1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Bạn có quan tâm đến phát triển bền vững các làng nghề ở nước ta không?

Chủ đề trong 'Khoa học công nghệ và môi trường' bởi khongaibiet2000, 15/08/2005.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. steppy

    steppy Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    20/03/2005
    Bài viết:
    1.565
    Đã được thích:
    1.327

    Thiết bị xử lý nước thải cho các làng nghề
    Khoa Hóa, ĐH Khoa học Tự nhiên Hà Nội đã thành công trong việc chế tạo một hệ thống dây chuyền xử lý nước thải đa năng phục vụ cho các làng nghề.
    Đây là đề tài do làng nghề dệt nhuộm Vạn Phúc (Hà Tây) đặt hàng. Hệ thống dây chuyền được thử nghiệm tại làng nghề nói trên từ tháng 4 đến nay và cho kết quả tốt.

    Sau khi qua hệ thống dây chuyền này, 90% hợp chất độc hại có trong nước thải sẽ được xử lý. Nếu muốn tái sử dụng nguồn nước cho sản xuất, một bộ phận xử lý khác sẽ được lắp thêm vào hệ thống thiết bị để loại bỏ hoàn toàn chất thải tồn dư trong nước, nước sẽ đạt tiêu chuẩn loại A.

    Thiết bị có thể xử lý được nhiều loại nước thải trong sản xuất như nước thải dệt nhuộm, làm giấy, công nghiệp thực phẩm, nước thải sinh hoạt với quy mô xử lý từ 5 đến 1.500 mét khối/ngày đêm. Tại các làng nghề, hệ thống này có thể xây dựng bằng gạch trong từng gia đình hoặc từng cụm gia đình.

    Tiến sĩ Trần Hồng Côn, tác giả đề tài, cho biết theo kế hoạch, sau làng nghề dệt lụa Vạn Phúc sẽ đến làng nghề sản xuất giấy Phong Khê (Bắc Ninh) sử dụng thử nghiệm và đến năm 2010, các làng nghề trong cả nước sẽ được lắp đặt hệ thống thiết bị xử lý nói trên.

    Hiện cả nước có khoảng 1500 làng nghề, trong đó hơn 300 làng nghề truyền thống. Các mẫu nước thải ở các làng nghề này, kể cả nước mặt lẫn nước ngầm đều ô nhiễm vượt mức cho phép. Hầu hết các cơ sở sản xuất nhỏ của làng nghề không có hệ thống xử lý nước thải, công nghệ sản xuất lạc hậu, thiết bị chắp vá và nằm xen lẫn khu dân cư hoặc tập trung thành cụm, không có ranh giới rõ rệt giữa khu sản xuất với khu sinh hoạt.
    ---------------------------------------------------------------------------------------------
    Có bài này các bác tham khảo.
    http://vnexpress.net/Vietnam/Khoa-hoc/2005/08/3B9E17B8/
  2. khongaibiet2000

