1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

bạn có là người khiêm tốn

Chủ đề trong 'Tâm Lý Học' bởi muabongmay2207, 05/10/2007.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. muabongmay2207

    muabongmay2207 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    28/10/2006
    Bài viết:
    515
    Đã được thích:
    0
    bạn có là người khiêm tốn

    mình nghe qua 2 từ này nhưng chưa thật đánh giá đúng nó
    mong bạn và mọi người chia sẻ.
    liệu có đc gọi là trái bản năng con người!!!!!
  2. mrking_hoang

    mrking_hoang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/12/2006
    Bài viết:
    2.266
    Đã được thích:
    2
    Câu hỏi này đúng thật là rất phức tạp và rất mâu thuẫn; khiêm tốn hay không có thể là nhận xét của người khác đối với mình chứ mình thì đúng là ...khó trả lời
  3. chiaki_co_len06

    chiaki_co_len06 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/11/2006
    Bài viết:
    2.219
    Đã được thích:
    0
    Làn đầu gặp topic của muabongmay.
    Khiêm tốn à? Nếu nói không thật lòng, thì nó hoàn toàn mâu thuẫn với bản chất, một lần khiêm tốn bằng 10 lần tự kiêu. Nếu nói thật, nghĩa là đánh giá đúng khả năng, thế là biết mình biết người, cũng không phải khiêm tốn.
    Khiêm tốn là ngộ nhận của mình hay của người khác về chính mình.
  4. focifoci

    focifoci Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/08/2007
    Bài viết:
    60
    Đã được thích:
    0
    Tôi Khiêm Tốn,nhưng khi tôi nói thế lại chả ai tin.
  5. garanngon

    garanngon Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/04/2007
    Bài viết:
    1.855
    Đã được thích:
    0
    Topic này của bạn hay đấy! Tôi xin trả lời thế này : trong thâm tâm mình (đối diện với tâm thức của mình, thành thật với chính mình) tôi không hề có ý nghĩ khiêm tốn tẹo nào cả, thậm chí tỏ ra kiêu hãnh, kiêu ngạo. Nhưng khi đối mặt với bên ngoài (xã hội, cộng đồng, đồng nghiệp, bạn bè, con người với con người,...) tôi cố gắng không biểu hiện cái kiêu ngạo kia cho họ biết, và nếu có cơ hội tỏ ra khiêm tốn một chút cũng được (1 chút thôi). Đôi lúc cái tính kiêu ngạo kia muốn trỗi dậy, và cũng có những lần tôi đã vô tình để lộ nó ra, và sau đó tôi cũng suy nghĩ, rút kinh nghiệm để lần sau tự chủ hơn không để nó bộc phát thể hiện ra.
    Một lần, tôi có thấy 1 bác trên FR viết thế này : "Không nên tỏ ra kiêu ngạo nhưng cần có phẩm hạnh kiêu ngạo". Tôi thấy hay và vote 5* luôn, hi hi...
  6. muabongmay2207

    muabongmay2207 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    28/10/2006
    Bài viết:
    515
    Đã được thích:
    0
    garanngon
    bạn nói thật chí lý
    nhưng theo mình thấy bản chất của người ta là thích đc thể hiện
    thích đc công nhận, thích khoe khoang, thích nói , thích đc lắng nghe
    thích làm anh hùng, thích đc nói , giảng giải thể hiện cái mình biết
    hay cái thành tích, cái đẹp, cái hơn người của mình.......
    để thấy rằng cái sự hiện diện, tồn tại của mình có ý nghĩa,
    như vậy trong thâm tâm, trong tâm lý thật sự. khiêm tốn như 1 cái gì đó đi ngược lại với bản chất người ta
  7. namnum

    namnum Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/07/2007
    Bài viết:
    41
    Đã được thích:
    0
    đọc rất nhiều bài của bác này,thực sự rất ngưỡng mộ ,đọc mà hiểu ra được nhiều điều vote cho bác.
  8. garanngon

    garanngon Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/04/2007
    Bài viết:
    1.855
    Đã được thích:
    0
    Đồng ý cao với bạn phần màu đỏ trên. Đôi lúc mình cũng như bị hối thúc (từ bên trong) là phải thể hiện mình, phải khoe cái tốt, cái hay, cái độc đáo, cái thông minh, cái tài giỏi,.... của mình. Nhưng cứ khi nào mình "khoe khoang" xong, trong lòng cảm thấy như hụt hẫng 1 cái gì đó, rất khó tả. Mình cũng không lí giải rõ ràng cảm giác này, cho đến khi mình đọc được bài viết trong 1 cuốn sách, và mình sẽ type đoạn mà mình tâm đắc nhất, nó như sau:
    "Phô trương cái ta là một cái bẫy nguy hiểm. Bạn phải bỏ ra một năng lượng rất lớn để liên tục nêu ra những thành quả của bạn, nói năng khoa trương, hay gắng sức thuyết phục người khác tin vào sự xứng đáng làm người của bạn. Nói năng khoa trương thực sự làm loãng đi những cảm giác tích cực bạn nhận được từ một thành quả hay một việc gì mà bạn hãnh diện. Còn tệ hại hơn, khi bạn càng muốn chứng tỏ cái ta của bạn bao nhiêu thì những người khác sẽ càng xa lánh bạn,nói sau lưng về cái tính muốn khoa trương thiếu an toàn của bạn, và có lẽ còn tức giận bạn nữa.
    Tuy nhiên, buồn cười thay, bạn càng ít quan tâm đến việc tìm kiếm sự tán thành thì cơ hồ như bạn càng được tán thành nhiều hơn...."

