1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Bạn có quan tâm đến phát triển bền vững các làng nghề ở nước ta không?

Chủ đề trong 'Khoa học công nghệ và môi trường' bởi khongaibiet2000, 15/08/2005.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. steppy

    steppy Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    20/03/2005
    Bài viết:
    1.565
    Đã được thích:
    1.327
    Bác dùng UASB đi, vì septic thông thường dùng cho dòng lưu lượng nhỏ, vài hộ gia đình. Của bác ở đây 1600 m3/ngày đêm. Đặc điểm của septíc là không có khuấy trộn gì. Đối với UASB ( upflow anaerobic sludge blanket) là tạo ra một tầng bùn dạng granule, nước thải đi từ dưới lên trên qua lớp này mà được xử lý. Thời gian xử lý khoảng 4-12 h. Hiệu suất khoảng 75-80% COD gì đó. Tuy vậy nhượcđiểm của UASB là khó kiểm soát trạng thái và kích thứớc các hạt sludge granule. Dây chuyền của bác có bể trung hòa, nhưng trước đó lại không có bể lắng 1 mà nồng độ SS của bác cao quá ( 1500 mg/l) tớ không hiểu thế nào? Khi nhiệt độ môi trường tăng hiệu quả khử SS sẽ kém đi nhiều, Việt nam thì To TB vào mùa hè bao nhiêu chắc bác cũng biết rồi. Bác xem lại các kết quả tính toán đi. Còn septic cho các trạm CS lớn như thế này thì ít sử dụng () có khi bây giờ không ai sử dụng nữa :)) ), ít thôi chứ không phải không có. Tớ không tài liệu trong tay. Nó còn phụ thuộc vào thời gian lưu nước ( thời gian xử lý hình như 1-3 ngày gì đó đói với nước thải sinh hoạt) nữa. Bác mà cứ cho thời gian khoảng vài ngày đến 1 tuần gì đó thì hiệu quả cũng tốt nhưng trạm của bác sẽ to như sân vận động Mỹ Đình. :)). Ngoài ra bác có thể nghiên cứu thêm bể lắng 2 vỏ - Imhoff tank vận hành đơn giản hơn cho dây chuyền của bác.
  2. khongaibiet2000

    khongaibiet2000 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    27/07/2005
    Bài viết:
    267
    Đã được thích:
    0
    Cái này bạn nên liên hệ trực tiếp mới có thể có được tài liệu chi tiết để tham khảo. Về vấn đề làng nghề Hà Nội, có thể tìm thấy 1 số tài liệu ở nhà xuất bản sự thật - đường Quang Trung Hà Nội
    tôi sẽ gửi danh sách các làng nghề của Hà Nội cho bạn ở dưới đây, khoảng gần 50 làng gì đó. Tuy nhiên đây là số liệu điều tra năm 2000, vì vậy có thể so với hiện tại có nhiều khác biệt.
    [​IMG]
  3. Partiro

    Partiro Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/06/2004
    Bài viết:
    64
    Đã được thích:
    0
  4. khongaibiet2000

    khongaibiet2000 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    27/07/2005
    Bài viết:
    267
    Đã được thích:
    0
    Làng Vạn Phúc ở Hà Đông thuộc tỉnh Hà Tây chứ không phải Hà Nội, bạn có thể đến đó, hỏi nhà ông chủ tịch hiệp hội làng (bác Nguyễn Hữu Chỉnh) và nhờ bác dẫn ra góc vườn nơi có đặt hệ thống xử lý thử nghiệm của chỗ anh Hùng Việt - ĐHQG hà nội, mà tham khảo xem có gì hay không :-) Hệ thống này cho thấy ý tưởng của người thiết kế có nhiều "sáng tạo", không xử lý trực tiếp ở dòng thải mà hút nước ở 1 góc ao - xử lý -xả nước sau xử lý xuống 1 góc ao khác :-)
    Còn thực tế ở Vạn Phúc chưa có hệ thống xử lý đâu, nước thải nhuộm vẫn xả ra ao chung của làng.
    Nếu làm về đúc đồng ở Bắc Ninh thì e rằng hơi khó, vì hình như có mỗi Đại Bái - huyện Gia Lương Bắc Ninh có hoạt động Đúc đồng thôi mà cung không quá hoánh tráng, thường đúc các sản phẩm nhỏ. Bạn có thể đến đó xem trực tiếp sẽ tốt hơn.
    Về cái Project của bạn, e rằng site của Việt Nam hơi khó có, nếu có thể bạn cứ vào trang của Cục môi trường thử xem, vì trung tâm quản lý nội dung của site này là TT quan trắc và thông tin môi trường mà. www.nea.gov.vn.
    Phương pháp line-intercept transects thì tôi chưa biết là gì, chắc các bạn khác giỏi hơn sẽ giúp đỡ bạn vậy.
    Mà tôi hỏi nhỏ nhé :-) bạn làm gì mà tìm hiểu nhiều thứ trái khoáy nhau thế? càng đọc câu hỏi của bạn tôi càng không biết bạn định làm đồ án về cái gì ?
  5. doi_man_tra

