1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Bạn có quan tâm đến phát triển bền vững các làng nghề ở nước ta không?

Chủ đề trong 'Khoa học công nghệ và môi trường' bởi khongaibiet2000, 15/08/2005.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. khongaibiet2000

    khongaibiet2000 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    27/07/2005
    Bài viết:
    267
    Đã được thích:
    0
    Bạn có quan tâm đến phát triển bền vững các làng nghề ở nước ta không?

    Làng nghề đã là một phần không thể thiếu của nền văn hóa cũng như hoạt động sản xuất nâng cao thu nhập cho người dân, góp phần xóa đói giảm nghèo... Nhưng những hoạt động sản xuất này đã và đang gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường sống của những người nghèo, ảnh hưởng đến môi trường sinh thái...
    Nhiều đề tài NCKH về vấn đề phát triển kinh tế làng nghề và vấn đề môi trường đã được triển khai thể hiện sự quan tâm lớn của nhà nước, nhưng kết quả đạt được còn xa mới đủ đáp ứng các yêu cầu đòi hỏi của xã hội.
    Vấn đề phát triển bền vững hoạt động sản xuất làng nghề không chỉ là mối quan tâm của tôi của bạn mà hãy nghĩ đến những người dân đang hàng ngày, vì cuộc mưu sinh mà phải chịu những tác động nghiêm trọng do các chất ô nhiễm. Những di chứng lâu dài ảnh hưởng đến họ có thể không kém gì những người đi trước đã chịu ảnh hưởng của chất độc màu da cam.
    Các bạn ở đây đã làm nhiều việc về môi trường như chụp ảnh, tuyên truyền... không biết các bạn nghĩ sao về điều tôi vừa trình bày ở trên.
    Tôi mong muốn các bạn hãy góp sức mình và hy vọng một người dân nào đó ở làng nghề hoặc con em họ sẽ đọc được những kiến thức bổ ích tại nơi đây. Hoặc giả bạn nào có thể kêu gọi sự hỗ trợ từ các NGO hoặc... đối với vấn đề này.

    http://www.ttvnol.com/uploaded/KhongAiBiet2000/duong%20lieu1.jpg



    u?c nvl s?a vo 18:24 ngy 15/08/2005
  2. 6hsangHN

    6hsangHN Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/09/2004
    Bài viết:
    490
    Đã được thích:
    0
    Trước đây cũng khá lâu rồi tôi có quan tâm chút ít đến vấn đề này, chủ yếu là ở khía cạnh sản xuất ở các làng nghề đang bị mai một và mất đi, do không biết làm kinh tế.
    Bạn đã đề cập đến việc "những người dân đang hàng ngày, vì cuộc mưu sinh mà phải chịu những tác động nghiêm trọng do các chất ô nhiễm. Những di chứng lâu dài ảnh hưởng đến họ có thể không kém gì những người đi trước đã chịu ảnh hưởng của chất độc màu da cam." vậy cho phép tôi hỏi bạn 2 câu:
    1- Ô nhiễm môi trường ở các làng nghề có gì đặc thù? (Vì sản xuất gì, ở đâu mà chẳng gây ra ô nhiễm môi trường). Bạn cho luôn ví dụ về nghiên cứu nào nói đến những ảnh hưởng từ môi trường ô nhiễm tại các làng nghề ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống của người dân.
    2- Nếu việc sản xuất tại làng nghề gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng thì ý bạn là bao đời qua đã (từng bước) gây ô nhiễm và thế hệ hiện nay là người gánh chịu hậu quả, hay là ngày nay người ta mới gây ô nhiễm???
    Hiện nay, nhiều người ở làng nghề bỏ sang làm việc khác, thậm chí nhiều người bỏ đi nơi khác làm ăn. Nếu những thay đổi này là tốt cho cuộc sống của họ (cải thiện về kinh tế, đồng thời cũng ít ô nhiễm môi trường hơn!) thì mong muốn của "chúng ta", tạm gọi là người ngoài nhìn vào, muốn phát triển kinh tế làng nghề để phát-huy-và-bảo-tồn-văn-hoá-truyền-thống-dân-tộc phải chăng là đang nhìn theo cái mà chúng ta muốn chứ không phải là cái mà họ cần?
    Tất nhiên có nhiều lý do để nhà nước phải có chính sách và chiến lược phát triển bền vững các làng nghề truyền thống, nhưng tôi không bàn ở đây. Điều cơ bản là phải đảm bảo được cuộc sống cho những người dân ở đó!
    "Tôi mong muốn các bạn hãy góp sức mình và hy vọng một người dân nào đó ở làng nghề hoặc con em họ sẽ đọc được những kiến thức bổ ích tại nơi đây. Hoặc giả bạn nào có thể kêu gọi sự hỗ trợ từ các NGO hoặc... đối với vấn đề này."
    Bạn có tâm huyết với vấn đề bạn nêu ra không? Nếu có thì bạn chủ động take the first step đi. Hỗ trợ thì không có người này sẽ có người khác, thậm chí nhiều người không giúp được cũng sẵn sàng tìm người nào có thể giúp được bạn, phải không bà con ?
    P.S: Đây là một công việc lớn và đòi hỏi nhiều thời gian, công sức để đạt đến mục tiêu phát triển bền vững; những việc "ăn xổi ở thì" như chụp ảnh, tuyên truyền ... không so được
    Được 6hsangHN sửa chữa / chuyển vào 03:06 ngày 19/08/2005
  3. steppy

