1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Bạn có quan tâm đến phát triển bền vững các làng nghề ở nước ta không?

Chủ đề trong 'Khoa học công nghệ và môi trường' bởi khongaibiet2000, 15/08/2005.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. khongaibiet2000

    khongaibiet2000 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    27/07/2005
    Bài viết:
    267
    Đã được thích:
    0
    quote-Blue_skys viết lúc 22:27 ngày 16/12/2005:
    1. Tạo mặt bằng cho mở rộng và tăng quy mô SX: Vấn đề này mình cũng đã nói rồi mà, có thể nhưng không phải đơn giản đối với khu vực đồng bằng Bắc Bộ nhất là những tỉnh lân cận Hà Nội vì quỹ đất không còn nhiều. Tất nhiên đất đồi núi thì còn, nếu bạn có thể xây khu công nghiệp tập trung ở đó.
    2. Giảm ô nhiễm: Điều này thì mình vẫn luôn nhất trí
    3. Thúc đẩy tiến bộ KH-CN trong SX-KD: .......Hình thức công nghệ này phụ thuộc vào tính chất ngành nghề. theo bạn thì ngoài ngành cơ khí, tái chế giấy (chỉ có 4 làng nghề) thì ngành nào có thể thuận lợi khi chuyển sang công nghiệp hoá? Bạn thử xem lại xem, các làng nghề có quy mô đủ để chuyển sang công nghiệp hoá thực chất không có nhiều đâu. Ví dụ có thể chỉ có Đa Hội (tái chế kim loại), Phong Khê và Phú Lâm(tái chế giấy),đường nhiên Bát Tràng (thực tế đây đã không còn là làng nghề nữa rồi), những làng nghề khác mà tên tuổi thường được nhắc đến trên các phương tiên thông tin đại chúng như Minh Khai, Dương Liễu, Vân Chàng ... tại sao lại không chuyển đổi được nhỉ?
    4. Giải quyết việc làm: KCN mở rộng quy mô SX và kết hợp giữa SX tập trung và phân tán nên có thể thu hút được nhiều lao động, thúc đẩy phân công lao động ở nông thôn. Mình không hiểu ý của bạn định nói ở đây là thế nào? phân tán ở điểm nào và tại sao lại còn phân tán khi tập trung? Nhưng có 1 điều là nếu vào khu sản xuất tập trung, số lao động sẽ chủ yếu là trong độ tuổi lao động do tính chất công nghiệp hoá của công việc, còn khi sản xuất tại quy mô gia đình, ngoài các lao động chính sẽ thu hút cả các đối tượng ngoài tuổi lao động. Theo bạn thì số nào sẽ lớn hơn?
    Hình thức KCN làng nghề đã được áp dụng ở nhiều nơi và đưa lại kết quả tốt, chắc là bạn chưa biết rằng đã có nhiều tỉnh xây dựng các KCN như thế rồi, tôi đưa ra một vài số liệu để bạn xem nhé: Hà Nội đã xây dựng được 3 KCN làng nghề, Hà Tây là 45 KCN, Bắc Ninh là 9 KCN, Nam Định là 15 KCN.
    Bạn đã đến những chỗ đấy chưa hay mới chỉ đọc tài liệu thấy người ta khen là tốt? Mình nghĩ bạn nên đến xem thử mà xem, trừ Đa Hội, còn lại là những khu công nghiệp tập trung vắng hoe, chỉ có 1 vài cơ sở quy mô kha khá trụ lại do quỹ đất phát triển không còn nên buộc phải chui ra đấy. Mình có biết đã có 1 đề tài hay dự án gì đó đánh giá lại công tác thực hiện phát triển khu công nghiệp làng nghề - hoàn toàn không như bạn nghĩ đâu. Trên 90% số khu công nghiệp mà bạn có danh sách đó không hoạt động như người ta mong muốn. Có thể đến nay thì còn nhiều hơn, vì từ 2002 đã có nhiều khu xảy ra hiện tượng ban đầu cũng nhiều hộ đăng ký vào, sau đó rút dần ra quay lại kiểu sản xuất cũ. Cái này nếu chỉ trao đổi chắc là khó quá, mình nghĩ bạn nên khảo sát lại những thông tin bạn đang sử dụng đi nhé. A` mà nếu thành công thế thì bạn nghiên cứu điều gì nữa? chỉ cần học hỏi kinh nghiệm và vận dụng thôi chứ
    Có 1 vài điều bạn nên chú ý: Ví dụ mình có nói "có thể coi Bát Tràng không còn là làng nghề nữa" vì trên thực tế làng nghề chỉ là 1 khác niệm khá khó định hình chính xác để có thể phân biệt được với các hình thức sản xuất khác cũng đang tồn tại song song ở khu vực nông thôn. Ví dụ 1 làng có 1 cơ sở sản xuất to, một số dân làng đến đó tham gia lao động, sản phẩm cũng có thể là đồ thủ công mỹ nghệ chẳng hạn. Thế theo bạn đấy có phải là làng nghề không?
    Để có thể phát triển đến quy mô KCN thì hoạt động sản xuất làng nghề cần những điều kiện hoặc yếu tố gì?