    doi_man_tra Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/05/2005
    Bài viết:
    37
    Đã được thích:
    0
    Mình cũng có biết về bể lắng 2 vỏ, mình cũng đã được đi tham quan hệ thống này. Tuy nhiên "xếp" của mình lại thích kiểu bể lắng Lamen hơn. Mình cũng chưa thể so sánh hiệu quả của 2 cái và lại việc tính toán thiết kể cho bể lắng Lamen không có hướng dẫn cụ thể nên mình cũng chẳng biết thế nào. Đúng là trước bể UASB không có bể lắng thật. Mình định bổ xung hệ thống keo tụ bằng polime nhưng lại gặp phải vấn đề tách bả mủ polime. Bã mủ này một phần thì nổi, một phần thì chìm. Mình định kết hợp cả 2 phương pháp tuyển nổi và lắng để loại bỏ cái này. Tuy nhiên nếu làm đầy đủ các công đoạn cho một hệ thống xử lý nước thải như mình đã học (bể tách cát, điều hoà, lắng, UASB, AEROTEN, lắng 2.....) thì chi phí cho một hệ thống xử lý lại quá lớn và cơ sở đó không thể kham nổi (hơn nữa nước khi ra khỏi bể UASB lại có mùi và chúng tôi lại phải sử dụng chế phẩm EM theo cách nhỏ giọt liên tục để khử mùi này or có thể xử dụng cây hoa ngũ sắc để khử mùi, tuy nhiên mình cũng không biêt cây hoa ngũ sắc có thể khử được mùi của các loại nước thải sau khi đi ra khỏi bể UASB hay không. Mình mới dùng thử cây này cho mục đích xử lý mùi của bể phốt như đã nêu trong báo thôi (báo khoa học và đời sống) ). Bạn có cách nào xử lý vấn đề này không. Chúng ta có thể kết hợp một bể làm nhiều công việc chẳng hạn. Còn về vấn đề nhiệt độ trong nước thải sau khi đi ra khỏi bể UASB cao hơn và có thể gây khó khăn cho việc lắng thì bạn có cách nào khắc phục không. Theo mình sau khi ra khỏi bể UASB rồi mình xử lý bằng AEROTEN thì sẽ tạo ra rất nhiều bùn và bắt buộc phải có bể lắng 2, nhưng mình cho rằng trong quá trình đó thì nhiệt độ của nước cũng giảm đi đấy
  6. Partiro

    Partiro Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/06/2004
    Bài viết:
    64
    Đã được thích:
    0
    Mà tôi hỏi nhỏ nhé :-) bạn làm gì mà tìm hiểu nhiều thứ trái khoáy nhau thế? càng đọc câu hỏi của bạn tôi càng không biết bạn định làm đồ án về cái gì ?
    [/quote]
    àh dự án làng nghề là hướng mình định làm cho luận văn của mình. Còn những cái khác mình hỏi là các vấn đề liên quan đến một số bài tập môn Environmental Science của mình.
    Mong sự giúp đỡ của bạn.
    Cảm ơn.
  7. rinvic

