1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

bạn có là người đứng ngoài cuộc ??

Chủ đề trong 'Đại học Bách Khoa TpHCM' bởi hamas, 13/02/2003.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. nhatpc

    nhatpc Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    10/12/2001
    Bài viết:
    1.101
    Đã được thích:
    0
    Quan hệ xã hội tại Mỹ
    Trong quá trình thảo luận những nguyên nhân và lý do Mỹ phát động chiến tranh, chúng ta không thể không đề cập tới các động cơ kinh tế và địa lý chiến lược mang tính toàn cầu. Tuy nhiên, hiện nay đã xuất hiện một nhân tố khác không kém quan trọng như yếu tố chính trị - đó là các mối quan hệ xã hội tại Mỹ và những đe doạ của nó đối với giai cấp tư bản.
    Trong suốt thập kỷ qua, các nhà hoạch định chính sách Mỹ đã hết sức quan ngại trước dấu hiệu ngày càng gia tăng của sự suy tàn thống nhất xã hội. Samuel Huntington, tác giả cuốn ''Mâu thuẫn giữa các nền văn minh'' -The Clash of Civilizations - từng cảnh báo, chiến tranh lạnh kết thúc sẽ làm suy yếu các yếu tố nuôi dưỡng sự ủng hộ đối với nhà nước. Theo Huntington, hiện dường như vẫn chưa tồn tại bất kỳ quan niệm thực sự về cái gọi là lợi ích quốc gia nhằm thu hút sự ủng hộ của mọi tầng lớp xã hội Mỹ. Tuy nhiên, vấn đề Huntington nêu ra không mang tính tư tưởng chủ đạo. Nó đơn giản chỉ bắt cội từ sự xung đột xã hội ngày càng gia tăng ngay trong xã hội Mỹ. Như vậy, giai cấp tư bản Mỹ ngày càng khó có thể che giấu được sự bất bình đẳng xã hội đặc thù trong xã hội Mỹ hiện nay. Sự tập trung của cải vào một bộ phận rất nhỏ trong thành phần dân số chính là một vấn đề xã hội hiện nay tại Mỹ cho dù các phương tiện truyền thông không ngớt lời ca ngợi sự giàu có và phong cách sống của người Mỹ.
    Sự xói mòn của các tiêu chuẩn dân chủ và tình trạng hoạt động sai chức năng của chính giới Mỹ chính là nguyên nhân dẫn tới sự phân cực xã hội. Trong năm 2000, lần đầu tiên kể từ cuộc nội chiến, Mỹ không thể đưa ra một giải pháp dân chủ trong bầu cử. Cuối cùng, các nhà tài phiệt Mỹ đã chi phối và dường như chọn ra tổng thống cho toàn thể nước Mỹ.
    Mỹ đang bị phủ mây đen bởi hàng loạt các vấn đề xã hội mà thể chế chính trị hiện nay không đưa ra được câu trả lời. Với hệ thống 2 đảng thay nhau cầm quyền hiện nay, không một thành viên chính đảng nào lại không bị chi phối và thập chí lệ thuộc vào sự hỗ trợ tài chính của các nhà tài phiệt, các đối tượng chắc chắn không thể đại diện cho toàn bộ tầng lớp nhân dân. Làm sao có thể giải thích được tâm trạng mâu thuẫn và băn khoăn của hàng triệu người Mỹ trước tình hình giới lãnh đạo nước này đang ráo riết phát động chiến tranh chống Iraq.