    Nếu so với các cơ sở công nghiệp thì các KCN làng nghề có gì thuận lợi hoặc bất lợi hơn không? Số tiền và quỹ đất mà địa phương bỏ ra để phát triển KCN làng nghề nếu đem phát triển thành các công nghiệp thì sao? Chắc chắn về suất lao động kết tinh trên 1 đơn vị sản phẩm tại các KCN làng nghề không thể nhỏ bằng các cơ sở công nghiệp, mà như thế thì lãi suất cũng nhỏ hơn, và khi cùng cạnh tranh trên thương trường thi sẽ chỉ có 1 bên chiến thắng và 1 bên sẽ phải "ra đi" có thể là rất xa
    Tại sao làng Chu Đậu, làng sứ Cậy của Hải Dương mặc dù rất nổi tiếng trong lịch sử, bây giờ vẫn sản xuất gốm sứ truyền thống nhưng đa phần sản phẩm phải đem bán lên vùng cao nơi mà người dân chấp nhận sử dụng những cái bát méo, đĩa cong...và cũng là nơi mà những cơ sở lớn như CTy sứ Hải Dương không muốn phát triển thị trường do lãi suất quá nhỏ. Mặc dù thi thoảng người ta vẫn xuất được 1 vài lô hàng sang Nhật, Hàn, Đài Loan nhưng quy mô sản xuất chỉ càng ngày càng thu hẹp và tập trung?
    Mình không phản đối đề tài nghiên cứu của bạn đâu, nó cũng rất thú vị, nhưng cần có thực tế vì số liệu nghiên cứu mà bạn có được trong tay có thể sai lệch rất nhiều. Và làm gì chăng nữa cũng phải dựa trên điều căn bản là phải đảm bảo được sự phát triển bền vững - bạn chú ý là Phát Triển đứng trước Bền Vững nhé
    Mình không biết hình thức TVEs ở Trung Quốc là như thế nào, có thể là giữa Trung Quốc và Việt Nam thì còn có nhiều yếu tố khác nhau nhưng bạn vẫn lấy hình thức đó để áp dụng cho VN. Chết chửa mình đã bao giờ nói điều gì để bạn nghĩ nhầm thế này đâu
    [/QUOTE]
    Được khongaibiet2000 sửa chữa / chuyển vào 01:09 ngày 17/12/2005
  2. Blue_skys

    Blue_skys Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/09/2005
    Bài viết:
    23
    Đã được thích:
    0
    Trời ơi, hình như mình và KAB có nhiều vấn đề khó đồng ý với nhau quá, thế này thì cãi nhau mất thôi. Nhưng mình cũng cám ơn nhiệt tình của bạn KAB nhé, những phân tích của bạn là các cách nhìn mới để cho mình có thể tiếp xúc với vấn đề từ nhiều chiều khác nhau và mở rộng được tầm nhìn.
    + Về mặt bằng SX thì cái này là nằm trong quy hoạch của từng vùng, từng khu vực một. Để tạo ra mặt bằng SX thì nhiều KCN đã phải tiến hành giải phóng mặt bằng đó bạn ạ.
    + Tất nhiên là khi xem xét chuyển đổi sang CN hóa thì không phải nghề nào cũng có thể chuyển được, chỉ có một số ngành nghề sau có thể được: ngành chế biến lương thực thực phẩm, ngành gốm sứ, ngành VLXD, nghề cơ khí, dệt nhuộm, chế biến gỗ mây tre. Và khi chuyển sang KCN thì quy mô của từng KCN có thể không chỉ gồm có 1 làng, 1 nghề mà còn có thể có nhiều làng, nhiều nghề trong 1 KCN nữa.
    + Về SX tập trung và phân tán thì mình cứ giải thích thế này nhé: trước đây SX ở làng nghề là theo hộ gia đình, có thể tận dụng được các lao động nhàn rỗi, đó là hình thức phân tán, khi tập trung SX theo KCN thì những khâu SX nào có thể CN hóa được thì ta sẽ SX tại KCN, còn những khâu SX nhỏ lẻ nào có thể SX thủ công thì ta sẽ tận dụng lao động nhàn rỗi bên ngoài chứ không nhất thiết cứ phải tất cả đều ở trong KCN.
    + Còn về kết quả của việc hình thành KCN làng nghề thì đúng là mình chưa đến được tận nơi nhiều, nhưng mình nghĩ nếu như kết quả của nó là không tốt thì tại sao các vùng, các tỉnh lại XD nhiều như vậy, đó là còn chưa kể các dự án đến 2010 nữa. Và hơn nữa mô hình KCN như vậy chỉ là lý thuyết, khi áp dụng vào thực tế từng nơi còn phụ thuộc rất nhiều vào các quy chế chính sách của Nhà nước, vào tính chất ngành nghề, đầu ra của sản phẩm. Hình thức tổ chức phải linh hoạt theo từng khu vực chứ không thể áp dụng đại trà được. Và theo mình thì đây cũng chính là Phát triển theo hướng bền vững bạn ạ.
    Mình đã nhận được tài liệu của bạn. Thanks rất nhiều. Hy vọng nhận được nhiều ý kiến của bạn!