    steppy Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    20/03/2005
    Bài viết:
    1.565
    Đã được thích:
    1.327
    He he, Tớ cũng thấy mình sắp nhiễm độc môi trường ở Hà nội đây này. Không khí bụi bặm nóng nực không thở được. Ô nhiễm nặng. Hàng nghìn ô-tô xe máy gầm rú xả khỏi+ bụi bậm khắp nơi. Phổi chắc là giảm tuổi thọ đi 1/2. An toànthực phẩm thì không đảm bảo. Các bác mà về mấy làng nghề làm bún ở quanh HN thì thôi có lẽ thôi không dám ăn bún luôn. Có đứa bạn tớ đi điều tra môi trường ở làng làm Bún gì đó ở dưới Lủ, Thanh Trì một chút. Thấy nó kể là hôm đó thấy sông Tô-lịch 1/2 đen, 1/2 đỏ và trên bờ có hàng chục chiếc vòi bơm xuống lấy nước để làm bún. Bên cạnh đó thì có hàng chục chiếc Toalet trên bờ xả xuống sông. Hoá ra là người ta cho nước sông Hồng vào để thau rửa một đoạn sông Tô-lịch, thế là dân làng tranh thủ hút nước sông Hồng lên làm để làm bún. Dân làng chỉ cần chứa vào các chậu thau, đánh phèn qua một chuút là nước trong ngay. Làm bún bằng nước giếng thì bún bị đen sì vì có Fe. Làm bằng nước mặt thì bún trắng tinh, trông rất là ngon. Rau cỏ thì bị nhiễm thuốc trừ sâu. Bia hơi thì phần lớn là bia rởm, tự các cá nhân làm nhiều, chất lượng không đủ. Tớ chắc là sống kiểu này thì khoảng được một chục năm là xong hết các cơ quan nội tạng.
    Nước thải làm các sông hồ nội thành Hà nội đen ngòm, thành những vũng nước chết. Nước ngầm thì ô nhiễm. Nước cấp thì phần lớn không đủ chất lượng theo tiêu chuẩn Việt nam, chưa nói là tiêu chuẩn khác. Ngoài ra còn tiếng ồn nữa. Chính vì thế làm cho người Hà Nội cáu bẳn, chỉ vì một chuyện không đâu mà chửi bởi nhau thậm tệ, có khi còn đánh nhau nữa. Stress nặng. Ví dụ là va quệt xe máy. Thế nhưng chả ai để ý cả, vì như một con ếch nằm trong một chiếc xô bị đun nóng dần dần.
    Hà nội có khoảng 3 triệu dân, có lẽ là đáng được báo động đầu tiên.
  4. khongaibiet2000