    khongaibiet2000 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    27/07/2005
    Bài viết:
    267
    Đã được thích:
    0
    Có lẽ quan điểm về thúc đẩy phát triển làng nghề của tôi không giống những ngưòi khác hoặc giống những tài liệu mà bạn có thể tham khảo được. Cũng như bạn đã nói, theo tôi, làng nghề hay các cơ sở/hộ gia đinh sản xuất quy mô nhỏ và rất nhỏ đều phải phát triển trên cơ sở tuân thủ các quy luật kinh tế thị trường, nghĩa là cung phải cạnh tranh bằng nội lực để tồn tại, không quốc gia nào có đủ tiền để nuôi họ một phần cả, dù là để giải quyết các vấn đề xã hội. Nếu xét như vậy thì khía cạnh bảo tồn các giá trị văn hoá, vào giai đoạn này sẽ không phải là trọng tâm cho các chính sách phát triển làng nghề. Tuy nhiên các chính sách của nhà nước đưa ra nên kèm theo các khía cạnh thúc đẩy, nhằm biến "giá trị văn hoá" thành lợi thế so sánh trong cạnh tranh trên thị trường. Điều này sẽ giúp mang lại lãi suất cao hơn cho mỗi đơn vị sản phẩm và điều đó sẽ bù đắp những thiếu hụt hay chi phí cho người lao động. Các làng nghề sẽ phải tự thay đổi phương thức và quy mô sản xuất cho phù hợp với thị trường. Quá trình thanh lọc tự nhiên này sẽ làm những làng nghề có khả năng phát triển mạnh lên thành các khu cụm công nghiệp địa phương, những làng nghề quá yếu kém hoặc không đủ sức cạnh tranh sẽ phải thu hẹp lại, kể cả việc không còn sản xuất nữa. Xét ở khía cạnh nào đấy thì việc tập trung tư bản vào tay những người có năng lực sẽ tốt hơn dàn trải theo kiểu thời kỳ bao cấp.
    Hiện vấn đề môi trường của các làng nghề rất khó giải quyết do vấp phải hàng loạt đặc thù, nhưng nếu có sự thay đổi về quy mô và hình thức sản xuất của đối tượng này thì việc quản lý sẽ không còn là vấn đề phức tạp nữa, làng nghề sẽ có quyền lợi và nghĩa vụ ngang bằng với các cơ sở sản xuất khác. Và việc kiểm soát ô nhiễm môi trường cũng sẽ đơn giản hơn nhiều.
    Tôi chỉ đang suy nghĩ là liệu có nên dùng công cụ quản lý môi trường để tác động vào quá trình phát triển làng nghề vào thời điểm này không? Vì nếu tạo ra áp lực thì không ước đoán được chiều hướng hay đổi như thế nào. HIện những điều tra về làng nghề còn chưa đủ thông tin để xác định rõ nét vấn đề này. Bạn có ý kiến gì về điều đó không?
  3. CoDep

    CoDep Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/09/2004
    Bài viết:
    9.559
    Đã được thích:
    11
    Bồng bế nhau lên nó ở non
    Trước hết phải sinh đẻ hạn chế.
    Sau đó là ở phân tán có kế hoạch, không chỉ đô thị mà thôi.
    Đường Trường Sơn là một sáng kiến lớn, sau đó các làng nghề có thể tan biến đi mà thành lập lại cho hợp với giao thông, nông thôn và thành thị trong tương lai.
    Ở Singapore, người ta ở chật đến nỗi số người chết đi nhiều hơn số người sinh ra. ViệtNam cũng sẽ đến mức đó.
  4. 6hsangHN

    6hsangHN Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/09/2004
    Bài viết:
    490
    Đã được thích:
    0
    Về mặt kỹ thuật mà nói, mỗi loại làng nghề có thể có nhiều giải pháp riêng biệt để xử lý tình trạng ô nhiễm môi trường, nên xin post lên đây một số thông tin đọc được trên báo chí, không hiểu là có ích gì không:
    Xử lý chất thải công nghiệp chi phí thấp
    Với công nghệ mới, vấn đề chất thải gây ô nhiễm của ngành dệt sẽ được giải quyết
    TTO - Chương trình quản lý môi trường Bangladesh (BEMP) vừa phát minh ra một công nghệ chi phí thấp để xử lý chất thải công nghiệp, đặc biệt do ngành dệt và nhuộm tạo ra, để ngăn ngừa ô nhiễm môi trường.
    Phương pháp này, được vận hành bởi một hệ thống ít máy móc để tách các chất thải từ các nhà máy nhuộm vải, là một công nghệ khá thân thiện với môi trường và rẻ hơn công nghệ cao dùng trong xử lý chất thải hiện tại.
    Đặc điểm nổi bật của công nghệ này là dễ thực hiện, chất thải ít nhất, có thể xử lý để dùng lại, quy trình có thể thay đổi, giải quyết được vấn đề môi trường.
    Trong quy trình này, chất thải từ quá trình dệt được lọc qua nhiều lớp, cho phép tách một số lượng lớn các hóa chất nhuộm. Một trong những thành viên thuộc BEMP cho biết có 75% dung dịch nhuộm dùng trong quá trình nhuộm có thể được phục hồi để dùng lại. Sau đó dung dịch này sẽ được đưa vào một hệ thống xử lý nhiều lớp, còn các lớp gạch, cát, đá nhỏ và đất sét nằm lại ở lớp trên sẽ được chọn lọc dùng cho trồng trọt.
    Bên cạnh đó, các chất cặn được lọc lần đầu tiên sau khi được nung ở nhiệt độ hợp lý để tạo thành bùn đặc được dùng kết hợp với bùn hoặc xi măng tạo thành gạch có thể dùng cho xây dựng.
    Theo Iqbal Ali, giám đốc của BEMP, chi phí cho chương trình này chỉ khoảng 6.900 USD. Hiện chính phủ Bangladesh đang dự định giới thiệu công nghệ mới này cho tất cả các ngành công nghiệp sinh ra nhiều chất thải lỏng.