  3. khongaibiet2000

    khongaibiet2000 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    27/07/2005
    Bài viết:
    267
    Đã được thích:
    0
    mình chẳng dzám cãi nhau đâu
    Có lẽ ngay bây giờ mình có nói thì bạn cũng sẽ khó chấp nhận vì quan điểm của bạn đang bị thành kiến hơi nặng (sowie vì không chọn được từ ngữ thích hợp) với vấn đề mà bạn quan tâm. Vì vậy mình vẫn khuyên bạn nên thử so sánh 3 đối tượng: công nghiệp địa phương; khu tập trung công nghiệp nông thôn, làng nghề như hiện nay vốn có. Mình có trình bày khá rõ quan điểm của mình rồi, làng nghề chỉ là 1 trong rất nhiều hình thức phát triển công nghiệp ở nông thôn (ví dụ tổ hội sản xuất, hợp tác xã, trang trại,...), các hình thức này cùng cạnh tranh nhau để tồn tại và các quy luật thị trường sẽ có tác dụng chọn lọc đối với 1 loại hình cụ thể tùy theo đặc điểm riêng của địa phương. Vì vậy việc xây dựng khu công nghiệp để chuyển các làng nghề vào đó là 1 việc làm chưa đủ căn cứ khoa học vì đi trái với quy luật phát triển tự nhiên cũng như cạnh tranh lành mạnh của kinh tế thị trường - bạn chú ý là hiện nay đất nước chúng ta đang xây dựng 1 khung thể chế theo hướng này chứ không phải theo hướng bao cấp trước đây.
    Do bạn không thể nói ra được ở đây đối tượng cụ thể nên thực sự mình thật khó nói được điều gì, chỉ đưa ra những quan điểm chung chung thôi.
    Phần bạn phân tích ở trên mình có thắc mắc ở một số điểm:
    1. Quỹ đất để dành cho giải phóng mặt bằng - vì theo thống kê và các phân tích thì khu vực đồng bằng Bắc Bộ đang là nơi có mật độ tập trung dân cư quá cao, việc có quỹ đất phát triển không hề đơn giản. Bạn nên tìm đọc 1 cuốn sách của NXB trẻ in năm 2001 dịch lại từ bản của Gouggon (france 1930) về phát triển nông thôn vùng đồng bằng bắc bộ. Trong đó có những lời mở đầu cực kỳ update
    2. Ví dụ về ngành VLXD, theo tôi thì các làng nghề này không sớm thì muộn cũng sẽ bị nhà nước tìm cách loại bỏ. Nhưng nếu bạn muốn đưa nó vào khu công nghiệp thì có lẽ bạn thử đi xem các làng VLXD xem, trừ làng vôi Đáp Cầu còn có thể tập trung được, các làng làm gạch thì phụ thuộc vào vị trí nguyên liệu (đất) vì nếu cách xa thì sẽ chẳng còn lợi thế giá rẻ khi cạnh tranh với các sản phẩm công nghiệp nữa. Nhóm ngành chế biến thực phẩm nếu phân tích về công nghệ sản xuất, tiêu hao nguyên vật liệu... thì sản xuất công nghiệp tại các nhà máy sẽ mang lại hiệu quả cao nhất xét về cả giá thành sản phẩm, chất lượng sản phẩm, tỷ suất đầu tư.... Dệt nhuộm thì Phương La, Thái Phương đâu còn là làng nghề nữa, đó đã là cơ sở sản xuất công nghiệp có quy mô nhỏ rồi..... Vậy bạn thử xem lại là các làng nghề này khi chuyển từ quy mô gia đình lên quy mô sản xuất công nghiệp có cần đến định hướng của bạn không hay là chỉ phụ thuộc hoàn toàn vào các đặc điểm phát triển theo các quy luật kinh tế. Dù chưa có các quy định, định hướng... thì các cụn sản xuất hộ gia đình vẫn luôn có sự cạnh tranh để hướng đến tích tụ tư bản và đương nhiên khi tích lũy đủ lớn tự khắc nó sẽ chuyển sang sản xuất công nghiệp - làng nghề biến mất. Và khi đạt đến mức độ này thì các vấn đề môi trường, .... sẽ như những gì bạn mong muốn.
    3. Tập trung và phân tán: cái này nghe có vẻ phi lý quá, bạn thấy làng nghề nào người ta làm như thế chửa? Nếu xét đến giá trị lao động kết tinh trong sản phẩm thì riêng cái vụ chi phí vận chuyển từ nơi phân tán đến nơi tạp trung cũng đủ khiến các nhà sản xuất Ô hô Ai tai rồi, nhưng hình như có một số nhà khoa học của đại học Tổng hợp có đề xuất phương án này cách đây vài năm, bạn đi hỏi lại tác giả của tài liệu bạn có về vấn đề này xem bây giờ họ có còn nghĩ như khi họ viết báo cáo đấy không nhé
    4. "Nếu không tốt sao người ta vẫn cứ làm" cái câu này thì mình không biết phải nói sao nữa - chắc là vì người ta chưa có nhà lầu, mà nhà nước lại có tiền - không tiêu thì quả là bất tiện quá - ai lại thế. Bạn chưa đến tận nơi mà chỉ nghe báo cáo mà nghĩ là các KCN đều tốt có khác gì cách đây 5-7 năm nghe báo cáo về dự án Dung Quất thấy quá đẹp, quá hoành tráng, quá hiệu quả - thấy ngay tương lai đất nước không
  4. Blue_skys

    Blue_skys Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/09/2005
    Bài viết:
    23
    Đã được thích:
    0
    KAB ơi, cứ tranh luận thế này thì mệt quá, cả tôi và bạn đang ở 2 cách nhìn nhận vấn đề khác nhau quá, hoặc là chẳng ai hiểu ai cả, mình đâu có nói là tất cả các làng nghề đều chuyển hết vào khu công nghiệp, cả hợp tác xã, cả trang trại đều vào khu công nghiệp. Tại khu CN Đa Hội, có hộ SX muốn vào KCN mà còn không vào được nữa cơ bạn ạ,
    Còn bạn nói phát triển hợp quy luật thì mình chỉ xin nói ngắn gọn thế này thôi nhé: Theo qui luật của phân công lao động thì SXCN đi từ phân tán đến tập trung, từ SX nhỏ lên SX lớn và lao động công nghiệp tách khỏi nông nghiệp.
