1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Bạn có quan tâm đến phát triển bền vững các làng nghề ở nước ta không?

Chủ đề trong 'Khoa học công nghệ và môi trường' bởi khongaibiet2000, 15/08/2005.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. doi_man_tra

    doi_man_tra Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/05/2005
    Bài viết:
    37
    Đã được thích:
    0
    mình cũng có đọc báo và cũng biết các phương pháp giảm thiểu ô nhiễm làng nghề, tuy nhiên việc áp dụng lại là cả một vấn đề vì thói quen khó bỏ . Còn việc bạn bảo xây dựng hệ thống quan trắc môi trường cho các làng nghề là rất khó vì các hệ thống này rất đắt tiền hơn nữa người dân lại không có ý thức bảo vệ mà những đồ này thường rất dễ hỏng, sửa chữa đắt. Hiện tại ở nước ta theo mình biết chỉ có khoảng 20 trạm quan trắc tự động trong đó có một trạm đặt ở trường ĐH Xây dựng, một trạm ở trường DH bách khoa, một trạm trên đường Hoàng Quốc Việt...Còn việc xây dựng hệ thống xử lý nước thải cho các làng nghề thì cũng rất khó vì ở các làng nghề chủ yếu là các hộ sản xuất nhỏ nên không có kinh phí cho việc xây dựng hệ thống này và lại còn chi phí vận hành nữa. Ở làng lụa Vạn Phúc mình chỉ thấy có một hệ thống nhỏ để xử lý nước thải thôi. Công xuất của nó chỉ đủ để xử lý cho một hộ và giá của nó cũng khá cao. Hôm mình đến tham khảo thì nó lại không chạy mà chỉ có một cái máy nén khí chạy để sục khí mà thôi. Hầu hết các dự án đều trông chờ vào ngân sách của nhà nước và sự đầu tư của nước ngoài mà những người sang đầu tư lại hầu như không biết gì về xử lý môi trường cả. Đơn cử như hồi tôi đi thực tập tốt nghiệp tại Viện Công nghệ sinh học có làm đề tài về xử lý nước thải hỗn hợp (công nghiệp và hộ gia đình ) thì theo kết quả phân tích các chỉ tiêu hoá lý của nước thì không thuận lợi cho việc xử lý sinh học (BOD/COD <0,5) thế nhưng họ lại cứ bắt mình phải xây hệ thống xử lý sinh học cho họ. Thế mới lạ, mà những người thực hiện dự án đó lại cứ cắm đầu vào mà làm, thiết kế thì không có phần tính toán mà chỉ có hình vẽ thôi, tôi đọc bản vẽ tôi chẳng hiểu là họ thiết kế dựa trên cái gì nữa. Thế đấy, vấn đề không phải là ở 1 phía mà rất phức tạp và bị chi phối bởi nhiều yếu tố khác nhau. Dạo này thấy môi trường có vẻ làm ăn được nên nhiều cơ quan, viện cũng nhảy vào. Đâu đâu cũng có người làm Môi Trường kể cả những người chưa được đào tạo tý nào về môi trường. Các bạn có thấy viễn cảnh đen tối của môi trường nước nhà không? híc hic
  2. khongaibiet2000

    khongaibiet2000 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    27/07/2005
    Bài viết:
    267
    Đã được thích:
    0
    Thê thảm wá! mình đồng ý với bạn về hệ thống của Vạn Phúc, mình có xem qua hệ thống này, nhưng thấy là nó được thiết kế theo kiểu dành cho công nghiệp và thu nhỏ lại chứ không phải cho làng nghề! vận hành hao tiền lắm, dân chả mấy chốc mà chạy hết thôi. Tiếc là mấy thầy MT của ĐHQG làm vậy, lỡ học trò biết thì chắc sẽ phiền lắm . Mà có khi lại lừa luôn được cả các trò là hệ thống đó thật sự chuẩn mực - thế là đi tong luôn 1 thế hệ . (mình nói câu này rất nhỏ thôi, chắc chẳng ai nghe thấy)
    Bạn phải mừng mới phải chứ, sao lại buồn về vấn đề này nhỉ? điều đó có nghĩa môi trường đã thực sự có sức lôi cuốn mạnh mẽ, toàn dân đều có ý thức, nhà nhà làm môi trường người người làm môi trường. Phát triển kinh tế hộ gia đình theo hướng VAC-MT
    Kiểu này chả mấy chốc nước nhà sẽ hùng cường, ngành môi trường lại là ngành công nghiệp chủ đạo, xuất khẩu ầm ầm ra cả thế giới thay thế cả ngành công nghiệp dầu khí ý chứ.
  3. eye_smile