    T.VY (Theo Xinhua)

    Nguồn: http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=96791&ChannelID=17
  5. 6hsangHN

    6hsangHN Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/09/2004
    Bài viết:
    490
    Đã được thích:
    0
    Anh nông dân và giải A cho sáng kiến xử lý rác thải
    Mùi chua, thối ... cứ nồng nặc bốc lên từ cống rãnh, ao hồ và cả cánh đồng ven xã Dương Liễu, Hoài Đức, Hà Tây. Từ lâu tình hình ô nhiễm đã ảnh hưởng rất lớn đến đời sống sinh hoạt của người dân nơi đây. Anh nông dân Nguyễn Phi Sinh đã khổ sở vì thứ bùn ấy để tìm ra ?ođề tài khoa học? ?" phân vi sinh có tên là ?oTrường sinh SC 999?, đoạt giải A tại cuộc thi Ngày Sáng tạo Việt Nam 2005. Nhờ đó anh đã thoát nghèo, góp phần giảm thiểu tình trạng ô nhiễm ở Hà Tây.
    Tò mò hoá hay
    Ngay từ ngoài đồng, ven con đường ghồ ghề đá dăm những tấm mành phơi bánh đa nem, miến gạo, miến rong nằm trải dài la liệt tạo thành những vệt dài trắng xoá. Từ xa đã ngửi thấy mùi hôi thối bốc lên từ mương nước, từ bùn khi cái nắng bắt đầu loé lên cũng là lúc cống rãnh dậy mùi sủi tăm tí tách và nồng nặc hôi thối khủng khiếp hơn. Thấy vẻ mặt nhăn nhó của chúng tôi, anh Sinh cười nói: ?Các anh mới tới đây còn chưa quen, tôi sinh ra và lớn lên là đã có thứ mùi này rồi. Biết ô nhiễm nặng nhưng bà con vẫn phải làm miến rong vì đây là nghề nuôi sống cả làng đấy.? Anh cúi xuống nhìn rãnh thoát nước bên cạnh, vẻ mặt đầy suy tư. Những bã rong, chất thải cứ đùn ra khi đen ngàu lúc lại trắng rốp đã ứ đọng đang dâng lên tìm lối thoát. Nhiều nhà đã vớt lên đem ra đồng đổ cho kịp chỗ thoát nước, cứ vét buổi sáng thì chiều lại đầy.
    Anh Sinh dẫn chúng tôi vào nhà, chưa kịp đưa chén trà lên miệng anh lại kể về chuyện bùn, chuyện rác thải, câu chuyện cứ triền miên khi bổng lúc trầm giống như cuộc đời ghập ghềnh của chính người kể chuyện vậy. Xuất ngũ năm 1980, anh trở về quê lấy vợ rồi ?oôm? lấy cái nghề gia truyền làm bún bánh, học hết lớp 7 cuộc sống an phận những tưởng đã làm anh hài lòng. Nhưng không! Thứ bùn gây ô nhiễm nặng ấy cứ khiến anh nhiều đêm không ngủ, anh đem băn khoăn của mình thì thầm cùng vợ, vợ anh thấy ngạc nhiên: cái thứ ấy thì làm được gì, hót đi đâu được anh thích thì đi mà làm lao công. Ai ngờ câu nói ấy của vợ đã kích thích anh làm một cái gì đó. Ngày nào anh cũng tranh thủ chạy ra đồng, đi dọc các cống rãnh ngắm nhìn, lội xuống thăm dò, nhiều hôm mất cả việc. Vợ anh không chịu nổi liền mặt nặng mày nhẹ với anh. Có người thấy anh như vậy liền kháo nhau rằng anh ?oấm đầu?. Anh Sinh đã nhận ra rằng, lúa, rau mọc trên lớp bùn hoặc được thứ nước thải này tràn qua là tươi tốt, xanh um, những đống bã thải để ngổn ngang ven đường nấm mọc lên rất nhiều. Mất nhiều năm theo dõi, anh cũng nghĩ ra việc tận dụng những thứ bỏ đi này để làm thành phân, bán cho bà con vùng khác. Nghĩ được như vậy nhưng làm thế nào lại là quá trình dài mà anh phải dày công suy nghĩ, mày mò.
    Anh mang ý tưởng đến Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp I để trình bày. Được sự giúp đỡ động viên của các kỹ sư ở đây cộng với sự dám nghĩ dám làm, anh Sinh bàn với vợ bỏ nghề làm miến để chuyển sang chế biến phân vi sinh. Vợ anh không đồng ý nhưng anh đã quyết. Anh thế chấp ngôi nhà chính và đất vay 60 triệu chuyển sang nghề móc bùn cống rãnh làm phân vi sinh.