    khongaibiet2000 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    27/07/2005
    Bài viết:
    267
    Đã được thích:
    0
    câu hỏi của bạn nếu để trả lời hết thật quá dài, xin trả lời lần lượt một cách sơ bộ từng câu thôi nhé.
    Loại hình sản xuất làng nghề có rất nhiều đặc thù khác với sản xuất công nghiệp, về quy mô, mức độ tinh xảo của công nghệ, phạm vi không gian sản xuất, hiệu quả sản xuất, thị trường vốn, thị trường lao động, trình độ lao động, năng lực cạnh tranh, khả năng thay đổi, tập quán sản xuất, quan điểm người chủ sản xuất v.v?, nếu đi sâu vào phân tích bạn có thể thấy rằng ngoài việc cùng là hoạt động sản xuất phi nông nghiệp, hầu như không có 1 điểm nào làng nghề giống với hoạt động sản xuất tại các cơ sở công nghiệp.
    Tôi sẽ đưa ra dưới đây vài ví dụ về những khác biệt ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng môi trường sống của người dân:
    - Về mặt bằng sản xuất, đặc thù ở đa số các làng nghề (trên 95% trong tổng số trên khoảng 4000 làng nghề cả nước) là không gian sản xuất gắn liền với không gian sinh hoạt. Điều này dẫn đến người dân phải tiếp xúc với chất ô nhiễm hầu như trong tất cả thời gian sống, cơ thể họ không có bất cứ sự nghỉ ngơi để phục hồi chức năng nào, chỉ duy nhất 1 chức năng luôn hoạt động cật lực ?" sự chịu đựng (hay nói văn hoa là sức đề kháng tự nhiên của bản năng sinh tồn S).Tôi chưa thấy nghiên cứu nào ở VN về vấn đề thích nghi về hình dáng, sinh lý hay sinh thái của con người trong môi trường bị ô nhiễm (hay đại loại nghiên cứu về thích nghi để phát triển trong môi truờng bị ô nhiễm), liệu con người có thể xuất hiện thêm 1 cái tay thứ 3 trong quá trình thích nghi để tồn tại không nhỉ? Có thể cái tay này sẽ làm nhiệm vụ chuyên biệt để tự bảo vệ cho cá thể như chuyên bịt mũi, dụi mắt, che mặt chẳng hạn S - Vì vậy có lẽ nên coi là sống trong môi trường đó sẽ bị ô nhiễm nặng nhé, dù sau vấn đề này cũng được hàng chục, thậm chí có thể nhiều hơn những nghiên cứu chuyên sâu thông qua thực nghiệm hoặc đo đạc thực tế khẳng định rồi. Bạn có thể tìm thấy thông tin về vấn đề này qua rất nhiều bài trong các báo, trong tạp chí môi trường?hoặc tại các cơ quan quản ly nhà nước ở Bộ, sở tài nguyên môi trường các tỉnh, bộ NN&PTNT, từ các nghiên cứu của UNDP, WB, WHO, FAO,? thậm chí rất nhiều viện nghiên cứu của các trường đại học?và đơn giản nhất là qua tìm kiếm trong internet. Tuy nhiên tôi chưa thấy người dân nào nói là họ đã từng được các chuyên gia hướng dẫn cách thức bố trí lại nhà cửa như vị trí cửa số, cửa ra vào, ..sao cho thông thoáng nhất hay hạn chế tối đa các tác nhân ô nhiễm (một số đề tài NCKH cũng đề cập đến vấn đề này nhưng những kết quả đưa ra mới chỉ là lý thuyết ?" y như sách chứ không đưa ra được ví dụ cụ thể). Ngoài ra, cũng chưa nhiều địa phương thực hiện vấn đề sắp xếp lại quỹ đất để tạo điều kiện cho việc tập trung hay mở rộng sản xuất làng nghề. Với tốc độ tăng dân nhanh, quỹ đất có hạn làm mức độ tập trung dân cư càng ngày càng cao, lượng ô nhiễm cũng gia tăng như một đôi bạn song hành đã khiến người dân càng ngày càng chịu áp lực lớn hơn về vấn đề môi trường. Ngay tại những địa phương có quỹ đất, có kế hoạch mở rộng không gian sản xuất thì cách thức chuyển giao hay khuyến khích người dân chuyển ra cũng không hợp lý. Chủ yếu bằng phương pháp ?ocây gậy?, cưỡng bức, bắt ép hay kèm theo nhiều điều kiện mà những người sản xuất quy mô rất nhỏ (<10 lao động - theo tiêu chí của VCCI) không thể đáp ứng nổi. Theo tôi như vậy khó có thể đem lại hiệu quả như mong muốn của nhà nước, phải chăng mấu chốt của vấn đề này là sự bảo thủ, trì trệ lạc hậu của thời kỳ bao cấp còn lại trong đội ngũ lãnh đạo các cấp ở địa phương, sự thiếu nhận thức về giá trị đích thực của vấn đề môi trường có thể mang lại. (tôi thích chính sách ?ocủ cà rốt? hơn S) Hầu như các cấp ngành địa phương không thể hoặc không bao giờ nghĩ đến lượng giá vấn đề môi trường mà thuần túy chỉ dừng lại ở mức độ của một bài toán kinh tế. Có lẽ đây là điểm yếu kém của các đơn vị nghiên cứu chuyển giao cũng như các cơ quan quản lý chuyên môn về môi trường trong việc triển khai một cách thực sự khái niệm ?ophát triển bền vững?. Họ rất nhiều kiến thức lý thuyết nhưng không biết, không quan tâm hay không thể áp dụng nó vào thực tiễn của làng nghề. Phải chăng ở đây là sự thiếu quan tâm, thiếu thông cảm, thiếu sự đi sâu đi sát với cuộc sống rất khó khăn của người dân. (tôi không dám chê về trình độ KHKT của họ vì có nhiều người rất nổi danh trong giới khoa học).
    - Về công nghệ sản xuất là nguyên nhân phát sinh trực tiếp các chất thải gây ô nhiễm môi trường: Tất cả các đề tài nghiên cứu đều thống nhất là công nghệ sản xuất tại các làng nghề lạc hậu, manh mún, chắp vá? điều này đương nhiên đúng khi vốn đầu tư cho SX của một làng nghề chỉ khoảng vài triệu đồng (bằng khoảng 2 năm thu nhập bình quân ở khu vực nông thôn), tuy nhiên tôi lại hy vọng là nếu lượng kinh phí nhà nước dành cho nghiên cứu môi trường biến thành các kết quả có tính khoa học thực tiễn (hay nói văn hoa là có hàm lượng chất xám cao) cộng với vài triệu vật tư mà người dân có thể bỏ ra sẽ mang lại được những công nghệ phù hợp hơn, hiệu quả cao hơn, có ý nghĩa về môi trường hơn?ví dụ như các làng nghề gốm sứ khi chuyển nung sản phẩm từ lò đứng, lò bầu sang bằng lò gas đã minh chứng cho điều này. Vừa có thể tạo được nhiều sản phẩm mới, vừa hạn chế ô nhiễm và mang lại hiệu quả rất thiết thực với sản xuất.
    - Về vấn đề ô nhiễm môi trường: nếu bạn đã từng đến các làng nghề, đảm bảo bạn sẽ ?ophê? luôn ví dụ bạn đến Vân Chàng ?oThái Bình?, Dương Liễu ?oHà Tây?? những thông về vấn đề ô nhiễm này có rất rất nhiều trên mạng trong các trang của cục môi trường, của tạp chí tài nguyên môi trường?. nên xin không copy vào đây nhé!
    - ?..(nhiều quá thật khó mà viết hết ra ở đây được, chắc phải từ từ thôi )
  5. 6hsangHN