    eye_smile Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/09/2005
    Bài viết:
    10
    Đã được thích:
    0
    Xin hỏi các bạn về vấn đề môi trường tại các làng nghề sản xuất, chế biến gỗ và mây tre đan. Công nghệ là gì và nguyên nhân của ô nhiễm môi trường. Có ý kiến cho rằng vấn đề ô nhiễm tại môi trường làng nghề này không nặng nề như các làng nghề khác (dệt nhuộm, giấy, thực phẩm), vì cả đất, nước và không khí đều bị ô nhiễm nhưng độ nguy hại không lớn và không đặc trưng, vì vậy đầu tư để xử lý mỗi vấn đề ô nhiễm (hoặc đất, hoặc nước, hoặc không khí) khó được quan tâm. Ý kiến của các bạn về vấn đề này?
  4. steppy

    steppy Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    20/03/2005
    Bài viết:
    1.565
    Đã được thích:
    1.327
    Vấn đề bạn Mantra trăn trở là đúng đấy. Để có một hệ thống công trình Môi trường hoàn chỉnh thì không những thiết kế và xây dựng tốt, mà còn phải đào tạo cán bộ kỹ thuật vận hành nữa. Ngoài ra còn chi phí vận hành các công trình môi trường cũng đắt tiền. Không giải quyết đồng bộ thì xây xong rồi vứt đó, còn tốn tiền hơn nhiều. Tôi dẫn chứng một VD đơn giản là Thành Phố Vinh, sau chiến tranh được CHDC Đức giúp đỡ, qui hoạch xây dựng lại, trong đó có khu Quang Trung làm biểu tưởng. Hồi đó hệ thống thoát nước khu này rất hiện đại, là hệ thống riêng hoàn toàn, có cả trạm Xlý. Sau khi bàn giao xong có ai vận hành đâu, bây giờ là những đống gạnh và bê-tông bỏ hoang. Các đường ống , hố ga bị tắc. Đi qua thỉnh thoảng lại có người dội cho một chậu nước từ trên cao xuống trúng đầu. Hệ thống xử lý nước thải còn đắt tiền hơn nhiều so với nước cấp. Tiền cả tấn mà không hoạt động thì chẳng khác gì đem tiền đi đốt.
    Đối với các làng Nghề, bây giờ chỉ cần một hệ thống đường ống chuyển tải và thu gom hết nước thải theo đúng TCVN về một nơi ( 01 cái ao có lót chông thấmchẳng hạn) và có người vận hành hệ thống đó đã là một ước mơ lớn rồi. Chả cần phải trạm xử lý cho xa xôi. Nếu không thu gom được hết về một nơi thì còn nói chuyện xử lý làm gì nữa. Đó là chưa kể vấn đề xử lý bùn, cặn còn vất vả và tốn kém hơn nhiều so với nước thải. Không hiểu có đủ đất để XD ko, chưa nói đến kinh phí vấn hành.
    bác DoiMantra , tỷ lện BOD/COD <0.5 cũng chỉ là một phần, quan trọng hơn là BOD là bao nhiêu thì vẫn xử lý được sinh học. Nếu BOD quá thấp, bạn có thể giải quyết bằng tăng thêm nguồn BOD từ nước thải sinh hoạt từ nơi khác về. Hoặc là dùng extended aeration có thời gian aeration từ 16-32 h, duy trì tuổi bùn cao lên khoảng từ 15-20 ngày, hoặc là dùng kết hợp thêm giữa sinh hóa, như dùng các chất coagulation ( phèn nhôm chẳng hạn) ..... Hệ thống cổ điển biết cánh vận hành có áp dụng kiến thức hiện đại vẫn đảm bảo được. Tuy nhiên đối với VN thì các phương pháp hóa lý đều đòi hỏi phải có chi phí lớn cả. Các bác khi làm dự án đừng tham đưa vào nhiều quá, phải nghĩ làm sao sử dụng cho hiệu quả nhất đồng tiền bỏ ra. Theo tớ cứ giải quyết thật tốt hệ thống chuyển tải là làng xóm sach sẽ, các cụ nhà mình tăng tuổi thọ ngay. Chỉ cần có hệ thống chuyển tải này xịn và có người vận hành chúng là đủ mệt rồi. Tớ chán ngán với hệ thống thoát nước Hà nội quá. Nhìn thấy tiền đổ vào như thùng không đáy mà chả có hiệu quả gì cả.
  5. doi_man_tra