    Bắt đầu từ năm 1995 với số vốn 60 triệu đồng vay được, anh đầu tư 40 triệu đồng vào việc mua máy móc thiết bị, còn lại 20 triệu đồng làm vốn lưu động. Ngày đầu do chưa có kinh nghiệm, máy móc thiết bị hạn chế, cả nhà xoay trần cật lực chỉ được 1 đến 2 tấn phân/ngày. Khổ nỗi chẳng ai tin anh, tin sản phẩm của gia đình anh nên sản xuất ra để đấy chẳng ai mua. Anh đã thực hiện biện pháp vừa sản xuất, bán và thăm dò dư luận bằng cách cho dùng thử thấy hiệu quả thì trả tiền. Đúng lúc có hiệu quả thì tiền nợ ngân hàng đến hạn chưa có trả bị niêm phong ngôi nhà lớn, cả gia đình phải xuống bếp và ở nhờ anh em họ hàng.
    Dẫu vậy, anh quyết giữ bằng được cái nghề này vì anh tin vào khả năng của chính mình. Đặc biệt là sự ủng hộ của địa phương khi anh gửi tờ trình (ngày 10/1/1996) lên Uỷ ban xã Dương Liễu được xác nhận và giới thiệu lên huyện về sáng kiến sản xuất phân hữu cơ tổng hợp giải quyết ô nhiễm môi trường, tạo cộng việc cho người lao động cũng được chấp nhận.
    Từ nay hết nghèo
    Một số người sử dụng đã tin sản phẩm, họ đặt hàng và giới thiệu người này người khác cùng mua, biết anh còn gặp nhiều khó khăn, họ động viên anh nên tiếp tục. Được tiếp thêm sức mạnh anh nông dân Nguyễn Phi Sinh quyết định bắt tay vào làm quy mô lớn. Với diện tích 35m2 của gia đình, anh cùng vợ con thu gom chất thải về để cho ráo rồi mua phụ gia về trộn, cứ 40% chất thải với 60% phụ gia với vôi, mục đích giữ cho phân luôn khô, khử luôn độ chua, dùng nhiệt kế kiểm tra nước để xác định tỉ lệ độ chua mặn khác nhau. Dùng máy nghiền nhỏ vụn rồi đưa vào máy trộn theo đúng tỉ lệ và phù hợp với các loại đất, các khu vực khác nhau để trộn thêm các chất vi sinh khác. Dùng máy vo viên để làm thành viên cân lên rồi đóng bao. Để đảm bảo được lòng tin với khách hàng và kiểm chứng lại việc làm của mình, một lần nữa anh đưa mẫu đi thử, anh đã thành công. Ngày 21/5/2001, Cục Môi trường ký quyết định số 466/MTg ?" KS công nhận sản phẩm phân bón của anh đạt chất lượng và tổ hợp của anh tiếp tục sản xuất phân bón từ chất thải.
    Nói về những cố gắng của anh trong công tác bảo vệ môi trường ở địa phương, ông Nguyễn Phi Đức - chủ nhiệm Hợp tác xã Dương Liễu cho biết: ?oDương LIễu là xã có nhiều nghề truyền thống, đặc biệt là nghề làm miến rong đã có từ rất lâu. Tình trạng ô nhiễm môi trường là vấn đề nan giải. Địa phương đã và đang khuyến khích khắc phục tình trạng trên, gia đình anh Sinh là một điển hình cho công tác đó, phổ biến và nhân rộng.?
    Anh Sinh quyết tâm sử dụng 100% nguyên liệu là bã thải vì theo anh: ?oNếu sử dụng nguồn bã thải, phân sẽ tốt hơn?. Hiện tại máy móc chưa đủ tốt chỉ có thể dùng 40% bã thải. Hầu hết các vùng trồng hoa, rau sạch trong tỉnh Hà Tây đều biết đến phân bón vi sinh của gia đình anh. Anh đã tạo việc làm cho 15 công nhân, bình quân mức lương 900.000đ/tháng. Sáng kiến của anh đạt giải A và được tài trợ 100% vốn, anh có điều kiện hơn để thực hiện tốt công việc của mình. Anh ?olao công? Nguyễn Phi Sinh hiện đang cần mẫn bới nhặt thứ rác rưởi về làm giàu cho gia đình và góp phần giảm thiểu tình trạng ô nhiễm môi trường cho địa phương.
    Huy Thuỷ
    Nguồn: Báo Gia đình và xã hội
  6. khongaibiet2000