    6hsangHN Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/09/2004
    Bài viết:
    490
    Đã được thích:
    0
    Rồi, tôi ngồi nghe, Mr KAB2000 cứ viết tiếp đi. Về lý thuyết thì có chung một cái sườn như vậy, còn cụ thể việc "thay đổi" tại từng làng nghề, từng địa phương lại phải có những biện pháp riêng biệt. Tức là, nếu làm chúng ta chỉ có thể làm từng nơi được thôi, đặc biệt là trong thời buổi việc thì nhiều, người làm thì ít mà $$$ lại còn ít hơn .
    Trong khi chờ KAB2000 viết tiếp, tôi lại xin đưa ra ý kiến để nếu bác nào có hứng thú thì đọc. Để triển khai một dự án như KAB2000 mong muốn, thì cần có mấy cái gạch đầu dòng thế này:
    - Nghiên cứu: mức độ ô nhiễm môi trường và các tác nhân, mức sống của người dân tại làng nghề X và tất cả những thông tin về cuộc sống của họ (còn bao nhiêu % tâm huyết với nghề, khó khăn của họ là gì, .....)
    - Chuyên gia (đại loại là người có kiến thức) để đưa ra những giải pháp thay đổi phương thức SX cũ = SX sạch (CDM), giáo dục và hướng dẫn cho người dân thực hiện.
    - Các giải pháp kinh tế. Làm sao để các sản phẩm làm ra thị trường đắt như tôm ấy. Đây là yếu tố rất quan trọng vì nếu chất lượng cuộc sống không được nâng cao, cải thiện, thì CDM cũng chả để làm cái gì cả(!)
    - Cuối cùng là vấn đề "đầu tiên" . Chúng ta làm dự án để hướng dẫn người dân đi theo một con đường mới nhưng những thành viên của dự án với vai trò là "người ngoài" muốn tạo nên một sự thay đổi thì ngoài việc "đưa sách" cho người ta cũng phải làm mẫu để họ thấy và hỗ trợ bước đầu để họ phấn khởi chứ. Còn nếu không thì anh nói xong anh đi mặc xác anh, chúng tôi không vì cái môi trường mà các anh yêu quý trăn trở để tự nhiên cuộc sống đang "bình thường" lại bỗng chốc thay đổi mà chắc gì là nó đã khá hơn! Còn môi trường ô nhiễm ảnh hưởng đến tuổi thọ của chúng tôi ấy hả, ừ thì sống cũng khó chịu một tí, nhưng nói thật là cái ảnh hưởng ấy nó vẫn vô hình lắm đối với chúng tôi. (chỗ này 6hsang đóng giả một tí )
    Nói tóm lại, ở đây cần những người ngoài cuộc tâm huyết để truyền cái tâm huyết ấy cho chủ dự án là những người dân. Cá nhân tôi mà nói, còn chưa làm được gì cho cái môi trường HN mà bạn Steppy đang kêu giời lên, vậy nên ở vấn đề này tôi cũng chỉ đóng vai một con ếch mà thôi!!!
  6. khongaibiet2000