    Vậy thì nếu SX theo qui mô hộ gia đình nhỏ hẹp, đến lúc cần phát triển thì theo bạn sẽ phát triển theo hướng nào, hay là lúc đó lại lập ra hợp tác xã, hay tổ hợp SX để cùng phát triển?
    Có phải là bạn làm việc trong ngành môi trường không vậy? Mình thấy bạn rất am hiểu về môi trường các làng nghề.
  5. khongaibiet2000

    khongaibiet2000 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    27/07/2005
    Bài viết:
    267
    Đã được thích:
    0
    Bạn đâu có làm về Đa Hội, bạn làm vè làng nghề ỏ Hà Tây cơ mà :-) Đa Hội có nhiều điểm rất đặc trưng mà các làng nghề cùng ngành này không có, bạn cứ thử đi sâu nghiên cứu mà xem.
    quote-Blue_skys viết lúc 17:54 ngày 19/12/2005:
    Còn bạn nói phát triển hợp quy luật thì mình chỉ xin nói ngắn gọn thế này thôi nhé: Theo qui luật của phân công lao động thì SXCN đi từ phân tán đến tập trung, từ SX nhỏ lên SX lớn và lao động công nghiệp tách khỏi nông nghiệp. Vậy thì nếu SX theo qui mô hộ gia đình nhỏ hẹp, đến lúc cần phát triển thì theo bạn sẽ phát triển theo hướng nào, hay là lúc đó lại lập ra hợp tác xã, hay tổ hợp SX để cùng phát triển?
    [/QUOTE]
    Quy luật phân công lao động thì đúng như bạn nói rồi, tuy nhiên chú ý là đây là con đường chung mang tính vĩ mô nhé và sử dụng cho các nghiên cứu triết học, còn trường hợp thực tế hiện nay khi đã tồn tại sẵn nhiều hệ thống sản xuất khác nhau thì không hoàn toàn như thế nữa đâu. Người ta từ sản xuất đơn lẻ có thể nhảy ngay vào sản xuất công nghiệp nếu tích tụ đủ các điều kiện, bỏ qua khâu sản xuất tập trung.
    Riêng phần tôi đánh dấu đậm: tổ hợp tác có gì không đúng hoặc không phù hợp quy luật? nhiều tổ hợp tác đã và đang phát triển rất mạnh, đang chiếm ưu thế ở nhiều khu vực nông thôn.
    Bạn thử đưa ra định nghĩa về làng nghề đi: bạn sẽ thấy LàngNghề là 1 điều không rõ ràng lắm đâu.
    Ở khu vực nông thôn có rất nhiều hình thức sản xuất nhưng luôn có quy mô tập trung vốn (tập trung tích luỹ tư bản) nên sau khi tích luỹ đủ rồi thì sản xuất sẽ tự động tăng về quy mô. Giả sử đưa hết các cơ sở vào khu công nghiệp, bạn sẽ phải giải 1 bài toán khó khăn do cân bằng khả năng của tất cả các hệ sản xuất, có hộ giàu, hộ nghèo, hộ có quy mô lớn, quy mô nhỏ nhưng cùng chịu các khoản thuế đất tương tự, cùng chịu các khó khăn về phía sản xuất như nhau. Ví dụ làng Dương Liễu Hà Tây chẳng hạn, nhiều hộ làm bún bánh quy mô lớn, có thể vào khu công nghiệp được, nhưng rất rất nhiều hộ khác quy mô nhỏ, sản xuất không liên tục theo thời vụ, trang thiết bị nhỏ gọn cất dấu trong nhà đuợc. Người ta vào KCN làm gì khi vừa phải đi xa, rất kém thuận tiện trong sản xuất, tâm lý người sản xuất nhỏ rất kém, nhút nhát. Chưa kể đến việc người ta tận dụng bã thải của sản xuất bún bánh để chăn nuôi trong phạm vi hộ gia đình, nếu tập trung vào khuCN, người ta sẽ phải chuyên chở vật liệu như thế nào. Người phụ nữ trẻ con vừa có thể làm bún bánh, vừa có thể nấu cám lợn, vừa chuẩn bị bữa cơm. Đẩy họ ra KCN chắc họ gọi cơm hộp quá
    Mình không phản đối nghiên cứu của bạn, mình chỉ muốn nghiên cứu đó có ý nghĩa thực tiễn hơn, mang lại tiện ích cho người dân chứ không phải đem đến cho họ thêm khó khăn.
    Mình cũng hy vọng như thế đề tài của bạn sẽ khả thi và áp dụng vào thực tiễn. Tiếc là đến giờ bạn vẫn không thể chia sẽ được tên cái làng mà bạn nghiên cứu, nên mình vẫn chẳng biết nói cụ thể như thế nào cả.
