong não ra và vẽ lại. Người không có khả năng này làm rất khó. Đặc điểm của từng bộ mặt hay gợi cho người quan sát một cảm quan - hay định nghĩa về tính cách (thông qua những kinh nghiệm và số hình ảnh + định nghĩa trữ trong não). Tuy cái này giúp cho mình quan sát và "bắt bóng" đối tượng dễ hơn, song nó gây cho hai hình ảnh bị hoà nhập, gây rối loạn khi mình dùng .. bộ nhớ để nhớ lại khuôn mặt đã nhìn thấy. Rất nhiều chi tiết bị thiếu hụt khi mình làm như vậy. Cách tốt nhất là một cái sổ con, bút chì nhỏ, đứng xa hoặc đứng ở bên mặt, ghi lại những chi tiết cần thiết. Đặc tính của mỗi người là ở tỷ lệ khác nhau giữa các phần (ví dụ: gò má cao, mắt nhỏ, mũi ngắn, môi dày v.v.. ). Tập ký họa các chân dung mình nhìn thấy trong báo chí, hoặc họa báo trước cho đến khi thành thục, rồi thử một vài người bạn trước, trước khi đi ra ký nhanh người lạ.
    Được chuot_con sửa chữa / chuyển vào 03:16 ngày 14/03/2003
  6. tidenbz

    tidenbz Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    10/06/2001
    Bài viết:
    979
    Đã được thích:
    0
    "bồi" giấy là sao, ai chỉ cho tui với
    Em học graphic design nên chỉ biết in lụa, in khắc gỗ, vẽ sơn dầu linh tinh thôi. Có 1 cách transfer hình ảnh hoặc text từ 1 bản in sang 1 surface khác rất hay (gọi là rub down text)
    LÀm như sau
    in chữ ngược chiều (trong photoshop hoặc illustrator dùng lệnh reflect)
    Quét sơn móng tay lên mặt o có chữ
    đặt tờ giấy trắng o dưới, dùng bút bi hết mực chà mạnh
    Cái technique này em hay dùng khi làm collage (tranh ghép giấy)
    T I D E N B Z
  7. butsat

    butsat Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    02/04/2002
    Bài viết:
    1.547
    Đã được thích:
    0
    Gửi bác Cc:
    Vẽ tranh bột màu bằng giấy báo cũng tốt, nhưng để đi vẽ xa thì chưa được cơ động. Ko biết London chỗ bác ở có loại giấy bìa vàng ko? chứ ở đây đi vẽ chỉ cần mang loại ấy theo, đến nơi thì lấy đinh gim cắm vào, vẽ thoải mái mà ko bị cong vênh nhăn nhúm gì cả.
    Gửi Tidenbz:
    "Bồi giấy" hay "bồi bảng" nghĩa là dán mép giấy lên một mặt phẳng mà thường là bảng gỗ hoặc carton. Nhưng nếu chỉ dán ko thì giấy ko được thật căng phẳng, nên người ta nghĩ ra cách làm ướt giấy, như thế các sợi kết cấu giấy sẽ nở trùng ra, diện tích giấy tăng lên, rồi người ta dán mép giấy vào cạnh bảng khi giấy còn đang ướt. Đến khi giấy khô, các sợi co lại làm diện tích bị thu hẹp, nhưng vì các phía của tờ giấy đã bị dính vào mép bảng nên ko co lại được như cũ nữa--->làm cho mặt giấy căng ra.
    Kỹ thuật in tranh của bạn hay lắm. Ngày còn nhỏ tôi cũng "phát minh" ra một cách thế này: Lấy bút hết mực vẽ lên một tờ giấy bất kỳ, rồi sau đó lấy chì đậm chà trực tiếp lên hình vừa vẽ, chì ko xuống được các kẽ giấy tạo bởi nét bút hết mực và sẽ tạo thành hiệu quả thị giác khá hay. Thử xem, dễ lắm!
    Gửi bác Hau_k5:
    Theo tôi cách để nhớ đặc điểm nhân vật trước hết là phải biết đặc điểm nhân vật đã, nghe đơn giản nhưng ko phải ai cũng làm được. Vì thực ra người thường có thể nhớ được chân dung người này người kia là mũi to hay trán cao..., nhưng cụ thể cao, to như thế nào thì phụ thuộc vào hiểu biết về giải phẫu và kinh nghiệm vẽ thực của người vẽ, hiểu biết ấy là nắm lấy độ thật của khối và khác sự nhớ thuần tuý về hình ảnh của người ko luyện kí hoạ. Vì vậy theo tôi là sau khi đã nghiên cứu đủ giải phẫu và có kinh nghiệm kí hoạ nhất định thì có thể quan sát kĩ mẫu rồi theo trí nhớ mà vẽ, và quan trọng là ta có thể quan sát kĩ tới mức nào, bởi nhiều người kí hoạ theo quán tính, cứ nhìn một cái là vẽ ngay mà ko quan sát đặc điểm của mẫu trước. Phải "vẽ cái mình quan sát được chứ ko phải vẽ cái mình nhìn thấy".
    Buồn ngủ khi làm việc, làm việc khi buồn ngủ
  8. butsat