    khongaibiet2000 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    27/07/2005
    Bài viết:
    267
    Đã được thích:
    0
  7. 6hsangHN

    6hsangHN Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/09/2004
    Bài viết:
    490
    Đã được thích:
    0
    Anh KAB ạ, để tránh việc leo lên đèo Hải Vân để tranh luận do mạng không được tốt lắm, có lẽ lần sau trước khi send anh copy lại vào một file word nào đó.
    Bây giờ thì đến lượt tôi "trời đất ơi" đây, vì anh là người thứ 2 nói là tôi củ chuối đấy ạ. Tôi chỉ còn biết an ủi mình rằng nói thẳng thế còn hơn là nói sau lưng. Không hiểu anh có xem cái phim gì vui vui của HQ đang chiếu trên TV, mà ở đó có một cô gái được ví như con gà, hay không, mà tôi thấy anh viết khá thân thiện với loài vật đấy ạ.
    Hôm nay vô tình tôi lại reply vào cái giờ mà người ta đã phải "vặn nhỏ máy thu thanh để khỏi làm ảnh hưởng đến người khác", mong anh thông cảm vì hôm nay tôi vừa uống một cốc cà phê ngon nhất từ trước đến nay.
    Xin lỗi mọi người vì đang hơi off-topic, lần sau tôi sẽ tập trung vào chuyên môn.
  8. leminhphuongbk41_k46