  6. khongaibiet2000

    khongaibiet2000 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    27/07/2005
    Bài viết:
    267
    Đã được thích:
    0
    Nguồn: Đặng Kim Sơn-Công nghiệp hoá từ nông nghiệp, lý luận thực tiễn và triển vọng áp dụng ở Việt Nam. NXB Nông nghiệp - Hà Nội. 2001
    1. Kinh nghiệm phát triển nông thôn Hàn Quốc:
    Thập kỷ 50 giành được độc lập, đến những năm 60 vẫn là một nước kém phát triển. Nông nghiệp là hoạt động kinh tế chính vào thời điểm này với 2/3 dân số sống ở khu vực nông thôn nhưng điều kiện tự nhiên không thuận lợi cho phát triển NN. Là 1 nước nghèo tài nguyên và không thuận lợi về điều kiện khí hậu (điều này giống khu vực đồng bằng sông hồng, bắc trung bộ và duyên hải nam trung bộ). Hàn chọn hướng đi tập trung phát triển công nghiệp bằng các nguồn vốn vay đạt tốc độ cao đến 9,3% trung bình trong 10 năm 1962-1971. Trong khi đó, tốc độ tăng trưởng khu vực nông thôn chỉ đạt 5,3 (5 năm đầu) và 2,5 (trong 5 năm sau). Nền kinh tế bị "phân cách", xã hội bị chia thành 2 khối tinh thần khác nhau. Khi đại bộ phận dân cư đô thị hăng say học tập, cố gắng cạnh tranh làm giàu thì đại bộ phân nông dân vẫn sống trong cảnh nghèo nàn và mang trong mình tư tưởng bi quan lạc hậu, ý lại vào nhà nước và lối thoát duy nhất của họ là rời bỏ nông thôn chạy về đô thị (điều này đang rất giống với hoàn cảnh VN hiện tại ở mọi khía cạnh). Nóng lòng đẩy nhanh công nghiệp hóa, suốt kế hoạch 5 năm lần 1 và 2 (1962-66-71) Hà đã dốc toàn lực cho phát triển công nghiệp hướng vào xuất khẩu. Khu vực nông nghiệp bị bỏ bê, rừng bị chặt phá khắp nơi làm củi đun và bán lâm sản.
    Trước nguy cơ tách rời nền kinh tế, các nhà lãnh đạo hàn quốc tìm cách lập lại tăng trưởng cân đối giữa 2 khu vực trong kế hoạch 5 năm lần thứ 3 (71-76). 3 mục tiêu chính là tăng xuất khẩu, xây dựng công nghiệp năng và phát triển nông nghiệp. Chính phủ đầu tư khoảng 2 tỷ USD vào phát triển khu vực nông thôn. Tuy nhiên cách thức đầu tư của chính phủ Hàn là song song với đầu tư tiền của, chính phủ đặt mục tiêu thay đổi suy nghĩ thụ động ỷ lại tồn tại trong phần lớn nông dân. Mục tiêu là làm cho nông dân có niềm tin và trở nên tích cực đối với sự nghiệp phát triển nông thôn, làm việc chăm chỉ và độc lập. 22/4/1970 Tổng thống Pak Chun Hy phát biểu: "Nếu chúng ta có thể tạo ra hay khai thác được tinh thần chăm chỉ, tự vượt khó khăn và hợp tác tiềm ẩn trong mỗi thành viên sống trong khu vực nông thôn, tôi tin tưởng rằng tất cả các làng xã nông thôn sẽ trở thành nơi thịnh vượng để sống... Chúng ta có thể gọi đó là phương hướng hành động của mô hình Saemaul Undong"
    Phong trào làng mới "New Village"- mô hình phát triển của nông thôn Hà quốc:
    a. Xây dựng đội ngũ lãnh đạo phát triển ở nông thôn: Mỗi làng tự bầu ra 2 lãnh đạo, 1 nam và 1 nữ cho phong trào phát triển. Nhà nước đầu tư truing tâm đào tạo quốc gia trang bị đầy đủ cơ sở vật chất hiện đại với mạng lưới trường nghiệp vụ rộng khắp. Tổ chức các khóa đào tạo ngắn cho lãnh đạo địa phương về kiến thức thực hiện các chương trình phát triển ngành nghề, xây dựng hạ tầng, tăng thu nhập. Nhà nước tổ chức giới thiệu các nô hình nông dân thành công tiêu biểu, thăm các làng thành cong trong phát triển kinh tế, học cách sống mới ở nông thôn.
    b. Đào tạo phát triển nông thôn cho cán bộ và trí thức: Các lãnh đạo các cấp chính quyền và các lãnh đạo nông dân cùng tham gia đào tạo nội trú 1 chương trình về đào tạo phát triển nông thôn. Điều này giúp các cấp lãnh đạo hiểu và thông cảm các khó khăn, lãnh đạo nông dân hiểu và liên kết với lãnh đạo các cấp. Ngoài ra, từ 74-78 đã có 2300 giáo sư, 800 nhà tu hành và lãnh đạo tôn giáo, 600 nhà văn đã tham gia các khóa đào tạo này và trờ thành những người ủng hộ viên hỗ trợ, tuyên truyền tới toàn xã hội. Kéo dịch thành thị với nông thôn về tư tưởng và hành động.
    c. Kích thích tinh thần thi đua giữa các làng: Mặc dù xóa đói giảm nghèo là mục tiêu của chương trình nhưng phong trào không lấy các làng nghèo làm tiêu chuẩn đầu tư. Mọi làng xã đều bình đẳng và hàng năm được so sánh, xem xét và chỉ nâng đỡ những mô hình thành công. Quá trình xem xét được diễn ra công khai với các tiêu chí khách quan, rõ ràng . Điều này đã kích thích lòng tự hào, tự tin trong từng cộng đồng làng xã, tạo ra sự cạnh tranh mạnh mẽ hướng về xây dựng nông thôn mới, thi đua làm giàu, làm đẹp quê hương. Thái độ ỷ lại, tự ty bh loại ngay từ giai đoạn đầu thực hiện chương trình, địa phương nào cũng cố vươn lên trở thành điển hình tốt, chấm dứt hiện tượng tranh nhau nhận làm xã nghèo để nhận trợ cấp (hỗ trợ) như tình trạng đang diễn ra ở VN hiện nay.