    rinvic Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/11/2003
    Bài viết:
    922
    Đã được thích:
    0
    àh dự án làng nghề là hướng mình định làm cho luận văn của mình. Còn những cái khác mình hỏi là các vấn đề liên quan đến một số bài tập môn Environmental Science của mình.
    Mong sự giúp đỡ của bạn.
    Cảm ơn.
    [/quote]
    Tớ có biết sơ về vấn đề bạn hỏi, hẹn gặp bạn tại chủ đề [topic]577878[/topic] để khỏi bị các bác bên làng nghề này kiện tụng
    Được nvl sửa chữa / chuyển vào 10:49 ngày 26/09/2005
  8. khongaibiet2000

    khongaibiet2000 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    27/07/2005
    Bài viết:
    267
    Đã được thích:
    0
    Xin được các bạn góp ý hoàn thiện hơn nữa! Cám ơn rất nhiều!
    Phân tích một số yếu tố cơ bản về con đường phát triển bền vững các làng nghề ở Việt Nam.
    1. Tầm quan trọng của sự phát triển các làng nghề ở Việt Nam hiện nay.
    Với nước ta, điểm xuất phát trong quá trình đổi mới vẫn là một nước nông nghiệp lạc hậu, việc phát triển nông nghiệp, nông thôn gắn liền với quá trình phát triển của nền kinh tế nói chung. Trong quá trình đổi mới theo hướng công nghiệp hoá - hiện đại hoá (CNH-HĐH), chúng ta cần thúc đẩy các hoạt động sản xuất phi nông nghiệp ở nông thôn bao gồm cả sản xuất công nghiệp - dịch vụ. Đây chính là biện pháp huy động mọi nguồn lực của cả nước để phát triển. Trong những năm gần đây, kinh tế nông thôn đã trở nên đa dạng hơn, nhiều hộ chuyển sang làm nghề thủ công, dịch vụ và công nghiệp nông thôn. Một quá trình biến đổi về chất đang diễn ra rộng khắp trong cả nước mà nhất là ở khu vực nông thôn về cả kinh tế ?" xã hội ?" môi trường. Cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn đang được chuyển dịch theo hướng tích cực. Tỷ trọng nông nghiệp trong GDP giảm từ 29,3% (1995) xuống 25,7% (1997) và 24,3% (2000) bên cạnh đó giá trị tuyệt đối liên tục tăng từ 4,7% đến 4,9% trong thời gian tương ứng. Trên góc độ phát triển nền nông nghiệp hàng hoá, đến nay chúng ta có khoảng 30% hộ nông dân sản xuất hàng hoá, gần 20% sản xuất hàng hoá quy mô lớn (các nông lâm ngư trại) với tỷ suất hàng hoá chiếm từ 60-85% sản phẩm làm ra. Có thể thấy rằng đang có một ?otrào lưu? phát triển các mô hình kinh tế sản xuất phi nông nghiệp khá đa dạng ở nông thôn nước ta dưới các hình thức như hợp tác xã, thị trấn, thị tứ, trang trại, tổ hợp tư doanh, doanh nghiệp tư nhân, làng nghề? Sự phát triển làng nghề ở nước ta nằm trong sự phát triển tổng thể của nông thôn và gắn liền với hoạt động sản xuất nông nghiệp. Hoạt động sản xuất làng nghề chiếm một vị trí rất quan trọng trong cơ cấu công nghiệp nông thôn nước ta.
    Cùng với các hình thức hoạt động sản xuất công nghiệp khác các làng nghề đã góp phần thay đổi, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần người dân khu vực nông thôn, chuyển dịch cơ cấu sản xuất ở khu vực nông thôn, tạo cơ sở cho việc thực hiện công tác xóa đói giảm nghèo. Giảm áp lực di dân cho khu vực đô thị. Tạo ra khu vực đệm vững chắc cho phát triển kinh tế của cả nước trước các biến độ kinh tế khu vực và thế giới. Bước đầu xây dựng tác phong làm việc công nghiệp trong bộ phận dân cư nông thôn theo hướng chuyên nghiệp hóa. Không chỉ như vậy, không ít làng nghề đã trở thành những cái nôi giữ gìn vào bảo tồn các bản sắc, truyền thống văn hoá dân tộc.
    2. Xu thế phát triển các làng nghề ở Việt Nam.
    Tuy nhiên cũng cần phải thấy rằng hiện nay chúng ta còn khá bỡ ngỡ khi tiếp cận với nền kinh tế thị trường. Các quy luật cạnh tranh lợi nhuận khốc liệt của thị trường sẽ có tác dộng thúc đẩy việc lựa chọn các hình thức tổ chức sản xuất hiệu quả nhất HTX, doanh nghiệp tư nhân, làng nghề?. Một quá trình chuyển đổi cơ cấu, thay đổi phương thức hoạt động và đầu tư đang diễn ra từng ngày. Quy luật loại trừ là bất biến kể cả đối với hoạt động sản xuất làng nghề. Sự phát triển của công nghiệp vừa và nhỏ ở nông thôn nói chung và làng nghề nói riêng phụ thuộc rất nhiều vào các yếu tố chủ quan và khách quan tác động đan xen lẫn nhau.