    Đối với vấn đề "khiêm tốn" thì quan điểm của mình thế này: mình đối xử với tính khiêm tốn rất trái ngược nhau theo 2 thời điểm. Khi chỉ có mình với chính mình, mình trở về với đúng bản chất, là 1 kẻ kiêu ngạo, tự tin vào bản thân, tự coi bản thân mình xứng đáng làm được những "điều phi thường". Đó đúng là bản chất con người mình. Nhưng khi ra ngoài xã hôi, đối mặt với nhiều mối giao tiếp, mình ngày càng tâm đắc với đoạn mà mình trích trên kia, mình TẬP tỏ không quan tâm lắm đén thành quả mà bản thân đạt được (cho dù nó được mọi người khen tặng) - và cho dù tự thân cảm thấy tự hào lắm, muốn "bốc phét, khoa trương" lắm, muốn người ta "há hốc mồm ra nghe mình kể về thành quả của mình" lắm, nhưng mỗi lần nghĩ đến đoạn văn trên, nó đã kìm nén được mình. Và sau mỗi lần "kìm nén" được bản thân khoa trương về thành quả, mình thấy càng thu được sự ủng hộ nhiều hơn, thật lạ lùng đúng không?
  9. muabongmay2207

    muabongmay2207 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    28/10/2006
    Bài viết:
    515
    Đã được thích:
    0
    garanngon ah.
    nhân định của bạn thật tương đồng với mình
    nhưng mình lại thấy.
    tại sao ta phải khiêm tốn, và những cái lợi nó mang lại là gì, vì sao
    rồi thì ai, những loại kiểu người nào cần phải khiêm tốn,
    hẳn là người ta phải tự tin, tin vào mình, tin vào cái gì đó thuộc về mình
    thì người ta mới biet cần phải khiêm tốn.
    rồi thì
    cao ngạo là 1 cái hay nó giúp ta tự tin để rồi tự chủ hơn . nhưng lại rất dễ thành cái bất mãn, cái tự ti, tự phụ độc đoán...
    nó làm người ta ít khiêm tốn đi
    như bạn mrking_hoang nói
    đâu là cái mốc để biết ta khiêm tốn ở mức độ nào
    để rồi bạn focifoci lại nói , tôi đánh giá tôi nhưng ai tin vào sự đánh giá đó của tôi đây
  10. chiaki_co_len06

    chiaki_co_len06 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/11/2006
    Bài viết:
    2.219
    Đã được thích:
    0
    Tại sao không định nghĩa lại hai từ khiêm tốn trước khi thảo luận nhỉ? Mình cảm thấy nó rất mơ hồ. Thế nào thì gọi là khiêm tốn?
    Xuất phát từ một kinh nghiệm của bản thân, đã lâu lắm rồi, mỗi khi mình không thừa nhận cái tốt cảu mình thì rất nhiều người nói rằng mình quá khiêm tốn, nhưng xem xét lại bản thân, mình hoàn toàn chẳng khiêm tốn chút nào. Đó không phải là khiêm tốn, mà là tự ti, mà là không hiểu và không dám thừa nhận giá trị của chính mình. Vì muabongmay viết rằng bản chất của con người là muốn khoe khoang, dĩ nhiên rồi nghe thật hiển nhiên, nhưng có một thực tế là một thời gian rất dài về trước mình không dám khoe khoang, không thích thú với việc khoe khoang, và càng không muốn phô trương bất cứ điều gì, mình chỉ giành mọi thứ cho riêng mình. Vì thế mình chợt nảy ra câu hỏi " khiêm tốnnằm ở đâu, trong suy nghĩ của mình hay chỉ là nhận xét bên ngoài hay là sự ngộ nhận của chính mình? "
    Một người tự nhận mình khiêm tốn, họ có phải là khiêm tốn thật không?
    Một người được khen là khiêm tốn, nhưng trong thâm tâm họ nghĩ họ chỉ biết mình biết người thôi, thì họ có khiêm tốn không?
    Một người luôn khoe khoang, nhưng trong suy nghĩ của họ lại tự cảm thấy mình còn quá khiêm tốn, người đó khiếm tốn hay là không?
    Như bongmay, mình cũng có thắc mắc, liệu có thước đo cho sự khiêm tốn?
    Nhưng câu trả lời của mình là, tất cả đều là quan niệm. Nếu đã không có thước đo chung cho mọi thứ thì khiêm tốn cũng chẳng phải là ngoại lệ.

Chia sẻ trang này