    d. Nhà nước hỗ trợ vật tư, nông dân đóng góp công của: Nông dân tự quyết định loại công trình nào cần ưu tiên xây dựng và chịu trách nhiệm quyết định toàn bộ về thiết kế, chỉ đạo thi công và giám sát thực hiện, nghiệm thu công trình. Nhà nước bỏ ra 1 (chủ yếu là vật tư, xi măng sắt thép) thì nông dân bỏ ra 5 (công - của). Sự hỗ trợ của nhà nước trong những năm đầu cao, càng về sau càng giảm đi trong khi quy mô địa phương và nhân dân tham gia tăng dần. Chương trình diễn ra theo các bước:
    - Phát huy nội lực nông dân để xây dựng kết cấu hạ tầng khu vực nông thôn; xây dựng hệ thống đường, điện, giáo dục y tế và truyền thông.
    - Thực hiện các dự án nhằm tăng thu nhập của nông dân như tăng năng suất cây trồng, xây dựng các vùng chuyên canh, thúc đẩy hợp tác trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, phát triển chăn nuôi và sơ chế tại chỗ, phát triển ngành nghề phụ. Quá trình thực hiện chương trình diễn ra chậm, từng bước, từ thấp đến cao, từ thí điểm diện hẹp đưa ra toàn quốc để nong dân có đủ thời gian thay đổi cách nghĩ, cách làm và cũng đủ thời gian để đào tạo đội ngũ cán bộ lãnh đạo, nông dân đủ thời gian tích lũy tái sản xuất mở rộng. Cuối thập kỷ 70 và đầu thập kỷ 80 hầu hết các làng ở Hà đều tham gia vào các dự án nâng cao thu nhập cho nguời dân. Nhờ chương trình này trong 6 năm từ 72 đến 77, thu nhập bình quân khu vực nông thôn đã tăng gấp 3 lần (từ 1025 USD lên 2961 USD), gần tương đương thu nhập ở khu vực đô thị.
    - Mở rộng phong trào hợp tác xã và doanh nghiệp: Từ những HTX kiểu cũ chủ yếu phục vụ cho mục tiêu của chính phủ, không khí dân chủ khi thực hiện chương trình Seamul Undong đã đòi hỏi thiết lập lại các HTX kiểu mới phục vụ cho các nhu cầu sản xuất trực tiếp của người dân, các lãnh đạo được tiến hành bầu củ dân chủ. Các HTX này phát triển không ngừng và đã hỗ trợ mạnh cho các làng xã trong chương trình tăng thu nhập.
    Sau 20 năm, rừng đã được trồng lại và che phủ khắp cả nước. 84% cây rừng hiện nay của Hàn Quốc được trồng trong giai đoạn này.
    Khi bộ mặt và tinh thần hợp tác ở khu vực nông thôn đã thay đổi, chính phủ hỗ trợ quá trình công nghiệp hóa nông nghiệp và kinh tế nông thôn thông qua việc hỗ trợ thành lập các xí nghiệp Seamaul ở nông thôn bằng việc cho vay vốn ưu đãi, hướng dẫn kỹ thuật. Đến thập kỷ 90, gần 6700 xí nghiệp Seamaul đã được hình thành, hoạt độgn từ dịch vụ kỹ thuật, giao thông vận tải, sửa chữa cơ điện, sản xuất vải sợi dệt, chế biến nông sản, giấy, thủy tinh, hóa chất nhỏ, cơ khí nhỏ, thiết bị điện, điện tử. Thu hút hàng trăm nghìn lao động khu vực nông thôn, tăng thu nhập phi nông nghiệp ở khu vực này lên nhiều lần. Có thể nói phong trào Seamaul là một mô hình phát triển nông thôn cho phép hạn chế tối đa thời gian chuyển hóa nông thôn truyền thống thành một nông thôn hiện đại. Đây cũng là mục tiêu mà VN đang rất mong muốn hiện thực hóa.
    2. Kinh nghiệm phát triển nông thôn Trung Quốc:
    China có điều giống VN về thể chế, đảng CS cầm quyền, các định hướng của 2 đảng có nhiều điểm tương đồng. Về sự phát triển kinh tế, Sau *****************, khu vực nông thôn china hoàn toàn mất đi đội ngũ có tri thức, điều này không khác mấy với thực trạng nông thôn VN hiện nay. 2 nước có cùng điều kiện đất chật người đông, áp lực về an ninh lương thực là rất lớn, nền tảng phát triển công nghiệp hóa lại rất lạc hậu. Thiếu đi sự hậu thuẫn từ các nước phát triển trên thế giới do sự khác biệt về chính trị. Cả 2 nước đều trải qua nửa thể kỷ xây dựng chủ nghĩa xã hội theo lỹ luận kinh tế "chủ nghĩa xã hội hiện thực", cùng đứng vững trước sự sụp đổ của phe xã hội chủ nghĩa. Những thành công và thất bại trong phát triển công nghiệp và nông nghiệp của TQ là những bài học quý đối với VN.