    leminhphuongbk41_k46 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/03/2002
    Bài viết:
    44
    Đã được thích:
    0
    Xin chào các bác. Em không biết lại có một hôi thảo bàn về vấn đề môi trường các làng nghề thủ công truyền thống khá hấp dẫn. Lâu mới xuống vùng đồng bằng nên không tiếp cận được thông tin.
    Mạn phép bàn về vấn đề môi trường ô nhiễm các làng nghề thì xin nói các làng nghề sản xuất thủ công ở Hà Tây quê em là ô nhiễm nhất. Để đạt được mục tiêu như KAB nói thì một người làm là không thể, một tổ chức làm cũng không khả thi mà phải là cả cộng dồng. Mà xin nói thêm một cách tính đơn giản: Một tỉnh đửâ mỗi năm là bao nhiêu kỹ sư và cử nhân môi trường, số lượng tham gia các dự án thay đổi môi trường cũng như cơ sở hạ tầng tuy nhiều nhưng chủ yếu tập trung và mục đích kiếm tiền... Do vậy vấn đề "đầu tiên" cũng vẫn là cái nhức nhối. Tiền dự án thì nhiều nhưng khi về đến nơi để thực hiện thì chẳng đáng là bao, nhiểu nơi đề ra, tiền đã giải ngân nhưng mà chỉ thực hiện cho có, cho đủ chứ chằng có tác dụng gì. Ngay cả các công trình dự án cấp nhà nước lù lù xây xong rồi bỏ đó. Các bác nghĩ sao?
    Chúng ta vẫn chỉ là nung nấu cái sự trăn trở về môi trường cho bản thân và con cháu tương lai nhưng hiện tại vẫn chưa thể quyết định được nó.
    Có gì nói năng mạo phạm mong các bác bỏ qua.
  9. khongaibiet2000

    khongaibiet2000 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    27/07/2005
    Bài viết:
    267
    Đã được thích:
    0
    Bạn 6am nói đúng nhiều lắm, nhưng bạn còn có cái chưa đúng. Không phải dân ở đâu cũng đòi tiền, tôi sẽ chỉ cho bạn 1 địa chỉ rất gần để minh chứng cho điều này. Bạn có thể đến làng sản xuất sơn mài Hạ Thái, Duyên Thái - Hà Tây. (xuôi quốc lộ 1 cũ về phía nam, đi sâu vào con đường bên sườn nhà máy Cocacola - chỉ cách HN khoảng 17km thôi) bạn hãy nói chuyện với những chủ hộ sản xuất ở đây, sẽ không ít người trả lời bạn rằng họ sẵn sàng bỏ tiền (khoảng vài triệu) để xây dựng hệ thống xử lý khí hơi dung môi phun sơn. Không phải người dân làng nghề không biết đến mình đang bị ô nhiễm, chỉ có điều những công nghệ xử lý có hiệu quả đồng thời có chi phí đầu tư thấp chưa được nghiên cứu triển khai thôi.
    Chắc các bạn hiểu nhầm ý của tôi rồi, tôi đâu có ý định xây dựng dự án về vấn đề này, tôi chỉ mong muốn rằng chúng ta hãy góp sức cho điều đó thôi. Còn ai có khả năng đến đâu thì góp sức đến đó, miễn là thông tin đó sẽ có ý nghĩa thực tiến. Ví dụ trong này các bạn có thể đưa lên những nghiên cứu, những điển hình áp dụng tiến bộ KHKT trong sản xuất và môi trường, những biện pháp phòng tránh ô nhiễm đối với người dân, những trăn trở của bạn về vấn đề ô nhiễm nơi làng quê của mình, những dự định, nội dung, kế hoạch tuyên truyền kiến thức về môi trường và phòng tránh ô nhiễm cho người dân, những điển hình tốt của các tổ chức quản lý hành chính biết lo cho dân và vì dân, ..... nói chung là tất cả những gì mà bạn thấy cần thiết và hợp lý vì người dân tại những làng nghề hay kể cả những nông dân chưa từng biết đến sản xuất nghề phụ cũng có thể đọc được những thông tin bổ ích cho việc mở mang thêm ngành nghề mới hay biết đến những kinh nghiệm phát triển sản xuất cải thiện đời sống... Ai cũng có 1 quê hương - Biết đâu có những bạn sinh viên khác vào đây và cảm thấy thú vị sẽ đem những kiến thức này phổ biến cho làng quê của họ, vậy có phải là thành công không!
    Tôi cũng hy vọng có thể trong tương lai, các thành viên box này sẽ mở mang hoạt động sang cả lĩnh vực này. Cảm nhận riêng của tôi là những dự án chụp ảnh, hội hè.. thật phù phiếm và lãng phí (cả $, công sức, sự nhiệt tình...). Nếu động chạm đến ai xin các bạn thông cảm bỏ qua nhé. Cảm ơn nhiều
  10. 6hsangHN