    Có thể nói rằng làng nghề là một trong số những hình thái tổ chức sản xuất phi nông nghiệp ở nông thôn. Tuy vậy, làng nghề cũng có đặc thù riêng của mình đó là tính ?ocộng đồng? của nhiều phần tử sở hữu đơn lẻ. Nhờ vậy làng nghề có tính linh hoạt rất cao, ít sự cố nhưng cũng thiếu đi khả năng cạnh tranh mạnh mẽ, khả năng đổi mới.
    Để có thể gắn kết được sự phát triển làng nghề vào quá trình CNH-HĐH nông thôn, có thể hiểu theo cách ?orộng? làng nghề là ?ocộng đồng sản xuất nhỏ và rất nhỏ phi nông nghiệp ở nông thôn? hoặc thu hẹp các nghiên cứu trên đối tượng ?ocộng đồng sản xuất nhỏ và rất nhỏ phi nông nghiệp ở nông thôn có hình thức sở hữu và không gian sản xuất ở quy mô hộ gia đình?. Tuỳ theo mỗi các nhìn nhận là các xu thế phát triển khác nhau dẫn đến những kịch bản và các định hướng chính sách khác nhau.
    Quá trình phát triển làng nghề các làng nghề ở nước ta là một quá trình tất yếu trong sự phát triển chung của nền kinh tế theo hướng CNH-HĐH. Quá trình phát triển này nằm trong các quy luật cạnh tranh và phát triển chung của cơ chế thị trường, các phương thức quản lý và tổ chức sản xuất và kinh doanh sẽ được dần dần hoàn thiện đến các hình thức kinh tế linh hoạt, năng động và hiệu quả nhất.
    Hiện nước ta đang tiến hành giai đoạn chuyển sang nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, ở tầm ngắn và trung hạn, thúc đẩy hoạt động sản xuất làng nghề có lẽ là con đường đúng đắn nhất. Vì điều này sẽ tạo điều kiện chuẩn bị một cơ sở hạ tầng về vốn, thị trường, nhân lực cũng như dân trí cho các bước tiếp theo của một nền kinh tế thị trường, Không những thế hoạt động sản xuất làng nghề, với các đặc thù riêng là gắn liền với hộ gia đình ở nông thôn , khá gần gũi với hạ tầng nông thôn nước ta, nơi hiện vẫn mang nhiều tư tưởng phong kiến lạc hậu, hơn nhiều so với các hình thức sản xuất khác, .
    3. Vấn đề môi trường nảy sinh trong quá trình phát triển của làng nghề.
    Bên cạnh mặt tích cực là các giá trị do phát triển hoạt động sản xuất của các làng nghề, nảy sinh vấn đề môi trường của các ''làng nghề'' làm ảnh hưởng xấu đến môi trường và sức khoẻ người dân. Các nguyên nhân chính là:
    , Đa số các làng nghề do hạn chế về vốn, về mặt bằng sản xuất, về trình độ quản lý sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nên mức đầu tư cho công nghệ, trang thiết bị sản xuất nhỏ sản phẩm khó đạt được chất lượng cao. Công nghệ và trang thiết bị cũ kỹ làm tăng suất sử dụng nguyên liệu (giảm hiệu quả sử dụng và chế biến nguyên liệu thành sản phẩm) và tăng mức độ ô nhiễm môi trường. Tiêu hao nguyên liệu để tạo ra cùng đơn vị sản phẩm tại các làng nghề thường cao hơn so với các cơ sở sản xuất công nghiệp cùng lĩnh vực sản xuất.
    , Nhận thức về môi trường của các chủ sản xuất chưa đầy đủ, không quan tâm đến các vấn đề môi trường và phát triển bền vững. Quy mô thu lời từ sản xuất kém, tích lũy vốn nhỏ nên không đủ đầu tư cho việc cải tạo hệ thống thiết bị sản xuất hiện có hoặc đầu tư cho các hệ thống xử lý hoàn chỉnh.
    , Đa số các làng nghề có quy mô mặt bằng sản xuất nhỏ, tập trung trong ngay trong khu vực sinh sống nên các tác động sinh ra từ quá trình sản xuất tác động thường xuyên và trực tiếp đến sức khỏe người dân.
    , Nhận thức về tác hại của các yếu tố môi trường đến môi trường và sức khỏe của người lao động rất hạn chế nên chưa thực hiện các biện pháp tự bảo vệ như hạn chế, phòng tránh các tác động này.
    , Do đặc thù sản xuất phân tán theo hộ gia đình và không liên tục (nhiều khi theo thời vụ nguyên liệu đối với chế biến nông sản, hoặc chỉ hoạt động vào lúc nông nhàn nhằm tăng thêm thu nhập) nên rất khó quản lý và kiểm soát các vấn đề môi trường.

