1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Bạn có thấy cần thiết phải biết chút ít nhạc lý không ?

Chủ đề trong 'Nhạc cổ điển' bởi n/a, 25/04/2002.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. n/a

    n/a Guest

    Bạn có thấy cần thiết phải biết chút ít nhạc lý không ?

    , hi hi em hỏi cho vui cái thui, chứ em chả biết rì nhiều, các bác đừng có bảo em là nói lắm .

    Hihi, câu hỏi được đặt ra là bạn có biết nhạc lý không (cho đến hiện nay-kể cả những rì học cấp II cũng được coi là nhạc lý- nếu bạn nhớ ) và bạn thấy có cần thiết phải học nhạc lý để hiểu hơn về nhạc cổ điển không ?

    Câu trả nhời của cá nhân em là em không biết và em thấy cần. Còn vì sao cần thì bởi vì nếu em không biết thì em chỉ nói được là ờ ờ nó hay, rùi tịt...
  2. Gabi

    Gabi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/02/2002
    Bài viết:
    39
    Đã được thích:
    0
    Chào bác, em thấy bác đưa ra câu hỏi này hay đấy.
    Theo em, đã học thì nên biết nhạc lý, không nói những cái đơn thuần mà trường phổ thông đã dạy (cao độ và trường độ của các nốt là tất cả những gì em được học ở trường).
    Em cũng được học qua về xướng âm và một chút lý thuyết âm nhạc nhưng thấy khó quá. Tất nhiên, biết càng nhiều thì càng tốt, nhưng nếu như mục đích của người học đàn là chỉ để giải trí thôi (như em đây) thì em thấy chỉ cần biết đến mức độ nào đó thôi là đủ.
    Tuy nhiên, em thấy có những người nốt nhạc cũng không biết, họ chỉ học chuyền tay nhưng họ chơi rất có hồn và có những nét riêng, thì em thấy là nhạc lý không phải là cánh cửa duy nhất để con người ta đến với âm nhạc.
    Theo em, cái chính để có thể chơi hay là tâm hồn con người ta ấy. Chơi nhạc là nói bằng âm thanh mà...
  3. n/a

    n/a Guest


    Chào bác Gabi
    Phải công nhận điều đầu tiên để có thể đến với âm nhạc là cảm xúc, nếu không có cảm xúc có lẽ cũng không thể nghe và cảm thụ được một bản nhạc nào.
    Em cũng chỉ muốn dừng lại ở mức giải trí thui bác ạ, nhưng em cũng chả hiểu tại sao thi thoảng lại nhầm lẫn lung tung các thể loại này với thể loại kia, mà đôi khi em hâm hâm là chả nhớ cái rì nữa. Ở bên Rock có Beat là ví dụ điển hình nhất, vào cái thủa sơ khai khi họ gặp nhau thì đúng là họ không biết nốt nhạc nào cả, nhưng album St.Pepper nổi tiếng được sáng tác thì lại khi họ đã học rất nhiều và cảm thụ được rất nhiều từ các nền âm nhạc khác (vd : Ấn độ). Cũng do cấu trúc nhạc cổ điển khá chặt chẽ nên có lẽ là không có một ai sáng tác nhạc cổ điển lại không biết kỹ nhạc lý.
    Tuy vậy, nếu xét trên mức độ giải trí như bác và em thì đúng là chỉ cần biết đến một mức độ nào đấy là đủ, nhưng mức độ nào bác nhỉ ? Nói các bác đừng giận, cái box Cổ điển này hầu hết là nói về guitar, khá ít một số bài em có thể thu được một cái rì đó(ngoài các sự kiện, địa điểm và thời gian), và cũng khá ít người chịu mở mình ra để cho em học tập được cái rì đó . Có lẽ em phải đi học âm nhạc Ấn độ vậy, ở đấy thầy cứ oánh và trò cứ nghe, hai bên chỉ giao cảm bằng tâm hồn và đỡ phải nói, bác nhỉ
    Cụng với bác một ly nữa
    Dân bao nhiêu triệu, aingười nhớn ?
    Nước bốn ngàn năm, vẫn trẻ con!
  4. Helloweener