    khongaibiet2000 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    27/07/2005
    Bài viết:
    267
    Đã được thích:
    0
    Giải pháp sản xuất sạch đối với các làng nghề giấy
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
  7. doi_man_tra

    doi_man_tra Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/05/2005
    Bài viết:
    37
    Đã được thích:
    0
    tôi đã có dịp đi thăm hệ thống xử lý nước thải tại làng lụa Vạn Phúc. Thực tình mà nói tôi khó có thể tin được hệ thống này có thể xử lý được nước thải của tất cả các làng nghề. Hệ thống chỉ là sự cơ khí hoá mô hình xử lý nước thải thực tế. Hệ thống này chủ yếu sử dụng các biện pháp keo tụ, hiếu khí, lắng,.... Tôi đã từng thử xử lý nước thải giấy bằng các biện pháp keo tụ nhưng không hiệu quả vì lượng kiềm trong đó còn khá nhiều nhất là đối với phương pháp sản xuất giấy bằng kiềm lạnh. Tôi sử dụng phèn và polime thì thấy rằng cho vào nước thải với tỉ lệ 1:1 mà vẫn không ăn thua gì cả. Có ai biết cách nào xử lý mùi của nước thải giấy và có cách nào tách lignin ra khỏi nước thải giấy không. Mình định dùng phương pháp yếm khí sau đó là hiếu khí để xử lý không biết có được không. Môi trường kiềm liệu có ảnh hưởng gì đến tốc độ phát triển của vi sinh phân huỷ chất hữu cơ có trong nước thải không. Vi sinh có thể phân huỷ được lignin có trong nước thải nhưng thời gian khá lâu (theo tài liệu nước ngoài ..chỉ có một số chủng vi sinh có thể phân huỷ lignin). Ai có thể trả lời giúp mình với.
  8. 6hsangHN

    6hsangHN Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/09/2004
    Bài viết:
    490
    Đã được thích:
    0
    Xin trích bài viết của GS.TS Đặng Kim Chi đăng trên báo Nhân Dân:
    http://www.nhandan.com.vn/tinbai/?top=41&sub=71&article=34186