    doi_man_tra Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/05/2005
    Bài viết:
    37
    Đã được thích:
    0
    Mình hoàn toàn đồng ý với bạn steppy. Tuy nhiên để xây dựng được một hệ thống thu gom nước thải tập trung lại để xử lý là cả một vấn đề đấy. Chẳng là người dân ta có quan niệm "cha chung không ai khóc" mà, chính vì thế mà nhà nào chỉ chăm chăm lo cho nhà đó thôi. Thật buồn cười khi tôi đi thực tập tại thành phố Việt trì (ngay gần đại lộ Hùng Vương chứ chẳng xa xôi gì, chỗ mấy nhà máy dệt của Hàn Quốc ý mà), tôi thấy một tấm bia kỉ niệm về việc một dự án nước ngoài tài trợ cho khu dân cư ở đó xây dựng một hệ thống cống rãnh trong toàn khu vực đó. Nhìn thấy cảnh này tôi tự nghĩ không biết đến bao giờ người dân ta mới có ý thức bảo vệ môi trường xung quanh mình, ngay đến cả cống rãnh mà cũng phải chờ đến nước ngoài tài trợ mới có thể xây nổi, mà người dân ở đó cũng không phải là nghèo đâu nhé. Việc xử lý tập trung có thể làm giảm chi phí xử lý nước thải tuy nhiên trong nhiều trường hợp nó lại gặp phải những vấn đề khá phức tạp. Đó là chúng ta chưa lường hết được sự kết hợp của các chất có trong nước thải hỗn hợp có thể tạo thành những hợp chất độc hại hơn và khó phân huỷ hơn. Ví dụ như: nếu trong nước thải có chứa KLN thì chúng có thể kết hợp với các chất hữu cơ để tạo thành các hợp chất khác : CH3Hg+...Còn việc cứ có chất hữu cơ thì có thể xử lý sinh học thì theo mình trước khi xử lý sinh học phải qua xử lý sơ bộ bằng các biện pháp hoá lý trước nhằm tạo điều kiện thuận lợ nhất cho các vi sinh vật phát triển.
    Ah, Có bạn nào biết UASB có khả năng xử lý COD không vậy. Mình có đọc một tài liệu của nước ngoài thì họ nói là có và sử dụng chỉ tiêu COD làm cơ sở cho tính toán thiết kế của bể UASB. Thế nhưng theo một tài liệu trong nước (cụ thể là bảng tính toán thiết kế hệ thống xử lý cho nhà máy bia Hải Phòng)- ở đây không thấy đề tên tác giả - thì ông ta cho rằng khi nước thải đi qua bể UASB thì BOD5 giảm tới 80% nhưng COD thì giữ nguyên. Mình chẳng hiểu thế nào cả.
  6. quangktld

    quangktld Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/09/2005
    Bài viết:
    1
    Đã được thích:
    0
    Cho tôi hỏi có ai biết các vấn đề cơ bản về thực trạng môi trường ở quang ninh hay ko? và làm thế nào để tỉnh Quảng ninh phát triển bền vững được ? Nếu ai có tài liêu pót lên cho mình nhé
  7. steppy

    steppy Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    20/03/2005
    Bài viết:
    1.565
    Đã được thích:
    1.327
    Không có chuyện BOD5 giảm mà COD không giảm đâu. BOD5 gaỉm thì có nghĩa là COD cũng phải giảm. Thành phẩn chất bẩn mà vi sinh vật ăn được trong 5 ngày (BOD5), thì rất dễ dàng bị hóa chất khử đi, cộng thêm các chất bẩn khó ăn được, hoặc không ăn được bằng vinh vật nhưng cũng bị hóa chất khử ngon lành là ra COD. Nhưng BOD5, COD không giảm tỷ lệ với nhau đâu nhé. Bác Mantra nhắn dùm là nhà thiết kế xem lại phương pháp phân tích COD. Có nhiều phương pháp phân tích COD, nếu áp dụng ko đúng thì sẽ bị sai lêch lớn. Sử dụng COD là tiêu chuẩn thiết kế sẽ mang tính tổng quát hơn, nếu thành phần BDO/COD có quan hệ ổn định với nhau.. Tuy vậy đối với các công trình sử lý sinh học áp dụng chỉ tiêu BOD vẫn là đặc trưng. Vì đây là khả năng của vi sinh vật mà.
  8. doi_man_tra

    doi_man_tra Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/05/2005
    Bài viết:
    37
    Đã được thích:
    0
    Ừ nhỉ, thế mà mình lại quên mất, đúng là mình quên để ý đến định nghĩa của chúng. Cảm ơn bạn nhé.
    Ah, bạn có biết cách tính toán thiết kế của bể UASB không. Theo bạn thì việc sử dụng UASB và septic tank cái nào lợi hơn (về mặt kinh tế ý, vì sử dụng septic tank thì phải dùng thêm chế phẩm EM để khử mùi, bạn có cách nào khác để xử lý mùi không), hiệu quả xử lý của cái nào cao hơn. Mình đang thiết kế một công trình xử lý nước thải mình định dùng septic tank nhưng ông trưởng phòng của mình lại bảo dùng UASB. Mình chưa biết cái nào có hiệu quả hơn và lại nước thải chứa hàm lượng chất ô nhiễm khá lớn BOD = 8000mg/l, COD = 12000 - 15000mg/l, TSS = 1500mg/l. Mình định sử dụng hệ thống:
    nước thải - lắng cát - điều hoà - yếm khí (or UASB) - lắng1 - bể aeroten - lắng 2 - nước ra.
    Các bạn có thể góp ý cho mình được không. Nước thải đầu ra của mình phải đạt tiêu chuẩn loại B (TCVN - 5945). Lưu lượng nước thải là 1600m3/ngày.
  9. khongaibiet2000