    Cuộc khủng hoảng kinh tế hiện nay đã làm trầm trọng hơn mối bất hoà giữa giai cấp công nhân và tầng lớp thống trị. Những vụ scandal công ty gần đây có sự dính líu của nhiều VIP trong giới lãnh đạo Mỹ có thể đe doạ chuyển cuộc khủng hoảng kinh tế thành cuộc khủng hoảng tổng thể về giai cấp ở Mỹ. Chính quyền Bush hy vọng, những thành công vang dội của Mỹ ở nước ngoài một phần nào sẽ làm sao nhãng mối quan tâm và lo ngại về cuộc khủng hoảng trong nước. Tuy nhiên, lịch sử đã đưa ra nhiều điển hình về những thảm hoạ đối với chế độ ********* muốn phát động chiến tranh để che dấu những thối nát trong nước. Các chính phủ như vậy thường kê đơn thuốc chiến tranh cho cơn đau ốm của nền kinh tế trong nước. Tuy nhiên, điều đó sẽ làm căng thẳng thêm cho những xung đột xã hội và gây ra một chuỗi phản ứng phụ.
    Hành động ráo riết chuẩn bị phát động chiến tranh của chính quyền Bush đã gợi lên hàng loạt câu hỏi về chính trị và đạo đức. Thứ nhất, các chính sách của chính quyền Bush không chỉ là sai lầm mà còn là tội ác. Tất cả những người chịu trách nhiệm không đơn thuần là những cá nhân lỡ lầm mà là kẻ tội phạm chính trị. Tuy nhiên, đặc tính tội phạm của các chính sách của chính quyền Bush bắt nguồn từ đặc thù tội phạm của chủ nghĩa đế quốc.
    Những vụ scadal công ty bị phanh phui mới đây mang trong nó một vấn đề xã hội mới tại Mỹ. Giới tư thương Mỹ tích luỹ tư bản, của cải thông qua hành động bòn rút và tước đoạt có hệ thống và cố ý các nguồn lực xã hội, tài chính và công nghiệp. Hành động của nhiều ông chủ các tập đoàn lớn Mỹ được hiểu bằng một câu nói của Caesar như sau: ''Tôi tới, tôi thấy, tôi lấy''. Giới tư sản Mỹ muốn kiểm soát đựơc nguồn dầu mỏ của Iraq và sự định ''ăn trộm'' nó bằng cách giúp đỡ chính phủ tăng cường lực lượng quân sự và ủng hộ tấn công Iraq.
    Cuối cùng, trọng tâm của các cuộc đấu tranh, biểu tình chống chiến tranh vẫn là sự tổ chức và huy động của giai cấp công nhân, tầng lớp lao động với tư cách là một lực lượng chính trị độc lập.
    Tài liệu tham khảo:
    1. PovertyNet, Poverty Reduction and the World Bank, World Bank Executive Summary.
    2. The Anatomy of the Nuremberg Trials (New York, 1992), p. 641.
    3. Ibid, p. 51.
    4. Ibid, pp. 51-52.
    5. Stanley Weintraub, MacArthur?Ts War: Korea and the Undoing of an American Hero (New York, 2000) pp. 253-54.
    6. Foreign Affairs, vol. 70, no. 1, 1991, p. 33.
    7. Writings of Leon Trotsky 1933-34 (New York, 1998) p. 302.
    8. New York, 1991. pp. 210-11.
    9. New York, 2002, p. 153
    (Trần Kiên - Biên dịch)
  2. whisper