    Hai giải pháp cơ bản
    Sau thời gian nghiên cứu khảo sát, các nhà khoa học tham gia đề tài KC 08-09 đã đưa ra hai giải pháp cơ bản để cải thiện môi trường làng nghề.
    Thứ nhất, để giảm thiểu ô nhiễm môi trường làng nghề, cần phải áp dụng tổng hợp các biện pháp kỹ thuật. Dưới đây là một số biện pháp kỹ thuật cơ bản cho mỗi loại hình làng nghề. Làng nghề chế biến (lương thực thực phẩm). Cải tiến máy rửa guồng quay, tuần hoàn, tái sử dụng lại nước lắng tinh bột cho công đoạn rửa củ, tận thu lại bã thải (trồng nấm, làm phân bón, thức ăn cho gia súc, thu năng lượng bằng hầm bi-ô-ga) (đối với công nghệ sản ********* bột). Ðối với nơi sản xuất bún: cải tiến thiết bị vắt bún, thay thế lò đốt kín, có bảo ôn nhiệt, có ống thải khí. Nơi sản xuất đậu phụ: trang bị máy ly tâm tách bã, thay thế gói khuôn thủ công bằng máy, thay thế lò đốt kín, có bảo ôn nhiệt, có ống thải khí. Các làng nghề tái chế. Lĩnh vực tái chế nhựa: trợ giúp khâu phân loại, giặt rửa theo mẻ, tuần hoàn nước để cấp cho giặt, xay nghiền nhựa, trộn bột mầu với hạt nhựa bằng trộn kín, cải tiến tăng năng suất máy xay nhựa. Làng nghề tái chế kim loại: tuần hoàn nước làm mát, nước rửa mạ; thu gom riêng nước thải tại khâu mạ để xử lý, bảo ôn lò đốt, lắp đặt chụp hút thu khí bụi từ lò đốt; cải tiến lò nấu nhôm; lắp quạt thông gió nhà xưởng. Lĩnh vực tái chế giấy: khuấy trộn liên tục bể ngâm; tăng hiệu quả keo tụ giữa xơ sợi tại bể nghiền; tuần hoàn lại nước ngưng; tuần hoàn lại nước thải xeo và thu hồi bột; thay thế thiết bị nghiền đĩa bằng thiết bị nghiền thủy lực đứng. Các làng thủ công mỹ nghệ. Các làng nghề sơn mài. Giảm bớt lượng sơn và dung môi bằng các kỹ thuật phủ sơn phù hợp phun sơn bằng khí. Thay đổi dung môi sơn bằng chất pha loãng. Các làng nghề chế biến gỗ. Sử dụng nước tưới để làm mát máy cưa và giảm bụi. Che chắn kín máy cưa. Giảm tốc độ lưỡi cưa và vòng quay của máy chà nhằm giảm tiếng ồn và bụi phát tán. Áp dụng chà ướt; đánh giấy ráp ướt. Lót nền khu vực đánh véc-ni và phun sơn bằng mùn cưa, để hút sơn và véc-ni đổ.
    Thứ hai, các giải pháp quản lý. Theo các nhà khoa học môi trường sau khi khảo sát nghiên cứu các làng nghề, nêu kiến nghị các cấp có thẩm quyền cần xây dựng các giải pháp quy hoạch không gian làng nghề gắn bảo vệ môi trường. Quy hoạch ***g ghép hoạt động du lịch với sản xuất nghề. Quy hoạch tập trung làng nghề theo mô hình các khu công nghiệp vừa và nhỏ ở nông thôn. Thực hiện việc tuyên truyền giáo dục môi trường giúp người dân trong các làng nghề nhận thức môi trường cần được bảo vệ, trước hết là vì lợi ích của chính họ, là tài sản chung cần được bảo vệ giữ gìn. Nội dung tuyên truyền tập trung vào sức khỏe, ảnh hưởng của sản xuất đến môi trường làng nghề và các hoạt động bảo vệ môi trường mà người dân có thể tham gia. Ðội ngũ tuyên truyền chủ yếu ở cấp xã, thôn, các cấp chính quyền xã, thôn cần ủng hộ tích cực, hội phụ nữ và đoàn thanh niên là hai lực lượng nòng cốt trong công tác truyền thông môi trường.
    Ðối với các làng nghề nên lấy quản lý cấp xã là nòng cốt trong hệ thống quản lý môi trường. Xây dựng các chính sách khuyến khích hỗ trợ tại các làng nghề như giảm thuế, phí đối với các cơ sở thực hiện tốt và có đầu tư cải thiện môi trường hay hỗ trợ vốn cho các dự án cải thiện môi trường thông qua việc lập quỹ bảo vệ môi trường. Quản lý môi trường thông qua việc xây dựng hương ước làng xã cũng là một giải pháp cần quan tâm, là công cụ quản lý môi trường hữu hiệu do thích hợp với cộng đồng tại từng khu vực. Hương ước được cộng đồng lập ra dựa trên các quy ước truyền thống và có hướng dẫn của cơ quan quản lý môi trường, nêu lên các điều cấm kỵ và những điều phải thực hiện.
    Giải pháp quan trắc môi trường làng nghề. Quan trắc môi trường nhằm theo dõi, đo đạc thường xuyên đối với một số chỉ tiêu, chỉ thị thành phần môi trường có tính hệ thống, để cung cấp các thông tin cần thiết về chất lượng của môi trường giúp cho công tác quản lý, bảo vệ môi trường. Các nhà khoa học tham gia đề tài cũng biên soạn các sổ tay hướng dẫn cải thiện môi trường các loại hình làng nghề, là "cẩm nang" giúp công tác quản lý môi trường và các cơ sở sản xuất của làng nghề thực hiện tốt công tác quản lý môi trường và các cơ sở sản xuất của làng nghề thực hiện tốt công tác bảo vệ môi trường làng nghề tốt hơn, bảo đảm phát triển bền vững.
    Làm tốt các giải pháp chính về kỹ thuật và quản lý nói trên theo chúng tôi là cách tốt nhất để làng nghề phát triển bền vững vừa tạo việc làm cho hơn mười triệu lao động thường xuyên, bốn triệu lao động thời vụ (chiếm 29% số lực lượng lao động nông thôn), vừa bảo vệ được môi trường, hệ sinh thái.
    Tôi thấy những giải pháp kỹ thuật trên đưa ra rất thực tiễn hoàn toàn có thể áp dụng được. Bên cạnh việc giảm thiểu ô nhiễm môi trường, các biện pháp trên cũng góp phần vào việc tận dụng và tái sử dụng các nguồn nguyên, nhiên liệu và chất thải. Đề tài nghiên cứu cách đây cũng khá lâu rồi, vậy người dân ở các làng nghề đã được phổ biến những kiến thức này chưa?
    Được 6hsangHN sửa chữa / chuyển vào 01:34 ngày 14/09/2005
  9. 6hsangHN