    khongaibiet2000 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    27/07/2005
    Bài viết:
    267
    Đã được thích:
    0
    Quảng Ninh được trời phú cho tương đối đầy đủ các điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế so với nhiều địa phương khác.
    Tuy nhiên, ông trời cũng chẳng cho ai hoàn hảo cả, thế mới sinh ra cái khó cho Quảng Ninh.
    2 tiềm năng lớn nhất của Quảng Ninh là Than và Du lịch.
    Phát triển Than bao năm nay đã thành công nghiệp chính của Quảng Ninh và đưa tỉnh này thành một địa phương quan trọng bậc nhất cả nước, góp phần cung cấp vàng đen cho hầu hết các ngành công nghiệp của quốc gia.
    Quảng Ninh có hạ tầng phát triển du lịch tốt nhất trong cả nước, thuận lợi cả 2 đường thuỷ-bộ. Những năm 2000, UBND tỉnh đã thực hiện hàng loạt những đầu tư để phát triển hạ tầng du lịch, làm QN đã thay da đổi thịt, bãi biển đẹp hơn, sạch sẽ hơn nhiều lần so với những năm của thập niên 90. (ai đã đến QN vào 2 thời điểm này chắc chắn đã cảm thấy sốc nặng).
    Tuy nhiên nghịch lý ở đây là không ai biết làm thế nào có thể phát triển bền vững, cân đối được cả 2 ngành công nghiệp màu mỡ này.
    Muốn phát triển khai thác than thì sẽ phát sinh nước thải, bụi, khí thải (trực tiếp từ sản xuất) và gián tiếp từ hoạt động cảng (nước lacanh, ballats, phế thải rơi vãi, dầu mỡ...). Các khu vực khai thác than nằm dọc theo tuyến đường 18 từ TX Hòn Gai đến Mông Dương đa phần đều kề liền với biến (cụ thể là với vịnh Hạ Long) Nước thải rửa quặng, bụi do khai thác, mở vỉa... đều có nguy cơ ảnh hưởng trực tiếp đến hệ sinh thái của Vịnh, các chất rắn lơ lửng có thể ảnh hưởng trực tiếp đến quần thể san hô đáy biến, đến sự phát triển các loại sinh vật đặc hữu ở đây.
    Mặc dù tại một số cuộc họp mặt, hội thảo rất hoành tráng của UBND, các sở có liên quan đều khẳng định phát triển bền vững, đảm bảo tốt các vấn đề môi trường, nhưng theo con mắt kỹ thuật thì chỉ cần 1 sự cố đơn giản là va chạm tàu vào ăn than, dầu loang sẽ đánh bay mất cái biển hiệu đẹp mà UNESCO đã trao cho QN.
    Cách thức tốt nhất để phát triển bền vững thì quá tốn kém, tuy nhiên có thể kêu gọi các nguồn hỗ trợ từ bên ngoài. đó là dời cảng ra xa khu vực Vịnh, tránh các sự cố đáng tiếc xảy ra (xin nói luôn là xác xuất sự cố va chạm tàu ra vào cảng có thể đạt đến 0,028%) đồng thời áp dụng hàng loạt các biện pháp kỹ thuật trong khai thác và chế biến than như áp dụng các giải pháp kỹ thuật khai thác hiện đại để giảm tối đa lượng nước sử dụng, tăng tối đa sử dụng tuần hoàn nước, ...
    Ngoài ra các bạn khác vui lòng cùng bổ sung thêm nhé!
  10. Partiro

    Partiro Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/06/2004
    Bài viết:
    64
    Đã được thích:
    0
    Chào các bạn,
    Mình đang định làm luận văn về vấn đề ô nhiễm các làng nghề ở Hà Nội, và muốn tham khảo một số đề tài luận văn về đề tài này ( DHBK, DHKHTN HN). Có bạn nào có thể giúp mình nguồn tài liệu này được không?
    Chân thành cảm ơn.
    email của mình: duchanhduong@yahoo.com
    Partiro

Chia sẻ trang này