    whisper Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    12/12/2001
    Bài viết:
    1.773
    Đã được thích:
    0
    Không khí chiến tranh có lẽ sắp đến gần lắm rồi, không biết Mỹ sẽ đánh Iraq vào lúc nào nữa đây!!!!
    whisper@
  3. vikings

    vikings Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/10/2002
    Bài viết:
    81
    Đã được thích:
    0
    Hổng biết Mỹ đánh Iraq thì bên VN còn bán bánh mì không ? Quan tâm nhiêu đó được rồi. :D
  4. whisper

    whisper Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    12/12/2001
    Bài viết:
    1.773
    Đã được thích:
    0
    Còn đây là một ý kiến khá trái ngược của người đọc :
    Các ý kiến bình luận toàn nghiêng về phía Iraq
    Tôi thấy tất cả các bài báo bình luận về Mỹ toàn là nghiêng về phía Iraq thôi. Có lẽ những lá thư bạn đọc viết ủng hộ Mỹ đã bị toà soạn bưng bít và giấu đi rồi! Mọi người chỉ lo chửi Mỹ một cách mù quáng, nhưng không biết họ có đầu óc nghĩ xa hơn một chút là nếu không đánh Iraq thì sẽ có hòa bình thật sự hay không?
    From: toi day
    To: thegioi@vnexpress.net
    Sent: Saturday, February 22, 2003 6:44 AM
    Subject: Xin gop y cung toa soan
    Hay là Iraq tiếp tục phát triển vũ khí giết người hàng loạt, rồi một ngày nào đó sẽ đủ sức sẽ tấn công các nước láng giềng. Còn tệ hại hơn nữa là sẽ cung cấp vũ khí đó cho bọn khủng bố! Lúc đó mọi người có thấy đó là hoà bình không hay là do mình đã nhắm mắt ủng hộ Iraq.
    Xin quý toà soạn hãy ngừng tuyên truyền và bưng bít đi. Hãy dùng sự công bằng và vô tư của nhà báo để đăng hết những lá thư gửi tới toà soạn, chứ đừng chỉ chọn những bài tuyên truyền.
    Trích từ VnExpress
    http://vnexpress.net/Vietnam/Ban-doc-viet/2003/02/3B9C5440/
    whisper@
  5. pajero

    pajero Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    06/12/2002
    Bài viết:
    924
    Đã được thích:
    0
    Theo em nghĩ chuyện đó là của mấy ông nước lớn mình chả thể nào có tiếng nói gì được . Trâu bò húc nhau ruồi muỗi chết chết ở đây là nước ta, cụ thể hơn là nông dân ta. Hiện nay ta xuất khẩu hơn 900 ngàn tấn gạo cho Iraq, nếu có chiến tranh ta sẽ phải bán số gạo đó cho ai, nông dân sẽ là người lãnh đủ miểng bom đạn từ chiến trường cách xa nửa vòng trái đất.
    Từ khi LHQ cấm vận Iraq, ta là 1 trong số những nước được nhiều lợi lộc từ chương trình đổi dầu lấy lương thực của Iraq : ta xuất khẩu qua nó : gạo, nhựa, hàng tiêu dùng, hàng nhu yếu phẩm, sản phẩm công nghiệp như ô tô buýt, vỏ bánh xe, sắt thép,....
    Nếu chiến tranh xảy ra thì nền kinh tế nước ta cũng bị thiệt hại. Bây giờ Iraq bị cô lập chỉ còn 1 số rất ít nước chơi với nó trong đó có ta nên nó cho ta buôn bán.Cũng như bây giờ ta đang làm ăn với Cuba vậy.Thử hỏi sau khi chiến tranh kết thúc, 1 chế độ thân Mỹ lên nắm quyền thì ta sẽ được lợi lộc gì hay bị đá văng ra khỏi thị trường truyền thống và nhường chỗ cho những thằng thân Mỹ như Thái Lan, Inđô....???
    Do vậy, dù không ra mặt chống Mỹ ta cũng phải lén lút ủng hộ Saddam Hussein thôi. Chuyện nó đe doạ ai ở xứ Trung Đông thì kệ nó, mình chỉ cần quan tâm đến nồi cơm của mình là được rồi.
    Mấy dòng thiển ý, chả biết có ai ủng hộ không nữa ???
    Em nói rằng em chưa biết yêu
    Ngây thơ như mây trắng ban chiều
    Mây trắng-chiều nay sao lại khóc ?
    Biết rồi-mây trắng khóc vì yêu
  6. vikings

    vikings Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/10/2002
    Bài viết:
    81
    Đã được thích:
    0
    Nghe nói Mỹ bỏ cường quốc số 1 về quân sự của Châu Âu là Pháp 1 thế hệ vũ khí = 15 năm, bỏ các nước trung binh như Pakistan, Iraq 2 thế hệ. Còn VN thì ... :-D. Cho nên, có lẽ theo Mỹ chắc ăn hơn theo Iraq, giống như đá gà chấp cựa vậy. Cầu trời cho nó đừng wánh VN thân iu.
  7. pajero