    butsat Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    02/04/2002
    Bài viết:
    1.547
    Đã được thích:
    0
    Riêng phần kỹ thuật về chất màu ( hue ) và keo thì post riêng ra đây cho bài đỡ dài.
    Keo thông dụng ở ta có 3 loại: Keo da trâu, keo đường và keo gôm.
    Keo da trâu là loại keo cổ điển có dạng hạt cứng. Muốn dùng phải nấu bằng nước sôi. Keo sánh, độ kết dính cực cao. Thậm chí mùa đông nếu dùng keo da trâu đặc mà để bút lông trên palettte ko rửa ngay còn có thể bị dính chặt bút vào mặt palette, dính chả kém gì hồ dán. Keo da trâu ưu điểm mạnh nhất là thắm màu nên thường dùng để vẽ tranh nhưng hay bốc mùi nên ít khi để làm bài tập nghiên cứu cơ bản hoặc bài nghiên cứu kéo dài. Tuy nhiên nếu khi nấu keo xong cho rượu mạnh vào thì keo sẽ giữ được rất lâu mà ko bị mùi khó chịu, nhất là mùa hè.
    Keo đường thì hình thức giống hệt đường kính trắng. Nấu bằng nước nóng, muốn keo thật trong thì cẩn thận nấu lại 2 lần. Keo đường ko thắm màu như keo da trâu nhưng lại ko bao giờ bị bốc mùi. Tuy nhiên nếu keo đặc quá thì màu bị ánh bóng lên dạng tinh thể, hoặc để lại vết bút. Keo đường nếu nấu thật đặc thì ta có ngay một lại keo dán nước khá mạnh. Keo đường nguyên chất mua trên Sinh Từ khoảng 2000VND/lạng về nấu lên dùng dần cả năm ko hết, mua ở cổng trường 2000/lọ vừa loãng vừa đục vừa ít, đắt lòi pha.
    Keo gôm thì có dạng thỏi như nhựa thông, trong màu và thắm như keo da trâu, ưu điểm ko bốc mùi giống như keo đường--->có lẽ là loại keo lý tưởng.
    Còn về chất màu thì có một số loại: Màu bột ( gouache ), màu tempera ( màu nghiền sẵn với keo ), màu "Oát" ( như tempera nhưng rất nhiều keo, hay bị bạc màu và khó dàn được mỏng ). Nếu vẽ tranh bột màu mà dùng màu nghiền sẵn cũng được nhưng ko tiện pha màu theo ý muốn. Bột màu có cái bất tiện là khi vẽ phải nghiền với keo nên nếu ngại thì các bạn có thể nghiền màu với keo sẵn, khi vẽ chỉ việc hoà với nước. Cách khác là nghiền màu với rượu và lòng trắng trứng để tạo thành một loại tempera tự chế, cách này màu thắm tuyệt vời nhưng để lâu thì màu bốc mùi hơi ghê. Cách này được các hoạ sĩ Trung Quốc khá ưa chuộng. Có nhiều người vẫn thích vẽ bột màu nguyên vì nó trong và pha được nhiều màu lạ, nhưng do ngại pha keo nên thường màu bị hỏng nhanh. Có người thích vẽ bút pháp kiểu trát cả tảng màu lẫn lộn lên mặt tranh, gọi là "đứng bút", nhìn rất sướng nhưng tranh nhanh bị hỏng vì màu bột ko kết dính tốt như acrylic hay sơn dầu.
    Còn việc dội nước lên mặt tranh bột màu nếu giấy khô thì còn tuỳ độ khô của giấy. Nếu thực sự vẽ cách buổi thì bất đắc dĩ mới nên xịt nước cho giấy đủ ẩm để cho có độ cộng hưởng màu đỡ bị vôi hóa thôi, chứ dội nước lên bài thì chắc chắn màu sẽ xỉn đi trông thấy, chỉ tươi nhất thời lúc dội nước thôi. Tốt nhất nên vẽ xong ngay vì bột màu là chất liệu thích hợp với tốc độ hơn là thâm diễn, càng vẽ nhanh tranh càng trong, càng đẹp.
    Trên đây là một số kỹ thuật về keo và màu nhưng chủ yếu dùng cho hội hoạ. Còn để đi thi hoặc làm bài tập thì lại khác, tuỳ nghi di động.
    Buồn ngủ khi làm việc, làm việc khi buồn ngủ
  9. Tieu-Linh-Vu

    Tieu-Linh-Vu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/01/2003
    Bài viết:
    235
    Đã được thích:
    0
    Hì, cách bồi giấy cũng hay quá, hoá ra cái mà mọi khi em làm chưa thể gọi là bồi được. Cả cái vụ keo đường nữa chứ hôm nào em cũng phải đi mua về mà nấu mới được.
    Anh butsat ơi, thế để đi thi thì thế nào, lại khác là khác thế nào, em sắp thi rồi, giúp em đi.
  10. DACAM

    DACAM Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    01/04/2002
    Bài viết:
    1.223
    Đã được thích:
    0
    Hê hê còn tôi xin đóng góp kỹ thuật chì màu của tôi.Để có được lớp màu min như in và màu tươi ko bị bạc tôi thường kiếm một cái bút bi cùng với màu mình định tô đánh sơ qua một lớp lót(tất nhiên phải nhẹ tay và phải quán xuyến được sắc độ của bút bi)sau đó lấy chì màu đánh đè lên bề mặt như vậy sẽ dấu được vết bút bi và ta có một lớp màu min như in.Một cách khác cho ta bề mặt của lớp màu hoàn hảo hơn nhưng hơi khó đó là vẽ lót một lớp thuốc nước sau đó vẽ tinh lại bằng chì màu.Kỹ thuật này tôi thường sử dụng khi vẽ tả bằng thuốc nước(tất nhiên tôi mới chỉ sử dụng trong những bài chuyên ngành tả chất liệu của mình,chưa thử vẽ tranh bao giờ bởi nhược điểm của nó là làm giảm độ rung cảm bút pháp và độ trong trẻo của thuốc nước).
    Nếu để vẽ tranh tôi nghĩ nên vẽ lót thuốc nước sau đó cài phấn màu(loại pastel ko dầu)lên bề mặt như vậy ta có một bề mặt rất xốp và lớp lang của màu rất nhuyễn.
    DACAM

Chia sẻ trang này