    6hsangHN Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/09/2004
    Bài viết:
    490
    Đã được thích:
    0
    1> Không phải dân ở đâu cũng đòi tiền
    Khi đề cập đến vấn đề này (trong dự án tưởng tượng), tôi không có ý giống như anh KAB nói. Tôi cho rằng sự hỗ trợ về tài chính bước đầu (có thể cũng không được nhiều) không phải vì người dân đòi có tiền họ mới nghe theo dự án (nói như vậy quá ư là xúc phạm!) mà vì nếu đứng ở cương vị người đến làm dự án thì đó vừa thể hiện sự quan tâm, sự thiện chí và nhiệt tình của mình. Điều này đặc biệt có ý nghĩa ở làng nghề nào gặp khó khăn về kinh tế, còn ở những nơi khác ít khó khăn hơn có thể họ sẵn sàng bỏ tiền ra 100% như anh KAB đã ví dụ. Hơn nữa, về lâu về dài chính những người dân mới là người thực hiện cái "phát triển bền vững" mà chúng ta ai cũng mong muốn. Chính vì thế mà các dự án phát triển mới khác với viện trợ.
    2> Không phải người dân làng nghề không biết đến mình đang bị ô nhiễm, chỉ có điều những công nghệ xử lý có hiệu quả đồng thời có chi phí đầu tư thấp chưa được nghiên cứu triển khai thôi.
    Chỗ này đúng. Lần trước tôi viết không rõ. Ý tôi chỉ là ở những làng nghề khó khăn, việc sản xuất cũng đã không đem lại mấy lợi nhuận rồi thì việc phải nghĩ đến sự ô nhiễm môi trường nó rất khó. Khi họ có thể đảm bảo cơ bản cuộc sống thì việc đầu tư cho sản xuất sạch mới có thể được tiến hành.
    Chìa khoá cho vấn đề ô nhiễm môi trường trước hết vẫn phải là KHKT thôi. Còn những dự án cứ cho là đã có giải pháp về kỹ thuật rồi đi nữa mà vẫn không thành công thì chúng ta đều rõ lý do rồi: những người làm dự án là những "người ngoài" nên họ chưa tâm huyết với cái dự án mà họ tham gia, làm cho xong là thôi. Nếu làm việc theo đúng nguyên tắc thì những người dân mới là chủ dự án, có điều thực tế họ đã không được trao quyền ấy, trong khi những "người ngoài", đáng lẽ chỉ đóng vai trò thúc đẩy và định hướng thì có lẽ họ nghĩ rằng mình quan trọng quá!
    3> Tôi mong muốn các bạn hãy góp sức mình và hy vọng một người dân nào đó ở làng nghề hoặc con em họ sẽ đọc được những kiến thức bổ ích tại nơi đây.
    Có lẽ mọi người cũng không mong gì hơn là những người cần sẽ đọc được thông tin hữu ích từ topic này thay vì những người nói nhiều làm ít như tôi chẳng hạn. Tuy nhiên, trực tiếp đưa những thông tin ấy xuống với người dân có phải tốt hơn không.

Chia sẻ trang này