    Bài học phát triển của TQ: Quan điểm trọng nông bắt nguồn sâu xa từ văn hóa Trung Hoa cổ, trong giai đoạn đấu tranh giành chính quyền, Mao đã đúng khi chứng minh vai trò quan trọng của nông thôn khi giành thắng lợi bằng chiến lược ?olấy nông thôn bao vây thành thị?. Tuy nhiên khi giành độc lập, lãnh đạo TQ lại coi trọng thái quá công nghiệp nặng và huy động thái quá tài nguyên từ khu vực nông thôn tập trung cho các mục tiêu phát triển công nghiệp. Mặc dù cuối đời, Mao đã đề nghị tăng tỷ lệ đầu tư cho nông nghiệp và công nghiệp nhẹ và vẫn nhấn mạnh vai trò 2 đối tượng này ?olà con đường thích hợp nhất dể cung cấp vật phẩm, nâng cao chất lượng cuộc sống và tích lũy vốn cho phát triển công nghiệp nặng? nhưng TQ vẫn thi hành chính sách ?lấy công nghiệp nặng làm trung tâm? và đối với nông thôn áp dụng cơ chế tích luỹ và cơ chế bảo hiểm:
    - Cơ chế tích lũy thông qua chế đệ thu mua lương thực, thực phẩm đem phần thu nhập quốc dân mà nông dân làm ra để phát triển công nghiệp và xây dựng thành phố, cung cấp vốn ban đầu cho công nghiệp hóa.
    - Cơ chế bảo hiểm bao gồm 2 phương diện: một là kế hoạch nông thôn lấy kinh tế tập thể làm hạt nhân thực hiện chế độ tổng thu mua, thông qua cơ chế định giá duy trì giá cả nông sản ở mức thấp, hai là thông qua chế độ hộ tịch để cách ly thành thị với nông thôn.
    Cách thức phát triển kinh tế của TQ: Bước 1: đảm bảo an ninh lương thực, lấy thặng dư nông nghiệp để phát triển công nghiệp thông qua thuế nông nghiệp. Hậu quả là người nông dân bị vắt kiệt sức và an ninh lương thực bị ảnh hưởng. Những năm 60, bình quân lương thực đầu người TQ tụt xuống mức của những năm 1940 là 217kg/người. Để giải quyết, Chính phủ nhập khẩu phân bón, phát triển cơ khí nông nghiệp, tăng đầu tư cho sản xuất và huy động khối lượng lao động khổng lồ làm thủy lợi. Đến năm 65 đã đạt mức sản lượng lương thực bình quân bằng năm 1952 (trước khi tiến hành nhảy vọt đại CNH). Nhưng 10 năm ?o*****************? làm sản lượng lương thực hầu như không cải thiện nên đến năm 77 TQ bắt đầu phải nhập lương thực với quy mô lớn. Mãi đến tân giữa thập kỷ 80, TQ mới đạt bình quân lương thực 360kg/người ?" mức cơ bản để yên tâm phát triển CNH
    Cuối thập kỷ 60 và đầu thập kỷ 70 là những năm đỉnh cao của phong trào ?oCông xã nhân dân? với 26.000 công xã quy mô trung bình 6000-7000 lao động, 60-80& thù lao được trả dưới dạng cung ứng căn bản cho cuộc sống, chỉ 20-50% dưới dạng lương khác biệt theo mức lao động. Hàng tỷ ngày công lao động bị sử dụng kém hiệu quả dẫn đến nạn đói lớn. Tuy nằm trong sự thất bại chung của nông nghiệp những thời gian này, các công xã đã huy động được khối lượng lao động khổng lồ xây dựng một hệ thống hạ tầng khá hoàn chỉnh làm tăng diện tích tưới từ 19% năm 1952 lên 45% năm 1979, nhờ đó hệ số quay vòng đất tăng từ 1,3 lên 1,5. Trên nền tảng đó, những năm 70-80, khi công xã được thay thế bằng vai trò hộ, đã xuất hiện 1 ?ohiện tượng ngoài dự tính ban đầu? là sự hình thành nên hệ thống ?oCông nghiệp hương trấn?. Điều này là do khả năng tích lũy vốn, nhân lực kỹ thuật và cơ sở vật chất từ công xưởng của các công xã hình thành nên 1 hệ thống các doanh nghiệp nửa công, nửa tư, có quan hệ mật thiết với chính quyền địa phương, được phân bổ rộng rãi ở nông thôn, vừa tăng thu nhập đáng kể cho người dân khu vực này, vừa cung ứng được vật tư, trang thiết bị rẻ tiền cho chính khu vực nông thôn. Cơ cấu quản lý và quan hê sở hữu độc đáo của nó cùng với những chính sách khuyến khích đúng đắn của nhà nước đã giúp các doanh nghiệp này vượt qua được các thủ tục hành chính quan liêu, thị trường kém phát triển, giao thông cách trở? Tỷ lệ đóng góp của các doanh nghiệp này tăng từ 20% (88) lên đến 40% (94). Theo ?oNhân dân Nhật Báo ngày 13 tháng 6 năm 1987?: Đặng Tiểu Bình kể: Điều làm chúng tôi hoàn toàn bất ngờ là sự phát triển của các ngành công nghiệp nông thôn. Sự đa dạng trong sản xuất và chủng loại mặt hàng của các doanh nghiệp nhỏ mọc lên như nấm ở các vùng nông thôn giống như thể sự xuất hiện bất thình lình của một đạo quân. Đây không phát là thành tựu của chính phủ trung ương. Đây là điều nằm ngoài dự đoán của tôi cũng như của các đồng chí khác. Nó làm chúng tôi hoàn toàn bị bất ngờ.