    6hsangHN Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/09/2004
    Bài viết:
    490
    Đã được thích:
    0
    Lò nấu chì sạch: Hướng giải thoát cho làng nghề Đông Mai (10:32 14-07-2005)http://www.vista.gov.vn/vietnam/khcn/CK/200507148475623014
    Lò nấu chì sạch do anh Trịnh Minh Quân, xã Chỉ Đạo, Văn Lâm, Hưng Yên nghiên cứu chế tạo đã vận hành thành công với khả năng khắc phục được những hạn chế của lò nấu chì thông thường, đồng thời khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường ở làng nghề Đông Mai.
    Lò nấu chì sạch nhìn bề ngoài không khác gì nhiều so với lò cũ ngoài kích cỡ của thân lò rộng hơn 4m3, và ống khói cao hơn 10m. Tuy nhiên bên trong là cả một công nghệ mới. Với lò cũ, khi chì được nung với nhiệt độ cao, hàng triệu bụi chì theo ống khói thoát ra ngoài lan tỏa ra không khí gây ô nhiễm môi trường. Lò nấu chì sạch đã khắc phục được nhược điểm là bụi chì không thoát ra ngoài mà được giữ lại trong ống khói. Lò mới có ống khói cao hơn lò cũ 10m, miệng lò đứng được xây bằng đất sét, phía dưới được thiết kế một phễu lớn bằng inox để hút bụi bay lên từ thân lò. Sau đó, bụi được hút qua 2 tầng hầm và 2 buồng trung gian, sau khi đưa qua buồng làm giảm nhiệt được làm mát bằng vật liệu giảm nhiệt sẽ được hút sang buồng chứa khí gồm các túi lọc bằng vải và sợi bông. Đến đây, phần lớn những hạt bụi được giữ lại trong ống khói, chỉ còn khoảng 5% theo khói thoát ra ngoài. Đồng nghĩa với việc giảm lượng bụi chì gây ô nhiễm là lợi ích kinh tế của công nghệ mới đem lại: 10 tấn chì nguyên liệu sẽ giữ lại được nửa tấn chì mà lò cũ gây lãng phí. Đặc biệt giá thành của mỗi lò nấu chì sạch khoảng 100 triệu đồng, trong khi mua một công nghệ giảm ô nhiễm có tác dụng tương tự của nước ngoài phải mất 500 triệu đồng. Năm 2003, Sở Khoa học và Công nghệ Hưng Yên đã công nhận công trình lò nấu chì của anh Trịnh Minh Quân đạt tiêu chuẩn chất lượng và được phép lưu hành rộng rãi.
    Nguồn trích: Khoa học và Phát triển, Số 28, từ 14-20/7/2005
  10. khongaibiet2000

    khongaibiet2000 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    27/07/2005
    Bài viết:
    267
    Đã được thích:
    0
    Cơ hội sản xuất sạch đối với các làng tái chế nhựa (trên cơ sở nghiên cứu tại làng Minh Khai - Triều Khúc
    [​IMG]

Chia sẻ trang này