    Helloweener Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/01/2003
    Bài viết:
    77
    Đã được thích:
    0
    Cả hai bác ,bác nào nói cũng đúng cả,theo thiển ý của em thì,mấy tên chơi nhạc amater như chúng ta thì nhạc lý không phải là điều được người dạy cũng như người học quan tâm cho lém...gọi là phân biệt được các kí tự hay là xử lý những kí tự âm nhạc đó,nhưng phải nói bít nhìu thì hay thật
    Còn như bác Zen nói phân biệt thể loại nhạc ấy mà,em không nghĩ đó thuộc về nhạc lý,đó chỉ là cách xử lý âm thanh mà thôi,cứ như bác nói mấy bác BEAT thì nói làm giè,các cụ đó thì xuất sắc trong cái vụ kết hợp chất liệu nhạc và tìm tòi thể hiện phong cách mới,vì thế người ta mới cho rằng sự xuất hiện của họ là bước ngoặt của nền âm nhạc trên thế giới,họ đã sáng tạo ra một loạt những hợp âm của guitar .....em nhìn bản nhạc được soạn hợp âm của họ mãi mới quen được những hợp âm của họ(vì trình của em cũng không cao nữa)
    Mong các bác chỉ bảo nhìu
    Nơi em ngồi ngày xưa còn ấm lắm
    Anh gối lên và ngủ một giấc dài
    Em có biết đời cho em là mộng
    Để anh về cứ tưởng một thành hai
  5. hltd

    hltd Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    14/08/2001
    Bài viết:
    392
    Đã được thích:
    0
    Vậy thì chẳng lẽ để thưởng thức nhạc cổ điển, bạn phải nói ra được vì sao nó hay ư :)
    Tôi biết rất nhiều người mỗi khi nhắc đến nhạc cổ điển là có thể nói đến hàng giờ, phân tích hay lắm. Nhưng những gì họ nói đều là đọc ở đâu đó thôi. Chẳng hiểu họ có thực sự cảm nhận thấy thế không nữa. Những điều đó có ích cho người nghe, bởi vì nó cung cấp thông tin. Còn đối với người nói thì cũng có ích đấy chứ nhỉ thể hiện mình tốt quá
    Lấy ví dụ trên hơi cực đoan một chút, nhưng ý kiến của tôi là nếu nghe nhạc cổ điển cho người khác thì cần nhạc lý, còn nếu nghe cho chính tâm hồn mình thì không cần thiết lắm.
    Tất nhiên, nhạc lý là một kiến thức âm nhạc, mà trên đời này kiến thức có bao giờ thừa
    Nothing's wrong when love is right!
  6. Helloweener

    Helloweener Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/01/2003
    Bài viết:
    77
    Đã được thích:
    0
    Chùi ui...bác nào nói em cũng thấy đúng,chẳng bít em nên nói giè bi giờ,thôi thì đành vỗ tay khen các bác một tiếng,
    Theo em,thì âm nhạc là một nền văn hoá phi vật thể,trừu tượng , một bản nhạc khi được thể hiện qua một người mỗi lần đã là khác nhau rồi,người khác chơi lại càng khác nhau....cảm nhận của người nghe càng phong phú..ngay như bản Asturias(không nhớ viết đúng không)có người nói thế này có người nói thế kia,tựu trung lại cũng là một bản nhạc mang đậm màu sắc hùng tráng(theo ý em là như vậy)
    Suy cho cùng thì thưởng thức âm nhạc cần có một trí tưởng tượng phong phú, một tâm hồn trong sáng ,còn nhạc lý chỉ là con đường dẫn ta đến với âm nhạc mà thôi
    Nơi em ngồi ngày xưa còn ấm lắm.Anh gối lên và ngủ một giấc dài.Em có biết đời cho em là mộng.Để anh về cứ tưởng một thành hai

Chia sẻ trang này