    Các Doanh nghiệp Hương Trấn ?" TVEs: Là những doanh nghiệp sở hữu tập thể ở các thị trấn, huyện, xã thuộc quyền quản lý của chính quyền địa phương, do các cư dân sống ở địa phương đồng sở hữu, cạnh tranh bình đẳng với các doanh nghiệp nhà nước, có quyền huy động vốn từ cộng đồng, từ các khoản vay cá nhân hoặc từ các ngân hàng nhà nước, tự chủ trong quản lý sản xuất.
    Thành công của các TVEs: Tăng trưởng sản lượng cao ở mức trung bình 24,7% trong giai đoạn 1987-1995. Sản lượng từ TVEs chiếm 56% sản lượng công nghiệp, vượt qua cả doanh nghiệp nhà nước, đóng góp đáng kể vào giải quyết công ăn việc làm, tạo việc cho khoảng 130 triệu lao động, gấp 2 lần so với doanh nghiệp nhà nước.
    Sự thành công tại khu vực nông thôn TQ đã tạo nên sự thần kỳ cho việc chuyển từ nền kinh tế kế hoạch sang nền kinh tế thị trường có sự quản lý chặt chẽ của Nhà Nước. Khu vực nông thôn không những đảm bảo được an ninh lương thực mà nhờ mức sống người dân được nâng cao đã mở ra 1 thị trường khổng lồ lý tưởng. Thị trường nội địa rộng lớn này đã nuôi nền công nghiệp phát triển vững mạnh, từng bước đe dọa cạnh tranh quốc tế.
    3. Bình luận cá nhân: Hiện nay nhiều tài liệu đề cập đến các hệ quả môi trường do giai đoạn phát triển quá nóng của TVEs vào thập kỷ 80, do sự thiếu quan tâm đến môi trường và chính sách ưu đãi phát triển kinh tế tại khu vực nông thôn của chính phủ TQ. Tuy nhiên, xét trên 2 quốc gia trên chúng ta có thể nhận thấy 1 vấn đề: cả 2 sự thành công đều trải qua 1 giai đoạn tổn thất về tài nguyên và môi trường. Tuy nhiên sau đó đều được chính phủ điều chỉnh kịp thời và nhờ vậy dần lấy lại được cân bằng của môi trường sống. Vấn đề ở VN hiện nay đang ở giai đoạn này, nghĩa là chúng ta đang tìm hướng để điều chỉnh. Nếu đề cập việc đối xử với làng nghề như các doanh nghiệp thì sẽ là một trở ngại lớn đối với tiến trình phát triển ở khu vực nông thôn.
    Tuy nhiên thời điểm và cách thức tiến hành các giải pháp điều chỉnh đối với làng nghề ở VN đang là điều nan giải với các nhà khoa học trong nước. Có lẽ một phần do chưa có được quan điểm chính xác về đối tượng này, vai trò thực tế của nó cũng như phương thức điều chỉnh theo kiểu mệnh lệnh vẫn còn khá rõ nét. Hy vọng khi gia nhập WTO, cùng với việc mở cửa thị trường sẽ là việc mở cửa tiếp cận các luồng tri thức mới về khoa học và quản lý.
  7. yeungheluatsu

    yeungheluatsu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/09/2006
    Bài viết:
    36
    Đã được thích:
    0
    Mình muốn hỏi là làng nghề làm món ăn thì cũng được coi là truyền thóng đúng không? Quê mình có món bánh cáy rất ngon nhưng giờ bị mai một. Số gia đình còn giữ được bí quyết ít lắm.
  8. quen_de_nho

    quen_de_nho Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/01/2005
    Bài viết:
    1.596
    Đã được thích:
    0
    2 năm trước mình cũng làm khóa luận tốt nghiệp về làng nghề giá mà ngày đó biết được topic này có phải tốt không. Cũng lăn lộn khá nhiều với các làng nghề nhưng chủ yếu là làng nghề mới được thành lập, kiểu làng nghề này bi h khá phổ biến ở nước ta.
    Thực ra vấn đề môi trường thực sự chỉ là mối quan tâm với các làng nghề sản xuất lớn còn các làng nghề sản xuất nhỏ thì nó cũng chẳng ảnh hưởng gì đến vấn đề môi trường ở nông thôn, đôi khi vì làm dự án nên người ta hay quan trọng hoá vẫn đề khiến nó thành to tát.
  9. quen_de_nho

    quen_de_nho Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/01/2005
    Bài viết:
    1.596
    Đã được thích:
    0
    Đúng rùi, làng nghề làm bánh cáy ở TB là làng nghề truyền thống. Bí quyết gia truyền, mỗi gia đình có một bí quyết sản xuất riêng mà rất hiếm khi chia sẻ cho người ngoài, bánh cáy bi h cũng ko giống với hương vị truyền thống ( cũng có thể do cảm nhận của mình từ bé đến lớn có khác nhau)
  10. hoadon32

    hoadon32 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/11/2006
    Bài viết:
    1
    Đã được thích:
    0
    Nếu bạn quan tâm dến làng nghề vân chàng hãy liên hê với minh nha .chung ta có thể hợp tác vì sự phát triển của vân chàng
    MỘT NGƯỜI CON CỦA VÂN CHÀNG

Chia sẻ trang này