    pajero Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    06/12/2002
    Bài viết:
    924
    Đã được thích:
    0
    Vikings sai rồi, cường quốc số 1 về vũ khí của Tây Âu là Đức, cường quốc về kinh tế thì cũng là nó luôn.Riêng cái anh Pháp thì là vấn đề sĩ diện nên lâu lâu cũng ưa chọt lại anh Mỹ vài cái cho đỡ tủi thân thôi
    Mỹ đang bị cạnh tranh gay gắt về kinh tế nên mượn con bài chiến tranh để hù dọa các nước đối thủ. Điển hình gần đây có các cuộc chiến tranh : chuối, thép, ô tô với EU, Nhật mà cuối cùng Mỹ phải xuống nước vì đuối lý do mấy nước kia ngang ngửa với MỸ . Chỉ có nước ta yếu đến nỗi thua cuộc trong chiến tranh cá basa với Mỹ .
    Kẻ thù của kẻ thù là bạn ta cứ quán triệt tinh thần này mà chơi Mỹ thôi.
    Có ai biết lý do chính của cuộc viếng thăm VN của Fidel Castro không ???
    Em nói rằng em chưa biết yêu
    Ngây thơ như mây trắng ban chiều
    Mây trắng-chiều nay sao lại khóc ?
    Biết rồi-mây trắng khóc vì yêu
  8. whisper

    whisper Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    12/12/2001
    Bài viết:
    1.773
    Đã được thích:
    0
    Hừm, Mỹ sắp đánh Iraq tới nơi rồi, không biết Iraq cầm cự được bao lâu nhỉ???
    whisper@
  9. NangSaiGon

    NangSaiGon Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    11/06/2002
    Bài viết:
    383
    Đã được thích:
    0
    Dzạ đã ... và đang đánh rùi ạ ... chỉ dân thường là khổ thui ... hix hix
    Cảm ơn đời mỗi sớm mai thức dậy (*!*)
    Ta thêm được ngày nữa để yêu thương (^.^)
  10. chec

    chec Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    17/01/2002
    Bài viết:
    884
    Đã được thích:
    0
    .....
    Hàng thiên niên kỷ nay, Iraq đã bị xâm lược và họ đều chống lại, từ người Assyria cho đến đế chế Anh, bị lật đổ năm 1958.
    Iraq từng chiếm vị thế quan trọng trên thế giới từ hàng nghìn năm trước. Lãnh thổ nước này, nằm giữa sông Tigris và sông Eupharate, là chiếc nôi của nền văn minh. Chính vua Babylon hồi thiên niên kỷ thứ ba trước công nguyên đã sáng tạo ra Luật Hammurabi, nguồn gốc của hệ thống luật pháp phương Tây. Tuy nhiên, lịch sử Iraq cũng ghi lại rằng Babylon là vùng đất của lịch sử giao tranh giữa các đế chế, bạo lực và các cuộc xâm lược thất bại.
    Vua Nebuchadezzar xây dựng Babylon và phá hủy đền thờ Solomon vào năm 586 trước công nguyên. Đội quân của đại đế Alexander đã quét qua Iraq về hướng tiểu lục địa Ấn Độ vào thế kỷ thứ 4 sau công nguyên.
    Sau đó, người Hồi giáo có mặt từ Mecca qua Iraq về hướng châu Âu và bị các chiến binh Thiên chúa giáo đẩy lùi trong cuộc thập tự chinh hồi thế kỷ 11-12. Saladin, thần tượng của thế giới Ảrập, sinh ra tại thành phố Tikrit, quê hương ông Saddam Hussein, đã chặn bước tiến của đội quân chữ thập đến từ Jerusalem.
    Thế kỷ 13, người Mông Cổ cai trị đất nước này và sau đó phải trao lại cho đế chế Ottoman hồi thế kỷ 16. Thời điểm này Iraq bị chia làm 3 vùng, khu vực của người Kurd ở phía bắc, người Sunni ở giữa và phía nam là người Shiite. Đế chế này sau đó sụp đổ và nhường quyền cai trị cho Anh quốc.
    .....
    Đọc tin này mới biết Saladin Oai phong à nghen.
    Tic Tac Chec

Chia sẻ trang này