    4. Các xu hướng tiếp cận giải quyết các vấn đề này, kinh nghiệm thế giới và các thuận lợi và trở ngại khi áp dụng thực tiễn tại Việt Nam. (hiện chưa có thông tin)
  9. BietDuoc

    BietDuoc Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/10/2005
    Bài viết:
    101
    Đã được thích:
    0
    Hi friends
    Tựa cột nghe các bậc tiền bối, bậc tiên phong về làng nghề nói chuyện mà thấy trong lòng cũng muốn nêu lên vài ý.
    Một cách có thể đóng góp vào phát triển KT-MT làng nghề là sản xuất hướng voà khai thác được những giá trị của lao động sáng tạo và giá trị gia tăng được kết tinh trong sản phẩm, chứ không chỉ dựa vào tiềm năng sẵn có như tài nguyên thiên nhiên và sức lao động giản đơn. Phát huy kiến thức bản địa, truyền thống để hàng hoá đặc sắc hơn, linh hoạt hơn trên thị trường. Nói tóm lại nâng cao hàm lượng chất xám/tri thức trong sản phẩm, hạn chế các sản phẩm đòi hỏi nhiều tài nguyên, nhiều năng lượng (cũng có nghĩa là cần nhiều vốn hơn cần lao động con người).
    -- Thôi mình lại quay vào tựa cột đây ---
  10. Partiro

    Partiro Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/06/2004
    Bài viết:
    64
    Đã được thích:
    0
    Một cách có thể đóng góp vào phát triển KT-MT làng nghề là sản xuất hướng voà khai thác được những giá trị của lao động sáng tạo và giá trị gia tăng được kết tinh trong sản phẩm, chứ không chỉ dựa vào tiềm năng sẵn có như tài nguyên thiên nhiên và sức lao động giản đơn. Phát huy kiến thức bản địa, truyền thống để hàng hoá đặc sắc hơn, linh hoạt hơn trên thị trường. Nói tóm lại nâng cao hàm lượng chất xám/tri thức trong sản phẩm, hạn chế các sản phẩm đòi hỏi nhiều tài nguyên, nhiều năng lượng (cũng có nghĩa là cần nhiều vốn hơn cần lao động con người).
    -- Thôi mình lại quay vào tựa cột đây ---
    [/QUOTE]
    Cảm ơn thông tin của các bạn nhé. Có bạn nào biết mô hình phát triển bền vững cho các làng nghề ở Hàn Quốc và Trung Quốc ko?
    Cảm ơn KAB rất rất nhiều...

Chia sẻ trang này